A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ không đồng tình trước hiện thực qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác với đoạn trích miêu tả cuộc sống xa hoa và cung cách sinh hoạt đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Phát vấn, minh hoạ, thảo luận, trình bày, phát hiện vấn đề, luyện tập
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. On định lớp - kiểm diện học sinh: 11a3:
2 Kiểm tra bài cũ, sự chuẩn bị bài mới:
Câu hỏi kiểm tra:
- Thế nào là thể kí sự?
- Nêu những hiểu biết về Lê Hữu Trác?
3. Bài học:
192 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài học- Ngữ văn – Lớp 11- Năm học 2008-2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÂTuần 01 Tiết PPCT: 01-02
Ngày soạn: 08/ 8/ 2008 Ngày dạy: 11/8/08
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(TrÝch Thỵng kinh ký sù)
Lª H÷u Tr¸c
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ äkhông đồng tình trước hiện thực qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác với đoạn trích miêu tả cuộc sống xa hoa và cung cách sinh hoạt đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Phát vấn, minh hoạ, thảo luận, trình bày, phát hiện vấn đề, luyện tập
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Oån định lớp - kiểm diện học sinh: 11a3:
2 Kiểm tra bài cũ, sự chuẩn bị bài mới:
v Câu hỏi kiểm tra:
- Thế nào là thể kí sự?
- Nêu những hiểu biết về Lê Hữu Trác?
3. Bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Tiết 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
-Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào phần tiểu dẫn nêu những ý chính về tác giả.
-Học sinh lược thuật những nét chính.
-Giáo viên chốt lại.
-Nêu những hiểu biết về Thượng kinh kí sự?
-Thể loại? Đặc điểm thể loại?
-Nội dung tác phẩm?
-Giá trị:
Đọc - tìm hiểu văn bản ø
-Học sinh đọc văn bản --> GV nhận xét
-TL bàn theo câu hỏi SGK
-Tìm các chi tiết miêu tả quang cảnh nơi phủ chúa ?
,Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa như thế nào?
+Cách triệu tác giả vào cung.
+Lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh, thế tử, cách làm theo mệnh lệnh.
+Phục vụ thế tử: các thầy thuốc phục dịch, quỳ lạy, xin phép khám bệnh.
-Liên hệ với lịch sử xã hội lúc này: đời sống nhân dân - so sánh lối sống của chúa
Tiết 2
-Tác giả có suy nghĩ, nhận xét như thế nào về cảnh sống nơi phủ chúa?
+…thực khác hẳn người thường
+sang nhất là đây, biết phong vị của nhà đại gia.
+Nguyên nhân bệnh của thế tử
+Miêu tả thế tử: một đứa bé, ngồi chễm chệ >< một cụ già quỳ lạy à cười khen “lạy khéo”
-Tác giả chữa bệnh cho thế tử như thế nào?
+Lý giải bệnh
+Trăn trở giữa công danh >< muốn ở ẩn à trái ý đức, trái lương tâm, phụ lòng ông cha
+Gạt sở thích cá nhân à chọn lương tâm, phẩm chất trung thực của thầy thuốc à y đức.
+Thẳng thắn đưa ra những kiến giải hợp lý, thuyết phục, bảo vệ ý kiến của mình
-Nhận xét về bút pháp kí sự của tác giả?
+Cách quan sát, ghi chép.
+Dẫn dắt, chọn chi tiết.
- Tổng kết - Học sinh trình bày phần ghi nhớ
-Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh.
-Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập.
+Giá trị hiện thực, thái độ tác giả, nét đặc sắc về nghệ thuật của trích đoạn
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả:
- Lê Hữu Trác (1724 - 1791), Hải Dương (Hưng Yên).
- Danh y, nhà văn, nhà thơ.
à tài năng , nhân cách cao quí
2. Tác phẩm:
- Hoàn thành 1783.
- Thể loại: kí sự , viết bằng chữ Hán.
- Hiện thực xã hội phong kiến đương thời à cuộc sống của phủ chúa, thái độ của tác giả.
à Giá trị hiện thực , nhân văn
II. ĐỌC - TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Bức tranh nơi phủ chúa:
- Cách miêu tả chi tiết, tỉ mỉ, sinh động àcảnh tráng lệ ,đẹp lộng lẫy. ( DC)
- Bài thơ của tác giả thể hiện sự xa hoa tột cùng nơi phủ chúa.
