CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT MÚA.
1. Múa là gì?
2. Vai trò của nghệ thuật múa đối với con người.
3. Vai trò của nghệ thuật múa đối với trẻ thơ.
II. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ- KHẢ NĂNG MÚA CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN.
1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non ( 5 đến 6 tuổi).
2. Khả năng cảm thụ nghệ thuật múa của trẻ 5 đến 6 tuổi.
III. MỘT SỐ DẠNG MÚA CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY MÚA TRONG TRƯỜNG MẦM NON.
1. Dạng múa minh hoạ.
2. Dạng múa biểu diễn.
35 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8835 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thực trạng trong chương trình dạy múa cho trẻ hiện nay ở một số trường mầm non quỳnh lưu - Nghệ An và quan điểm về một số bài múa được lựa chọn cho trẻ mẫu giáo lớn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn.
Để hoàn thành đề tài: “ Nâng cao nghệ thuật múa cho trẻ mẫu giáo lớn” Em vô cùng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đặc biệt em xin trân trọng cảm ơn nhà giáo- NSƯT- biên đạo múa: Lê trọng Quang là người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu sâu về đề tài này.
Cảm ơn ban giám hiệu, các cô giáo và các cháu trường mầm non Quỳnh Bá, Quỳnh Ngọc và trường mầm non An Hoà Quỳnh Lưu- Nghệ An đã giúp tôi hoàn thành bài tập này.
Mục lục
A. Phần mở đầu.
I. Lý do chọn đề tài
II. Lịch sử vấn đề
III. Mục đích nghiên cứu
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
V. Đối tượng nghiên cứu- khách thể nghiên cứu
VI. Phạm vi nghiên cứu
VII. Phương pháp nghiên cứu
VIII. Giả thiết khoa học
IX. Kế hoạch thực hiện
b. Phần nội dung.
Chương I: Cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.
I. khái quát chung về nghệ thuật múa.
1. Múa là gì?
2. Vai trò của nghệ thuật múa đối với con người.
3. Vai trò của nghệ thuật múa đối với trẻ thơ.
II. Đặc điểm tâm sinh lý- Khả năng múa của trẻ mẫu giáo lớn.
1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non ( 5 đến 6 tuổi).
2. Khả năng cảm thụ nghệ thuật múa của trẻ 5 đến 6 tuổi.
III. Một số dạng múa của trẻ mẫu giáo lớn. Thực trạng của việc dạy múa trong trường mầm non.
1. Dạng múa minh hoạ.
2. Dạng múa biểu diễn.
3. Dạng múa sinh hoạt.
4. Thực trạng của việc dạy múa trong trường mầm non.
Chương II: Thực trạng trong chương trình dạy múa cho trẻ hiện nay ở một số trường mầm non Quỳnh Lưu- Nghệ An và quan điểm về một số bài múa được lựa chọn cho trẻ mẫu giáo lớn.
I. Thực trạng.
1- Địa bàn điều tra.
2- Phương pháp điều tra.
3- Thực trạng dạy múa cho trẻ mẫu giáo lớn trong một số trường mầm non Quỳnh Lưu- Nghệ An.
II. Quan điểm về một số bài múa cho trẻ mẫu giáo lớn được tuyển chọn và các biện pháp.
1- Quan điểm về một số bài múa được tuyển chọn.
2- Biện pháp.
Chương III: Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm.
I. Thực nghiệm.
1- Một số nét về khách thể nghiên cứu.
2- Cách thức tiến hành thực nghiệm.
II. Kết quả thực nghiệm.
1- Kết quả khảo sát thực nghiệm.
2- Kết quả thực nghiệm ở giai đoạn 2.
c. Phần kết luận.
Kiến nghị sư phạm
Tài liệu tham khảo
A. phần mở đầu.
I. Lý do chọn đề tài.
Trong những hoạt động của trường mầm non, múa là một trong những hoạt động tích cực không chỉ bồi dưỡng về mặt thể chất, mà còn làm cho cơ thể linh hoạt, mềm dẻo, bền bỉ, hồn nhiên ngây thơ, luôn hướng tâm hồn đến cái đẹp, cái thiện, biết yêu quý cuộc sống.
