A- MỤC TIÊU BàI HỌC
- Hiểu được tỡnh cảm thờ thảm của người nụng dõn nước ta trong nạn đúi khủng khiếp năm 1945 do thực dõn Phỏp và phỏt xớt Nhật gõy ra.
- Hiểu được niềm khỏt khao hạnh phỳc gia đỡnh, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tỡnh thương yờu đựm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động ngốo khổ ngay trờn bờ vực thẳm của cỏi chết.
- Nắm được những nột đặc sắc về nghệ thuật của thiờn truyện: sỏng tạo tỡnh huống, gợi khụng khớ, miờu tả tõm lớ, dựng đối thoại.
B- PHƯƠNG PHÁP Và PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương phỏp dạy học:
- Phương phỏp thuyết trỡnh kết hợp với phỏt vấn theo tiến trỡnh quy nạp.
- Để quỏ trỡnh nắm bắt thụng tin hiệu quả GV cần yờu cầu HS làm việc tớch cực: tự đọc ở nhà và túm tắt trước nội dung bài học theo yờu cầu của hệ thống cõu hỏi hướng dẫn trong SGK.
- Cú thể tổ chức cho HS thảo luận trờn lớp, trao đổi và thống nhất những nội dung cần nắm bắt của văn bản.
2. Phương tiện dạy học:
SGK, GA, Phiếu học tập .
C- NỘI DUNG, TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
140 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5144 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài soạn ngữ Văn lớp 12 tập II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàng (chủ biên)
Ths Lê Minh Khuê- Ths Lê Đăng Lộ- Ths Nguyễn Hoài Nam
THIếT Kế BàI SOạN
NGữ VĂN LớP 12
TậP II
vợ nhặt
Kim Lân
A- Mục tiêu bài học
- Hiểu được tỡnh cảm thờ thảm của người nụng dõn nước ta trong nạn đúi khủng khiếp năm 1945 do thực dõn Phỏp và phỏt xớt Nhật gõy ra.
- Hiểu được niềm khỏt khao hạnh phỳc gia đỡnh, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tỡnh thương yờu đựm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động ngốo khổ ngay trờn bờ vực thẳm của cỏi chết.
- Nắm được những nột đặc sắc về nghệ thuật của thiờn truyện: sỏng tạo tỡnh huống, gợi khụng khớ, miờu tả tõm lớ, dựng đối thoại.
B- Phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương phỏp dạy học:
- Phương phỏp thuyết trỡnh kết hợp với phỏt vấn theo tiến trỡnh quy nạp.
- Để quỏ trỡnh nắm bắt thụng tin hiệu quả GV cần yờu cầu HS làm việc tớch cực: tự đọc ở nhà và túm tắt trước nội dung bài học theo yờu cầu của hệ thống cõu hỏi hướng dẫn trong SGK.
- Cú thể tổ chức cho HS thảo luận trờn lớp, trao đổi và thống nhất những nội dung cần nắm bắt của văn bản.
2. Phương tiện dạy học:
SGK, GA, Phiếu học tập ...
C- Nội dung, tiến trình lên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung
GV yêu cầu 1 HS đọc phần Tiểu dẫn (SGK) và nêu những nét chính về:
1) Nhà văn Kim Lân.
2) Xuất xứ truyện ngắn Vợ nhặt 3) Bối cảnh xã hội của truyện.
HS dựa vào phần Tiểu dẫn và những hiểu biết của bản thân để trình bày.
GV sưu tầm thêm một số tư liệu, tranh ảnh để giới thiệu cho HS hiểu thêm về bối cảnh xã hội Việt Nam năm 1945.
I. Tìm hiểu chung
1. Kim Lân (1920- 2007)
Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài.
Quê: làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2001.
Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962).
Lim Lân là cây bút truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân. Đặc biệt ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống thôn quê. Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với "đất", với "người", với "thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống nông thôn.
2. Xuất xứ truyện.
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc in trong tập truyện Con chó xấu xí (1962).
3. Bối cảnh xã hội của truyện.
Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên tháng 3 năm 1945, nạn đói khủng khiếp đã diễn ra. Chỉ trong vòng vài tháng, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.
