Tiếp nhận truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi dưới góc nhìn văn hóa

Những đứa con trong gia đình là tác phẩm xuất sắc của nhà văn liệt sỹ Nguyễn Thi và cũng là một trong những thiên truyện ngắn tiêu biểu của văn học thời chống Mỹ. Những đứa con trong gia đình được nhà văn Nguyễn Thi hoàn thành vào tháng 2 năm 1966. Nếu lấy mốc ngày 08/03/1965 đế quốc Mỹ ồ ạt đổ quân vào nước ta tiến hành cuộc Chiến tranh Cục bộ ở miền Nam và những dòng nhật kí chiến trường nhà văn để lại, bạn đọc hôm nay mới thấy hết được không khí hào hùng trước cuộc chạm trán đầy thử thách của dân tộc ta trong những ngày lịch sử đó. Thiên truyện đã ra đời trong những ngày tháng “sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hứng, hào hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán mất còn trực tiếp với đế quốc Mỹ” (Nguyên Ngọc).

Truyện Những đứa con trong gia đình thuộc vào những tác phẩm xuất sắc nhất được viết trên báng súng trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc. Mở trang sách ra độc giả như còn nghe mùi thơm của thuốc súng. Một tác phẩm viết trong khói lửa chiến tranh nhưng đã không rơi vào số phận của những tác phẩm minh họa, những trang nhật kí chiến trường ghi vội mà trở thành một truyện ngắn đặc sắc làm rung động trái tim bao thế hệ bạn đọc. Và hôm nay đọc lại tác phẩm, chúng ta kinh ngạc bởi ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt nhưng truyện ngắn của Nguyễn Thi đã gặp gỡ với thi pháp dòng truyện ngắn viết theo dòng ý thức của văn học phương Tây hiện đại.

Đọc tác phẩm, chúng ta thường trăn trở về câu trả lời cho câu hỏi tại sao một thiên truyện chảy cùng dòng văn học sử thi một thời nhưng nó đã có một sức hấp dẫn riêng, gợi cho người đọc một khoái thú thẩm mỹ riêng? Làm sao nhà văn lại viết nên những trang văn vô cùng xúc động, vừa dữ dội lại vừa nên thơ, vừa khốc liệt lại vừa yên bình đến thế. Và có lẽ phần trầm tích của những giá trị ở tác phẩm chính là nhà văn Nguyễn Thi đã nhìn cuộc chiến tranh dưới góc nhìn văn hóa. Người nghệ sỹ - chiến sỹ ấy đã cầm bút không chỉ với tư cách một người lính, một nhà văn chiến trường mà còn với tư cách một nhà văn hóa viết về chiến tranh, đối thoại với thời đại bằng tiếng nói của những giá trị bất diệt, trường tồn của dân tộc - giá trị văn hóa truyền thống.