Như vậy, ta có thể khẳng định múa là những dạng hoạt động góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
“Nghệ thuật múa là loại hình nghệ thuật đặc thù”, phương tiện thể hiện chính là con người, ngôn ngữ được biểu hiện bằng các động tác, dáng dấp, cử chỉ điệu bộ nét mặt, cùng với sự chuyển động, hoạt động có tính lôgic, có thể chuyển tải nội dung, một tư tưởng phản ánh một sự việc, một sự kiện, một tình cảm nào đó.
Múa là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, nghệ thuật múa là bức “điêu khắc sống” để làm cho một bức điêu khắc múa, ở múa chính là con người thể hiện gây ấn tượng sâu sắc tới những người thưởng thức. Nó mang trong mình về màu sắc, về đạo đức thẩm mỹ vui chơi giải trí, nó có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện các chức năng hoạt động.
ở lứa tuổi mầm non rất hiếu động và lứa tuổi này là thời kỳ phát triển giáo dục thẩm mỹ. Chúng tiếp nhận thế giới xung quanh trực quan cảm tính.
Nên khi tiếp xúc với nghệ thuật múa, trẻ cảm thụ và lĩnh hội được kinh nghiệm hoạt động nghệ thuật múa trong sinh hoạt đời sống con người. Đồng thời giúp trẻ dần dần hoàn thiện bản thân và lĩnh hội được cái đẹp và cái chưa đẹp, lĩnh hội được màu sắc, kích thước, trang phục góc độ. Qua đó, múa là một trong những nội dung mà ngành học mầm non quan tâm hơn cả. Bởi âm nhạc- múa là phương tiện không thể thiếu được, góp phần và hoàn thiện đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể lực cho trẻ.
Dạy múa cho trẻ ở mầm non sẽ góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm, làm giàu đẹp đời sống tinh thần như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng trẻ thơ. Khi trẻ chập chững vào đời, vào trường học đầu tiên- trường học mầm non dạy trẻ những điệu múa để hình thành phát triển nhân cách và khả năng linh hoạt của cơ thể.
Hơn thế nữa, múa còn giúp trẻ nhận biết cái đẹp, tự tin và làm chủ cơ thể, làm đẹp cho mình, giảm bớt sự căng thẳng của cơ thể. Cơ thể thoải mái là cơ sở, điều kiện giúp trẻ khôn lớn và trưởng thành sau này có dáng vóc đẹp và khoẻ mạnh.
Trong thực tế, qua khảo sát của các trường mầm non nghệ thuật múa chưa được chú trọng- nó chưa được tách biệt một môn độc lập như các môn học khác: “ Phương pháp làm quen với tạo hình, làm quen với toán, môi trường xung quanh, chữ viết.v.v.
Nếu có chỉ là những vận động theo nhạc hay động tác nhún chân, cuộn cổ tay, nghiêng người theo nhạc, theo lời bài hát. Không có sự phối hợp nhịp nhàng, uyển chuyển và lôgic giữa tay- chân- mặt. Giữa động tác với lời ca, nhịp điệu bài hát. Có nghĩa là chưa ý thức được đây là múa, mặt khác chưa tổ chức cho trẻ múa tập thể còn rất hạn chế. Chỉ có một số trẻ được tham gia múa trong các ngày lễ hội và trẻ đó thường có năng khiếu về múa, hơn các trẻ khác. Và trẻ thường không có kiến thức về các động tác cơ bản về múa.
Bên cạnh đó trình độ và khả năng hướng dẫn múa của giáo viên còn nhiều hạn chế. Các bài múa cô giáo dạy cho trẻ thường rập khuôn máy móc, chưa thực sự thu hút lôi cuốn trẻ và gợi niềm đam mê hứng thú cho trẻ về nghệ thuật múa.
Để góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng múa cho trẻ. Và xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao nghệ thuật múa đối với mẫu giáo lớn”.
II. Lịch sử vấn đề.
Nghệ thuật múa là loại hình nghệ thuật múa có sớm nhất của loài người, nó tồn tại và phát triển theo tiến trình lịch sử văn hoá và sự phát triển trí tuệ của con người.