- Cách mời danh y àthể hiện quyền uy tối thượng trong phủ chúa.
- Lời lẽ, thái độ cung kính, lễ độ, của bọn quan lại …
- Cách hầu hạ thế tử,lối chữa bệnh, nguyên nhân bệnh của thế tử à , lối sống hưởng thụ vật chất , thiếu sinh khí. của nhà chúa
à Sự cao sang, quyền uy, cuộc sống hưởng thụ xa hoa, lộng quyền của phủ chúa.
à Giá trị hiện thực.
2. Thái độ của tác giả:
- Khen cái đẹp, cái sang trọng nơi phủ chúa nhưng dửng dưng trước những quyến rũ vật chất.
- Không đồng tình với cuộc sống xa hoa nhưng thiếu không khí tự do.
- Miêu tả tỉ mỉ về thế tử, nơi chúa đang ngự à lối sống của nhà chúa à phê phán.
- Cách chữa bệnh à con người tác giả
+ Một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu, nhiều kinh nghiệm.
+ Có tài năng và lương tâm, đức độ.
+ Có những phẩm chất cao quý: khinh thường lợi danh, quyền quý, thích lối sống tự do, thanh đạm, giản dị.
à Con người tài đức vẹn toàn .
3. Nghệ thuật:
- Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, miêu tả sinh động lôi cuốn
- Cách dẫn truyện khéo léo, chọn chi tiết đắt tạo nên cái thần của cảnh và việc.
III. TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP:
1. Tổng kết kiến thức phần đọc hiểu văn bản:
Đoạn trích mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo, tác giả đã vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ của tác giả.
2. Luyện tập:
So sánh với Vũ trung tuỳ bút - Phạm Đình Hổ .
4. Củng cố :Tiếp tục luyện tập
5. Dặn dò:
- Học bài; nắm vững những vấn đề cơ bản:
+ Giá trị hiện thực qua bức tranh nơi phủ chúa.
+ Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả.
- Chuẩn bị bài mới: Tiếng Việt: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
+ Thế nào là ngôn ngữ chung? Những phương diện, quy tắc và phương thức biểu hiện?
+ Lời nói cá nhân? Các phương diện biểu lộ?
+ Vận dụng vào luyện tập.
D. Rút kinh nghiệm.
- Tìm hiểu thêm tác phẩm Thượng kinh ký sự.
Tuần 01 Tiết PPCT: 03
Ngày soạn: 09/8/08 Ngày dạy: 13/8/08
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
- Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân, mối tương quan giữa chúng.
- Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín. Đồng thời, rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo cá nhân, biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung.
- Vừa có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa có sáng tạo, góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của xã hội.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại, phát vấn, thảo luận, lý giải, minh hoạ, trình bày, luyện tập.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Oån định lớp - kiểm diện học sinh:
2. Kiểm tra bài cũ, sự chuẩn bị bài mới:
v Câu hỏi kiểm tra:
- Tác giả Lê Hữu Trác đã miêu tả bức tranh nơi phủ chúa Trịnh như thế nào?
- Con người Lê Hữu Trác qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”?
3. Bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Giới thiệu bài
-Giáo viên nêu yêu cầu cần đạt đối với bài học.
Đọc - tìm hiểu văn bản
-Thế nào là ngôn ngữ?
-Được sử dụng như thế nào?
-Các biểu hiện tính chung của ngôn ngữ?
+Nguyên âm, phụ âm, thanh điệu
+Nguyên tắc cấu tạo từ, ngữ, câu, đoạn, văn bản…
-Thế nào là lời nói?
-Cái riêng của lời nói cá nhân được thể hiện thế nào?
Củng cố kiến thức, luyện tập thực hành:
-Học sinh trình bày phần ghi nhơ.
-Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh.
- Luyện tập = TL đôi bạn
-Các từ đều quen thuộc với mọi cá nhân trong cộng đồng người Việt.
-Nhận xét nghĩa từ thôi
+Thôi có nghĩa chung là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó.
-Rêu + từng đám, đá + mấy hòn
-Xiên ngang, đâm toạc + mặt đất, chân mây.
-Tác dụng?
-Tìm các ví dụ?
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
- Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.
