Tích lũy chuyên môn Sinh học và Công nghệ

Ngoài việc hấp dẫn đối với các côn trùng, mật ong còn dùng để dinh dưỡng và trị bệnh. Mật ong là một trong những vị thuốc cổ truyền nhất . Sự sử dụng mật ong được ghi nhận trong các tài liệu cỏ Ai Cập hàng ngàn năm trước công nguyên. Mật ong đã được con người phát hiện và sử dụng như là một thực phẩm và vừa là một vị thuốc quí ngay từ thời cổ xưa, do đó nghề nuôi ong để lấy mật đã có từ 700 năm trước Tây lịch. Trải qua nhiều thế kỷ, mật ong luôn được đánh giá như loại chất ngọt quí hiếm, được dùng phổ biến trong ngày lễ của các tôn giáo cũng như được dùng ướp xác của những vua chúa đã qua đời. Mật ong còn dùng như nhiều loại thuốc và vào mục đích mỹ phẩm trang điểm.

Mật ong được dùng từ xưa để trị bệnh, có tính diệt vi trùng và được dùng trị các bệnh viêm nhiễm rất hiệu quả:

- Làm dịu cơn đau hoặc viêm họng, suy nhược cơ thể (do có cung cấp năng lượng thông qua bổ sung đường fructose và glucose);

- Tăng cường sinh lực (mỗi buổi sáng uống một ly nước nóng pha mật o-ng); ho và cảm thông thường (sử dụng mật ong uống, súc họng, ngậm);

- Đứt da và trầy da (mật ong có tính sát trùng có thể giúp giữ sạch vết đứt, vết trầy da khỏi bị nhiễm trùng); loại mật ong ở New Zealand được tìm thấy có tính chất sát trùng nhiều hơn các loại mật ong khác, đó là mật ong Manuka;

- Mật ong này còn đang được nghiên cứu cho trị liệu loét dạ dày, viêm tiêu hóa và các bệnh lý đại tràng chức năng (người ta sử dụng mật ong làm thuốc nhuận trường nhẹ, rối loạn tiêu hóa và điều ngạc nhiên là mật ong còn dùng để chữa bệnh tiêu chảy);

 

doc49 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 21/06/2022 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tích lũy chuyên môn Sinh học và Công nghệ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔN TRÙNG VÀ HỮU ÍCH Nói tới côn trùng, người ta thường nghĩ tới mặt tiêu cực của chúng với những căn bệnh nguy hiểm như sốt rét, dịch hạch... Nhưng thực tế, không ít loại côn trùng chính là những nguồn dược liệu quý giá đối với sức khỏe con người. Bướm vàng dùng để chữa đau dạ dày, nấc, sán khí. Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn, Khoa Đông Y BV TW Quân đội 108, số loại côn trùng có hại chỉ chiếm 5-7% tổng số loại côn trùng đã biết. Trong khi đó, nhóm côn trùng có tác dụng làm thuốc chữa bệnh rất hữu hiệu:  Bướm trắng (tên khoa học Pieris rapae Linnaeus) có công dụng tiêu thũng, chữa các vết thương do trật khớp, bong gân, gãy xương bằng cách giã nát rồi đắp lên vết thương.  Bướm vàng (tên khoa học Papilio machaon Linnaeus) dùng để chữa đau dạ dày, nấc, sán khí.  Cào cào (tên khoa học là Oxya chinensis Thunberg) có tác dụng chữa ho gà, hen phế quản, trẻ em co giật, hầu họng sưng đau, viêm tai giữa, viêm da lở loét.  Mối trắng (tên khoa học Côpttermes formosanus Shiraki) là vị thuốc hữu hiệu chữa mụn nhọt, các chứng suy nhược khí huyết ở người già hoặc người mắc bệnh lâu ngày.  Rệp (tên khoa học Cimex lectularius Linnaeus) chữa nghẹn, rắn cắn, trẻ em co giật, mắt sinh lông quặm, lẹo mắt, sốt rét, lở loét bắp chân.  Tò vò (tên khoa học Sphex) có tác dụng tốt khi chữa nhức đầu, mụn nhọt, đi tả, thũng, ong châm, riết cắn, khó đẻ,  Đom đóm (tên khoa học Luciola viticollis Kies) chữa sát trùng, trẻ em lên nhọt. Qua nghiên cứu của đội ngũ các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Zagreb (Croatia), các sản phẩm từ mật ong như nọc ong, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, đều có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.  