Ngay từ thuở bình minh của bộ tộc người nguyên thuỷ, nghệ thuật múa được biểu hiện như một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu vắng trong đời sống văn hoá, tinh thần và phát triển ngày một hoàn thiện. Tính thẩm mỹ trở thành một loại hình nghệ thuật gắn bó với cuộc sống con người qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Chính vì vậy, trên thế giới có rất nhiều tác giả viết về vai trò giáo dục của nghệ thuật múa nói chung và nghệ thuật múa cho trẻ mẫu giáo nói riêng. Bởi múa có tầm quan trọng trong đời sống của con người, toàn bộ các chức năng của nghệ thuật múa đóng vai trò phát triển toàn diện nhân cách trẻ thơ. Hiện nay rất nhiều nhà sư phạm đã đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật múa của trẻ mầm non như “Cải tiến một số hình thức vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo từ 4- 5 tuổi”. Dựa vào khả năng tiếp xúc nghệ thuật múa của trẻ, tác giả đã đưa ra một số phương pháp mới trong tiết học nhằm phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ và lĩnh hội cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ. Nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ chung với những động tác chuyển dịch đơn giản, đơn điệu chưa thật phù hợp với sự phát triển nền văn hoá Việt Nam trong thế kỷ XXI này.
ở Việt Nam, chúng ta đang bước vào thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên khoa học, kỷ thuật hiện đại. Đảng và nhà nước ta chủ trương xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy giữ gìn và phát huy những điệu múa truyền thống là rất cần thiết để bảo lưu giá trị văn hoá Việt Nam. Những chất liệu múa dân gian vẫn là biểu hiện trường tồn trong các hình thái múa.
Với bài viết “Múa và phương pháp vận động theo nhạc” của tác giả Trần Minh Trí ( Nxb Giáo dục- 1999) tác giả có đề cập đến những kiến thức cơ bản về nghệ thuật múa: Đưa ra một số phương pháp dạy trẻ vận động theo nhạc và múa. Tác giả đã nhận thức được vai trò quan trọng của múa đối với trẻ nhưng tác giả mới chỉ dừng ở việc “Dạy trẻ vận động theo nhạc” chứ chưa đưa vào các phương pháp, biện pháp nhằm nâng cao nghệ thuật múa cho trẻ.
Bài viết “Một vài suy nghĩ về vấn đề để dạy múa cho trẻ ở trường mầm non” tác giả Nguyễn Phương Hiền hiệu trưởng trường mầm non Việt Triều. Tác giả đã nhìn thấy ưu điểm do múa đem lại cho trẻ, thoả mãn đáp ứng phần nào nhu cầu vận động cho trẻ, phát triển khả năng vận động, linh hoạt, nhịp nhàng, phát triển các cơ và mềm dẻo của cơ thể. Múa liên kết với lời ca, khi hát trẻ thể hiện được cảm xúc và khả năng vận động của mình “Tác giả đưa ra một số nhược điểm hiện nay”. Chương trình dạy múa cho trẻ mầm non hiện nay còn nghèo nàn, thiếu vắng các điệu múa mang tính bản sắc dân tộc và hình tượng múa mang ý nghĩa thời đại và ý nghĩa giáo dục sâu sắc cho con người.
Trong quá trình công tác và học tập, tôi đã được trang bị cơ sở lý luận về nghệ thuật múa. Nên tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao nghệ thuật múa đối với trẻ mẫu giáo lớn”. Nhằm giúp trẻ có hứng thú và khả năng cảm thụ nghệ thuật múa một cách tốt nhất, cũng là góp phần vào sự phát triển của nghệ thuật múa.
III. mục đích nghiên cứu.
Lựa chọn một số bài hát múa và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao nghệ thuật múa cho trẻ mẫu giáo lớn.
Bước đầu cho trẻ nắm các dạng múa, các động tác múa cơ bản, múa mô phỏng, múa minh hoạ, múa biểu hiện- ngôn ngữ. Nhằm phát triển năng lực, cảm thụ, sáng tạo, tưởng tượng và giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
IV. nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng
+ Chương trình giáo dục âm nhạc- vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn hiện nay.
+ Khả năng tiếp thu của mẫu giáo lớn.
