Để phát huy tính tích cực ở học sinh trong mỗi tiết dạy thì người giáo viên không chỉ không ngừng học tập, sáng tạo để tìm cho mình những phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, với kiểu bài lên lớp. Sự thành công của phương pháp giảng dạy có sự hỗ trợ rất đắc lực của kĩ thuật dạy học.
Ngày nay có rất nhiều kĩ thuật dạy học tích cực được lồng ghép trong mỗi phương pháp giảng dạy, nhất là trong nhiều năm gần đây toàn ngành đã vận dụng việc soạn giảng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Vì vậy khi soạn giảng tôi luôn bám sát những yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng để tìm ra những kĩ thuật cho phù hợp với mỗi phương pháp. Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng tôi đã sử dụng kĩ thuật lập bảng thống kê cho phương pháp thảo luận nhóm trong một số bài địa lí 12 đó chính là lí do dẫn đến sự thành công trong mỗi tiết dạy học và cũng là lí do tôi chọn viết đề tài này.
13 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài giảng theo chuẩn kiến thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I LỜI NÓI ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Để phát huy tính tích cực ở học sinh trong mỗi tiết dạy thì người giáo viên không chỉ không ngừng học tập, sáng tạo để tìm cho mình những phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, với kiểu bài lên lớp. Sự thành công của phương pháp giảng dạy có sự hỗ trợ rất đắc lực của kĩ thuật dạy học.
Ngày nay có rất nhiều kĩ thuật dạy học tích cực được lồng ghép trong mỗi phương pháp giảng dạy, nhất là trong nhiều năm gần đây toàn ngành đã vận dụng việc soạn giảng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Vì vậy khi soạn giảng tôi luôn bám sát những yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng để tìm ra những kĩ thuật cho phù hợp với mỗi phương pháp. Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng tôi đã sử dụng kĩ thuật lập bảng thống kê cho phương pháp thảo luận nhóm trong một số bài địa lí 12 đó chính là lí do dẫn đến sự thành công trong mỗi tiết dạy học và cũng là lí do tôi chọn viết đề tài này.
2. Phạm vi và điểm mới trong việc dạy học theo kĩ thuật lập bảng thống kê.
Qua nhiều năm triển khai dạy học theo kĩ thuật lập bảng thống kê ta thấy được điểm mới trong kĩ thuật này là học sinh hệ thống được kiến thức và dễ dàng hơn khi so sánh những đơn vị kiến thức gần như tương đồng nhau.
Vậy dạy học theo kĩ thuật lập bảng thống kê có thể giải quyết được vấn đề theo yêu cầu của phương pháp dạy học tích cực đó là phát huy được tính tích cực ở học sinh và cuối cùng học sinh dễ dàng hơn trong quá trình học bài cũ sau này.
II THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
1. Thực trạng.
Ở những bài có những đơn vị kiến thức yêu cầu gần như tương đồng nhau, khi giáo viên soạn giảng theo kĩ thuật sắp xếp trình tự như bố cục sách giáo khoa thì giáo viên phải lặp đi lặp lại nhiều lần với những câu hỏi, kiến thức giống nhau sẽ gây cho học sinh tâm lí nhàm chán, không hứng thú cho học sinh khi tiếp cận với kiến thức mới.
2. Nguyên nhân.
Cũng giống như cách trình ở thực trạng trên, đối với những đơn vị kiến thức nằm trong cùng một bài có những yêu cầu về kiến thức trình bày như nhau, khi giáo viên soạn giảng theo trình tự giống như bố cục sách giáo khoa sẽ gây cho học sinh tâm lý nhàm chán, không hứng thú trong học tập.
Ví dụ ở bài: Vấn đề phát triển kinh tế- xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
Theo chuẩn kiến thức:
- Trình bày được vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển và tầm quan trọng của vấn đề phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng.
(Lưu ý: ví dụ soạn cho phần kiến thức được gạch dưới ) Theo bố cục sách giáo khoa ở mục 2) “Phát triển tổng hợp kinh tế biển” giáo viên soạn giảng như sau :
a) Nghề cá
- Tiềm năng phát triển.
- Tình hình phát triển.