Hoạt động 2: Tổ chức đọc- hiểu văn bản
1. HS đọc và tóm tắt tác phẩm
II. Đọc- hiểu
1. Đọc- tóm tắt.
+ Đọc diễn cảm một số đoạn tiêu biểu.
+ Tóm tắt diễn biến cốt truyện với những chi tiết chính.
2. Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề Vợ nhặt.
GV gợi ý. HS thảo luận và trình bày. GV nhận xét và nhấn mạnh một số ý cơ bản.
2. Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt.
+ Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. "Nhặt" đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ. Đó tực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
+ Nhưng "vợ" lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Trong tác phẩm, gia đình Tràng từ khi có người vợ nhặt, mọi người trở nên gắn bó, quây quần, chăm lo, thu vén cho tổ ấm của mình.
+ Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.
3. GV nêu vấn đề: Nhà văn đã xây dựng tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những ý nghĩa gì?
HS thảo luận và trình bày, bổ sung. GV gợi ý, nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.
3. Tìm hiểu tình huống truyện.
+ Tràng là một nhân vật có ngoại hình xấu. Đã thế còn dở người. Lời ăn tiếng nói của Tràng cũng cộc cằn, thô kệch như chính ngoại hình của anh ta. Gia cảnh của Tràng cũng rất ái ngại. Nguy cơ "ế vợ" đã rõ. Đã vậy lại gặp năm đói khủng khiếp, cái chết luôn luôn đeo bám. Trong lúc không một ai (kể cả Tràng) nghĩ đến chuyện vợ con của anh ta thì đột nhiên Tràng có vợ. Trong hoàn cảnh đó, Tràng "nhặt" được vợ là nhặt thêm một miệng ăn cũng đồng thời là nhặt thêm tai họa cho mình, đẩy mình đến gần hơn với cái chết. Vì vậy, việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt.
+ Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, cùng bàn tán, phán đoán rồi cùng nghĩ: "biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?", cùng nín lặng.
+ Bà cụ Tứ, mẹ Tràng lại càng ngạc nhiên hơn. Bà lão chẳng hiểu gì, rồi "cúi đầu nín lặng" với nỗi lo riêng mà rất chung: "Biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?"
+ Bản thân Tràng cũng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình: "Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ". Thậm chí sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng.
+ Tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ lại vừa hợp lí. Qua đó, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật.
- Giá trị hiện thực: Tố cáo tội ác thực dân, phát xít qua bức tranh xám xịt về thảm cảnh chết đói.
Nhặt vợ là cái khốn cùng của cuộc sống. Cái đói quay quắt dồn đuổi đến mức người đàn bà chủ động gợi ý đòi ăn. Chỉ vì đói quá mà người đàn bà tội nghiệp này ăn luôn và "ăn liền một chặp 4 bát bánh đúc". Chỉ cần vài lời nửa đùa nửa thật thị đã chấp nhận theo không Tràng. Giá trị con người bị phủ nhận khi chỉ vì cùng đường đói khát mà phải trở nên trơ trẽn, liều lĩnh, bất chấp cả e thẹn. Cái đói đã bóp méo cả nhân cách con người.
- Giá trị nhân đạo: Tình nhân ái, cưu mang đùm bọc nhau, khát vọng hướng tới sự sống và hạnh phúc.
Điều mà Lim Lân muốn nói là: trong bối cảnh bi thảm, giá trị nhân bản không mất đi, con người vẫn cứ muốn được là con người, muốn được nên người và muốn cuộc đời thừa nhận họ như những con người. Tràng lấy vợ là để tiếp tục sự sống, để sinh con đẻ cái, để hướng đến tương lai. Người đàn bà đi theo Tràng cũng để chạy trốn cái đói, cái chết để hướng đến sự sống. Bà cụ Tứ, một bà lão nhưng lại luôn nói đến chuyện tương lai, chuyện sung sướng về sau, nhen lên niềm hi vọng cho dâu con. Đó chính là sức sống bất diệt của Vợ nhặt.
Đặc biệt tình người, lòng nhân ái, sự cưu mang đùm bọc của những con người nghèo đói là sức mạnh để họ vượt lên cái chết.
- Giá trị nghệ thuật: Tình huống truyện khiến diễn biến phát triển dễ dàng và làm nổi bật được những cảnh đời, những thân phận đồng thời nổi bật chủ đề tư tưởng tác phẩm.