+ Thông qua một số bài hát múa lựa chọn, đề xuất ra các biện pháp mới để nâng cao nghệ thuật múa cho trẻ.
+ Đề xuất sư phạm, rút ra kết luận sư phạm và đề xuất ứng dụng thực tế.
V. đối tượng nghiên cứu khách thể nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghệ thuật múa cho trẻ mẫu giáo lớn.
- Khách thể nghiên cứu: Trẻ ở trường mầm non.
VI. phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu khả năng nghệ thuật múa của trẻ mẫu giáo lớn.
Nghiên cứu chương trình dạy trẻ học vận động theo nhạc và múa cho trẻ mẫu giáo lớn.
Nghiên cứu sự hứng thú, khả năng cảm nhận, độ tập trung chú ý của trẻ thông qua cách tổ chức dạy múa của giáo viên để thấy được sự cần thiết trong việc xây dựng một số biện pháp dạy múa cho trẻ mẫu giáo lớn một cách khoa học, lôgic phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Chọn một số bài hát múa dành cho trẻ mẫu giáo lớn, sử dụng một số biện pháp múa mới làm thực nghiệm.
VII. Phương pháp nghiên cứu.
- Đọc tài liệu làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Quan sát, ghi chép hoạt động của cô và trẻ.
+ Trò chuyện với giáo viên để hiểu rõ về thực trạng.
+ Phương pháp thực nghiệm đối chứng.
VIII. giả thiết khoa học.
Việc nghiên cứu, đưa vào chương trình giáo dục một số biện pháp nâng cao nghệ thuật múa cho trẻ mẫu giáo lớn sẽ giúp cho trẻ có hứng thú tích cực hơn, nâng cao khả năng của trẻ trong tiết học múa hơn khi tiếp nhận các động tác, hình thức minh hoạ mới.
Nếu tổ chức dạy múa cho trẻ bằng nhiều biện pháp phong phú, phù hợp với nội dung nghệ thuật múa thì sẽ tác động đến trẻ tốt hơn.
Trẻ sẽ thể hiện các tiết mục múa tốt hơn, trẻ cảm thụ nghệ thuật và thuận lợi trong việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.
IX. Kế hoạch thực hiện.
Tháng 11: Nhận xác định đề tài.
Tháng 12: Sưu tầm và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài.
Tháng 1-2: Viết đề cương.
Tháng 3: Hoàn thành đề cương.
Tháng 3- 4: Điều tra thực trạng, tiến hành thực nghiệm.
Tháng 4- 5: Hoàn thành bài tập.
b. Phần nội dung.
Chương 1: cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.
I. Khái quát chung về nghệ thuật múa.
1. Múa là gì?
Nghệ thuật múa là một loại hình nghệ thuật biểu hiện, mang tính tổng hợp khách quan đặc thù. Phương tiện thể hiện băng cơ thể của con người, ngôn ngữ biểu hiện là động tác, dáng dấp, cử chỉ, hành động, điệu bộ, tư thế, đường nét, chuyển động trong âm nhạc. Diễn ra trong không gian sân khấu và thời gian được ấn định trước. Trong quá trình lao động, các động tác múa được hình thành do nhu cầu thực tiễn để truyền bá kinh nghiệm, tình cảm của con người với con người, con người với thiên nhiên. Nghệ thuật múa là dạng văn hoá phi vật thể, còn gọi là nghệ thuật của không gian và thời gian.
2. Vai trò của nghệ thuật múa đối với con người.
Nghệ thuật múa được sinh ra và phát triển trong quá trình lao động và hoạt động của con người. Trải qua các giai đoạn phát triển của xã hội, của loài người- nghệ thuật múa cũng dần được hoàn thiện và chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn hoá dân tộc và trong đời sống văn hoá của xã hội.
Nghệ thuật múa là một hình thái xã hội. Nó ra đời là do nhu cầu của con người trong cuộc sống muốn biểu đạt nhận thức, hoạt động, tư tưởng, tình cảm của mình khi con người mới thoát khỏi loài vượn, tiếng nói chưa hình thành rõ rệt. Ngôn ngữ múa đã trở thành một nhu cầu của xã hội nguyên thuỷ, ban đầu nó mang mình yếu tố kịch câm. Mỗi khi muốn truyền đạt kinh nghiệm lao động, săn bắn... họ thường dùng ngôn ngữ múa để diễn đạt, để mọi người cùng học tập, bắt chước, hoặc khi muốn tập thể cùng thống nhất phải dùng ngôn ngữ múa để đồng sức lực hành động.
