Thực hành vẽ biểu đồ bằng Excel và Sơ đồ tư duy Mind Manager 8.0 (Phần 1)

PHẦN THỨ NHẤT

ỨNG DỤNG EXCEL TRONG VIỆC VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ

I/ Khái quát chung:

EXCEL là một bảng tính điện tử nằm trong bộ MICROSOFT OFFICE, chạy trong môi trường WINDOWS, chuyên dùng để tạo các bảng biểu tính toán, thống kê, vẽ các loại biểu đồ,

II/ Vẽ các loại biểu đồ:

A/ Vẽ các loại biểu đồ theo kiểu Chuẩn (Standard Types):

Thực hiện các bước sau: (Excel 2003)

- Nhập bảng số liệu vào bảng tính Excel

- Tô đậm bảng số liệu cần vẽ (lưu ý nên bỏ trống ô ghi năm vì Excel sẽ thêm 1 đối tượng nữa vào biểu đồ), vào Insert  chọn Chart hoặc chọn biểu tượng trên thanh công cụ.

- Chọn loại biểu đồ cần vẽ, vào Standard Types hoặc Custom Types (thông thường chọn Standard Types):

 

doc35 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thực hành vẽ biểu đồ bằng Excel và Sơ đồ tư duy Mind Manager 8.0 (Phần 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT ỨNG DỤNG EXCEL TRONG VIỆC VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ I/ Khái quát chung: EXCEL là một bảng tính điện tử nằm trong bộ MICROSOFT OFFICE, chạy trong môi trường WINDOWS, chuyên dùng để tạo các bảng biểu tính toán, thống kê, vẽ các loại biểu đồ, II/ Vẽ các loại biểu đồ: A/ Vẽ các loại biểu đồ theo kiểu Chuẩn (Standard Types): Thực hiện các bước sau: (Excel 2003) - Nhập bảng số liệu vào bảng tính Excel - Tô đậm bảng số liệu cần vẽ (lưu ý nên bỏ trống ô ghi năm vì Excel sẽ thêm 1 đối tượng nữa vào biểu đồ), vào Insert à chọn Chart hoặc chọn biểu tượng trên thanh công cụ. - Chọn loại biểu đồ cần vẽ, vào Standard Types hoặc Custom Types (thông thường chọn Standard Types): + Column: vẽ biểu đồ cột + Line: vẽ biểu đồ đường + Pie: vẽ biểu đồ tròn + Area: vẽ biểu đồ miền Giao diện đối với Excel 2007 A.1/ Vẽ biểu đồ cột: - Nhập bảng số liệu vào bảng tính Excel và tô đậm bảng số liệu cần vẽ. Nên bỏ trống trước khi tô bảng - Vào Insert à chọn Chart hoặc chọn biểu tượng trên thanh công cụ. - Chọn loại biểu đồ cần vẽ, vào Standard Types à chọn Column - Sau đó chọn Next, xuất hiện hộp thoại Chart Wizard: - Sau đó chọn Next, xuất hiện hộp thoại: Lưu ý: + Titles: thể hiện Tên biểu đồ (Chart title), đơn vị trục hoành (Category (X) axis), đơn vị trục tung (Value (Y) axis) + Axes: khoảnh cách thời gian (nên chọn Times – scale nếu bảng số liệu có thời gian) + Gridlines: lưới trên biểu đồ (nên bỏ chọn Major gridline trừ trường hợp biểu đồ rơi) + Legend: chọn vị trí đặt bảng chú giải: Bottom (dưới), Top (trên), Right (phải), Left (trái) + Data Labels: thể hiện số liệu trên biểu đồ (chọn Value). + Data Table: thể hiện bảng số liệu kèm theo trên biểu đồ (thông thường ít sử dụng). - Sau đó chọn Next, xuất hiện hộp thoại: - Tiếp tục chọn Finish, xuất hiện biểu đồ cần vẽ: Để điều chỉnh biểu đồ, chọn đối tượng điều chỉnh, nhấp phải chuột chọn Chart Options - Sau đó xuất hiện hộp thoại: Dưới đây là biểu đồ đã được chỉnh sửa: Để chọn ký hiệu phù hợp, dễ nhìn cho các bài soạn của giáo viên (trong trường hợp in ra giấy A4, màu trắng đen). Chọn đối tượng thay đổi ký hiệu, nhấp phải chuột chọn Format Data