4. GV lần lượt nêu các vấn đề. Sau mỗi vấn đề, HS suy nghĩ và phát biểu tự do, tranh luận. GV định hướng, nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.
a) Cảm nhận của anh (chị) về diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng (lúc quyết định để người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ).
4. Tìm hiểu về diễn biến tâm trạng các nhân vật.
a) Nhân vật Tràng:
+ Tràng là nhân vật có bề ngoài thô, xấu, thân phận lại nghèo hèn, mắc tật hay vừa đi vừa nói một mình,…
+ Tràng "nhặt" được vợ trong hoàn cảnh đói khát. "Chậc, kệ", cái tặc lưỡi của Tràng không phải là sự liều lĩnh mà là một sự cưu mang, một tấm lòng nhân hậu không thể chối từ. Quyết định có vẻ giản đơn nhưng chứa đựng nhiều tình thương của con người trong cảnh khốn cùng.
+ Tất cả biến đổi từ giây phút ấy. Trên đường về xóm ngụ cư, Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày mà "phởn phơ", "vênh vênh ra điều". Trong phút chốc, Tràng quên tất cả tăm tối, "chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên" và cảm giác êm dịu của một anh Tràng lần đầu tiên đi cạnh cô vợ mới.
+ Buổi sáng đầu tiên có vợ, Tràng biến đổi hẳn: "Hắn thấy bây giờ hắn mới nên người". Tràng thấy trách nhiệm và biết gắn bó với tổ ấm của mình.
b) Cảm nhận của anh (chị) về người vợ nhặt (tư thế, bước đi, tiếng nói, tâm trạng,…).
b) Người vợ nhặt:
+ Thị theo Tràng trước hết là vì miếng ăn (chạy trốn cái đói).
+ Nhưng trên đường theo Tràng về, cái vẻ "cong cớn" biến mất, chỉ còn người phụ nữ xấu hổ, ngượng ngừng và cũng đầy nữ tính (đi sau Tràng ba bốn bước, cái nón rách che nghiêng, ngồi mớm ở mép giường,…). Tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp khi bước chân về "làm dâu ngà người".
+ Buổi sớm mai, chị ta dậy sớm, quét tước, dọn dẹp. Đó là hình ảnh của một người vợ biết lo toan, thu vén cho cuộc sống gia đình, hình ảnh của một người "vợ hiền dâu thảo".
Người phụ nữ xuất hiện không tên, không tuổi, không quê như "rơi" vào giữa thiên truyện để Tràng "nhặt" làm vợ. Từ chỗ nhân cách bị bóp méo vì cái đói, thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức khi người phụ nữ này quyết định gắn sinh mạng mình với Tràng. Chính chị cũng đã làm cho niềm hi vọng của mọi người trỗi dậy khi kể chuyện ở Bắc Giang, Thái Nguyên người ta đi phá kho thóc Nhật.
c) Cảm nhận của anh (chị) về diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ- mẹ Tràng (lúc mới về, buổi sớm mai, bữa cơm đầu tiên).
c) Bà cụ Tứ:
+ Tâm trạng bà cụ Tứ: mừng, vui, xót, tủi, "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình". Đối với người đàn bà thì "lòng bà đầy xót thương". Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu mình: "ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng".
+ Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới, bà cụ Tứ đã nhen nhóm cho các con niềm tin, niềm hi vọng: "tao tính khi nào có tiền mua lấy con gà về nuôi, chả mấy mà có đàn gà cho xem".
Bà cụ Tứ là hiện thân của nỗi khổ con người. Người mẹ ấy đã nhìn cuộc hôn nhân éo le của con thông qua toàn bộ nỗi đau khổ của cuộc đời bà. Bà lo lắng trước thực tế quá nghiệt ngã. Bà mừng một nỗi mừng sâu xa. Từ ngạc nhiên đến xót thương nhưng trên hết vẫn là tình yêu thương. Cũng chính bà cụ là người nói nhiều nhất về tương lai, một tương lai rất cụ thể thiết thực với những gà, lợn, ruộng, vườn,… một tương lai khiến các con tin tưởng bởi nó không quá xa vời. Kim Lân đã khám phá ra một nét độc đáo khi để cho một bà cụ cập kề miệng lỗ nói nhiều với đôi trẻ về ngày mai.