Kết quả trên được rút ra từ các cuộc thử nghiệm tiến hành trên chuột với từng sản phẩm từ mật ong. Theo đó, mật ong có tác dụng ngăn chặn các khối u phát triển nếu được cho uống trước khi tiêm tế bào ung thư vào chuột. Sữa ong chúa lại giúp kiềm chế sự lan tràn của các tế bào này. Các khối u sẽ co rút khi bị tiêm thẳng nọc ong. Sáp ong cũng có cùng công dụng và hơn nữa có thể kéo dài thời gian sống của chuột. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm nên áp dụng liệu pháp hóa trị bên cạnh các biện pháp trên. ------------------------------------------------------------------- Mật ong với công dụng chữa các bệnh thông thường Ngoài việc hấp dẫn đối với các côn trùng, mật ong còn dùng để dinh dưỡng và trị bệnh. Mật ong là một trong những vị thuốc cổ truyền nhất . Sự sử dụng mật ong được ghi nhận trong các tài liệu cỏ Ai Cập hàng ngàn năm trước công nguyên. Mật ong đã được con người phát hiện và sử dụng như là một thực phẩm và vừa là một vị thuốc quí ngay từ thời cổ xưa, do đó nghề nuôi ong để lấy mật đã có từ 700 năm trước Tây lịch. Trải qua nhiều thế kỷ, mật ong luôn được đánh giá như loại chất ngọt quí hiếm, được dùng phổ biến trong ngày lễ của các tôn giáo cũng như được dùng ướp xác của những vua chúa đã qua đời. Mật ong còn dùng như nhiều loại thuốc và vào mục đích mỹ phẩm trang điểm. Mật ong được dùng từ xưa để trị bệnh, có tính diệt vi trùng và được dùng trị các bệnh viêm nhiễm rất hiệu quả: - Làm dịu cơn đau hoặc viêm họng, suy nhược cơ thể (do có cung cấp năng lượng thông qua bổ sung đường fructose và glucose); - Tăng cường sinh lực (mỗi buổi sáng uống một ly nước nóng pha mật ong); ho và cảm thông thường (sử dụng mật ong uống, súc họng, ngậm); - Đứt da và trầy da (mật ong có tính sát trùng có thể giúp giữ sạch vết đứt, vết trầy da khỏi bị nhiễm trùng); loại mật ong ở New Zealand được tìm thấy có tính chất sát trùng nhiều hơn các loại mật ong khác, đó là mật ong Manuka; - Mật ong này còn đang được nghiên cứu cho trị liệu loét dạ dày, viêm tiêu hóa và các bệnh lý đại tràng chức năng (người ta sử dụng mật ong làm thuốc nhuận trường nhẹ, rối loạn tiêu hóa và điều ngạc nhiên là mật ong còn dùng để chữa bệnh tiêu chảy); - Hoặc một số phương thuốc có vị mật ong là sáp ong được chế từ tổ ong, sau khi đã lấy hết mật và gỡ hết ong non.Theo Nam dược thần hiệu, dùng nguyên tầng ong đốt thành than, tán nhỏ cho trẻ uống với sữa hoặc nước cơm với liều 2-4g một ngày để chữa viêm họng, bí đại tiểu tiện; - Tầng ong nướng lên, xác ve sầu bỏ miệng và chân, đem sao. Hai thứ lượng bằng nhau, tán riêng, rây bột mịn, rồi trộn đều; ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g với rượu chữa da khô nóng và ngứa ngáy. Tầng ong phối hợp với tóc rối, xác rắn lột, lượng bằng nhau, đốt tồn tính, tán bột, uống mỗi lần 4-6g với rượu chữa miệng lưỡi lở loét; - Tổ ong được chế biến thành sáp theo cách làm sau: Tầng ong được cắt nhỏ, rải đều và mỏng lên một lớp xơ mướp đặt trên vỉ tre trong nồi hoặc chõ đã có sẵn nước. Đậy vung cho thật kín. Đun sôi nước. Hơi nước sôi bốc lên sẽ làm tầng ong mềm và chảy thành giọt qua xơ mướp để lại những cặn bẩn. Tiếp tục đun đến khi không còn mảnh tầng ong trên xơ mướp là được, bắt nồi ra, để