Trong quá trình lao động, chiến đấu tình cảm con người trong xã hội ngày càng gắn bó, yêu thương, lúc đó họ lại cùng nhau cầm tay reo hò, nhảy múa xung quanh ánh lửa. Nhưng điệu múa chỉ dừng lại ở chỗ dậm chân, vỗ tay, reo hò... bộc lộ niềm phấn khởi của mình. Ngày nay, sự phát triển của nghệ thuật múa còn là con đường giáo dục tốt nhất. Thông qua múa có thể làm rung động trái tim, khối óc, làm cho con người xích lại gần nhau hơn, tính chất của múa không mạnh mẽ dữ dội mà nhẹ nhàng bền bỉ, âm ỉ nhưng không kém phần sâu sắc.
Nghệ thuật múa còn giúp cho con người thể hiện được sự dạt dào, say mê, bay bổng, tình yêu lao động, trong lứa đôi, trong cuộc sống, yêu con người, tình mẫu tử, yêu tổ quốc. Múa đạt được mục tiêu là đưa con người tới sự hoàn thiện nhân cách.
Múa là tấm gương phản chiếu, phản ánh đời sống hiện thực, là sự chọn lọc, nhào nặm có tính sáng tạo của người nghệ sỹ, thông qua các động tác được cách điệu, nhằm đem cho người xem những tư tưởng, nội dung cần thiết. Qua thưởng thức, người xem tự nhận thức vận dụng vào cuộc sống của mình cho tốt đẹp hơn.
3. Vai trò của nghệ thuật múa đối với trẻ thơ.
Đối với trẻ mầm non, nghệ thuật múa góp phần hình thành nhân cách của trẻ, là phương tiện để giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ thể chất cho trẻ.
Nghệ thuật múa đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu không ngừng chuyển động đầy niềm vui, gợi cho trẻ khả năng cảm thụ, lĩnh hội, hiểu cái đẹp, muốn vươn tới cái đẹp. Nội dung tác phẩm múa, hình tượng múa đã mang lại cảm xúc và nhận thức thẩm mỹ cho trẻ về nội dung, tư tưởng tác phẩm. Múa là hình thức hoạt động kết hợp âm nhạc rất hấp dẫn đối với trẻ. Trong khi múa, trẻ bộc lộ nhu cầu giao tiếp xung quanh.
Nghệ thuật múa không những giúp cho trẻ tạo ra hình thể, dáng dấp đẹp, mà còn giúp trẻ phát triển khả năng bộc lộ diễn đạt cảm xúc một cách hồn nhiên chân thật. Trên cơ sở đó trẻ nhận được giai điệu âm nhạc, biết phối hợp động tác cho phù hợp với âm nhạc. Đó chính là điều kiện hướng thẩm mỹ cho trẻ một cách toàn diện nhất.
Nghệ thuật múa gắn với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Đòi hỏi trẻ phải ghi nhớ có chủ định, có trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo, tư duy sáng tạo khi múa trẻ phải biết nghe nhạc, phối hợp giữa âm nhạc và động tác kết hợp từ những động tác đơn giản đến những động tác phức tạp. Múa còn rèn luyện cho trẻ tính kiên trì, biết tự kiềm chế và hoà mình với tập thể.
Có thể nói, mọi loại hình nghệ thuật phản ánh một cách độc đáo cuộc sống và ảnh hưởng đặc biệt đến sự phát triển trí tuệ, tình cảm của trẻ mà nghệ thuật múa cũng như loại hình nghệ thuật khác (âm nhạc, điêu khắc, đồ hoạ) đều mang trong mình chức năng phản ánh sâu sắc về đạo đức, vui chơi, giải trí ... đồng thời tính nhân văn của nghệ thuật múa luôn được thẩm định ở độ cao trong vai trò hoàn thiện các chức năng hoạt động. Không những thế mà hoạt động múa còn có mối quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ thuật khác: Thơ, ca, văn học, âm nhạc, thẩm mỹ sân khấu... giúp gây hứng thú cho trẻ hoạt động tốt.
