MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 7
3. Mục tiêu của đề tài 9
4. Giả thuyết khoa học 9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 9
6. Đối tượng nghiên cứu 9
7. Phạm vi nghiên cứu 10
8. Phương pháp nghiên cứu đề tài 10
NỘI DUNG
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC SỬ DỤNG WEBSITE DẠY HỌC VẬT LÝ
1.1. Cơ sở lý luận về sử dụng Website trong DH Vật lí 11
1.1.1. Các chức năng của việc sử dụng MVT hỗ trợ DH 11
1.1.2. Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản 13
1.1.3. Vai trò của Website trong DH Vật lí 15
1.1.4. Tổ chức DH thông qua các Website Vật lí 17
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng Website hỗ trợ DH 20
1.2.1. Thực trạng việc sử dụng CNTT trong DH 20
1.2.2. Sử dụng Website trong DH Vật lí hiện nay ở trường phổ thông 22
1.2.3. Những thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng Website DH 23
1.3. Xây dựng Website DH 25
1.3.1. Quy trình xây dựng Website DH 25
1.3.2.Xây dựng Website với sự hỗ trợ trực tuyến 27
1.3.3. Xây dựng Website DH với phần mềm DREAMWEAVER 31
1.4. Kết luận chương I 31
Chương II. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG WEBSITE DẠY HỌC VẬT LÝ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Thiết kế Website DH Vật lí 34
2.1.1. Xây dựng Website DH Vật lí THP . 34
2.1.2. Một số nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng Website DH 34
2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho Website 37
2.2.1. Cấu trúc cơ sở dữ liệu 37
2.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu 37
2.3. Nội dung Website Dạy học Vật lí THPT 41
2.3.1. Giới thiệu Website DH 41
2.3.2. Nội dung các site chính trong Website DH 42
2.3.3. Hướng dẫn khai thác thông tin trong Website 46
2.4. Quy trình sử dụng Website DH 47
2.6. Kết luận chương II 49
Chương III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của TN sư phạm 51
3.1.1. Mục đích TN sư phạm 51
3.1.2. Nhiệm vụ TN sư phạm 51
3.2. Đối tượng và nội dung TN sư phạm 51
3.2.1. Đối tượng TN sư phạm 51
3.2.2. Nội dung TN sư phạm 51
3.3. Phương pháp TN sư phạm 52
3.3.1. Chọn mẫu TN 52
3.3.2. Thực hiện giảng dạy 52
3.3.3. Kiểm tra đánh giá 52
3.4. Kết quả TN sư phạm 52
3.4.1. Nhận xét về tiến trình DH 52
3.4.2. Đánh giá kết quả TN sư phạm 53
3.5. Kết luận chương III 56
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế và sử dụng website dạy học vật lý trung học phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XUÂN MỸ
ThS. NGUYỄN NGỌC NGHĨ
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG WEBSITE DẠY HỌC
VẬT LÝ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC HỌC
CẨM MỸ, 2010
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
BGĐT
Bài giảng điện tử
CNTT
Công nghệ thông tin
DH
Dạy học
ĐC
Đối chứng
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
HĐDH
Hoạt động dạy học
HĐNT
Hoạt động nhận thức
MVT
Máy vi tính
PPDH
Phương pháp dạy học
PTDH
Phương tiện dạy học
QTDH
Quá trình dạy học
SGK
Sách giáo khoa
SGV
Sách giáo viên
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TN
Thực nghiệm
TNKQ
Trắc nghiệm khách quan
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
Trang
Bảng 3.1. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra 53
Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất của hai nhóm ĐC và TN 54
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất lũy tích 54
Đồ thị 3.1. Đồ thị phân bố điểm của hai nhóm ĐC và TN 54
Đồ thị 3.2. Đồ thị phân phối tần suất 55
Đồ thị 3.3. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích 55
Hình 1.1. Trang chủ dịch vụ freewebtemplate.com 29
Hình 1.2. Một số mẫu thiết kế Website trong freewebtemplates 29
Hình 1.3. Tạo hiệu ứng Text trong Cooltext.com 30
Hình 1.4. Trang tạo button trong www.cooltext.com 30
Hình 1.5. Trang khởi động của Dreamweaver 31
Hình 2.1. Cấu trúc của Website 37
Hình 2.2. Cấu trúc dữ liệu 37
Hình 2.3. Soạn câu hỏi và làm đề trắc nghiệm với EMPTest 40
Hình 2.4. Site Trang chủ 42
Hình 2.5. Site Cơ sở Vật lí 42
Hình 2.6. Site Sách giáo khoa 43
Hình 2.7. Site Sách giáo viên 43
Hình 2.8. Site Từ điển 43
Hình 2.9. Site Trao đổi - Góp ý 44
Sơ đồ 1. Quy trình thiết kế Website dạy học 25
Sơ đồ 2. Quy trình sử dụng Website dạy học 48
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những thành tựu của khoa học công nghệ đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế tri thức và nền giáo dục điện tử phát triển có tính chất toàn cầu hóa đã làm thay đổi nhiều hoạt động của xã hội loài người. Nền văn minh công nghiệp đã chuyển thành nền văn minh thông tin, một số quốc gia áp dụng những tiến bộ mới của công nghệ, đặc biệt là CNTT để phát triển và hội nhập.