- Phân bố.
b) Du lịch biển
- Tiềm năng phát triển.
- Tình hình phát triển.
- Phân bố.
c) Dịch vụ hàng hải
- Tiềm năng phát triển.
- Tình hình phát triển.
- Phân bố.
d) Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối.
- Tiềm năng phát triển.
- Tình hình phát triển.
- Phân bố.
(Nếu đi theo bố cục như trên thì giáo viên phải sử dụng cấu trúc câu hỏi tương tự như nhau và phải lặp đi, lặp lại nhiều lần).
Vậy để giải quyết thực trạng này tôi đã soạn giảng theo phương pháp, kĩ thuật lập bảng thống kê. Trong quá trình triển khai dạy học theo kĩ thuật lập bảng có những thuận lợi và khó khăn gặp phải như sau:
Về thuận lợi:
- Khi soạn giảng theo phương pháp kĩ thuật lập bảng thuận lợi:
Thứ nhất: Giáo viên không phải lặp đi, lặp lại nhiều lần với cấu trúc câu hỏi gần như giống nhau
Thứ hai: Không gây tâm lí nhàm chán cho học sinh, ngược lại có thể gây hứng thú hơn , phát huy được tính tích cực ở học sinh nhiều hơn (qua những câu hỏi trong phương pháp thảo luận nhóm)
Về khó khăn:
- Khó khăn lớn nhất trong dạy học bằng kĩ thuật lập bảng là khi học sinh lên trình bày ( viết vào bảng ô) thường học sinh ghi rất dài.
Vậy để giải quyết khó khăn trên đòi hỏi giáo viên rèn cho học sinh kĩ năng viết ô bảng một cách ngắn gọn nhưng lôgic và đầy đủ ý.
Ví dụ: Trình bày tiềm năng phát triển nghề cá của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Nghề cá
Cách học sinh trình bày
Rèn cho học sinh cách ghi
Tiềm năng
Đường bờ biển dài, có rất nhiều ngư trường lớn và nhiều vũng, đầm phá thuận lợi cho đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản
Đường bờ biển dài, nhiều ngư trường lớn, nhiều vũng, đầm phá phát triển thuỷ sản
III. CÁC GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH
Điều kiện thực hiện.
- Giáo viên chuẩn bị thước kẻ bảng, phấn màu ( để viết tiêu đề trong bảng ô)
- Giáo viên kẻ nhanh bảng thống kê ngay trên bảng của lớp học ( Cũng có những bài giáo viên có thể kẻ bảng thống kê trong bảng con trước)
Phạm vi tiến hành
- Dạy học bằng kĩ thuật lập bảng thống kê có thể dùng cho những bài, những phần mà chuẩn kiến thức yêu cầu với những cấu trúc đơn vị kiến thức gần như giống nhau.
Các bước tiến hành
- Khi dạy theo kĩ thuật lập bảng thống kê thường đi song song là phương pháp dạy học thảo luận nhóm.
- Giáo viên kẻ bảng thống kê phù hợp với yêu cầu chuẩn kiến thức ở từng bài, từng phần
- Phân công nhiệm vụ ( câu hỏi ) cần giải quyết cho từng nhóm.
- Gọi đại diện học sinh ở từng nhóm lên trình bày ( viết)
- Giáo viên chuẩn kiến thức cho học sinh .
Sau đây là bài soạn minh hoạ theo chuẩn kiến thức bằng kĩ thuật lập bảng thống kê ở một số bài địa lí 12
Bài 4 và 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
Theo chuẩn kiến thức:
- Trình bày đặc điểm ba giai đoạn phát triển của tự nhiên Việt Nam: Tiền Cambri- hình thành nền móng lãnh thổ, cổ kiến tạo- vận động chính tạo địa hình cơ bản và Tân kiến tạo- một số tác động chính đã dịnh hình lãnh thổ Việt Nam ngày nay.