5. GV nêu vấn đề: Nhận xét về nghệ thuật viết truyện của Kim Lân (cách kể chuyện, cách dựng cảnh, đối thoại, nghệ thuật miêu tả tâm lí ngân vật, ngôn ngữ,…)
HS thảo luận và trả lời theo những gợi ý, định hướng của GV.
5. Tìm hiểu một số nét đặc sắc nghệ thuật.
+ Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn.
+ Dựng cảnh chân thật, gây ấn tượng: cảnh chết đói, cảnh bữa cơm ngày đói,…
+ Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế nhưng bộc lộ tự nhiên, chân thật.
+ Ngôn ngữ nông thôn nhuần nhị, tự nhiên.
Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết
III. Tổng kết
GV yêu cầu HS: Hãy khái quát lại bài học và tổng kết trên hai mặt: nội dung và hình thức.
GV gợi ý. HS suy nghĩ, xem lại toàn bài và phát biểu tổng kết.
+ Vợ nhặt tạo được một tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, đối thoại sinh động.
+ Truyện thể hiện được thảm cảnh của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945. Đặc biệt thể hiện được tấm lòng nhân ái, sức sống kì diệu của con người ngay bên bờ vực thẳm của cái chết vẫn hướng về sự sống và khát khao tổ ấm gia đình.
Tiếng việt:
Nhân vật giao tiếp
A. Mục tiêu bài học
- Nắm chắc khái niệm nhân vật giao tiếp với những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ của họ đối với nhau, cũng những đặc điểm khác chi phối nội dung và hình thức lời nói của các nhân vật trong oạt động giao tiếp.
- Nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân và có thể xác định được chiến lược giao tiếp trong những ngữ cảnh nhất định.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học
c. cách thức tiến hành
Gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận ; hướng dẫn làm bài tập thực hành.
d.Tiến trình dạy học
- Kiểm tra bài cũ
- Bài mới
Tiết 1
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cầu cần đạt
Hoạt động 1: Phân tích các ngữ liệu
1. GV gọi 1 HS đọc ngữ liệu 1 (SGK) và nêu các yêu cầu sau (với HS cả lớp):
a) Hoạt động giao tiếp trên có những nhân vật giao tiếp nào? Những nhân vật đó có đặc điểm như thế nào về lứa tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội?
b) Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời ra sao? Lượt lời đầu tiên của "thị" hướng tới ai?
c) Các nhân vật giao tiếp trên có bình đẳng về vị thế xã hội không?
d) Các nhân vật giao tiếp trên có quan hệ xa lạ hay thân tình khi bắt đầu cuộc giao tiếp?
e) Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân-sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,… chi phối lời nói của các nhân vật như thế nào?
- GV hướng dẫn, gợi ý và tổ chức.
- HS thảo luận và phát biểu tự do.
- GV nhận xét, khẳng định những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến sai.
I. Phân tích các ngữ liệu
1. Ngữ liệu 1
a) Hoạt động giao tiếp trên có những nhân vật giao tiếp là: Tràng, mấy cô gái và "thị". Những nhân vật đó có đặc điểm :
- Về lứa tuổi : Họ đều là những người trẻ tuổi.
- Về giới tính : Tràng là nam, còn lại là nữ.
- Về tầng lớp xã hội: Họ đều là những người dân lao động nghẹ đói.
b) Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời như sau:
- Lúc đầu: Hắn (Tràng) là người nói, mấy cô gái là người nghe.
- Tiếp theo: Mấy cô gái là người nói, Tràng và "thị" là người nghe.
- Tiếp theo: "Thị" là người nói, Tràng (là chủ yếu) và mấy cô gái là người nghe.
- Tiếp theo: Tràng là người nói, "thị" là người nghe.
- Cuối cùng: "Thị" là người nói, Tràng là người nghe.
Lượt lời đầu tiên của "thị" hướng tới Tràng.
c) Các nhân vật giao tiếp trên bình đẳng về vị thế xã hội (họ đều là những người dân lao động cùng cảnh ngộ).
d) Khi bắt đầu cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp trên có quan hệ hoàn toàn xa lạ.
e) Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân-sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,… chi phối lời nói của các nhân vật khi giao tiếp. Ban đầu chưa quen nên chỉ là trêu đùa thăm dò. Dần dần, khi đã quen họ mạnh dạn hơn. Vì cùng lứa tuổi, bình đẳng về vị thế xã hội, lại cùng cảnh ngộ nên các nhân vật giao tiếp tỏ ra rất suồng sã.
