Thuyết trình văn học-“cùng cười với người xưa” qua những bài ca dao châm biếm

Kính thưa quí cô chú đại biểu, kính thưa các thầy cô giáo cùng tất cả các bạn thuyết trình văn học thân mến! Thưa các bạn!

 Thế là một học kì căng thẳng nghiêm túc đã qua. Nhường cho không khí ấm vàng của cái nắng chuẩn bị đón xuân đã đến. Đâu đây một chút ấm lòng nào của mùa xuân đang len vào trong mỗi chúng ta. Bên cạnh cái không khí nhộp nhịp chuẩn bị cho HTTTVH năm học 2008-2009 của phòng giáo dục Đại Lộc được đặt tại trường THCS LÊ LỢI sắp đến. Em tên là Lương Thị An học lớp 7/3 xin tham gia vào không khí một vài cảm nghĩ của mình về những nụ cười của người xưa qua những văn bản về ca dao đã học ở lớp 7 với đề tài:

 “ CÙNG CƯỜI VỚI NGƯỜI XƯA” QUA NHỮNH BÀI CA DAO CHÂM BIẾM

 Có thể nói rằng cuộc sống có lắm niềm vui và nỗi buồn và để tạo thêm niềm vui và chia sẽ những nỗi buồn ấy thì ngươi xưa đã gởi gắm những tâm sự qua lời ca tiếng hát. Có nhiều lời ca tiếng hát mãi trường tồn với thời gian thông qua các bài ca dao dễ thương ấy. Trong số đó có lẽ với em ấn tượng sâu sắc nhất lại là những bài ca dao châm biếm trong chương trình ngữ văn 7. Những bài ca đao ấy sẽ giúp em tránh những lối đi chưa tốt của cuộc đời. Mong rằng nỗi niềm này sang sẽ cùng chúng ta.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuyết trình văn học-“cùng cười với người xưa” qua những bài ca dao châm biếm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A : DÀN BÀI THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC Đề tài: “CÙNG CƯỜI VỚI NGƯỜI XƯA”QUA NHỮNG BÀI CA DAO CHÂM BIẾM I/ DẪN NHẬP: *Giới thiệu Giới thiệu chung về ca dao. I/ NỘI DUNG: Trình bày 4 bài ca dao. *Luận điểm 1: Khái quát nội dung bài ca dao thứ nhất mượn hình ảnh con cò giới thiệu về những đặc điểm của chú tôi. Qua hình ảnh của người chú tôi sẽ thấy được thói hư tật xấu của người đời và từ đó rút ra được bài học cho mình. *Luận điểm 2: Khái quát nội dung bài ca dao thứ 2 những cách bói của thầy bói. Qua những cách bói đó sẽ thấy được mưu mẹo lừa lọc của thầy bói và từ đó rút ra những bài học cho đời. * Luận điểm 3: Khái quát nội dung bài ca dao thứ 3 là những hủ tục lạc hậu và thói hư của người đời. Qua đó sẽ thấy được những hủ tục lạc hậu và từ đó cần thay đổi, loại bỏ những hủ tục ấy. * Luận điểm 4: Khái quát bài ca dao thứ 4 về công việc và hình ảnh cậu cai quần, áo,công việc. Qua đó sẽ thấy được sự ham đanh hám lợi và từ đó chê cưòi những ai thuộc hạng người ấy . III/ KẾT LUẬN: -Thấy được nụ cười của ngưòi xưa. -Cảm nhận được nỗi đau của cuuộc đời. - Tìm ra hướng đi đúng. PHẦN B : THUYẾT TRÌNH VĂN Kính thưa quí cô chú đại biểu, kính thưa các thầy cô giáo cùng tất cả các bạn thuyết trình văn học thân mến! Thưa các bạn! Thế là một học kì căng thẳng nghiêm túc đã qua. Nhường cho không khí ấm vàng của cái nắng chuẩn bị đón xuân đã đến. Đâu đây một chút ấm lòng nào của mùa xuân đang len vào trong mỗi chúng ta. Bên cạnh cái không khí nhộp nhịp chuẩn bị cho HTTTVH năm học 2008-2009 của phòng giáo dục Đại Lộc được đặt tại trường THCS LÊ LỢI sắp đến. Em tên là Lương Thị An học lớp 7/3 xin tham gia vào không khí một vài cảm nghĩ của mình về những nụ cười của người xưa qua những văn bản về ca dao đã học ở lớp 7 với đề tài: “ CÙNG CƯỜI VỚI