Sự xuất hiện nền kinh tế toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức đang đưa xã hội loài người tới một kỷ nguyên mới, trong đó giáo dục cũng phải biến đổi phù hợp với sự biến đổi của xã hội. Sự nghiệp giáo dục của tất cả các quốc gia đã và đang đối mặt với những thách thức mới, những nhiệm vụ mới trước sự ra đời của một nền giáo dục điện tử, trong đó phương thức dạy và học chủ yếu dựa vào các thiết bị điện tử, sự tương tác giữa người dạy và người học thông qua mạng máy tính là tất yếu.
Ở nước ta hiện nay, CNTT đã và đang làm ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực hoạt động của con người, việc truy cập Internet là tương đối thông dụng đối với mọi người. Việc xem Internet là phương tiện giảng dạy và học tập trở nên quen thuộc với GV và HS cấp trung học.
Để theo kịp sự phát triển của thời đại và hòa nhập vào xu thế phát triển chung trên thế giới đòi hỏi sự nghiệp giáo dục phải đổi mới toàn diện, nhằm đạt hiệu quả cao trong giáo dục. Nghị quyết lần thứ II Ban Chấp Hành Trung ương Đảng nêu rõ: “Đổi mới PPDH ở tất cả các cấp học, bậc học, khuyến khích tự học, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề” [10].
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 đã xác định: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ GV và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của HS, sinh viên. Coi trọng bồi dưỡng cho HS, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp của bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trao dồi cho HS, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại. Triển khai thực hiện hệ thống kiểm định khách quan, trung thực chất lượng, đào tạo” [1].
Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, nêu ở mục 5.2: “ Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của HS, sinh viên trong quá trình học tập…” [23].
Chỉ thị 58/2000/TW của bộ chính trị: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục đào tạo ở cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục đào tạo, kết nối Internet với tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo” [10].
Năm học 2008 – 2009 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Năm học 2008 – 2009 được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Cùng với sự phát triển CNTT, Internet được HS sử dụng như một phương tiện học tập để tiếp cận với kho tàng kiến thức phong phú của nhân loại. Trong quá trình giảng dạy và học tập, GV và HS đã sử dụng tài liệu từ các Website nhằm làm phong phú thêm kiến thức đã được biên soạn trong sách giáo khoa.Việc sử dụng Website làm phong phú thêm bài học, gắn liền kiến thức được học trong nhà trường với kho tàng tri thức có trong nhân loại, nâng cao chất lượng học tập, gây hứng thú cho HS trong quá trình DH, tạo nên động cơ thích tìm tòi khám phá cho HS trong quá trình học tập. Trong quá trình giảng dạy đòi hỏi GV phải phấn đấu bồi dưỡng thêm kiến thức, làm phong phú hơn hiểu biết của bản thân, cập nhật được với kiến thức nhân loại, điều đó dễ dàng hơn khi thông qua mạng Internet. Việc sử dụng Website ngoài việc tạo điều kiện cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức một cách có định hướng, nó còn là động lực để cho người thầy không ngừng đổi mới PPDH và nội dung kiến thức truyền thụ cho HS phải được cập nhật theo kiến thức mới nhất. Những vấn đề trên có thể thực hiện thông qua Internet là thuận tiện nhất.