nguội. Lớp váng đóng trên mặt nước trong nồi có độ dày hoặc mỏng tùy số lượng tầng ong. Vớt váng ra, đun cách thủy cho chảy, rồi đổ khuôn sẽ được sáp ong; - Sáp ong được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là hoàng lạp hay bạch lạp. Sáp có màu vàng, hơi trong, chất mềm và mịn như có dầu mỡ, không lẫn tạp chất, không nứt vỡ, có mùi thơm của mật ong, vị nhạt là loại tốt. Những loại thuốc tễ, thuốc hoàn to và dẻo như quy tỳ hoàn, hà xa đại tạo hoàn được bọc bằng sáp ong có thể bảo quản được rất lâu. Sáp ong tham gia vào thuốc dán, thuốc mỡ như một chất kết dính. Theo kinh nghiệm dân gian, sáp ong 20g, tán nhỏ, uống với rượu hâm nóng, chữa băng huyết. Sáp ong 10g, rễ câu đằng 20g, sao vàng; bồ kết 2 quả cả hạt, sao giòn. Tất cả tán nhỏ, trộn đều, đốt lấy khói xông qua đường tai chữa viêm tai. Để chữa chín mé, lấy sáp ong và nhựa thông với lượng bằng nhau, nấu cho tan, bôi vào đầu ngón tay, ngón chân bị sưng tấy; - Ngoài ra, sáp ong kết hợp với nha đảm tử còn có tác dụng chữa kiết lỵ có máu mủ, rong huyết; kết hợp với phèn phi chữa ung nhọt; - Forver Bee Propolis (FBP) là sản phẩm sáp ong của tập đoàn forever living products, Mỹ, trong đó sáp ong chứa 22 a.a, vitamin nhóm B và được củng cố bằng chất sữa ong chúa, FBP là một cách tuyệt vời để giúp hỗ trợ cho chức năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. FBP còn là một dạng thực phẩm thiên nhiên tuyệt vời, có chứa nhiều dưỡng chất như các loại vitamin, chất khoáng, enzyme, axít amin và một số nguyên tố khác. Sáp ong là kháng sinh thiên nhiên ngăn ngừa nhiễm khuẩn từ bên ngoài vào cơ thể; - Người bị nấm (nấm da, nấm tóc, nấm bộ phận sinh dục) hoặc các bệnh ngoìa da (mụn bọc, mụn trứng cá, vẩy nến, viêm loét da),dùng sáp ong sẽ rất tốt; ----------------------------------------------------------------- CÔNG DỤNG CỦA GIẤM Ngoài tác dụng là một gia vị quan trọng làm mềm thức ăn, với những khả năng của mình, giấm còn có thể giúp các bà nội trợ đảm đang tạo ra những bất ngờ nho nhỏ. Xin giới thiệu với các bạn một vài công dụng của giấm trong khi chế biến thức ăn. * Để súp lơ giữ được màu trắng đẹp, trước khi nấu, hãy nhúng rau vào nước lạnh có pha chút giấm (hoặc nước chanh vắt); đợi nước đun sôi già cho thêm ít muối vào nồi nước đã đun sôi rồi mới cho súp lơ vào. Nấu mở nắp nồi 2-3 phút, hạ lửa dần rồi mới tắt hẳn. * Với các loại rau cải, rau muống, muốn chúng không bị nhũn mà vẫn giữ được độ giòn của rau, khi nấu hoặc xào, hãy cho một ít giấm vào. * Rau cần, hành tây, thì là đã bị khô, muốn chúng tươi trở lại, hãy nhúng các rau này vào nước có pha giấm để lấy lại độ tươi cho rau trước khi nấu. * Khi hầm thịt, xương hoặc cá để làm món sốt cà chua, muốn cho nhừ, hãy cho một ít giấm vào hầm chung. Không chỉ giúp cho thịt, cá nhanh mềm, thành phần axit trong giấm sẽ giúp trung hoà thành phần mang tính kiềm gây mùi hôi, tanh trong thịt, cá làm cho món ăn không còn mùi hôi, tanh khó chịu mà vẫn giữ được mùi vị đặc trưng của các thực phẩm dùng để chế biến. * Khi gọt khoai tây, nếu không muốn tay bị nhựa khoai làm xám đen, hãy nhúng tay vào nước có pha chút giấm rồi để khô trước khi gọt khoai. Không chỉ khử mùi hôi, tanh từ thịt cá, giấm còn khử được mùi hành, tỏi khó chịu bám ở tay bằng cách sau khi bóc hành, tỏi, hãy rửa tay bằng nước pha giấm trước khi rửa lại tay bằng nước sạch. * Giấm có tác dụng như một vị thuốc