NGƯỜI XƯA” QUA NHỮNH BÀI CA DAO CHÂM BIẾM Có thể nói rằng cuộc sống có lắm niềm vui và nỗi buồn và để tạo thêm niềm vui và chia sẽ những nỗi buồn ấy thì ngươi xưa đã gởi gắm những tâm sự qua lời ca tiếng hát. Có nhiều lời ca tiếng hát mãi trường tồn với thời gian thông qua các bài ca dao dễ thương ấy. Trong số đó có lẽ với em ấn tượng sâu sắc nhất lại là những bài ca dao châm biếm trong chương trình ngữ văn 7. Những bài ca đao ấy sẽ giúp em tránh những lối đi chưa tốt của cuộc đời. Mong rằng nỗi niềm này sang sẽ cùng chúng ta. I/Dẫn nhập: Ca dao dân ca là những khúc hát tâm tình mà được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi bài ca dao như là một dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi ta lớn dần theo năm tháng như chiếc nôi thời gian ru ta muôn vàn yêu thương. Bên cạnh đó mỗi bài ca dao còn thể hiện được những niềm vui nỗi buồn những tâm sự riêng mà tác giả muốn gởi gắm chia sẻ cùng mọi người. Ngay trong những tâm sự ấy tiếng cười được bật ra có thể là nỗi đau và hạnh phúc. Kính thưa ban giám khảo: II/Nội dung: Người xưa có nói một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, thì giá trị của nụ cười thật là lớn phải không thưa các bạn? Bởi vậy cuộc sống không thể vắng những nụ cười được. Cảm ơn người xưa đã cho ta những điều thú vị ấy. Một nụ cười, một nụ cười đầy mỉa mai, châm biếm. Có thể nói rằng thật thú vị làm sao khi đọc những bài ca dao này : 1/ Cái cò lặn lội bờ ao Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng? Chú tôi hay tửu hay tăm, Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa, Ngày thì ước những ngày mưa Đêm thì ước những đêm thừa trống canh. 2/ Số cô chẳng giàu thì nghèo Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà, Số cô có mẹ có cha Mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông, Số cô có vợ có chồng Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai. 3/ Con cò chết rũ trên cây, Cò con mở lịch xem ngày làm ma Cà cuống uống rượu la đà, Chim ri ríu rít bò ra lấy phần Chào mào thì đánh trống quân, Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao . 4/ Cậu cai nón dấu lông gà, Ngón tay đeo nhẫn gị là cậu cai Ba năm được một chuyến sai, Áo ngắn đi mượn quần dài đi thuê. Qua thể thơ truyền thống dễ thương của người Việt mà tác giả đã bộc lộ được sự mỉa mai châm biếm của mình. Mượn hình ảnh con cò gầy yếu lam lũ nhưng cặm cụi để giới thiệu về người chú của tôi. Thế là người chú của tôi bắt đầu xuất hiện dần mà tác giả cho là cái nhãn tiền cái điểm cần giới thiệu. Tưởng rằng con cò chăm chỉ bao nhiêu thì chú tôi lại bấy nhiêu cái chăm chỉ. Với nghệ thuật điệp từ “hay” thì thấy chú tôi thường diễn ra vấn đề đó. Hay ở đây là hay cái gì và hay như thế nào? Thật nực cười làm sao cái hay của chú tôi là ham muốn nhỏ nhen tầm thường mà người đời thường mắc phải. Cái gì vậy! Ô hay! “tửu” “ tăm” “nước chè đặc”. Không chỉ vậy mà thích nằm ngủ trưa, ngày thích những ngày mưa, đêm thích những đêm thừa trống cảnh để mà cái nghĩ ngơi bất tận, cái nhàn nhã bất tận. Thật là thú vị phải không các bạn. “Cảm ơn ông mối bà mai Xe duyên gái sắc trai tài gặp nhau”. Và lúc này đây. Người cháu đã giới thiệu đầy đủ được chân dung của chú tôi rất nhiều điểm đáng chú ý. Nghiễm nhiên trăm nghàn ham muốn tầm