Tình hình nghiên cứu và ứng dụng CNTT ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành một phần không thể thiếu của đời sống kinh tế và văn hóa xã hội. Trong giáo dục, việc nghiên cứu tiếp cận những ứng dụng CNTT vào DH đã đang được tiến hành một cách nhanh chóng và có hệ thống.
MVT là công cụ có thể được sử dụng vào những giai đoạn khác nhau của quá trình DH đặc biệt với DH Vật lí, MVT có thể thay thế nhiều phương tiện DH như: tranh ảnh, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị, âm thanh, hình ảnh, các thí nghiệm…để minh họa và trình bày kiến thức một cách sinh động, mô phỏng diễn tiến các quá trình theo mục đích, yêu cầu đã định trước, mà các quá trình trong thực tế khó thực hiện, khó tiếp cận được [13].
Trong nhà trường hiện nay, việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, nhất là MVT là một xu hướng để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây MVT sử dụng có thể hỗ trợ cho quá trình DH. Đó là việc truyền thụ kiến thức, phát huy khả năng tự học, rèn luyện kỹ năng thực hành, ôn tập kiến thức của HS, góp phần thuận lợi cho việc tổ chức HĐNT của HS trong quá trình học tập. Trong chương trình Vật lí THPT, việc ứng dụng máy tính đặc biệt là áp dụng Website vào DH sẽ làm phong phú thêm kiến thức cho HS, tạo nên động cơ hứng thú học tập cho HS góp phần vào phát triển khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức cho HS.
Từ những lý do trên, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô giáo và HS khai thác thông tin trong quá trình dạy và học, chúng tôi lựa chọn đề tài : “Thiết kế và sử dụng Website Dạy học Vật lí THPT”, mong rằng nội dung này sẽ giúp thầy cô và các em HS thuận tiện hơn trong việc nghiên cứu và tiếp cận với kiến thức mới.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Vấn đề đưa CNTT vào giảng dạy ở các cấp học ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu, đây là vấn đề quan trọng trong xu thế hội nhập với giáo dục của thế giới. Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả: GS. Hoàng Tụy, PGS.TS. Lê Công Triêm, PGS.TS. Nguyễn Quang Lạc. PGS.TS. Phạm Xuân Quế, GS.TSKH. Nguyễn Bá Kim, TS. Phan Gia Anh Vũ, TS. Nguyễn Huy Tú…đã bước đầu đi đến những nhận định về vai trò, những ưu khuyết điểm của việc sử dụng MVT trong DH, áp dụng trong hoàn cảnh nước ta.
Kết quả nghiên cứu của các công trình này cho thấy: MVT sử dụng trong DH có thể giải quyết được các nhiệm vụ cơ bản của quá trình DH, từ truyền thụ tri thức đến phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng thực hành, ôn tập củng cố, kiểm tra đánh giá cho đến giáo dục nhân cách con người mới. Nó không chỉ phù hợp cấu trúc logic, đặc điểm của quá trình DH mà còn có thể ứng dụng trong nhiều phương pháp, tình huống DH khác nhau. Các tác giả cũng định hướng trong việc sử dụng MVT trong DH.
Nhiều luận án tiến sĩ đã nghiên cứu đưa CNTT vào DH nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy của GV và học tập của HS ở trường phổ thông hiện nay như: Phan Gia Anh Vũ với: “Nghiên cứu xây dựng và sử dụng phần mềm DH cho chương trình động học và động lực học lớp 10 phổ thông trung học” đã nghiên cứu khai thác phần mềm Pakma trong các thí nghiệm cũng như trong các quá trình xây dựng mô hình về động học và động lực học. Trần Huy Hoàng với luận án: “Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của MVT trong DH một số kiến thức cơ học và nhiệt học THPT”, đề cập đến việc sử dụng MVT để tạo ra các thí nghiệm ảo hoặc thí nghiệm mô phỏng. Từ đó thiết kế tiến trình DH cho một số bài thuộc phần cơ học và nhiệt học lớp 10. Nguyễn Xuân Thành với luận án: “Xây dựng phần mềm phân tích video và tổ chức HĐNT của HS trong DH các quá trình cơ học biến đổi nhanh theo quan điểm của lý luận DH hiện đại”. Mai Văn Trinh với luận án: “Nâng cao hiệu quả DH Vật lí trong nhà trường phổ thông trung học thông qua việc sử dụng MVT và các phương tiện DH hiện đại” đã sử dụng ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal, Visual Basic… để xây dựng một số phần mềm DH Vật lí. Những phần mềm này với mục đích mô phỏng các hiện tượng, quá trình Vật lí để hỗ trợ GV giảng dạy phần quang hình và động học. Vương Đình Thắng với luận án: “Nghiên cứu sử dụng MVT với Multimedia thông qua việc xây dựng và khai thác Website DH môn Vật lí lớp 6 ở trường THCS” [12], [21], [32].