Ví dụ: Bài hát “ Nhớ ơn Bác” cô vừa hát vừa làm điệu bộ kết hợp động tác minh hoạ sẽ gây ấn tượng, cảm xúc mãnh liệt cho trẻ thơ. Từ đó trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn, vui vẻ vừa hát vừa làm động tác minh hoạ.
Ví dụ: Khi trẻ đóng vai trong bài thơ “Nàng tiên ốc” trẻ được trang phục quần áo, thể hiện vai bà già, cô tiên, con ốc trẻ cảm nhận được hành động của bà già, cách ăn mặc của cô tiên, lời nói, ngữ điệu. Thông qua dáng điệu ta thấy trẻ nhập vai rất tốt và diễn các vai một cách hào hứng. Như thế không những nhanh thuộc bài thơ mà còn hoạt động rất tích cực.
Vì thế nghệ thuật múa là phương tiện giúp trẻ phát triển nhiều mặt, cụ thể là:
a. Múa là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ mầm non.
Khi trẻ thực hiện một hoạt động có mục đích nào đó thì đồng thời có tình cảm, đạo đức cũng được hình thành. Đối với hoạt động múa hát là lúc được giao lưu cảm xúc với nhau. Sự quan tâm thông qua chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau, nhường nhịn nhau, giúp trẻ có ý thức tập thể tạo điều kiện tốt cho trẻ có khả năng hoà nhập với cộng đồng.
Trẻ cầm tay nhau cùng múa hát, nhường nhịn nhau ở mỗi bước đi, mỗi bước nhảy, không chen lấn, xô đẩy nhau để thể hiện sự đoàn kết.
Trẻ đứng trước tập thể, nhiều khán giả để biểu diễn ở một bnài múa từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi hoạt động, cùng nhau cố gắng tập một điệu múa cho đều, đẹp và hoàn chỉnh. Không khám phá, không bỏ cuộc giữa chừng, đòi hỏi trẻ phải tập trung, chú ý, có tính tổ chức kỷ luật cao, cùng nhau hoàn thành tốt.
Múa là điều kiện cần thiết để hình thành những phẩm chất đạo đức của nhân cách trẻ. Ngoài ra ở mổi màn múa hoạt cảnh các hình thức múa cũng đem lại nội dung đạo đức cho trẻ.
Ví dụ: Bài múa “cháu yêu bà”, trẻ thêm kính trọng, yêu mến bà của mình hơn.
Múa về hình tượng “ Chị Võ thị Sáu”, trẻ biết ơn người con gái trẻ đã hy sinh vì đất nước.
b. Múa là phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non.
Múa là khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ, nó gắn liền với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Khi múa đòi hỏi trẻ phải chú ý quan sát, nhạy bén, linh hoạt, phối hợp các động tác một cách lôgic đồng thời lắng nghe giai điệu âm nhạc. Tác phẩm múa còn khó, phức tạp như những bài múa tập thể, múa dựng hình tượng, hoạt cảnh đòi hỏi trẻ phải lắng nghe giai điệu, nghe nhạc, ghi nhớ vai diễn, đội hình chuyển động, các động tác múa, thứ tự, vị trí từng người, ai múa trước, ai múa sau, điều chỉnh đội hình cho đẹp.
Như vậy, trên cơ sở liên kết thống nhất các cơ quan vận động thính giác, thị giác, giúp trẻ phát triển trí nhớ theo từng độ tuổi, các bài tập rèn luyện kỹ năng múa ngày càng khó dần và phức tạp hơn, đòi hỏi trẻ phải tích cực tư duy, dần dần trẻ tự hình dung ra các động tác hình tượng phù hợp lời ca làm cho trí tưởng tượng ngày càng phong phú và thực hiện tốt hơn.
c. Múa góp phần phát triển thể chất chop trẻ mầm non.