trong những trường hợp cần thiết. Nếu trong gia đình bạn có người bị chảy máu cam, hãy tẩm một chút giấm vào bông rồi nhét vào lỗ mũi, máu sẽ được cầm ngay. Giấm để lâu ngày kết hợp với tỏi còn có tác dụng chữa bệnh nấm da (lở khan). Bạn hãy lấy nước ấm rửa sạch vết lở, lau khô; đập giập nhánh tỏi lấy nước bôi vào vết lở, để khô hãy bôi giấm lên. Mỗi ngày bôi 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, liên tục trong 2-3 ngày vết nấm sẽ hết ngứa và khoảng 1 tháng thì khỏi hẳn. ---------------------------------------------------------------------- MỘT SỐ TUYỆT CHIÊU BỎ TÚI * Muốn táo không bị thâm sau khi cắt, bạn ngâm chúng vào nước có hoà cùng vài giọt chanh, hoặc thoa nước cốt chanh lên bề mặt quả. Táo trông sẽ tươi như mới cắt. * Muốn giữ được các loại trái cây, bạn nên bọc chúng trong một lớp giấy báo, bạn không nên rửa và cho vào ngăn lạnh. * Riêng dâu tây, bạn nên cho vào hộp giấy hoặc hộp nhựa có lỗ thông hơi. * Nếu nướng bánh khoai tây, bạn phải luộc khoai trước khi chế biến. Tốt nhất bạn nên luộc và cho chúgn vào ngăn lạnh trong một thời gian ngắn. * Giữ rau thơm trong túi nilông trước khi cho vào tủ lạnh. Chúng sẽ tươi trong thời gian dài. * Ớt xanh sẽ tươi lâu hơn, nếu bạn cắt bỏ cuống trước khi giữ lạnh. * Khi lỡ lấy bánh ga tô ra khỏi khuôn mà chưa chín kỹ, bạn đừng chần chừ, hãy nhúng thật nhanh vào sữa lạnh rồi đặt vào trong lò hấp lại. * Hấp cơm nguội cho ngon: Dùng tay ướt bóp cho hạt cơm rời ra. Khi nấu gần chín, bạn cho cơm nguội vào, hấp được một lúc thì xới lên, trộn hai loại đều nhau. Để một lúc, ăn sẽ ngon hơn. * Muốn khử mùi tanh của giá đỗ, khi xào, bạn hãy cho một thìa dấm vào. Khi làm dưa góp, muốn món ăn hấp dẫn và ngon hơn, bạn hãy cho một ít rượu vào. * Muốn xào gan ngon và trên miếng gan không bị dính các hạt cứng, bạn nên làm theo cách sau. Sau khi thái, hãy chần gan qua nước sôi khoảng 2 phút, rồi mới ướp gia vị. Khi xào, nhớ để to lửa và đảo nhanh tay. * Bạn không ăn được ớt, hạt tiêu, nếu sơ ý ăn phải sẽ thấy cay rát đầu lưỡi. Muốn hết cay, cách tốt nhất là bạn cho vào miệng ít muối ăn (chỉ ngậm thôi, không được nuốt). Sau vài phút, hãy súc miệng. * Khi cắt, hoặc tỉa ớt, nếu tay bạn bị dính cay, gây bỏng rát, bạn hãy lấy một ít đường cát xoa vào, rồi rửa sạch. Cũng có thể lấy dấm thay cho đường. * Ngâm măng khô để ăn dần: Trước tiên bạn cho măng khô vào nồi, đổ đầy nước đun sôi khoảng 30 phút, sau đó chuyển sang lửa nhỏ, để đun tiếp một lúc rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già và rửa sạch. Tiếp đó, dùng nước gạo hoặc nước sôi để ngâm ăn dần, 2-3 ngày thay nước một lần. * Ngâm nấm: Cho nấm đã được rửa sạch vào trong nước ấm, pha với một chút đường trong 1, 2 giờ. Cách này sẽ làm cho nấm vừa hấp thụ nước nhanh, vừa giữ được hương vị, khi ăn lại thấy ngọt. * Ốc ngon có mày nằm sát bên ngoài, khi đụng tay vào, mày khép lại. Ngược lại, mày thụt sâu vào trong là ốc không ngon. Ốc chết, mùi xông lên rất khó chịu. * Chọn cua: Muốn chọn cua ngon hãy lấy tay ấn vào yếm, nếu cứng là cua có nhiều thịt. Bạn cũng có thể thử bằng cách nhìn que càng của nó, nếu thấy mọng nước là cua xốp, không ngon. * Mực ống ngon có màu trong suốt, da nhẵn, dính chặt vào thân. Da bên ngoài sần là lúc mực bắt đầu ươn. Thịt loại hải sản này không dày, không có mùi tanh khó chịu. * Tôm ngon thân phải săn chắc, vỏ còn cứng, màu trắng trong chứ không