Các công trình nghiên cứu trên đều khẳng định vai trò quan trong của CNTT, Internet. DH với sự hỗ trợ của MVT đã góp phần tích cực hóa HĐNT của HS, đã giải quyết tốt các nhiệm vụ cơ bản của quá trình DH, truyền thụ tri thức, phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng thực hành, ôn tập, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.
Một số Website hỗ trợ DH đã xuất hiện nhiều hiện nay trên mạng Internet, nó đã đáp ứng một phần nào nhu cầu tìm hiểu và học tập Vật lí. Một số Website được sử dụng nhiều trong DH Vật lí hiện nay như:
www.phycisclassroom.com, www.colorado.edu, www.ephysicvn.com,
www.mix.belkemeyley.edu, www.giaovien.net, www.tvtl.bachkim.com,
www.vatlysupham.com, www.vatlyvietnam.net, www.thuvienvatly.com...
Các Website này chủ yếu cung cấp kiến thức, các BGĐT, thư viện các hình ảnh, trao đổi thông tin…mà chưa đi sâu vào việc ứng dụng trực tiếp vào quá trình DH ở trường phổ thông.
Như vậy việc thiết kế và sử dụng Website dạy học Vật lí THPT chưa được thực hiện. Việc thực hiện được Website này là việc làm góp phần đổi mới PPDH, nâng cao hiệu quả đào tạo ở trường THPT, việc làm này cần thiết đối với mỗi GV chúng ta, góp phần vào sự thành công của giáo dục nước nhà.
3. Mục tiêu của đề tài
Thiết kế và sử dụng có hiệu quả Website Dạy học Vật lí THPT góp phần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa HĐNT của HS.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu việc thiết kế và sử dụng Website DH một cách thích hợp thì sẽ có tác dụng hỗ trợ tốt cho các hoạt động DH của GV và việc tích cực hóa HĐNT của HS, đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lí ở trường THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng Website trong quá trình DH Vật lí THPT.
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Vật lí THPT.
- Nghiên cứu thiết kế Website DH Vật lí THPTvà việc sử dụng chúng trong DH.
- Tiến hành TN để kiểm chứng hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng Website Vật lí THPT.
6. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động dạy và học Vật lí ở trường phổ thông.
- Việc sử dụng Website trong quá trình DH.
7. Phạm vi nghiên cứu
Thiết kế Website Vật lí THPT và sử dụng chúng trong DH Vật lí ở trường THPT tại Đồng nai.
8. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu văn kiện của Đảng và của ngành giáo dục.
- Nghiên cứu tài liệu về giáo dục học và phương pháp giảng dạy Vật lí.
- Nghiên cứu các tài liệu thiết kế Website. Nghiên cứu các tài liệu thiết kế bài dạy bằng giáo án điện tử.
Nghiên cứu TN:
- Tham khảo các tài liệu về giảng dạy Vật lí THPT trên Internet.
- Nghiên cứu và sử dụng một số phần mềm thiết kế sử dụng cho đề tài về thí nghiệm ảo, các bài trắc nghiệm khách quan…
- Thiết kế Website.
- Chọn dạy TN ở trường THPT Xuân Mỹ.
Nghiên cứu thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày kết quả TN sư phạm và kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm ĐC và TN.