thường thì ôi thôi…. Chắc là cô yếm đào ấy chấp tay vái ba vái chạy dài. Thôi thì: “Trên đời có lắm cái ngu Làm mai, lãnh nợ, nuôi cu, cầm chầu”. Khéo thay người chúa đã thoát được cảnh làm mai mà gieo cái khổ cho người khác vì cuộc đời này không mấy ai như vậy luôn trốn cái khó biết luồn cúi cho mình để đạt danh lợi cao nhất cho mình! Chắc rằng cô yếm đào này không phải là người mà” mắt để trên trán” mới không thấy được hư thực của chú tôi và chuyện đời. Thật mỉa mai phải không thưa các ban. Không chỉ dừng lại ở góc độ nhìn người đầy mỉa mai, châm biếm mà còn ở góc độ tâm lí con người. Văn hóa lúa nước chúng ta luân là tâm linh nhưng cổ tục lạc hậu thì không ít. Mê tín dị đoan còn lảng vảng đâu đây. Thế là cười sang lĩnh vực xem bói. Một cô gái đầu năm đi xem bói xem mình năm nay may rủi số phận ra sao. Thì gặp ngay tên thầy bói “đúng kiểu”. “ Thầy bói ngồi cạnh bàn thờ, Miệng thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi, Miệng mồm thì nói lôi thôi Tay trên tay dưới chẳng cô nào chừa”. Thế là một sự thật lại xuất hiện, thầy phán rằng: Số cô chẳng giàu thì nghèo Ngày 30 tết thịt treo trong nhà, Số cô có mẹ có cha Mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông, Số cô có vợ có chồng Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai. Hiển nhiên quá phải không các bạn. Không giàu thì nghèo chứ còn gì nữa mà ngày tết thì làm gì không có thịt chẳng lẽ là treo khoai, sắn . “ Nghèo cũng 3 bữa tết Hết cũng 3 bữa mùa” Thế rồi thầy lại phán tiếp là : Số cô có mẹ có cha Mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông Chẳng lẽ sinh ra từ ống tre hay sao mà nói không mẹ không cha. Thời mẹ lại đàn bà cha là đàn ông theo kinh thánh A-la thì con người có hai giống là “đực” và “cái” là đàn ông và đàn bà chứ có còn giống gì nữa đâu mà nói mẹ không đàn bà cha không đàn ông. Dân gian có câu “Có chồng còn hơn ở giá”. Đêm nằm giò cẳng cò co Bốn bên trống ngoắc phải lo kiếm chồng Vậy mà theo lẽ tự nhiên là có chồng rồi sinh con đẻ cái nhưng mà con cái thì gái hay trai chẳng lẽ sinh ra con nòng nọc hay con khỉ …. Chắc chắn là vậy rồi, hiển nhiên là vậy rồi. Không thể gì đúng hơn điều này được đúng 100% , 1000% thầy không bói thì cũng đúng ra phết, mà đã đúng rồi thì còn phải bói làm gì. Lúc này tiếng cười được bật ra, cười cho người đời mù mịt ngu ngơ, cười cho những ai bị lừa dối. Nên cuộc đời này đừng để lừa dối một ai và mong rằng không ai lừa dối mình. Bao nhiêu là trò đùa trớ trêu cay đắng, lúc này đây chúng ta hãy chuyển sang một hình ảnh khác là phong tục và lễ nghi. Một đám tang của cò mẹ, mẹ chết rũ trên cành rồi thế mà con xem lịch chọn ngày làm ma vậy là chọn ngày nào? Chẳng lẽ mai, mốt, kia không được thì để hòai vậy sao. Thế rồi đám tang cũng đến và thật là “nhộn nhịp”. Bác cà cuống thì la cà uống ruợu, chim ri thì giành phần, chào mào thì đánh trống khao chiêng rầm rộ, chim chích cởi trần vác mỏ đi rao. Thật linh đình nhộn nhịp phải không các bạn . Ô hay! Cái gì thế: Đám cưới, đám hát hay sao mà lố nhố, lô nhô đủ các hạng người. Ồ không! Đây lại là đám ma một đám ma mà như là một đám Hạnh Phúc đúng là một trò đùa đầy mỉa mai chua chát mà là nỗi đau nhức nhối của xã hội thời bấy giờ. Sinh thời Vũ Trọng Phụng cũng mô phỏng một đám tang hạnh phúc, nhưng