- Hình thành và nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở những từ ngữ và quy tắc chung.
- Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ của dân tộc.
I. NGÔN NGỮ - TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI:
- Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Đó là phương tiện giao tiếp chung của cả xã hội. Nhưng ngôn ngữ lại tồn tại trong mỗi cá nhân, do mỗi cá nhân chiếm lĩnh và sử dụng khi giao tiếp.
- Tính chung trong ngôn ngữ:
+ Yếu tố chung: âm và thanh, tiếng, từ, ngữ cố định.
+ Quy tắc và phương thức chung: quy tắc cấu tạo các kiểu câu, phương thức chuyển nghĩa của từ,…
II. LỜI NÓI - SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂN:
- Giọng nói cá nhân.
- Vốn từ ngữ cá nhân.
- Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc.
- Việc tạo ra các từ mới.
- Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung.
à Phong cách ngôn ngữ cá nhân
III. TỔNG KẾT KIẾN THỨC, LUYỆN TẬP:
1. Tổng kết:
Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng xã hội, còn lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các quy tắc chung.
2. Luyện tập:
Bài 1:
- Không có từ mới.
- Từ thôi được dùng với nghĩa mới.
Tác giả dùng với nghĩa chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống.
à sáng tạo nghĩa mới cho từ à lời nói cá nhân của tác giả.
Bài 2:
- Các cụm danh từ à sắp xếp từ trung tâm ở trước tổ hợp định từ + danh từ chỉ loại.
- Bộ phận vị ngữ (động từ + thành phần phụ) đi trước bộ phận chủ ngữ.
à Các sắp xếp là cách làm riêng của tác giả tạo nên âm hưởng mạnh, tô đậm các hình tượng thơ.
Bài 3:
- Quan hệ giữa giống loài (chung) và từng cá thể động vật à mỗi cá thể là sự hiện thực hoá của cái chung, đồng thời mỗi cá thể có những nét riêng so với cái chung.
- Quan hệ giữa một mô hình thiết kế chung với một sản phẩm cụ thể được tạo ra.
4. Củng cố : tìm thêm ví dụ của câu 3 sgk
5. Dặn dò:
- Học bài; nắm vững những vấn đề cơ bản:
+ Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội.
+ Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân.
+ Quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.
- Chuẩn bị bài mới: Làm văn: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận.
+ Thế nào là phân tích đề?
+ Cách lập dàn ý bài văn nghị luận?
D. Rút kinh nghiệm: .HS cần tìm nhiều ví dụ để bài học thêm sinh động
Tuần 01 Tiết PPCT: 04
Ngày soạn: 09/8/08 Ngày dạy: 13/8/08
Làm văn:
PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Nắm vững cách phân tích đề và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết.
- Có ý thức và thói quen phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại, phát vấn, lý giải, minh hoạ, trình bày, phát hiện vấn đề.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Oån định lớp - kiểm diện học sinh:
2. Kiểm tra bài cũ, sự chuẩn bị bài mới:
v Câu hỏi kiểm tra:
- Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói của cá nhân?
- Tìm các ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung và cái riêng?
3. Bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Tìm hiểu phân tích đề
-Học sinh đọc đề 1
-Xác định đề yêu cầu những vấn đề gì?
+Vấn đề cần nghị luận: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.
+Nội dung: từ ý kiến à suy ra các điều cần thiết.
+Thao tác: bình luận, giải thích, chứng minh.
-Học sinh đọc đề 2, đề 3 tiếp tục phân tích đề
-
Tìm hiểu lập dàn ýà.
-Thế nào là lập dàn ý ?
-Cách lập dàn ý?
-Tổng kết -Học sinh trình bày phần ghi nhớ.
-Luyện tập sách giáo khoa trang 24:
+Phân tích đề 1 .
+Lập dàn ý cho đề 1
+Học sinh thảo luận đôi bạn. GV gọi HS trình bày
+GV bổ sung, hoàn chỉnh
- Bài tập về nhà : đề 2
I. PHÂN TÍCH ĐỀ:
- Tìm hiểu những yêu cầu của đề.
- Tìm hiểu các vấn đề:
+ Về kiểu đề: thuộc dạng đề nào, có định hướng cụ thể hay “đề mở”.
+ Xác định nội dung
+ Xáac định phương pháp: các thao tác nghị luận, dẫn chứng.