đục hay ngả sang đỏ, vàng. Phần đầu dính chặt vào thân, các càng vẫn còn nguyên, không có mùi tanh, ươn. * Chọn gà: Cần lựa con khỏe mạnh, mào đỏ tươi, chân thẳng, nhẵn, không đóng vảy, ức dày, hậu môn không ướt. Bạn không nên chọn con già quá cũng như con non quá, ăn ngon nhất là gà gần đẻ. Gà tơ thường da vàng, lông mềm mại, lỗ chân lông nhỏ, cổ và đùi to, cẳng chân nhỏ, mào đỏ chót. Gà mái già thường chân cứng, đóng vảy, lông bù xù, không óng mềm, lỗ chân lông to, cổ nhỏ và trắng xám. Loại gà này thường nổi nhiều gai sần, hậu môn to. Gà trống già có cựa dài. * Chọn vịt: Lựa con béo, ức tròn, da cổ và bụng dầy, mọc đủ lông. Bạn chớ chọn vịt non vì ăn rất hôi, tốn nhiều công nhổ lông. Vịt non thì mỏ to và mềm. Vịt già mỏ nhỏ và cứng. Vịt đã đẻ nhiều lứa, bụng dưới xệ. Khác với gà, thịt vịt đực ngon hơn thịt vịt cái. -------------------------------------------------------- Sinh lý Hô hấp 4.1. Ý nghĩa và quá trình phát triển 4.1.1. Ý nghĩa chung Đối với nhiều loài động vật và con người, nhịp thở được coi là dấu hiệu nhận biết sự sống. Sự thở chính là biểu hiện bên ngoài của quá trình hô hấp. Con người có thể nhịn ăn từ 20 – 30 ngày, nhịn uống được khoảng 3 ngày, nhưng không nhịn thở được quá 3 phút. Hô hấp được xem là quá trình trao đổi khí liên tục giữa cơ thể và môi trường xung quanh. Trong đó có việc vận chuyển khí oxy từ không khí tới các tế bào của cơ thể và vận chuyển ngược lại khí carbonic từ các tế bào của cơ thể ra môi trường bên ngoài. Các tế bào cần cung cấp oxy (oxygen) để thiêu đốt chất dinh dưỡng, tạo thân nhiệt và năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống. Như vậy bản chất của quá trình hô hấp là những quá trình oxy hoá các chất hữu cơ trong tế bào để chuyển dạng năng lượng tích trữ trong các chất dinh dưỡng (được ăn vào) thành ATP là dạng năng lượng cho cơ thể hoạt động. Hoạt động hô hấp còn có nhiệm vụ góp phần điều hoà độ pH của cơ thể bằng cách làm thay đổi nồng độ khí cacrbonic hoà tan trong dịch ngoại bào. Trong quá trình phát triển chủng loại hô hấp có hai phương thức phổ biến đó là: - Ở động đơn bào và đa bào bậc thấp (thuỷ tức, đĩa phiến), hô hấp là sự khuếch tán khí trực tiếp qua màng tế bào. - Ở động vật đa bào cơ quan hô hấp phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và thích nghi với môi trường sống. Ở môi trường nước, cơ quan hô hấp là mang và da. Ở môi trường trên cạn (cả trên không), cơ quan hô hấp là khí quản và phổi. Tuy nhiên vẫn có một số cá (cá heo) sống ở nước nhưng thở bằng phổi. 4.1.2. Đối với nhóm động vật ở nước Động vật sống ở nước hô hấp chủ yếu bằng mang. Mang là những màng mỏng có nhiều mao mạch phân bố đến và đính vào cung mang bằng sụn hay xương, thường nằm ở vùng phía trước ống tiêu hoá. Mang có bề mặt rộng và khoảng cách rất ngắn nên O2 và CO2 có thể khuếch tán giữa nước và máu. O2 khuếch tán từ nước vào biểu bì mang, rồi qua thành mao mạch vào máu. CO2 (thường vận chuyển dưới dạng HCO-3, bicarbonat) khuếch tán theo hướng ngược lại. Mang cá có hình răng lược, có khe hở để nước chảy qua và có nắp đậy kín. Mang cá có đặc điểm là nước và dòng máu chảy theo các hướng ngược nhau. Nhờ vậy mà máu có thể thu nhận O2 tới 80% O2 hoà tan trong nước. Cá thở bằng mang theo cách há miệng đồng thời mở nắp mang để hút nước (nhờ cử động bơm của hàm và nắp mang), sau đó cá ngậm miệng và khép mang lại từ từ để thu hẹp