NỘI DUNG
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC SỬ DỤNG WEBSITE DẠY HỌC VẬT LÝ
1.1. Cơ sở lý luận về sử dụng Website trong DH Vật lí
1.1.1. Các chức năng của việc sử dụng MVT hỗ trợ DH
Theo Vưgôtxky thì trong quá trình phát triển tâm lý con người hoàn thiện công việc của mình chủ yếu bằng cách phát triển các phương tiện hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật. Ông cho rằng DH có hiệu quả hơn khi HS tham gia các hoạt động của môi trường hỗ trợ học tập khi học nhận được những hướng dẫn gián tiếp của các công cụ học tập. Những công cụ này được định nghĩa như những chiến lược nhận thức, người cố vấn, bạn cùng học, máy tính, tư liệu hay dụng cụ nào cung cấp thông tin cho người học. Vai trò của các công cụ này là chủ động hỗ trợ người học hoàn thành nhiệm vụ học tập gần với giới hạn trên của vùng phát triển gần và thoát khỏi sự trợ giúp khi người học đạt mức độ tự tin hơn [12].
Để lĩnh hội kiến thức thì phải có sự tương quan hợp lý giữa lời nói của GV với các phương tiện trực quan, hình thành những biểu hiện cụ thể trong nhận thức của HS. MVT tạo nên động cơ học tập tích cực cho HS, tạo cho HS sự chú ý cao độ và hứng thú học tập. Học tập với MVT, HS được sự tác động đồng thời của nhiều hình thức nghe nhìn.
DH với MVT sẽ tạo môi trường tương tác cao tác động tới HS, giúp HS hình thành những nét nhân cách: tính trung thực, sự tò mò, lòng kiên nhẫn, khả năng sáng tạo, niềm tin. Làm tăng tính trực quan trong học tập. MVT có thể mô phỏng, minh họa các hiện tượng, các quá trình mà mắt thường không thể quan sát được, có thể lặp lại vô hạn một vấn đề.
Giao tiếp người - máy trong quá trình học tập là hoàn toàn chủ động. Tạo điều kiện để chương trình hóa không những nội dung kiến thức mà còn cả con đường tiếp thu tri thức, vì thế có thể điều khiển được quá trình DH. Tiết kiệm được thời gian lên lớp của GV, có thể tự động hóa hoạt động dạy của GV ở mức độ cao.
MVT cho phép củng cố ngay tức thời và thường xuyên hơn so với DH truyền thống, kế thừa kết quả của quá trình DH trước đó tốt, do đó có thể mở rộng kiến thức cho HS. MVT có thể đánh giá kết quả học tập một cách nhanh chóng và đồng loạt ở các đối tượng HS một cách công bằng, khách quan với độ tin cậy cao; có thể sao lưu và cập nhật kết quả học tập của HS một cách nhanh chóng. Các thí nghiệm tự động hóa có sự trợ giúp của MVT thực hiện một cách chính xác và nhanh chóng, khả năng biểu diễn kết quả đo đa dạng. Với phần mềm thích hợp cùng các thiết bị ngoại vi kèm theo giúp cho GV thực hiện tốt các giai đoạn trong quá trình DH.
MVT có thể sử dụng ở mọi giai đoạn của quá trình DH: củng cố trình độ tri thức xuất phát, xây dựng nội dung mới, ôn tập và vận dụng kiến thức đã học, hệ thống hóa kiến thức, kiểm tra đánh giá kết quả nhận thức, kỹ năng của HS.
Chức năng phương tiện DH của MVT: Tăng cường tính trực quan, lưu trữ, truyền dẫn và xử lý thông tin, điều chỉnh hoạt động học tập, hỗ trợ HS trong quá trình ôn tập. Cải tiến hình thức kiểm tra, đánh giá kiến thức HS. MVT có thể tự động hóa thiết kế các mô hình Vật lí, thí nghiệm mô phỏng, tự động hóa các thí nghiệm. Tổ hợp MVT và các phương tiện DH hiện đại: máy quét, màn hình, projector, digital camera, máy ảnh kỹ thuật số, máy in tạo nên phương tiện DH thuận tiện nhất đáp ứng mọi yêu cầu của dạy và học hiện nay.