+ Xác định phạm vi tư liệu
1/ Đề 3 người viết tự xác định
2/ Vấn đề cần nghị luận
3/ Tư liệu : đề 1 xã hội ,đề 2, 3 văn học
II. LẬP DÀN Ý:
- Lập dàn ý: sắp xếp các ý theo trình tự lôgic à cần thiết, viết bài tốt hơn.
- Cách lập dàn ý:
+ Xác lập luận điểm.
+ Xác lập luận cứ.
+ Sắp xếp luận điểm, luận cứ.
+ Hệ thống à mạch lạc.
III. TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP:
1. Tổng kết kiến thức phần đọc hiểu văn bản:
- Phân tích đề là công việc trước tiên trong quá trình làm một bài văn nghị luận. Khi phân tích đề, cần đọc kỹ đề bài, chú ý những từ ngữ then chốt để xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng.
- Quá trình lập dàn ý bao gồm: xác lập luận điểm, luận cứ, sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo một trình tự lôgic, chặt chẽ. Cần có ký hiệu trước mỗi đề mục để phân biệt luận điểm, luận cứ trong dàn ý.
2. Luyện tập:
Bài 1:
-Phân tích đề:
+Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
+ Yêu cầu nội dung:
@ Bức tranh phủ chúa Trịnh.
@ Thái độ tác giả.
+ Phương pháp: lập luận phân tích, nêu cảm nghĩ
- Lập dàn ý.
Bài 2:
-Phân tích đề:
+Vấn đề cần nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương.
+ Yêu cầu nội dung:
@ Dùng chữ Nôm.
@ Sử dụng các từ thuần Việt.
@ Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu.
+ Phương pháp: lập luận phân tích, bình luận.
- Lập dàn ý.
4. Củng cố : tiếp tục luyện tập
5. Dặn dò:
- Học bài; nắm vững những vấn đề cơ bản:
+ Phân tích đề, cách lập dàn ý bài văn nghị luận.
+ Vận dụng thực hành.
- Chuẩn bị bài mới: Đọc văn: Tự tình II.
+ Tâm trạng và hoàn cảnh của tác giả?
+ Hình tượng thiên nhiên trong bài thơ.
+ Tâm sự tác giả ở hai câu cuối.
+ Phân tích bi kịch và khát vọng của nhà thơ.
D. Rút kinh nghiệm.
- Tổ chức các nhóm sưu tầm tài liệu về lập dàn ý bài văn nghị luận.
Tuần 02 Tiết PPCT: 05
Ngày soạn:14/8/08 Ngày dạy:18/8/08
Đọc văn:
TỰ TÌNH II
Hồ Xuân Hương
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
- Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại, phát vấn, thảo luận ,lý giải, minh hoạ, trình bày, phát hiện vấn đề.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Oån định lớp - kiểm diện học sinh:
2 .Kiểm tra bài cũ, sự chuẩn bị bài mới:
v Câu hỏi kiểm tra:
- Vai trò của phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận?
- Vận dụng thực hành một đề bài cụ thể?
3. Bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
-Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào phần tiểu dẫn nêu những ý chính về tác giả.
-Học sinh lược thuật những nét chính.
-Giáo viên chốt lại.
Đọc - tìm hiểu văn bản
-Học sinh đọc văn bản. Nêu cảm nhận chung.
-Giáo viên nhận xét.
-TL bàn câu hỏi HDHB?
-Gọi HS trả lời ,GV bổ sung ,hoàn chỉnh.
-Bài thơ được mở đầu bằng một khung cảnh như thế nào? Thời gian có gì đặc biệt?
+Đêm khuya, văng vẳng, trống canh dồn.
+Trơ cái hồng nhan >< nước non.
-Chú ý hình ảnh, chi tiết nào? Ý nghĩa?
+say lại tỉnh ≠ say rồi tỉnh
+Vầng trăng - bóng xế, khuyết, chưa tròn
-Bức tranh thiên nhiên được miêu tả như thế nào? Giá trị thể hiện qua hình ảnh?
+Xiên ngang, đâm toạc.
+Rêu từng đám, đá mấy hòn
-Nhận xét hình ảnh xuân trong câu 7? Biện pháp nghệ thuật câu 8? Cách ngắt nhịp?
