I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh biết:
- Biết phương pháp kiểm tra phanh xe đạp.
- Biết những nguyên nhân hư hỏng của phanh và biện pháp khắc phục.
- Điều chỉnh được phanh xe, cổ phuốc.
- Có ý thức thực hiện các công việc theo đúng quy trình kỹ thuật, biết
tự kiểm tra, đánh giá.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Chuẩn bị hộp dụng cụ sửa chữa xe đạp, xe đạp
- Nguyên vật liệu: Giẻ lau, dầu hoả, mỡ công nghiệp
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hành chỉnh phanh, cổ phuốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 50
Bài 5: TH chỉnh phanh, cổ phuốc ( Tiếp )
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh biết:
- Biết phương pháp kiểm tra phanh xe đạp.
- Biết những nguyên nhân hư hỏng của phanh và biện pháp khắc phục.
- Điều chỉnh được phanh xe, cổ phuốc.
- Có ý thức thực hiện các công việc theo đúng quy trình kỹ thuật, biết
tự kiểm tra, đánh giá.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Chuẩn bị hộp dụng cụ sửa chữa xe đạp, xe đạp
- Nguyên vật liệu: Giẻ lau, dầu hoả, mỡ công nghiệp
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức 2/:
Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung ghi bảng
2.Kiểm tra bài cũ:
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học
sinh.
3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
HĐ1. Giới thiệu bài thực hành.
GV: Nêu mục tiêu bài thực hành,
những điều kiện cụ thể để thực hiện
bài thực hành Chia lớp thành 4
nhóm nhỏ, chia dụng cụ cho mỗi
nhóm, các nhóm trưởng kiểm tra
dụng cụ của nhóm mình. nhắc nhở
vệ sinh an toàn lao động
HĐ2.Tìm hiểu phương pháp kiểm
tra và điều chỉnh cổ phuốc.
GV: Thực hiện lại thao tác kiểm tra
3/
35/
I. Chuẩn bị.
- SGK
II. Quy trình thực hành.
1. Kiểm tra và điều chỉnh
phanh.
2.Kiểm tra và điều chỉnh cổ
phuốc.
a) Kiểm tra cổ phuốc.
- SGK
và đồng thời giải thích học sinh
quan sát .
HS: Thực hành kiểm tra cổ phuốc
dưới sự giám sát của giáo viên.
GV: Giải thích quy trình điều chỉnh
cổ phuốc theo sơ đồ đã chuẩn bị
trước, quy trình gồm 4 bước
GV: Thực hiện từng bước kết hợp
giải thích, chú ý nhấn mạnh cách sử
dụng, dụng cụ.
GV: Yêu cầu học sinh phải nhìn rõ
các thao tác của giáo viên.
HS: Thực hành theo các thao tác mà
giáo viên đã hướng dẫn.
GV: Theo dõi và uốn nắn các thao
tác cho học sinh.
3/
b) Điều chỉnh cổ phuốc.
Bước 1: Dùng mỏ- lết vặn (
hoặc đột và búa) để nới lỏng đai
ốc hãm cổ phuốc ( hình 26).
Bước 2: Dùng kìm mỏ quạ hoặc
đột siết dần nắp bát phuốc vào
tới khi hết rơ và quay tay lái
được nhẹ nhàng ( hình27)
Bước 3: Siết chặt đai ốc hãm.
Bước 4: Kiểm tra.
- Xoay thửi tay lái về cả hai
phía, nếu thấy nhẹ nhàng, không
lỏng hoặc quá chặt là được.
4.Củng cố:
GV: Nhận xét đánh giá về sự chuẩn
bị dụng cụ vật liệu, vệ sinh an toàn
lao động.
-Có bao nhiêu học sinh thực hiện
đúng quy trình, chất lượng sản
phẩm tốt
Có bao nhiêu học sinh chưa thực
hiện đúng quy trình.
5 Hướng dẫn về nhà 2/:
- Về nhà thực hành, tiếp tục luyện tập, thực hành cho
thành thạo
- Chuẩn bị: hộp đồ sửa chữa xe đạp, rẻ lau, mỡ công
nghiệp để giờ sau
thực hành tiếp.
File đính kèm:
- thuc_hanh_chinh_phanh_co_phuoc.pdf