2. HS đọc đoạn trích và trả lời những câu hỏi (SGK).
- GV hướng dẫn, gợi ý và tổ chức.
- HS thảo luận và phát biểu tự do.
- GV nhận xét, khẳng định những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến sai.
2. Ngữ liệu 2
a) Các nhân vật giao tiếp trong đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, dân làng và Chí Phèo.
Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp quay sang nói với Chí Phèo. Còn lại, khi nói với mấy bà vợ, với dân làng, với Lí Cường, Bá Kiến nói cho nhiều người nghe (trong đó có cả Chí Phèo).
b) Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng người nghe:
+ Với mấy bà vợ- Bá Kiến là chồng (chủ gia đình) nên "quát".
+ Với dân làng- Bá Kiến là "cụ lớn", thuộc tầng lớp trên, lời nói có vẻ tôn trọng (các ông, các bà) nhưng thực chất là đuổi (về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại thế này?).
+ Với Chí Phèo- Bá Kiến vừa là ông chủ cũ, vừa là kẻ đã đẩy Chí Phèo vào tù, kẻ mà lúc này Chí Phèo đến "ăn vạ". Bá Kiến vừa thăm dò, vừa dỗ dành vừa có vẻ đề cao, coi trọng.
+ Với Lí Cường- Bá Kiến là cha, cụ quát con nhưng thực chất cũng là để xoa dịu Chí Phèo.
c) Đối với Chí Phèo, Bá Kiến thực hiện nhiều chiến lược giao tiếp:
+ Đuổi mọi người về để cô lập Chí Phèo.
+ Dùng lời nói ngọt nhạt để vuốt ve, mơn trớn Chí.
+ Nâng vị thế Chí Phèo lên ngang hàng với mình để xoa dịu Chí.
d) Với chiến lược giao tiếp như trên, Bá Kiến đã đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp. Những người nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến đều răm rắp nghe theo lời Bá Kiến. Đến như Chí Phèo, hung hãn là thế mà cuối cùng cũng bị khuất phục.
Hoạt động 2: Tổ chức rút ra nhận xét
II. Nhận xét về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp.
- GV nêu câu hỏi và gợi ý: Từ việc tìm hiểu các ngữ liệu trên, anh (chị) rút ra những nhận xét gì về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp?
- HS thảo luận và trả lời.
- GV nhận xét và tóm tắt những nội dung cơ bản.
1. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói hoặc người nghe. Dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai luân phiên lượt lời với nhau. Vai người nghe có thể gồm nhiều người, có trường hợp người nghe không hồi đáp lời người nói.
2. Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp cùng với những đặc điểm khác biệt (tuổi, giới, nghề,vốn sống, văn hóa, môi trường xã hội,… ) chi phối lời nói (nội dung và hình thức ngôn ngữ).
3. Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp tùy ngữ cảnh mà lựa chọn chiến lược giao tiếp phù hợp để đạt mục đích và hiệu quả.
Tiết 2
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Luyện tập
I. Luyện tập
Bài tập 1: Phân tích sự chi phối của vị thế xã hội ở các nhân vật đối với lời nói của họ trong đoạn trích (mục 1- SGK).
- HS đọc đoạn trích.
- GV gợi ý, hướng dẫn phân tích.
- HS thảo luận, trình bày.
- GV nhận xét, nhấn mạnh những điểm cơ bản.
Bài tập 1:
Anh Mịch
Ông Lí
Vị thế xã hội
Kẻ dưới- nạn nhân bị bắt đi xem đá bóng.
Bề trên- thừa lệnh quan bắt người đi xem đá bóng.
Lời nói
Van xin, nhún nhường (gọi ông, lạy…)
Hách dịch, quát nạt (xưng hô mày tao, quát, câu lệnh…)
Bài tập 2: Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa,… của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người ở đoạn trích (mục 2- SGK).
- HS đọc đoạn trích.
- GV gợi ý, hướng dẫn phân tích.