khoảng trống làm tăng áp lực của dòng nước, nước trào qua khe nắp mang ra ngoài. Chính khi nước được ép qua các lá mang, quá trình trao đổi khí được thực hiện (hình 4.1). Ở động vật có bề mặt da mỏng, sống ở môi trường ẩm ướt, như giun đất, hoặc ở bọn lưỡng cư (ếch nhái), O2 khuếch tán qua da rồi vào trong các mao mạch máu nằm ngay dưới bề mặt da và CO2 theo hướng ngược lại. 4.1.3. Đối với nhóm động vật trên cạn và người Động vật trên cạn (cả trên không) và người cơ quan hô hấp là khí quản và phổi. * Ở côn trùng, hệ thống trao đổi khí là hệ khí quản. Khí quản phân nhánh rất nhỏ đến từng tế bào để cung cấp O2 và lấy CO2, mà không cần có máu làm trung gian, nhờ thế mà các mô của cơ thể trao đổi khí trực tiếp với môi trường bên ngoài. * Từ bò sát đến người sự trao đổi khí xảy ra qua bề mặt hô hấp của phổi. Bộ máy hô hấp gồm đường dẫn khí và phổi. Đường dẫn khí gồm: khoang mũi, thanh quản, phế quản và tận cùng của đường hô hấp là phế nang. Ở động vật có xương sống và người cơ quan hô hấp hình thành từ ống tiêu hoá sơ cấp. Chổ tiếp giáp giữa đường tiêu hoá và đường hô hấp ở đoạn hầu thành ngã tư, nên nhiều khi gây tai biến (thức ăn đi nhầm đường vào khí quản, gây sặc; giun từ thực quản đột nhập vào phổi gây ho ra máu). Trong bào thai cơ quan hô hấp xuất hiện từ tuần thứ 4 và hình thành ở tháng thứ 6. 1). Khoang mũi Khoang mũi gồm hai lỗ mũi trước thông với bên ngoài, hai lỗ mũi sau phía trong thông với nhau và thông với hầu ở phía dưới, đồng thời thông với hai tai giữa bởi hai vòi Eustache. Khoang mũi được tách ra từ khoang miệng, phía trên khoang mũi có nhiều tế bào thụ cảm khứu giác làm chức năng khứu giác. Khoang phía dưới còn gọi là khoang hô hấp, có nhiều tế bào tiết dịch nhầy, sâu vào phía trong dịch nhầy loảng hơn để làm ẩm không khí. Trên màng nhầy vùng phía sau có các lông rung (lông thịt), hướng từ trong ra ngoài, khi có chất bẩn, bụi vào sẽ được chất nhầy quyện lại để tống ra ngoài nhờ vận động phản xạ của lông rung. Dưới màng nhầy là mạng mạch máu dày có chức năng sưởi ấm không khí. Trong khoang mũi còn có ba đôi sụn xoăn chia khoang mũi ra ba ngách: ngách thông trên, ngách thông giữa và ngách thông dưới, các ngách này thông với xoang trán, xoang hàm trên và xoang sàng, xoang bướm. Cấu tạo này càng làm rộng thêm cho xoang hô hấp và còn có tác dụng như cơ quan cộng hưởng khi phát âm. 2). Thanh quản Thanh quản là một phần của cơ quan hô hấp có chức năng phát âm. Cấu trúc này có thể nhìn thấy ở bên ngoài như là "quả táo Ađam".Thanh quản cấu tạo bởi các sụn như sụn giáp, sụn nhẫn, sụn phễu, sụn thanh thiệt. Sụn thanh thiết hoạt động như cái van, đóng lại khi nuốt không cho thức ăn vào khí quản. Niêm mạc lót mặt trong thanh quản có nhiều tuyến chùm tiết nhầy. Trên lớp tế bào thượng bì cũng có các lông thịt rung để đẩy vật lạ ra khỏi đường hô hấp. Trong lòng thanh quản có khe thanh môn và dây thanh âm, dây thanh âm cấu tạo gồm hai bó mô liên kết. Khi phát âm, không khí đi ra làm rung dây thanh âm. Mức độ căng của dây làm tần số rung của dây thay đổi tạo thành âm cao hay âm thấp. Dây càng căng âm càng cao. Tần số rung của dây thanh âm còn được điều khiển bởi hệ cơ trong thanh quản. Ở người các âm thanh được tạo ở thanh quản kết hợp với mũi, miệng, hầu và các xoang tạo thành một hệ cộng hưởng phức tạp, dưới sự điều khiển của hệ thần kinh chúng đã tạo ra tiếng nói, ở nam các dây