Series Sau đó, xuất hiện hộp thoại, chọn Patterns à Fill Effects Tiếp tục xuất hiện hộp thoại Fill Effects: chọn Pattern à vào nút Foreground chọn màu đen. Sau đó, chọn ký hiệu phù hợp, tùy chọn và OK. Giao diện trong Excel 2007 Thiết kế biểu đồ (Design) Loại biểu đồ (giống như Standard Types trong Excel 2003) Dữ liệu biểu đồ Bố trí biểu đồ: vị trí bảng chú giải, tên biểu đồ Kiểu biểu đồ Bố trí biểu đồ: Lưu ý phần Current Selection , Labels, Axes, Background Current Selection (Lựa chọn hiện thời): định dạng vùng vẽ Labels (nhãn): vị trí tiêu đề biểu đồ (Chart Title), tiêu đề trục (Axis Titles), vị trí bảng chú giải (Legend), vị trí hiện số liệu (Data Labels), hiện bảng dữ liệu (Data Table), Axes (trục): định dạng trục ngang (Primary Horizontal), dọc (Primary Veritical); đường lưới (Girdline) Background (nền): ẩn/hiện/định dạng vùng vẽ (Plot Area) Định dạng biểu đồ (Format): Shape Styles (các kiểu định dạng vùng): màu nền và đường viền cho vùng (vùng của biểu đồ sẽ thay đổi màu sắc,khi di chuyển chuột) Ngoài những kí hiệu có sẵn trên các thẻ nói trên, ta có thể định dạng các đối tượng trên biểu đồ bằng cách click phải đối tượng đó và chọn dòng cuối cùng. Ví dụ: + Format Chart Area: định dạng vùng biểu đồ + Format Plot Area: định dạng vùng vẽ + Format Data point: định dạng chuỗi dữ liệu + Format Axis: định dạng trục + Format Legend: định dạng bảng chú giải + Format Chart Title: định dạng tiêu đề biểu đồ. Bài tập thực hành: Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện qua bảng số liệu sau: 1/ Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị phân theo vùng (đơn vị: %) Đông Bắc 4,32 Tây Bắc 3,89 Đồng bằng sông Hồng 6,42 Bắc Trung Bộ 5,50 Duyên hải Nam Trung Bộ 5,36 Tây Nguyên 2,38 Đông Nam Bộ 5,47 Đồng bằng sông Cửu Long 4,52 Cả nước 4,82 2/ Diện tích cây công nghiệp lâu năm nước ta giai đoạn 1990 – 2005 (đơn vị: nghìn ha) Năm 1990 1995 2000 2005 Cây công nghiệp hàng năm 542,0 716.7 778,1 861,5 Cây công nghiệp lâu năm 657,3 902,3 1451,3 1633,6 A.2/ Biểu đồ đường biểu diễn: cách làm tương tự vẽ biểu đồ cột. Nhập bảng số liệu vào bảng tính Excel và tô đậm bảng số liệu cần vẽ à Chart. Vào Insert à chọn Chart à Line Tình hình hoạt động du lịch nước ta từ 1990 đến 2005  Năm 1990 1995 2000 2005 Khách nội địa (triệu lượt khách) 1.5 5.5 11.2 16 Khách quốc tế (triệu lượt khách) 0.3 1.4 2.1 3.5 Ở biểu đồ đường biểu diễn, để điểm đầu tiên các đường đặt nằm trên trục tung ta click phải vào trục ngang (hoặc các năm phía dưới) chọn Format Axis: bỏ chọn mục Value (Y) axis crosses between dates. Nếu ta thấy khoảng cách năm đều nhau (ở VD này là 5 năm, từ 1990 đến 2005), ta nên chia tỉ lệ khoảng cách 5 đơn vị để biểu đồ gọn và đẹp hơn (đánh vào ô Major unit số 5): Do phần lớn ta in trắng đen, nên các đường cần có kí hiệu khác nhau, ta chọn đường rồi click phải chọn Format Data Series à Pattern à Line à Custom Chiều rộng đường Chọn màu đường Chọn kiểu đường Chọn các kiểu chấm điểm Bài tập thực hành: Hãy vẽ biểu đồ đường thể hiện qua bảng số liệu sau: 1/ Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu nước ta giai đoạn 1990 – 2000 (đơn vị: tỷ USD) Năm 1990 1992 1994 1996 1998 2000 Giá trị xuất khẩu 2,4 2,5 4,1 7,3 9,4 14,5 Giá trị nhập khẩu 2,8 2,6 5,8 11,1 11,5 15,6 2/ Tình hình hoạt động du lịch nước ta từ 1990 đến 2005 Năm 1990 1995 2000 2005 Khách nội địa (triệu lượt khách) 1,5 5,5 11,2 16,0 Khách quốc tế (triệu lượt khách) 0,3 1,4 2,1 3,5 A.3/ Biểu đồ tròn: cách làm tương tự vẽ biểu đồ cột. Nhập bảng số liệu vào bảng tính Excel và tô đậm bảng số liệu cần vẽ à Chart. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994 phân theo ngành của nước ta năm 2006 (đơn vị: %)  Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 2006 78,2 19,6 2,2 Vào Insert à chọn Chart à Pie Bài tập thực hành: Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện qua bảng số liệu sau: 1/ Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ: (%) Các vùng 1995 2005 Trung du miền núi Bắc Bộ 6,3 4,6 Đồng bằng sông Hồng 17,7 19,7 Bắc Trung Bộ 3,6 2,4 Duyên Hải Nam Trung Bộ 4,8 4,7 Tây Nguyên 1,2 0,7 Đông Nam Bộ 49,4 55,6 Đồng bằng sông Cửu Long 11,8 8,8 Không xác định 5,2 3,5 2/ Giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản của nước ta (giá thực tế) (đơn vị: tỷ đồng) Năm 2000 2005 Nông nghiệp 129140,5 183342,4 Lâm nghiệp 7673,9 9496,2 Thủy sản 26498,9 63549,2 Tổng số 163313,3 256387,8 A.4/ Biểu đồ miền: cách làm tương tự vẽ biểu đồ cột. Nhập bảng số liệu vào bảng tính Excel và tô đậm bảng số liệu cần vẽ à Chart. Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng (đơn vị: %) Năm 1990 1995 2000 2005 Nông-lâm-ngư 45,6 32,6 29,1 25,1 Công nghiệp-xây dựng 22,7 25,4 27,5 29,9 Dịch vụ 31,7 42,0 43,4 45,0 Vào Insert à chọn Chart à Area Bài tập thực hành: Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện qua bảng số liệu sau: 1/ Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn của nước ta (đơn vị: %) Nguồn 1990 1995 2000 2005 Thuỷ điện 72,3 53,8 38,3 30,2 Nhiệt điện 20,0 22,0 29,4 24,2 Điezen 7,7 24,2 32,3 45,6 2/ Giá trị sản xuất thủy sản qua một số năm (đơn vị: tỷ đồng) Năm 1990 1995 2000 2005 Sản lượng 8135 13524 21777 38726 Khai thác 5559 9214 13901 15822 Nuôi trồng 2576 4310 7876 22904 A.5/ Biểu đồ kết hợp cột và đường biểu diễn: Nhập bảng số liệu vào bảng tính Excel và tô đậm bảng số liệu cần vẽ à Chart. Sản lượng than và dầu thô nước ta giai đoạn 1990 – 2005 Năm 1990 1995 2000 2005 Than (triệu tấn) 4,6 14,7 26,7 52,1 Điện (tỷ kw) 8,8 18,4 44,6 54,1 - Vào Insert à chọn Chart - Chọn Custom Types à chọn Line – Column on 2 Axes (2 trục tung – do có 2 đơn vị khác nhau) - Các bước tiếp theo giống cách vẽ các loại biểu đồ cột, đường, tròn, Biểu đồ được vẽ như sau: Bài tập thực hành: Hãy vẽ biểu đồ cột và đường thể hiện qua bảng số liệu sau: 1/ Quá trình đô thị hóa ở nước ta. Năm 1990 1995 2000 2005 Số dân thành thị (triệu người) 12,9 14,9 18,8 22,3 Tỷ lệ dân cư thành thị (%) 19,5 20,8 24,2 26,9 2/Tình hình dân số Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007 Năm 2000 2002 2004 2006 2007 Dân số (triệu người) 77653 79272 82031 84155 85195 Tỷ lệ gia tăng dân số (%) 1,36 1,32 1,40 1,26 1,23 A.6/ Biểu đồ Tháp dân số: Tháp dân số (còn gọi là tháp tuổi) là một dạng biểu đồ thanh ngang, thể hiện cơ cấu dân số phân theo độ tuổi và