- HS thảo luận, trình bày.
- GV nhận xét, nhấn mạnh những điểm cơ bản.
Bài tập 2:
Đoạn trích gồm các nhân vật giao tiếp:
- Viên đội sếp Tây.
- Đám đông.
- Quan Toàn quyền Pháp.
Mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa,… của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người:
- Chú bé: trẻ con nên chú ý đến cái mũ, nói rất ngộ nghĩnh.
- Chị con gái: phụ nữ nên chú ý đến cách ăn mặc (cái áo dài), khen với vẻ thích thú.
- Anh sinh viên: đang học nên chú ý đến việc diễn thuyết, nói như một dự đoán chắc chắn.
- Bác cu li xe: chú ý đôi ủng.
- Nhà nho: dân lao động nên chú ý đến tướng mạo, nói bằng một câu thành ngữ thâm nho.
Kết hợp với ngôn ngữ là những cử chỉ điệu bộ, cách nói. Điểm chung là châm biếm, mỉa mai.
Bài tập 3: Đọc ngữ liệu (mục 3- SGK), phân tích theo những yêu cầu:
a) Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị dậu. Điều đó chi phối lời nói và cách nói của 2 người ra sao?
b) Phân tích sự tương tác về hành động nói giữa lượt lời của 2 nhân vật giao tiếp.
c) Nhận xét về nét văn hóa đáng trân trọng qua lời nói, cách nói của các nhân vật.
HS đọc đoạn trích. GV gợi ý, hướng dẫn phân tích. HS thảo luận, trình bày. GV nhận xét, nhấn mạnh những điểm cơ bản.
Bài tập 3:
a) Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị dậu là quan hệ hàng xóm láng giềng thân tình.
Điều đó chi phối lời nói và cách nói của 2 người- thân mật:
+ Bà lão: bác trai, anh ấy,…
+ Chị Dậu: cảm ơn, nhà cháu, cụ,…
b) Sự tương tác về hành động nói giữa lượt lời của 2 nhân vật giao tiếp: Hai nhân vật đổi vai luân phiên nhau.
c) Nét văn hóa đáng trân trọng qua lời nói, cách nói của các nhân vật: tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau.
Hoạt động 2: Củng cố lí thuyết
II. Củng cố lí thuyết
Cần nắm vững những nội dung sau:
GV củng cố lí thuyết và giao việc cho HS.
1. Vai trò của nhân vật giao tiếp.
2. Quan hệ xã hội và những đặc điểm của nhân vật giao tiếp chi phối lời nói.
3. Chiến lược giao tiếp phù hợp.
Làm văn:
Viết bài làm văn số 5: nghị luận văn học
A- Mục tiêu bài học
Giỳp HS:
- Củng cố và nõng cao trỡnh độ làm văn nghị luận về cỏc mặt: xỏc định đề, lập dàn ý, diễn đạt.
- Viết được bài văn nghị luận văn học thể hiện ý kiến của mỡnh một cỏch rừ ràng, mạch lạc, cú sức thuyết phục.
B- Phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương phỏp dạy học:
Bài học tập trung vào nghị luận một vấn đề văn học. => Lưu ý HS ụn lại những tri thức về nghị luận, về thao tỏc lập luận,...để HS biết cỏch lập luận một cỏch chặt chẽ, nờu luận điểm rừ ràng, đưa dẫn chứng thuyết phục,hấp dẫn.
2. Phương tiện dạy học:
SGK, GA, ...
C- Nội dung, tiến trình lên lớp
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.
2. Ra đề làm văn cho HS: GV cú thể vận dụng theo đề bài trong SGK hoặc tự ra đề cho phự với đối tượng học sinh.
Đề 1 SGK:
Trong một bức thư luận về văn chương, Nguyễn Văn Siờu cú viết: “Văn chương (...) cú loại đỏng thờ. Cú loại khụng đỏng thờ. Loại khụng đỏng thờ là loại chỉ chuyờn chỳ ở văn chương. Loại đỏng thờ là loại chuyờn chỳ ở con người”. Hóy phỏt biểu ý kiến về quan niệm trờn.
3. Hướng dẫn HS xỏc định đề: Căn cứ vào SGK và SGV để hướng dẫn HS viết đỳng hướng, đỳng trọng tõm.
Gợi ý một số đề tham khảo.