+Xuân đi - xuân lại lại.
+Mảnh tình - san sẻ - tí con con.
+Nhịp 2/2/3
Tổng kết :
- Học sinh trình bày phần ghi nhớ.
- Giao viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh.
-Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập.
+Sự giống nhau
+Sự khác nhau
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
- Sống vào khoảng nửa cuối XVIII, quê Nghệ An. Sinh ra, trưởng thành tại Thăng Long.
- Có cuộc đời không bình thường, phẳng lặng ;trắc trở, bất hạnh trong tình duyên. .
- “Bà chúa thơ Nôm”.
II. ĐỌC - TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Hai câu đề:
- Từ chỉ thời gian, âm thanh, từ láy à gợi không gian yên tĩnh, quạnh vắng.
- Đảo ngữ, đối lập à nỗi cô đơn, tủi hổ, bẽ bàng, cay đắng, xót xa à thách thức.
à nỗi buồn cô đơn - bản lĩnh Hồ Xuân Hương.
2. Hai câu thực:
- Thấm thía nỗi cô đơn, trơ trọi, quẩn quanh à nỗi đau thân phận của mình
- Hình ảnh thiên nhiên + từ chỉ sự không trọn vẹn à sự dở dang, muộn màng của duyên phận
à sự thật phủ phàng, đắng chát à đau đớn.
3. Hai câu luận:
- Động từ mạnh, từ gợi hình, gây ấn tượng mạnh à sự bứt phá.
- Phép đối, đảo ngữ à cảnh vật sinh động, cụ thể, đầy sức sống.
à Bức tranh thiên nhiên - bức tranh tâm trạng à sự phẫn uất, bản lĩnh, sức vươn lên mãnh liệt của tác giả
4. Hai câu kết:
- Điệp từ à bước chân thời gian vô tình à sự chán ngán.
- Nghệ thuật tăng tiến à sự chua chát, nỗi lòng người phụ nữ trước hạnh phúc quá nhỏ bé, xa vời.
- Cách ngắt nhịp à đứt đoạn, ngắt quãng à khao khát, hy vọng vào cuộc đời mà thực tại phủ phàng.
à Tiếng thở dài ngao ngán, nỗi chua chát trước thực tại của bi kịch cuộc đời à giá trị nhân văn.
III. TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP:
1. Tổng kết kiến thức phần đọc hiểu văn bản:
Bài thơ thể hiện tâm trạng, thái độ Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của “Bà chúa thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình ảnh.
2. Luyện tập:
Nêu nhận xét sự giống, khác nhau giữa bài Tự tình I và Tự tình II.
4. Củng cố : tìm đọc bài Tự tình III
5. Dặn dò:
- Học bài; nắm vững những vấn đề cơ bản:
+ Tâm trạng buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước duyên phận.
+ Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
+ Tài năng của tác giả.
- Chuẩn bị bài mới: Đọc văn: Câu cá mùa thu
+ Điểm nhìn cảnh thu? Cảnh thu được miêu tả như thế nào?
+ Không gian mùa thu? Tâm trạng tác giả?
+ Tấm lòng nhà thơ đối với quê hương, đất nước?
D. Rút kinh nghiệm.
- Tìm hiểu thêm hình ảnh người phụ nữ trong văn học dân gian, các tác phẩm khác.
Tuần 02 Tiết PPCT: 06-07
Ngày soạn: 14/8/08 Ngày dạy: 18/8/08
Đọc văn:
CÂU CÁ MÙA THU
(Thu điếu)
Nguyễn Khuyến
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tâm trạng thời thế.
- Thấy được tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại, phát vấn, lý giải, minh hoạ, trình bày, phát hiện vấn đề.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Oån định lớp - kiểm diện học sinh:
2. Kiểm tra bài cũ, sự chuẩn bị bài mới:
v Câu hỏi kiểm tra:
- Tâm trạng của Hồ Xuân Hương trong Tự tình II?
- Ý nghĩa nhân văn toát lên từ bài thơ?
3. Bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Tiết 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
-Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào phần tiểu dẫn nêu những ý chính về tác giả.
-Học sinh lược thuật những nét chính.
-Giáo viên chốt lại.
Đọc - tìm hiểu văn bản
-Học sinh đọc văn bản. Nêu cảm nhận chung.