giới tính. - Cần chuyển các trị số về dân số nam về giá trị âm (nhân với -1). Ta thấy hình trên, F4 = -1*D4, sau đó sao chép công thức được toàn bộ cột F4:F21. Để vẽ biểu đồ, ấn giữ phím Ctrl + tô các ô nhóm tuổi, nữ, nam à vào Chart à chọn Standard Types à chọn Bar (chọn ô biểu đồ đầu tiên – Chart sub type): + Tiếp tục nhấn Next à Next à Finish + Click đúp vào cột biểu đồ, xuất hiện hộp thoại Format Data Series à chọn Option + Overlap, chọn 100 (để 2 cột ngang cân đối với nhau) + Gap width, chọn 0 (để các cột khích vào nhau) à OK + Click đúp vào nhóm tuổi, xuất hiện hộp thoại Format Axis à chọn Scale Ở mục Number of categories between tick-mark labels, chọn 1 à OK (để thể hiện nhóm tuổi cho tất cả các cột ngang) Ta được biểu đồ bên dưới: Để di chuyển nhóm tuổi về bên trái, click đúp vào nhóm tuổi, xuất hiện hộp thoại Format Axis à chọn Patterns: ở mục Tick mark labels à chọn mức Low à OK Ta được biểu đồ bên dưới: Để thay đổi dấu ( - ) của số lượng nhóm tuổi của Nam, click đúp vào số lượng nhóm tuổi của Nam, xuất hiện hộp thoại Format Axis à vào Number à chọn Number; ở ô Decimal places: chọn mức số 0 và ở ô Negative numbers: chọn dòng màu đỏ thứ 2 à OK Ta được biểu đồ dưới đây: Để đưa cột nhóm tuổi vào giữa biểu đồ nam và nữ, lần lượt vẽ từng biểu đồ thể hiện nữ hoặc nam trước. Sau đó di chuyển cột tuổi và Group lại 2 biểu đồ. Cách làm từng bước như sau: - Bước 1: tô đậm cột tuổi và cột nữ để vẽ biểu đồ thể hiện nhóm nữ trước. Thực hiện các bước giống như trên để có được biểu đồ. - Bước 2: vẽ biểu đồ thể hiện Nam như cách vẽ biểu đồ Nữ: tô đậm cột tuổi và cột nam để vẽ biểu đồ Thực hiện các bước giống như trên để có được biểu đồ Để xóa nhóm tuổi: click đúp vào nhóm tuổi, xuất hiện hộp thoại Format Axis à chọn Pattern: ở mục Tick mark labels à chọn None à OK - Bước 3: Group 2 biểu đồ nam và nữ lại. Trước khi group, cần làm trắng (trong) 2 biểu đồ để khi group không làm che khuất biểu đồ của nhau. Cách làm click đúp từng biểu đồ, xuất hiện hộp thoại bên dưới: Format Chart Area à chọn Pattern: ở mục Border chọn None, mục Area cũng chọn None à OK. Sau đó nhấp vào từng biểu đồ nam và nữ (giữ Ctrl), chọn nút Draw à chọn Group (như hình bên dưới). Ta có được biểu đồ Tháp dân số hoàn chỉnh: A.7/ Biểu đồ Rơi: Nhập bảng số liệu sau vào bảng tính: Thứ hạng tỷ lệ tốt nghiệp môn Địa lý của 10 trường trong 2 năm học: 2008-2009 và 2009-2010 Trường THPT  2008-2009 2009-2010 Chuyên Thoại Ngọc Hầu 1 1 Chu Văn An 2 7 Huỳnh Thị Hưởng 3 29 Nguyễn Quang Diêu 4 9 Nguyễn Chí Thanh 5 33 Hòa Lạc 6 32 Ba Chúc 7 11 Trần Văn Thành 8 6 Long Kiến 9 21 Nguyễn Hữu Cảnh 10 23 - Tô đậm bảng số liệu và chọn Chart để vẽ biểu đồ đường (chọn Line) Trong Chart Option nên để mặc định phần Axis và Girdline Ta được biểu đồ dưới đây: - Click đúp vào từng đường biểu diễn, xuất hiện hộp thoại Format Data Series: Chọn Pattern: ở mục Line à chọn None (bỏ đồ thị); ở mục Option à chọn ô High-low lines (nối các điểm theo chiều thẳng đứng) à OK - Để thay đổi thứ hạng ở trục tung: click đúp vào cột trục tung, xuất hiện hộp thoại Format Axis: Chọn Scale: + Ở ô Minimum : đánh số 1 (giá trị nhỏ nhất trên trục tung) + Ở