Thiết kế bài học môn ngữ văn 11 - Nâng cao: Xuân Diệu

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS :

- Hiểu được tư tưởng chi phối toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu là niềm khát khao giao cảm hết mình với cuộc đời. Trên cơ sở tư tưởng đó, ông đã có những đóng góp mới mẻ về thi pháp và phong cách nghệ thuật.

- Thấy được Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, tài năng nhiều mặt, có vị trí quan trọng trong phong trào Thơ mới cũng như trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực thơ tình.

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế lên lớp.

- Nêu câu hỏi, HS trả lời, thảo luận (nhóm đôi)

III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:

1. Kiểm tra bài cũ:

Nêu cảm nhận của em về một khổ thơ mà em cho là hay nhất trong bài thơ Thơ duyên hoặc bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu ?

2. Giới thiệu bài mới:

Có thể giới thiệu khái quát về Xuân Diệu, đặc biệt là vị trí của Xuân Diệu đối với phong trào Thơ mới và nền văn học Việt Nam hiện đại.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7588 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài học môn ngữ văn 11 - Nâng cao: Xuân Diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI HỌC MÔN NGỮ VĂN 11 - NÂNG CAO TIẾT 83 XUÂN DIỆU I. MỤC TIÊU: Giúp HS : - Hiểu được tư tưởng chi phối toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu là niềm khát khao giao cảm hết mình với cuộc đời. Trên cơ sở tư tưởng đó, ông đã có những đóng góp mới mẻ về thi pháp và phong cách nghệ thuật. - Thấy được Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, tài năng nhiều mặt, có vị trí quan trọng trong phong trào Thơ mới cũng như trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực thơ tình. II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế lên lớp. - Nêu câu hỏi, HS trả lời, thảo luận (nhóm đôi) III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cảm nhận của em về một khổ thơ mà em cho là hay nhất trong bài thơ Thơ duyên hoặc bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu ? 2. Giới thiệu bài mới: Có thể giới thiệu khái quát về Xuân Diệu, đặc biệt là vị trí của Xuân Diệu đối với phong trào Thơ mới và nền văn học Việt Nam hiện đại. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt *HĐ1:Hướng dẫn HS tìm hiểu về cuộc đời của Xuân Diệu. Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: ? Em hiểu gì về câu thơ của Xuân Diệu: "Cha đàng ngoài, mẹ đàng trong - Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ"? ? Xuân Diệu xuất thân trong gia đình như thế nào? ? Nêu vài nét về cuộc đời của Xuân Diệu? ? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa môi trường, gia đình, xã hội, thiên nhiên, văn hoá của Xuân Diệu thời niên thiếu với những đặc điểm cơ bản của con người nhà thơ? - Nhận xét, kết luận. - Trả lời câu hỏi: nói về quê hương của Xuân Diệu. -Trả lời câu hỏi: nguồn gốc xuất thân của nhà thơ. - Dựa vào SGK phần I.1 nêu vài nét về cuộc đời của Xuân Diệu. - Thảo luận nhóm đôi và trình bày. I. Cuộc đời: 1. Quê hương: - Quê cha: Trảo Nha, Can Lộc, Hà Tĩnh. - Quê mẹ: Gò Bồi, Tùng Giản, Tuy Phước, Bình Định. 2. Gia đình: - Xuất thân trong một gia đình nhà Nho (thân sinh là ông đồ). - Ông là con vợ lẽ, phải xa mẹ từ nhỏ. 3. Cuộc đời:(SGK). 4. Con người: - Học được ở cha đức tính cần cù, kiên nhẫn . - Tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, khao khát tình thương và sự cảm thông của người đời. - Ảnh hưởng của văn hoá Pháp và văn hoá truyền thống " kết hợp hai yếu tố cổ điển và hiện đại, Đông và Tây trong tư tưởng, thẩm mĩ. - Là một nhà thơ có tài năng về nhiều mặt. *HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về sự nghiệp văn học của Xuân Diệu. ? Tư tưởng chi phối toàn bộ sáng tác của Xuân Diệu là gì? Vì sao có thể nói Xuân Diệu là nhà thơ của niềm khát khao giao cảm? ? Thơ mới là tiếng nói của