-Giáo viên nhận xét.
-Thảo luận bàn theo câu hỏi HDHB?
-Gọi HS trả lời , GV bổ sung , hoàn chỉnh .
-Xuất phát từ điểm nhìn nào? cảnh ?
- Từ láy + vần “eo” àtừ ngữ ,hình ảnh sử dụng thần tình à diễn tả không gian thu vắng lặng ở làng quê Bắc bộ, .,
-Không gian thu qua hình ảnh ,âm thanh, màu sắc ?
Tiết 2
-Cảnh thu ntn ? diễn tả tâm trạng gì ?
-Nhận xét tư thế câu cá của tác giả?
-Vần “eo’’gợi c ảm giác gì về cảnh thu và tình thu ?
-Nhận xét về nghệ thuật?
Tổng kết
-Học sinh trình bày phần ghi nhớ..
-Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh.
Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập.
- Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ
trong bài Thu điếu
Đọc thêm : Khóc Dương Khuê
-Hương dẫn HS trả lời câu hỏi SGK
- Khái quát nội dung ?
- Đặc sắc nghệ thuật ?
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
- Nguyễn Khuyến (1835-1909), hiệu Quế Sơn, quê: Hà Nam.
- Xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo.
- Đỗ đạt - Tam Nguyên Yên Đỗ à làm quan 10 năm à dạy học, sống thanh bạch tại quê nhà.
à người tài năng, có cốt cách thanh cao, yêu nước, thương dân.
- Sáng tác nhiều, cả chữ Hán, chữ Nôm.
- Bài thơ nằm trong chùm thơ thu.
II. ĐỌC - TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Hai câu đề:
- Kết hợp từ: ao + thu à tạo nghĩa riêng (của mùa); miêu tả tính chất à gợi sự thân quen bình dị trong cuộc sống ở nông thôn.
- Địa điểm : cảnh được nhìn từ gần đến xầ đến gầnà tầm nhìn rộng hơn, bao quát hơn
- Từ láy à cảnh thu bình dị à thế giới tĩnh lặng, trong suốt à mọi vật hài hoà à rất riêng của đồng bằng Bắc bộ.
2. Hai câu thực:
- Sóng biếc – hơi …. tí
- Lá vàng – khẽ … vèo
à Sự chuyển động, âm thanh + từ cuối câu à diễn tả sự cực nhỏ của hình khối, của âm thanh à tăng dần vẻ tĩnh lặng qua từng cấp độ à nhẹ nhàng, gây ấn tượng sự đọng kết, sự tĩnh lặng.
3. Hai câu luận:
- Bầu trời thu - xanh ngắt à điểm đặc trưng khơi gợi của trời thu à cảm nhận tinh tế.
- Xóm làng - vắng teo à tĩnh lặng
à Không gian động mà tĩnh.Cảnh thu đẹp tĩnh lặng ,gợi buồn
4. Hai câu kết:
- Tư thế câu cá à trầm tư, nhiều tâm trạng
- Câu kết à rung động nhẹ nhàng à cả không gian mùa thu lắng đọng lại.
à câu cá nhưng để đón nhận mùa thu, cảnh thu vào cõi lòng.
à tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín, sâu sắc.
* Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng.
- Lấy động nói tĩnh à đặc sắc nghệ thuật phương Đông.
III. TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP:
1. Tổng kết kiến thức phần đọc hiểu văn bản:
Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả.
2. Luyện tập:
Cái hay của nghệ thuật.
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM :
KHÓC DƯƠNG KHUÊ
- Hoàn cảnh sáng tác: 1902 nghe tin bạn mất.
- Bố cục : 3 đoạn :
+ Đoạn 1 (2 câu đầu) : tiếng khĩc tiếc nuối bạn tỏa ra đất trời
+ Đoạn 2 (22 câu giữa) : tiếng khĩc hồi tuởng lại những kỉ niệm giữa 2 người
+ Đoạn 3 (cịn lại) : tiếng khĩc bạn cùng với giọt lệ thương thân
- Nội dung : Nỗi đau khi nghe tin bạn mất à thảng thốt, bàn hoàn, đau đớn, tiếc nuối, ngẩn ngơ đến hụt hẫng, rỗng không trong nỗi cô đơn tột độ
-
File đính kèm:
- thiet ke bai hoc.doc