(Lưu ý: Bài này có hai tiết, giáo viên nên lập bảng ngay từ tiết đầu)
Đặc điểm
Các giai đoạn
Thời gian
Các vận động chính
Một số nét về thiên nhiên
Bắt đầu
Kết thúc
Tiền Cambri
Cổ kiến tạo
Tân kiến tạo
Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi ( phần 2 các khu vực địa hình)
Theo chuẩn kiến thức:
- Phân tích các thành phần tự nhiên để thấy được đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam
(Lưu ý: Chỉ thiết kế cho thành phần tự nhiên là địa hình mục 2 SGK- Khu vực đồi núi).
Vùng núi
Vị trí – giới hạn
Đặc điểm chính
Đông Bắc
Tây Bắc
Trường Sơn Bắc
Trường Sơn
Nam
Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.
Theo chuẩn kiến thức:
- Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra đã phá hoại sản xuất, gây thiệt hại về người và của.
Các dạng thiên tai chủ yếu
Thời gian hoạt động
Tác động và khu vực chịu ảnh hưởng
Hậu quả
Sản xuất
Người và của
Bão
Ngập lụt
Lũ quét
Hạn hán
Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Theo chuẩn kiến thức:
- Hiểu và trình bày được cơ cấu của ngành nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, tình hình phát triển và phân bố cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta.
(Lưu ý: chỉ lập bảng cho ý được gạch dưới ứng với mục 1 phần c SGK)
Cơ cấu
Tình hình phát triển
Phân bố
Cây công nghiệp lâu năm
Cà phê
Cao su
Hồ tiêu
Điều
Chè
Cây công nghiệp hàng năm
Bông
Mía
Lạc
Đậu tương
Thuốc lá
Cây ăn quả
Đào
Lê
Cam
Quýt
Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Theo chuẩn kiến thức:
- Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta.
Hình thức tổ chức
Đặc điểm
Điểm công nghiệp
Khu công nghiệp
Trung tâm công nghiệp
Vùng công nghiệp
Biểu hiện nhận biết
Quy mô
Mối quan hệ sản xuất
Ví dụ cụ thể
Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Theo chuẩn kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm giao thông vận tải, thông tin liên lạc của nước ta; phát triển khá toàn diện, tốc độ phát triển nhanh.
(Lưu ý: Bài này chỉ lập bảng cho ý được gạch dưới ứng với phần 1 SGK- ngành giao thông vận tải)
Đặc điểm
Cơ cấu
Vai trò của các tuyến đường chính
Tình hình phát triển
Phân bố một số tuyến đường chính
Đường bộ
Đường ô tô
Đường Sắt
Đường ống
Đường thuỷ
Đường Sông
Đường biển
Đường hàng không
Đường bay chính
Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Theo chuẩn kiến thức:
- Phân tích việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế của vùng, một số vấn đề đặt ra và biện pháp khắc phục.
(Lưu ý: Lập bảng cho mục 2, 3, 4, 5 SGK)
Các thế mạnh
ĐK phát triển
Khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện
Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới
Chăn nuôi gia súc
Kinh tế biển
Điều kiện
Thuận lợi
Khó khăn
Sự phát triển
Phân bố
Biện pháp khắc phục
Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế- xã hội ở vùng Bắc Trung Bộ
Theo chuẩn kiến thức:
- Phân tích được sự hình thành cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp , cơ cấu công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng
(Lưu ý: Bài này lập bảng cho ý được gạch dưới ứng mục 2 SGK)
Cơ cấu
Đặc điểm
Lâm nghiệp
Nông nghiệp
Ngư nghiệp
Điều kiện phát triển
Tình hình phát triển
Phân bố
Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế- xã hội ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Theo chuẩn kiến thức:
- Trình bày được vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển và tầm quan trọng của vấn đề phát triển công nghiệp , cơ sở hạ tầng đối với việc phát triển kinh tế xã hội của vùng.
(Lưu ý: chỉ lập bảng cho ý gạch dưới ứng với mục 2 SGK- Phát triển tổng hợp kinh tế biển)
Đặc điểm phát triển
Thế mạnh
Tiềm năng
Phát triển
Phân bố
Nghề cá
Du lịch biển
Dịch vụ hàng hải
Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối
Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm
Theo chuẩn kiến thức:
- Biết phạm vi lãnh thổ, vai trò, đặc điểm chính, thực trạng phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm: phía bắc, miền trung và phía nam.