Đề 1: Anh (chị) hiểu thế nào về ý kiến sau của nhà thơ Xuân Diệu: "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa".
Gợi ý:
Bài viết cần có những luận điểm sau:
+ Thơ là hiện thực.
+ Thơ là cuộc đời.
+ Mối quan hệ giữa thơ với hiện thực, cuộc đời.
+ Thơ còn là thơ nữa. Tức là thơ còn có những đặc trưng riêng: cảm xúc, hình tượng, ngôn ngữ, nhạc điệu,…
Đề 2: Bình luận ý kiến của Nam Cao:
"Một tác phẩm thật có giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi, giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho con người ngày càng người hơn"
(Nam Cao- Đời thừa)
Gợi ý:
Bài viết cần có những luận điểm sau:
+ "Một tác phẩm thật sự có giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi, giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người". Đó là sức sống của tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học vượt lên giới hạn không gian, thời gian.
+ "Một tác phẩm thật có giá trị phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi". Đây chính là giá trị nội dung và tác động tinh thần, tác dụng giáo dục của tác phẩm văn học.
- Phải đặt được những vấn đề lớn lao chính là nội dung phản ánh hiện thực của tác phẩm và tình cảm của nhà văn trước hiện thực ấy.
- "Mạnh mẽ, đau đớn, phấn khởi" là sức mạnh lay động tâm hồn con người của tác phẩm văn chương.
+ Đặc biệt một tác phẩm có giá trị phải "ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho con người gần người hơn". Đây là giá trị nhân đạo và chức năng nhân đạo hóa con người của tác phẩm văn học. Đó là điều cốt lõi, là hạt nhân cơ bản của một tác phẩm có giá trị.
+ Bình luận nâng cao vấn đề:
- ý kiến của Nam Cao hoàn toàn đúng, nhưng chưa đủ. Tác phẩm văn học thật sự có giá trị còn phải mang giá trị nhân đạo tích cực, nghĩa là phải tham gia đấu tranh cải tạo xã hội, phải là một thứ vũ khí chống bất công, tiêu diệt cái ác. Có như vậy mới "ca tụng lòng thườn, tình bác ái" một cách tích cực.
- Văn học còn phải chắp cánh, mở đường cho con người, tìm đường đi cho mỗi số phận, mỗi con người. Có như vậy tác phẩm văn học mới đạt giá trị nhân đạo tích cực.
Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Quân đi điệp điệp trùng trùng,
ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn,
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày,
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền,
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.
Vui từ Đồng Tháp, An Khê,
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
(Việt Bắc, NXB Văn học, Hà Nội 1962)
Gợi ý:
+ Đoạn thơ mang âm hưởng sử thi, miêu tả khí thế chiến thắng của dân tộc ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Chú ý khai thác các thủ pháp nghệ thuật:
- Hệ thống từ láy: "rầm rập", "điệp điệp trùng trùng",… gợi tả sự vô tận của đoàn quân và của cách mạng, sức mạnh rung chuyển núi rừng.
- Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ kì vĩ, phi thường: ánh sao đầu súng, Dân công đỏ đuốc, Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay, Đèn pha bật sáng như ngày mai lên,…
- Nghệ thuật liệt kê địa danh gắn với những chiến công: Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên, Đồng Tháp, An Khê, Việt Bắc, đèo De, núi Hồng, diễn tả cái náo nức và những chiến thắng dồn dập, chiến công nối tiếp chiến công, niềm vui nối tiếp niềm vui.
+ Tổng hợp khái quát giá trị của đoạn thơ.
đọc văn:
vợ chồng a phủ
Tô Hoài
Mục tiêu bài học
- Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.
- Nắm được những đóng góp riêng của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm; Sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính người Mông; Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.
phương tiện thực hiện
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Thiết kế bài học.
- Tài liệu tham khảo
C. Phương pháp dạy học
- Gợi tìm, phân tích, so sánh, tổng hợp
D. tiến trình tổ chức dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Tổ chức bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung
1. HS đọc phần Tiểu dẫn, dựa vào những hiểu biết của bản thân để trình bày những nét cơ bản về:
- Cuộc đời, sự
File đính kèm:
- Giao an Ngu van 12 tap 2.doc