ô Major unit : đánh số 1 (chia tỉ lệ 1 đơn vị) + Đánh dấu vào 2 ô bên dưới : Values in reverse order (số liệu nhỏ dần từ dưới lên) và Category (X) axis crosses at maximum value (hiện tên trường ở phía dưới – nơi có giá trị lớn nhất) à chọn OK Ta có biểu đồ hoàn chỉnh dưới đây. A.8/ Các dạng biểu đồ khác: A.8.1/ Dạng biểu đồ nửa hình tròn: - Trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế và phân theo nhóm hàng (đơn vị: %) Nhóm hàng  2006 Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 36,2 Hàng CN nhẹ và TTCN 41,2 Hàng nông sản 13,4 Hàng lâm sản 0,8 Hàng thủy sản 8,4 Trong đó tổng giá trị xuất khẩu năm 2006 là 39826,2 triệu USD. - Trị giá nhập khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế và phân theo nhóm hàng (đơn vị: %) Nhóm hàng   2006 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 24,6 Nguyên, nhiên, vật liệu 67,6 Thực phẩm 2,8 Hàng y tế 1,3 Hàng khác 3,7 Trong đó tổng giá trị nhập khẩu năm 2006 là 44891,1 triệu USD. * Cách vẽ: Vẽ từng biểu đồ tròn: trước khi vẽ ta nhân đôi từng số liệu, như bảng dưới đây: Trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế và phân theo nhóm hàng (đơn vị: %) Nhóm hàng   2006 Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 36,2 Hàng CN nhẹ và TTCN 41,2 Hàng nông sản 13,4 Hàng lâm sản 0,8 Hàng thủy sản 8,4 Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 36,2 Hàng CN nhẹ và TTCN 41,2 Hàng nông sản 13,4 Hàng lâm sản 0,8 Hàng thủy sản 8,4 Sau đó bỏ ½ ký hiệu bằng cách, click đúp vào từng ký hiệu, xuất hiện hộp thoại Format Data Series: chọn Pattern: ở mục Border chọn None; ở mục Area chọn None; chọn Data Labels bỏ dấu ở ô Value à OK. Ta được biểu đồ nửa hình tròn sau: Để di chuyển nửa hình tròn, click đúp vào nửa biểu đồ, xuất hiện hộp thoại Format Data Series, chọn Option ở mục Angle of first slice chọn số phù hợp (Degrees) để xoay nửa hình tròn à OK. Ta được biểu đồ như sau: Cách vẽ nửa hình tròn trị giá nhập khẩu tương tự như vậy. Trị giá nhập khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế và phân theo nhóm hàng (đơn vị: %) Nhóm hàng   2006 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 24,6 Nguyên, nhiên, vật liệu 67,6 Thực phẩm 2,8 Hàng y tế 1,3 Hàng khác 3,7 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 24,6 Nguyên, nhiên, vật liệu 67,6 Thực phẩm 2,8 Hàng y tế 1,3 Hàng khác 3,7 Sau đó làm trắng (làm trong) biểu đồ và group lại. Tùy theo số liệu tuyệt đối của xuất khẩu và nhập khẩu ta chỉnh bán kính nửa hình tròn cho phù hợp (xuất siêu hay nhập siêu). Ở đây, biểu đồ nửa tròn nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu (44891,1 triệu USD > 39826,2 triệu USD) A8.2/ Vẽ biểu đồ thể hiện tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu Để tính tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu, cần xử lý số liệu như sau: tại ô G5, viết công thức =C5/D5*100. Sau đó vào Format Cell à Number à Number chỉnh lại 1 con số sau dấu phẩy thập phân. Sau đó tô đậm bảng số liệu vừa xử lý (chỉ tô cột năm và Tỷ lệ XK), vào Chart à Area (ô thứ nhất) để vẽ Bài tập thực hành: 1/ Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp nước ta (đơn vị: tỷ đồng) Năm 1996 1998 2000 2002 2004 2006 Công nghiệp khai thác 20687,7 21473,1 53035,2 61362,4 103815,2 123716,0 Công nghiệp chế biến 119438,4 172488,7 264459,1 388228,6 657114,7 1017733,1 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 9306,4 14715,0 18606,0 26759,0 48028,4 63143,5 a/ Tính tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp nước ta giai đoạn 1996-2006. b/ Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp nước ta giai đoạn trên. 2/ Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp nước ta (đơn vị: tỷ đồng) Năm Tổng số CN Khai thác CN Chế biến SX và PP điện, khí đốt, nước 1996 149432,5 20687,7 119438,4 9306,4 1998 208676,8 21473,1 172488,7 14715,0 2000 336100,3 53035,2 264459,1 18606,0 2002 476350,0 61362,4 388228,6 26759,0 2004 808958,3 103815,2 657114,7 48028,4 2006 1204592,6 123716,0 1017733,1 63143,5 a/ Tính tỷ trọng cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta giai đoạn 1996-2006. b/ Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỷ trọng vừa tính. A.8.3/ Vẽ biểu đồ thể hiện tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử: Tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử của dân số nước ta trong thời gian 1979-2006 (0/00) Năm  1979 1989 1999 2006 Tỷ lệ sinh 32,2 31,3 23,6 19,0 Tỷ lệ tử 7,2 8,4 7,3 5,0 Tô đậm bảng số liệu, vào Chart, chọn Line (ô thứ tư từ trên xuống) à vẽ 2 đường biểu diễn. Để chọn đúng khoảng cách, nhấp phải chuột trên biểu đồ chọn Format Axis Xuất hiện hộp thoại Format Axis, chọn Scale và điều chỉnh: + Minimum: đánh năm đầu tiên trong bảng số liệu đã cho (1979) + Maximum: đánh năm cuối cùng trong bảng số liệu đã cho (2006) + Value (Y) axis crosses at: đánh năm đầu tiên trong bảng số liệu đã cho (1979) Ở mục Number, chọn General à OK Để vẽ đường thẳng nối giữa 2 đường tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử, nhấp phải chuột vào đường biểu diễn, xuất hiện hộp thoại Format Data Series: chọn Option à đánh dấu vào ô High-low lines à OK Ta được biểu đồ dưới đây: Để gõ tỉ lệ 0/00 ta vào insertà symbolàvrinda, Tìm kí hiệu 0/00 A.8.4/ Vẽ biểu đồ thanh ngang: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị phân theo vùng (đơn vị: %) Vùng 2006 Đông Bắc 4,32 Tây Bắc 3,89 Đồng bằng sông Hồng 6,42 Bắc Trung Bộ 5,50 Duyên hải Nam Trung Bộ 5,36 Tây Nguyên 2,38 Đông Nam Bộ 5,47 Đồng bằng sông Cửu Long 4,52 Để vẽ biểu đồ thanh nganh, ta chọn Chart à Bar (ô thứ nhất) à OK Ta được biểu đồ dưới đây, nhưng thứ tự các vùng không theo thức tự từ Bắc vào Nam. Để thay đổi thứ tự từ Bắc vào Nam, click đúp vào trục tung, xuất hiện hộp thoại Format Axis: chọn Scale và ghi các thông số và đánh dấu như hình dưới đây à OK. Ta được biểu đồ hoàn chỉnh sau: A.8.5/ Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình ngoại thương: Tình hình ngoại thương nước ta giai đoạn 1997-2006 (đơn vị: triệu USD) (Bảng số liệu đã xử lý) Năm 1997 2000 2003 2006 Xuất khẩu 9185,0 14482,7 20149,3 39826,2 Nhập khẩu 11592,3 15636,5 25255,8 44891,1 Cán cân XNK -2407,3 -1153,8 -5106,5 -5064,9 Biểu đồ thể hiện như sau:

File đính kèm:

  • docHuong dan ve bieu do bang Excel Tap huan 82012.doc
Giáo án liên quan