thanh âm rộng và dày hơn nữ, do đó âm thanh phát ra trầm hơn. Khi phát âm còn có sự tham gia của cử động má, môi, lưỡi. 3). Khí quản và phế quản Khí quản là một ống gồm 16 – 20 vòng sụn hình chữ C, dài khoảng 10 cm. Ở thú và người đó là những vòng sụn hở ở phía sau nơi tiếp giáp với thực quản, tạo điều kiện cho sự nuốt của thực quản và làm cho khí quản cực kỳ đàn hồi, có thể phồng lên xẹp xuống theo hoạt động của phổi. Hơn nữa vì hai đầu các sụn khí quản không liền nhau nên đường kính của khí quản tăng lên khi ho, giúp cho khí quản có thể dễ dàng tống các vật cản ra ngoài. Thành trong của khí quản cũng có nhiều màng nhầy và lông thịt rung. Ngang tầm đốt sống ngực IV và V khí quản được chia đôi thành hai phế quản trái và phải. Đến rốn phổi phế quản phải chia thành ba nhánh đi về ba thuỳ, còn phế quản trái chia thành hai nhánh đi vào hai thuỳ. Vì tim nằm lệch về phía trái nên lá phổi trái nhỏ hơn lá phổi phải (khoảng 10/11). Các phế quản chia nhỏ dần để đi vào từng phế nang, mỗi lần phân chia ống phế quản nhỏ dần và thành phế quản cũng mỏng dần cho đến khi chỉ là lớp cơ không có sụn bao quanh, đường kính dưới 1mm. Đó là các phế quản nhỏ, chúng lại tiếp tục phân chia và cuối cùng kết thúc ở phế nang. Các phế nang sắp xếp thành từng chùm trông giống như chùm nho và được cung cấp rất nhiều mao mạch. Mỗi phế nang có đường kính chỉ 100 - 300mm nhưng hai lá phổi có tới hơn 700 triệu phế nang nên tạo ra một diện tích bề mặt khoảng 140m2. Ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí qua một lớp màng kép mỏng (một màng là của phế nang, một màng là của mao mạch). Đường kính mao mạch ở đây chỉ có 5mm, nên hồng cầu đi qua đây rất chậm, càng tạo điều kiện cho việc trao đổi khí. 4). Phổi Phổi gồm hai lá, là tập hợp của phế nang và phế quản. Phổi khi sờ vào thì khá chắc nhưng thực tế lại rất đàn hồi. Nó có thể nở ra rất nhiều khi không khí tràn vào. Mỗi lá phổi được bọc kín bởi màng phổi, đó là màng gồm hai lớp. Lớp phủ sát trên bề mặt phổi gọi là lá tạng, còn lớp lót mặt trong của thành ngực gọi là lá thành, giữa hai lá có chứa dịch làm trơn giảm ma sát khi hai màng trượt lên nhau trong cử động hô hấp. 4.2. Chức năng hô hấp của phổi 4.2.1. Sự thay đổi thể tích lồng ngực trong cử động hô hấp 1). Khi hít vào Khi hít vào thể tích lồng ngực tăng theo ba chiều: Chiều trên dưới do cơ hoành co làm hạ thấp xuống 1cm và thể tích lồng ngực tăng thêm 259cm3, chiều trước sau và trái phải do cơ liên sườn (chủ yếu là cơ liên sườn ngoài) làm kéo xương sườn ra phía trước và đẩy sang hai bên làm tăng đường kích lồng ngực. Khi hít vào cố sức còn có các cơ như cơ ức đòn chủm để nâng xương ức, cơ răng cưa lớn, cơ ngực lớn và cơ ngực bé tham gia. 4.2.2. Sự liên quan giữa lồng ngực và phổi – áp lực âm 1). Thành lồng ngực có tính đàn hồi Trạng thái bình thường của thành lồng ngực là khi thở ra. Khi hít vào do các cơ hô hấp co làm tăng thể tích, sau đó nhờ đàn hồi đưa nó trở về trạng thái ban đầu. Phổi lại càng có tính đàn hồi lớn. Bình thường phổi căng sát thành lồng ngực cả khi thở ra lẫn khi hít vào. Nguyên nhân này là do áp lực không khí trong xoang màng phổi và trong phổi tạo nên. Phổi hoạt động thụ động theo sự tăng giảm thể tích của lồng ngực. Hãy quan sát thí nghiệm dưới đây của Funker – Donkers: Ông dùng một bình thuỷ tinh thủng đáy và bịt đáy bằng màng cao su có núm để kéo xuống hoặc đẩy lên (mô phỏng