MVT với hệ thống đa phương tiện (Multimedia): Đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông là phương pháp giới thiệu thông tin bằng máy tính, sử dụng đồng thời nhiều phương tiện truyền thông như tin văn bản, đồ họa và âm thanh cùng với sự gây ấn tượng bằng tương tác, những tiến bộ đạt được trong việc đồng bộ âm thanh và video cho phép hiển thị một cách sinh động hình ảnh. Các công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng nếu một phương tiện DH kết hợp được các yếu tố nghe - nhìn - điều khiển thì làm tăng khả năng tiếp thu tri thức và khả năng ghi nhớ các kiến thức đã lĩnh hội được của HS. MVT khi kết hợp với hệ thống đa phương tiện hoàn toàn đáp ứng được khả năng nghe - nhìn - điều khiển.
MVT với E-learning: Hình thức học tập E-learning được sử dụng rộng rãi chính vì nó tạo cơ hội học tập cho mọi người (anyone), có thể học mọi nơi (anywhere), học mọi lúc (anytime), học suốt đời (to learn one’s own pace), tạo ra sự giáo dục bình đẳng cho mọi người.
DH với mạng máy tính và Internet: Internet là hệ thống mạng máy tính được liên kết với nhau trên phạm vi toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu, qua đó giúp người dạy tiếp cận được với kho kiến thức vô cùng phong phú của nhân loại.
Sử dụng Web tạo môi trường tương tác để HS hoạt động và thích nghi với MVT. Sử dụng Web như công cụ hỗ trợ quá trình giảng dạy, học tập, sử dụng Web trong việc hỗ trợ quản lý học tập.
1.1.2. Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản
1.1.2.1. HTML (Viết tắt của chữ HyperText Markup Language) là một ngôn ngữ máy tính sử dụng rộng rãi để tạo trang Web. Như vậy, một trang Web cũng còn được gọi là một tài liệu HTML.
HTML là một hệ thống để tạo hoặc đánh dấu một tài liệu nhằm cho biết cấu trúc logic của nó và đưa ra các chỉ dẫn về layout của nó trên trang dành cho việc truyền điện tử và hiển thị. Các tài liệu HTML có phần mở rộng .html hoặc .htm. Có thể hiển thị các tài liệu HTML trên bất kỳ máy tính nào, không cần phải tạo ra HTML riêng biệt dành cho các loại máy tính khác nhau, các tài liệu này truyền trên Web một cách nhanh chóng.
1.1.2.2. World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, mạng lưới toàn cầu là một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính nối với mạng Internet. Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm là từ đồng nghĩa với chính thuật ngữ Internet. Nhưng Web thực ra chỉ là một trong các dịch vụ chạy trên Internet, chẳng hạn như dịch vụ thư điện tử. Web được phát minh và đưa vào sử dụng vào khoảng năm 1989, bởi viện sĩ Viện Hàn lâm Anh Tim Berners-Lee và Robert Cailliau (Bỉ) tại CERN, Geneva, Switzerland. Tim Berners-Lee, người sáng lập World Wide Web suy nghĩ về Web: “Khi tôi đề cập đến mạng năm 1989, một điều thôi thúc tôi là đem kiến thức ra để chia sẻ, tuyên truyền, gắn kết nhân viên công sở với người nhà” [33].
Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử dụng một chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để xem siêu văn bản. Chương trình này sẽ nhận thông tin (documents) tại ô địa chỉ (address) do người sử dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa chỉ được gọi là tên miền (domain name)), rồi sau đó chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ (web server) và hiển thị trên màn hình máy tính của người xem. Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để nối với các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong một quá trình tương tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt Web.
1.1.2.3. Trang Web (Web page) là trang tin trên mạng Internet. Mỗi trang Web được đánh dấu bằng một địa chỉ để phân biệt với các trang Web khác và giúp mọi người truy cập đến. Nội dung thông tin trên trang Web được diễn tả một cách sinh động bằng văn bản, đồ họa, ảnh tĩnh, ảnh động, âm thanh, video…
1.1.2.4. Website là một tập hợp các trang Web có liên quan với nhau, trên mỗi Website có một trang Web xuất phát gọi là trang chủ và các trang Web khác gọi là trang con. Nơi trình diễn các trang Web được gọi là Site. Tuỳ theo số lượng thông tin trình bày mà trong một Website có thể có một hoặc nhiều Site .
Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mãi và chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet.