Múa bằng hình thể động tác, tư thế của con người. Khi trẻ múa đòi hỏi hoạt động của toàn thân, các cơ quan trong cơ thể đều hoạt động, nhịp điệu nhanh mạnh, gắn liền với hoạt động của hệ tuần hoàn, làm cho tim đập nhanh, sự tuần hoàn của máu tăng, hô hấp tăng, trẻ thở nhanh , mạnh làm nở phổi. Bài tiết ra nhiều mồ hôi. Múa phát triển các cơ bắp săn lại rắn rỏi, trẻ cứng cáp, khoẻ mạnh, uyển chuyển nhẹ nhàng duyên dáng, tư thế đẹp.
Do đó, múa còn làm tiêu hao năng lượng làn cho trẻ chóng đói, thèm ăn, đến bữa ăn trẻ ăn ngon miệng hơn, giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, là điều kiện phát triển thể chất cho trẻ.
d. Nghệ thuật múa góp phần giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non.
Giáo dục thẩm mỹ là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống vào nhân cách trẻ nhằm phát triển năng lực, cảm thụ và nhận biết cái đẹp trong nghệ thuật, trong thiên nhiên và trong đời sống xã hội. Từ đó trẻ phân biệt được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống để trẻ bắt chước và làm theo.
ở nghệ thuật múa, động tác kết hợp giai điệu giúp trẻ biểu lộ cảm xúc, diễn đạt cảm xúc khi múa trẻ thấy được hình thể của mình, của bạn thông qua động tác hướng dẫn, dáng đi uyển chuyển nhịp nhàng, duyên dáng. Cảm nhận được giai điệu bài hát, kết hợp phục trang nhiều màu sắc, quần áo dân tộc hay vùng miền, cách điệu theo từng nội dung vai diễn, cảnh trang hoàng rực rỡ của vai diễn hay một khung cảnh nào đó. Gợi cho trẻ những tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ, giúp trẻ hiểu nội tâm về hình thức tác phẩm.
Nội dung tác phẩm cũng đem đến cho trẻ cảm xúc thẩm mỹ: Ví dụ “ngày vui của bé” trẻ cảm nhận được cảnh vật, khung cảnh vui tươi khi đến trường, có nắng có bạn bè, có cô giáo, làm cho trẻ thêm yêu bạn bè, cô giáo và ham mê đến trường.
Thẩm mỹ là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội, những hình tượng đẹp mang lại nhận thức thẩm mỹ cho người xem. Khi múa những bài về chú bộ đội, trẻ cảm thấy các chú bộ đội hùng dũng, hiên ngang trước quân thù, hăng say luyện tập trên thao trường nhưng lại rất yêu các trẻ thơ. Từ đó giúp trẻ càng yêu thêm các chú bộ đội hơn.
II. Đặc điểm tâm sinh lý và khả năng múa của trẻ mẫu giáo.
1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non, trẻ 5- 6 tuổi.
* Đặc điểm tâm lý: ở trẻ thơ rất hiếu động, ham hiểu biết, ham tìm tòi, khám phá những điều mới lạ, tâm hồn trẻ rất hồn nhiên , trong sáng nhạy cảm với thế giới xung quanh. Do đó mà năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ thuở nhỏ trẻ luôn mê say mong ước làm được nhiều cái đẹp, ước mình đẹp hơn. Tư duy của trẻ đã chuyển dần từ tư duy trực quan hành động sang tư duy trực quan hình tượng, giúp trẻ nhìn sự vật hiện tượng một cách toàn diện.
Sự phát triển tư duy thì trí tưởng tượng của trẻ cũng trở nên phong phú, trẻ có khả năng dùng vật này thay thế cho vật khác. Trẻ niết sử dụng các hệ thống ký hiệu khác nhau để biểu thị các dự vật hiện tượng của hiện thực làm giàu thêm trí tưởng tượng ở trẻ.
Ví dụ: Từ chiếc bát thành cái trống, từ cái thìa thành cái dùi, cái tăm thành ống tiêm...Hơn nữa, sự phát triển tâm lý của trẻ là khả năng bắt chước và thích bắt chước. Nhờ khả năng này mà trẻ có thể tiếp nhận hay nói một cách khác “ bắt chước” những bài tập múa theo sự hướng dẫn của giáo viên.
* Đặc điểm phát triển vận động ở trẻ.