- Trình bày được các thế mạnh của từng vùng kinh tế trọng điểm đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
(lập bảng cho mục 3 SGK)
Vùng KT trọng điểm
Đặc điểm
Phía Bắc
Miền Trung
Phía Nam
Phạm vi lãnh thổ
Vai trò đóng góp GDP cho cả nước
Các thế mạnh
Thực trạng phát triển
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Khi dạy theo kĩ thuật lập bảng thống kê phần lớn gây được sự húng thú trong tiết học cho học sinh( phát huy được tính tích cực ở học sinh) tránh được tình trạng lớp học thụ động, nhàm chán vì giáo viên không phải lặp đi, lặp lại với những cấu trúc câu hỏi gần như giống nhau.
Qua học theo kĩ thuật lập bảng thống kê học sinh có thể dễ dàng hơn trong việc học bài cũ, đồng thời có thể so sánh được giữa đơn vị kiến thức ở mỗi phần và giữa các bài với nhau ( nhất là so sánh các thế mạnh của từng vùng kinh tế) qua đó học sinh khắc sâu hơn những kiến thức theo chuẩn yêu cầu.
Kết quả sau nhiều lần cho kiểm tra đánh giá về sáng kiến đã thực hiện như sau:
Năm học
Lớp học
Sĩ Số
Thực trạng giảng dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng bám sát bố cục trình bày sách giáo khoa
Kết quả giảng dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng bằng kĩ thuật lập bảng thống kê
Số HS đạt điểm trung bình trở lên qua kiểm tra đánh giá
Số HS đạt điểm trung bình trở lên qua kiểm tra đánh giá
Tổng số
Tỉ lệ %
Tổng số
Tỉ lệ %
2009-2010
12 T1
12 T2
12C5
12C6
41
42
38
43
18
20
15
19
43,9
47,6
39,8
44,2
39
37
30
33
95,1
88,0
78,9
76,7
2010-2011
12 T1
12 T2
12C5
12 C6
40
35
45
44
17
13
19
20
42,5
37,1
42,2
45,5
31
27
27
28
77,5
77,1
60,0
63,6
V. KẾT LUẬN
1. Tóm lượt giải pháp
Điều kiện thực hiện.
- Giáo viên chuẩn bị thước kẻ bảng, phấn màu (để viết tiêu đề trong bảng ô)
- Giáo viên kẻ nhanh bảng thống kê ngay trên bảng của lớp học (cũng có những bài giáo viên có thể kẻ bảng thống kê trong bảng con trước)
Phạm vi tiến hành
- Thiết kế bài giảng bằng kĩ thuật lập bảng thống kê nhằm giúp cho học sinh dễ dàng hơn khi so sánh những đơn vị kiến thức gần như tương đồng nhau và đích cuối cùng học sinh có thể vận dụng được kiến thức sau bài học.
2. Phạm vi áp dụng
- Thiết kế bài giảng bằng kĩ thuật lập bảng thống kê có thể áp dụng cho những bài học yêu cầu của chuẩn kiến thức gần như tương đồng nhau (xin lưu ý thêm soạn dạy theo kĩ thuật lập bảng thống kê không chỉ riêng cho một số bài địa lí ở lớp 12 mà cũng có thể soạn cho bài địa lí lớp 10, 11 và kể cả khi soạn ôn tập giành cho cuối chương )
Vậy cũng giống như lời nói đầu để phát huy tính tích cực ở mỗi học sinh và thành công trong mỗi tiết dạy thì người giáo viên luôn không ngừng sáng tạo tìm cho mình kĩ thuật dạy học phù hợp cho từng phương pháp và phù hợp với kiểu bài lên lớp. Vì thế trong việc soạn giảng theo chuẩn kiến thức kĩ năng tôi thường sử dụng kĩ thuật lập bảng thống kê đi song song với phương pháp thảo luận nhóm cho những bài học có những đơn vị kiến thức yêu cầu gần như nhau.
Hy vọng với việc thiết kế bài giảng theo chuẩn kiến thức kĩ năng cho một số bài địa lí 12 của tôi có thể góp phần nhỏ nào đó trong việc giảng dạy địa lí của tỉnh nhà.
File đính kèm:
- SKKN 2010-2011.Doc