1.1.2.5. Website DH
Xuất phát từ khái niệm của Website ở trên, ta có thể hiểu Website DH là phương tiện DH (dưới dạng phần mềm trên máy tính) được tạo ra bởi các siêu văn bản. Website DH là một Website được tạo ra bởi các siêu văn bản (đó là các tài liệu điện tử), trên đó bao gồm một tập hợp các công cụ tiện ích và các siêu giao diện (trình diễn các thông tin đa phương tiện như văn bản, hình ảnh, âm thanh...), để hỗ trợ cho việc dạy và học, cung cấp cho nhiều đối tượng sử dụng khác trên mạng máy tính. Các siêu văn bản chứa đựng các tài liệu liên quan đến chương trình học tập của HS và tài liệu tham khảo cho GV [20], [21].
Website DH sẽ hỗ trợ cho GV, HS, nhà quản lí trao đổi thông tin hai chiều, nhằm giúp cho mọi người định hướng được cách tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả nhất. Đồng thời là diễn đàn trao đổi thông tin và chia sẽ với mọi người những vấn đề quan tâm trong công tác giảng dạy và học tập. Website DH góp phần tích cực trong việc đổi mới PPDH, sử dụng Website DH đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa cách tiếp cận kiến thức cho HS, góp phần vào thành công chung của giáo dục hiện nay.
1.1.3. Vai trò của Website trong DH Vật lí
1.1.3.1. Vai trò của Website DH trong việc đổi mới PPDH
CNTT nói chung và mạng Internet nói riêng đã mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới PPDH đặc biệt là khả năng tự học của HS. Trước đây DH lấy người thầy làm trung tâm, người thầy phải làm sao cho dễ hiểu, HS nhớ lâu thì nay PPDH lấy HS làm trung tâm, HS chủ động tiếp thu kiến thức thì Website DH đóng vai trò quan trọng. Với những ưu điểm nổi trội Website DH là nơi lưu trữ thông tin, cập nhật kiến thức, trình bày có hệ thống nội dung kiến thức chương trình và liên kết đến các nội dung liên quan nên phát huy khả năng tự học, tự tìm tòi phát hiện kiến thức mới của HS góp phần đổi mới PPDH hiện nay.
Thực tế giảng dạy ở các nước phát triển trên thế giới cho thấy MVT đã vượt qua các phương tiện truyền thống như bảng đen, phim ảnh thâm nhập sâu vào một số bước của quá trình DH, những ưu thế của MVT nhờ vào khả năng tính toán nhanh và chính xác, biến đổi số liệu thành đồ họa và ngược lại, khả năng tương tác giữa người sử dụng và máy tính, truyền đạt thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau.
Cùng với sự phát triển rộng rãi của hệ thống đa phương tiện và mạng Internet trong DH thì Website càng được phát huy hơn bao giờ hết. Website không chỉ cung cấp thông tin dưới dạng văn bản đơn thuần mà còn cung cấp thông tin dưới dạng hình ảnh, âm thanh, video. HS chỉ cần dùng các địa chỉ quen thuộc hoặc tìm kiếm trên Internet là có thể tìm được nội dung cần thiết cần tham khảo để học tập, khả năng phát huy tính tự học của HS được nâng cao. Thông tin được cung cấp trích từ nguồn dữ liệu phong phú từ các Website có trên mạng, qua đó người học tìm kiếm, sắp xếp, phân loại, chọn lọc cho phù hợp với khả năng và trình độ của HS.
Nếu tìm được thông tin thích hợp trên Website người học có thể điều chỉnh, hoàn thiện và phát triển hoạt động học tập của mình, làm kích thích động cơ hứng thú học tập của HS, kích thích việc tìm tòi, phát hiện kiến thức mới, phát huy khả năng tự học của HS, góp phần nâng cao kết quả học tập của HS. Dựa vào kết quả học tập của HS được cập nhật thường xuyên trong Website DH mà HS có thể điều chỉnh hoạt động học tập của mình cho thích hợp, việc điều chỉnh đó được tiến hành với nội dung, phương pháp và tiến trình học tập, dựa vào Website DH HS có thể xác định đúng và nhanh chóng kiến thức nào cần phải ôn lại để bổ sung vào hệ thống kiến thức đã có.
Các nội dung luyện tập và kiểm tra dựa trên Website DH giúp cho HS phát huy khả năng tự học ở nhà của mình, từ những nội dung có sẵn trên web mà HS t
File đính kèm:
- Thiet ke va su dung Website day hoc Vat ly THPT.doc