cho cơ hoành). Miệng bình có nút cao su kín và cho xuyên qua hai ống thuỷ tinh: ống 1chạc đôi nối với hai lá phổi ếch (hoặc hai bóng cao su) thông với không khí, ống 2 có khoá đóng mở. Ở thành bình một phía có lỗ thông được bịt kín bằng màng cao su, phía khác có lỗ để gắn với một áp kế. Khi đẩy núm ở màng bịt đáy lên cao (tương tự như lúc thở ra) và đóng khoá ống 2 làm thể tích trong bình giảm, hai lá phổi xẹp lại, màng cao su ở thành bình phồng ra phía ngoài, đồng thời áp lực tăng làm mức nước của áp kế ở nhánh ngoài cao hơn nhánh trong. Khi kéo núm màng bịt đáy xuống (như lúc hít vào), khoá ống 2 cũng đóng làm thể tích trong bình tăng, hai phổi căng ra, màng cao su ở thành bên lõm vào, còn cột nước của áp kế ở nhánh trong cao hơn nhánh ngoài. Qua thí nghiệm của Funker – Donkers cho thấy phổi hoạt động theo sự tăng giảm của thể tích lồng ngực và muốn cho phổi hoạt động tăng giảm bình thường đó thì khoang màng phổi phải luôn là một khoang kín. Khi bị thủng khoang màng phổi hoặc trong khoang có nước (bệnh khí hung), phổi không hoạt động được. Trong thí nghiệm trên khi mở khoá ống 2 làm không khí trong bình và bên ngoài thông nhau thì dù đưa lên hay hạ núm ở màng bịt đáy sẽ không có hiện tượng gì xảy ra (hình 4.3). 2). Áp lực âm Ở giai đoạn bào thai, hai lá (lá tạng và lá thành) màng phổi dính vào nhau, chưa tạo khoang màng phổi, cả toàn bộ phổi là một khối không có không khí (giống như những cơ quan khác). Khi đứa bé vừa ra khỏi bụng mẹ, do vận động mạnh làm lồng ngực giãn rộng, và phổi cũng nở to dần. Nhưng tốc độ giãn của lồng ngực nhanh hơn phổi và kéo theo lá thành, còn phổi lại có tính đàn hồi sau khi giãn đã co lại kéo theo lá tạng, kết quả lá tạng tách ra khỏi lá thành để tạo khoang màng phổi. Áp lực trong khoang luôn thấp hơn áp lực không khí nên gọi là áp lực âm, nhờ vậy tạo điều kiện cho không khí vào phổi trong động tác hít vào. Tiếng khóc chào đời của đứa trẻ được hình thành ngay sau đó (khi có sự tống khí qua thanh quản). Lúc bình thường áp lực này thấp hơn áp lực khí quyển khoảng – 2mmHg đến – 4mmHg; lúc hít vào khoảng – 8mmHg, khi hít vào cố sức có thể đạt – 15mmHg đến – 30mmHg. Còn khi thở ra hết sức áp lực này có thể lên – 1mmHg hoặc bằng 0 (nghĩa là áp lực trong khoang bằng áp suất khí quyển). Khi khoang màng phổi thủng, làm mất áp lực âm, phổi xẹp lại, mất luôn cử động hô hấp. Áp lực không khí trong các phế nang cũng thay đổi theo hoạt động hô hấp, khi hít vào bình thường áp lực trong phế nang giảm xuống dưới áp lực khí quyển, khoảng – 3mmHg, hít vào cố sức là –57 đến – 80mmHg, nhờ vậy không khí mới vào được phế nang. Khi thở ra bình thường áp lực trong phế nang ngược lại, lại vượt quá áp lực khí quyển, khoảng + 3mmHg, khi cố sức là +80 đến +100mmHg, có như vậy mới đẩy được khí từ phổi ra bên ngoài. Bản thân phổi không phải là mô cơ nên những thay đổi về áp lực phải đạt được bằng con đường gián tiếp. Cụ thể là nhờ khoang màng phổi bao quanh mỗi phổi, sự giảm áp lực trong khoang màng phổi và phổi được truyền tới phổi bởi lá tạng và vì thế mà phổi bị kéo căng ra chiếm gần như hết khoang lồng ngực 4.2.3. Sự thông khí ở phổi 4.2.3.1. Nhịp thở Chu kỳ thở gồm động tác hít vào thở ra gọi là nhịp thở. Ở người Việt nam đối với nữ là 17 ± 3 nhịp/phút, đối với nam là 16 ± 3 nhịp/phút. Ở các loài động

File đính kèm:

  • doctich_luy_chuyen_mon_sinh_hoc_va_cong_nghe.doc