Đến tuổi mẫu giáo trẻ đã hoàn thiện về một số chức năng, trẻ đi đứng chạy nhảy vững vàng. Tuy nhiên xương trẻ còn mềm do có nhiều sụn, khả năng vận động, trẻ biết phối hợp chân tay. Do đó hoạt động vui chơi nhảy múa là điều kiện để trẻ bộc lộ nhu cầu giao tiếp với mọi vật xung quanh, làm cho trẻ cảm thụ nghệ thuật một cách tốt hơn.
2. Khả năng cảm thụ nghệ thuật múa ở trẻ 5- 6 tuổi.
ở trẻ các vận động cơ thể của trẻ gần như thành thạo, khả năng nghe nhạc của trẻ cũng phát triển hơn vì thế nghệ thuật múa rất phù hợp với trẻ. Khi được tiếp xúc tác phẩm múa phù hợp, trẻ có sự định hướng trong không gian, biết di chuyển đội hình một cách khéo léo, uyển chuyển, mềm dẻo, nhanh nhẹn. Khi múa trẻ biết lắng nghe, ghi nhớ đặc điểm và nhịp điệu từ động tác đơn giản đến động tác phức tạp, biết phối hợp nhịp nhàng, khéo léo giữa chân, tay, thân hình, biết diễn cảm qua ánh mắt, cử chỉ...trẻ biết hình thành cho mình kỹ năng múa, biết đánh giá bạn múa... từ đó trẻ hoạt động sáng tạo khi thực hiện tác phẩm của mình, một điệu múa hay một đoạn múa. Điều đó chứng tỏ là một nhu cầu tất yếu của trẻ.
III. một số dạng múa của trẻ mẫu giáo lớn.
Thực trạng của việc dạy múa trong trường mầm non.
Nghệ thuật múa là một phương tiện để góp phần đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, múa góp phần hình thành nhân cách trẻ. Múa luôn chuyển động âm thanh, tiết tấu và thể hiện các đội hình khác, động tác được cách điệu, nội dung được khái quát, sự vật được tưởng tượng có tính tạo hình.
Múa thực sự là một lĩnh vực thu hút con người, đặc biệt đối với trẻ thơ. Vì nó phù hợp với hình tượng, đối với trẻ do đặc điểm tâm sinh lý mà các bài múa thường đơn giản chỉ có 3- 4 động tác, mỗi bài chỉ chuyển 2- 3 đội hình khác. Nhưng trẻ rất thích tập trung chú ý và rất say mê hứng thú khi được học múa tập thể và cá nhân.
1. Dạng múa minh hoạ:
Múa minh hoạ có đặc điểm gần giống với mô phỏng, nhân cách hoá bằng nhiều dạng khác nhau. Múa minh hoạ bao gồm các động tác đơn giản, phù hợp với nội dung lời ca, tiết tấu của bài hát nhằm minh hoạ bài hát đó, những động tác minh hoạ phải tự nhiên, không gò ép mà có dáng, có đường nét. Các bài múa minh hoạ nhằm biểu hiện nội dung bằng những động tác nhịp nhàng tương ứng, loại múa minh hoạ này rất phù hợp với trẻ mẫu giáo.
2. Dạng múa biểu diễn:
Múa biểu diễn cũng thay đổi linh hoạt, ngôn ngữ múa đơn giản, dễ hiểu, giàu tính mô phỏng, giàu tình cảm.Trẻ dể cảm nhận, chuyển động liên tục theo đội hình hàng ngang, vòng cung, vong tròn. Múa được thể hiện trong các buổi lễ hội hoặc trên sân khấu.
3. Múa sinh hoạt:
Múa sinh hoạt là những dòng múa mang tính chất dân gian, phản ánh sinh hoạt hàng ngày. Múa sinh hoạt có nguồn gốc lớn trong nghệ thuật múa. Múa phản ánh mọi hoạt động trong đời sống tinh thần và vật chất của xã hội, đặc trưng cho mỗi vùng, miền, được biểu diễn vào các dịp lễ tết, hội hè, sinh hoạt cộng đồng của các dân tộc mà mỗi dân tộc lại có sắc thái riêng như: Múa ô, múa quạt, múa cồng chiêng, múa Tây Ng
File đính kèm:
- De tai mam non.doc