cảm ơn người xưa hơn đã không nở lột trần chiếc áo cuối cùng của những hủ tục xa xưa mà chỉ để cho đời sau cảm nhận. Kính thưa quí cô chú đại biểu! Danh vọng, quyền lợi luôn làm mờ lòng không ít những kẻ tham lam vụ lợi và đúng vậy. Cái vòng danh lợi cong cong Kẻ ra thì ít người mong thì nhiều Chẳng biết gió đưa, gió đẩy thế nào mà anh chàng “nón dấu lông gà ngón tay đeo nhẫn gọi là câu cai”. Vậy ai đội nón dấu lông gà ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai tút, tùn, tụt hết. Không còn phân biệt gì cả. Thế là trở thành quan tước và là công việc cũng bắt đầu đi theo. Oái ăm thay 3 năm mới được một chuyến sai áo ngắn đi mượn quần dài đi thuê. Như vậy cậu ta có danh không phận một con bù nhìn biết đi không hơn không kém.Bây giờ chúng ta hãy tưởng tượng một bộ trang phục của cậu cai “thật oách, oách thật”: áo ngắn đi mượn quần dài đi thuê, chắc giày quya, hia, tất và cả cái quần tỏn, tòn, ten cũng mượn tất. Đến lúc này hình ảnh cậu cai rõ nét nhất từ danh đến phận gồm 3 chữ: bỏng, bòng, bong. II/ Kết luận: Kính thưa quí cô chú đại biểu thưa các bạn! Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng thương chồng bảo tơ hồng trời cho, Đêm nằm thì ngáy o o Chồng thương chồng bảo ngáy cho vui nhà. Cười. Cười thật sảng khoái. Nhưng nụ cười ở đây là nụ cười trào phúng còn đối với những bài ca dao trên cũng là nụ cười nhưng nụ cười đầy mỉa mai, châm biếm. Cười vào thói hư tật xấu, cười vào lừa bịp dối gian của thói đời , cười vào thế thái nhân tình ham danh háo lợi , cười vào những con người luồn cúi để rồi vô danh vô phận. Âu chăng đó là bài học cho ai đã và đang mắc phải. Thưa quí vị sự thâm thí của nụ cười xưa vô cùng sâu sắc. Có những nụ cười hạnh phúc có những nụ cười đau thương, có những nụ cười đầy mỉa mai châm biếm. Nhưng riêng tôi xin hòa mình vào năm tháng để cảm nhận được sự mỉa mai của nụ cười của những bài ca dao 7. Xin cảm ơn tác giả cảm ơn cuộc đời cho ta một lối đi. Xin cảm ơn, em xin hết phần thuyết trình của mình. Kính chúc quý thầy cô sức khoẻ, chúc hội thi thành công tốt đẹp. Xin cảm ơn! Đại Chánh, tháng 12 năm 2008 Thuyết trình viên: Lương Thị An II/ Kết luận: Kính thưa quí cô chú đại biểu thưa các bạn! Lỗ mũi 18 gánh lông Chồng thương chồng bảo tơ hồng trời cho, Đêm nằm thì ngáy o o Chồng thương chồng bảo ngáy cho vui nhà. Cười. Cười thật sảng khoái. Nhưng nụ cười ở đây là nụ cười trào phúng còn đối với những bài ca dao trên cũng là nụ cười nhưng nụ cười đầy mỉa mai, châm biếm. Cười vào thói hư tật xấu, cười vào lừa bịp dối gian của thói đời , cười vào thế thái nhân tình ham danh háo lợi , cười vào những con người luồn cúi để rồi vô danh vô phận. Âu chăng đó là bài học cho ai đã và đang mắc phải. Thưa quí vị sự thâm thí của nụ cười xưa vô cùng sâu sắc. Có những nụ cười hạnh phúc có những nụ cười đau thương, có những nụ cười đầy mỉa mai châm biếm. Nhưng riêng tôi xin hòa mình vào năm tháng để cảm nhận được sự mỉa mai của nụ cười của những bài ca dao 7. Xin cảm ơn tác giả cảm ơn cuộc đời cho ta một lối đi. Xin cảm ơn, em xin hết phần thuyết trình của mình. Kính chúc quý thầy cô sức khoẻ, chúc hội thi thành công tốt đẹp. Xin cảm ơn! Đại Chánh, tháng 12 năm 2008 Thuyết trình viên: Lương Thị An

File đính kèm:

  • doctrtvh.doc
Giáo án liên quan