thơ ca, của cái tôi cá nhân. Các nhà thơ mới nói chung đều có ý thức khẳng định cái tôi cá nhân của mình. Ở Xuân Diệu sự khẳng định ấy có gì đặc biệt? ? Mâu thuẫn bi kịch trong thơ Xuân Diệu là gì? Mâu thuẫn ấy thể hiện cụ thể trong thế giới hình tượng trong thơ ông như thế nào? Vì sao có mâu thuẫn bi kịch ấy? - GV định hướng. ? Xuân Diệu coi con người giữa tuổi trẻ và tình yêu là hoàn mĩ nhất. Điều ấy có ảnh hưởng gì tới những đổi mới trong cách sáng tạo hình ảnh thơ của ông so với nghệ thuật thơ truyền thống? Hãy nêu vài dẫn chứng cụ thể? - GV gợi ý: ? Trong thơ ca trung đại, các tác giả tả người đẹp thường ví von so sánh với đối tượng nào? Kể một vài dẫn chứng trong thơ ca trung đại? ? Khi tả cảnh thiên nhiên, Xuân Diệu thường ví von so sánh với đối tượng nào? - GV có thể bình. ? Hãy kể tên một số tác phẩm văn xuôi trước Cách mạng tháng Tám của Xuân Diệu ? ? Nêu đặc điểm về văn xuôi của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám? ? Đóng góp của Xuân Diệu cho nền văn học nước nhà? Phát triển nhất là thể loại nào? ? Sau Cách mạng, thơ văn của Xuân Diệu viết về đề tài gì? Nét nổi bật trong sáng tác của ông? Nêu vài dẫn chứng để chứng minh? - Trả lời: Đó là niềm khát khao giao cảm với đời - cuộc đời hiểu theo nghĩa trần thế nhất. - Thảo luận, trả lời. - Trả lời: + Nêu bi kịch trong thơ Xuân Diệu và giải thích. + Nêu dẫn chứng để chứng minh. - Trả lời: + Giải thích. + Nêu vài ví dụ cụ thể. - Dựa vào gợi ý của GV, so sánh , rút ra nhận xét. - Kể tên vài tác phẩm. - Nêu đặc điểm. - Trả lời: + Sáng tác nhiều thể loại. + Đặc biệt là nghiên cứu phê bình văn học. - Viết về Tổ quốc, nhân dân, Đảng, Bác Hồ, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, sự nghiệp xây dựng đất nước ... - Nét nổi bật trong sáng tác của ông là tình cảm công dân (Nêu dẫn chứng). II. Sự nghiệp văn học: A. Trước cách mạng tháng Tám 1945: 1. Về thơ: - Tư tưởng chi phối là niềm khát khao giao cảm với đời - cuộc đời hiểu theo nghĩa trần thế nhất. - Ý thức sâu sắc khẳng định cái tôi - cái tôi không đối lập với đời mà có quan hệ gắn bó với đời. - Là nhà thơ của tình yêu: + Tình yêu là khu vườn đủ mọi hương sắc, là bản nhạc đủ mọi thanh âm - đòi hỏi vô biên, khát khao tuyệt đích và vĩnh viễn. + Không được đền đáp xứng đáng " cảm giác cô đơn. - Cách tân về thi pháp: sáng tạo được nhiều hình ảnh mới mẻ độc đáo, đẹp một cách khoẻ khoắn và đầy sức sống. 2. Về văn xuôi: - Tác phẩm tiêu biểu: Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945). - Giàu chất thơ trữ tình, cảm hứng lãng mạn là chủ đạo. B. Sau Cách mạng tháng Tám 1945: - Tài năng được phát huy trên nhiều lĩnh vực: thơ, văn xuôi, dịch thuật, đặc biệt là nghiên cứu phê bình văn học. Đóng góp số lượng sáng tác đồ sộ (13 tập thơ, 5 tập bút kí, 6 tác phẩm dịch thơ nước ngoài, 16 tập nghiên cứu phê bình) - Mở rộng hồn thơ , say sưa viết về Tổ quốc, nhân dân, Đảng, Bác Hồ, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, sự nghiệp xây dựng đất nước...Tình cảm công dân là nét nổi bật trong các sáng tác. *HĐ3: Hướng dẫn HS kết luận bài học. Dựa vào SGK rút ra kết luận. III. Kết luận: (SGK) *HĐ4: Củng cố: - Yêu cầu HS nhắc lại những nét chính của tác gia Xuân Diệu về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác. - Nhận xét, bổ sung. Nêu lại những nét chính . - Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới và là một trong những cây bút lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. - Tư tưởng chi phối toàn bộ sự nghiệp văn học của ông là niềm khát khao giao cảm với đời -cuộc đời hiểu theo nghĩa trần thế nhất. - Là nhà thơ xuất sắc nhất viết về tình yêu. - Có cách tân đặc sắc về thi pháp. * HĐ 5: Dặn dò: - Hướng dẫn HS học bài. - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài cho tiết sau: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ. - Ghi yêu cầu chuẩn bị bài.

File đính kèm:

  • docTho Xuan Dieu.doc
Giáo án liên quan