Và khi nói tới giá trị văn hóa lâu đời mà không một kẻ thù nào hủy diệt được của dân tộc Việt Nam không gì khác đó là giá trị văn hóa gia đình. Chính sức mạnh của các giá trị văn hóa truyền thống đã trở thành sức mạnh mềm của người Việt để hóa giải mọi hiểm họa (trong đó có hiểm họa ngoại xâm) và kiến tạo nên cốt cách, phẩm tính rất độc đáo của con người Việt Nam. Trước một kẻ thù mạnh hơn chúng ta về kinh tế và tiềm lực quốc phòng, khi chúng đưa quân đổ bộ lên đất nước của chúng ta, cuộc đối đầu ấy vô vàn cam go và khốc liệt. Nếu như nhà chính trị, nhà quân sự đã nêu cao khẩu hiệu chiến tranh toàn dân, chiến tranh toàn diện, trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi, thì người nghệ sỹ - chiến sỹ Nguyễn Thi lại lấy điểm tựa là văn hóa để lí giải sức mạnh chiến thắng của dân tộc, truyền lửa niềm tin cho độc giả, mang đến một cái nhìn đối sánh giữa sức mạnh của tinh thần, giá trị văn hóa với sức mạnh hủy diệt của súng đạn kẻ thù.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3319 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp nhận truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi dưới góc nhìn văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếp nhận truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi dưới góc nhìn văn hóa Phan Quốc Thanh – Trường THPH Hương Khê Những đứa con trong gia đình là tác phẩm xuất sắc của nhà văn liệt sỹ Nguyễn Thi và cũng là một trong những thiên truyện ngắn tiêu biểu của văn học thời chống Mỹ. Những đứa con trong gia đình được nhà văn Nguyễn Thi hoàn thành vào tháng 2 năm 1966. Nếu lấy mốc ngày 08/03/1965 đế quốc Mỹ ồ ạt đổ quân vào nước ta tiến hành cuộc Chiến tranh Cục bộ ở miền Nam và những dòng nhật kí chiến trường nhà văn để lại, bạn đọc hôm nay mới thấy hết được không khí hào hùng trước cuộc chạm trán đầy thử thách của dân tộc ta trong những ngày lịch sử đó. Thiên truyện đã ra đời trong những ngày tháng “sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hứng, hào hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán mất còn trực tiếp với đế quốc Mỹ” (Nguyên Ngọc). Truyện Những đứa con trong gia đình thuộc vào những tác phẩm xuất sắc nhất được viết trên báng súng trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc. Mở trang sách ra độc giả như còn nghe mùi thơm của thuốc súng. Một tác phẩm viết trong khói lửa chiến tranh nhưng đã không rơi vào số phận của những tác phẩm minh họa, những trang nhật kí chiến trường ghi vội mà trở thành một truyện ngắn đặc sắc làm rung động trái tim bao thế hệ bạn đọc. Và hôm nay đọc lại tác phẩm, chúng ta kinh ngạc bởi ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt nhưng truyện ngắn của Nguyễn Thi đã gặp gỡ với thi pháp dòng truyện ngắn viết theo dòng ý thức của văn học phương Tây hiện đại. Đọc tác phẩm, chúng ta thường trăn trở về câu trả lời cho câu hỏi tại sao một thiên truyện chảy cùng dòng văn học sử thi một thời nhưng nó đã có một sức hấp dẫn riêng, gợi cho người đọc một khoái thú thẩm mỹ riêng? Làm sao nhà văn lại viết nên những trang văn vô cùng xúc động, vừa dữ dội lại vừa nên thơ, vừa khốc liệt lại vừa yên bình đến thế. Và có lẽ phần trầm tích của những giá trị ở tác phẩm chính là nhà văn Nguyễn Thi đã nhìn cuộc chiến tranh dưới góc nhìn văn hóa. Người nghệ sỹ - chiến sỹ ấy đã cầm bút không chỉ với tư cách một người lính, một nhà văn chiến trường mà còn với tư cách một nhà văn hóa viết về chiến tranh, đối thoại với thời đại bằng tiếng nói của những giá trị bất diệt, trường tồn của dân tộc - giá trị văn hóa truyền thống. Và khi nói tới giá trị văn hóa lâu đời mà không một kẻ thù nào hủy diệt được của dân tộc Việt Nam không gì khác đó là giá trị văn hóa gia đình. Chính sức mạnh của các giá trị văn hóa truyền thống đã trở thành sức mạnh mềm của người Việt để hóa giải mọi hiểm họa (trong đó có hiểm họa ngoại xâm) và kiến tạo nên cốt cách, phẩm tính rất độc đáo của con người Việt Nam. Trước một kẻ thù mạnh hơn chúng ta về kinh tế và tiềm lực quốc phòng, khi chúng đưa quân đổ bộ lên đất nước của chúng ta, cuộc đối đầu ấy vô vàn cam go và khốc liệt. Nếu như nhà chính trị, nhà quân sự đã nêu cao khẩu hiệu chiến tranh toàn dân, chiến tranh toàn diện, trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi, thì người nghệ sỹ - chiến sỹ Nguyễn Thi lại lấy điểm tựa là văn hóa để lí giải sức mạnh chiến thắng của dân tộc, truyền lửa niềm tin cho độc giả, mang đến một cái nhìn đối sánh giữa sức mạnh của tinh thần, giá trị văn hóa với sức mạnh hủy diệt của súng đạn kẻ thù. Vì thế, trong giờ giảng văn, công việc đầu tiên của người giáo viên là đưa người học sống lại không khí hào hùng, quyết liệt về cuộc đối đầu sống còn của dân tộc trong những tháng năm đánh Mỹ. Tiếp đó, việc định hướng học sinh giải nghĩa nhan đề tác phẩm không chỉ dừng lại ở lớp nghĩa tường minh rằng: nhan đề cho chúng ta biết đối tượng mà nhà văn miêu tả là câu chuyện anh hùng của các thành viên trong một gia đình Nam Bộ kháng chiến. Hơn thế, qua nhan đề, tác giả còn hé mở cho người đọc (chính tác giả cũng là một độc giả đặc biệt) một tâm thế tiếp nhận, một cách lí giải về sức mạnh của đồng bào, của dân tộc ta dưới góc nhìn văn hóa gia đình. Bởi từ rất lâu, trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, gia đình chính là hạt nhân văn hóa của dân tộc. Chưa và sẽ không một kẻ thù nào chia rẽ được dân tộc ta khi chúng ta biết giữ gìn, phát huy được sức mạnh, tình đoàn kết thân tộc, giữ được cái gốc văn hóa. Chính giá trị văn hóa truyền thống đã trở thành sức mạnh vô địch, sức mạnh Việt Nam chống lại mọi âm mưu đồng hóa và tiêu diệt của các nước đế quốc từ xưa đến nay. Dưới góc nhìn văn hóa, Nguyễn Thi đã mang đến cho người đọc những trang văn thẫm đẫm chất thơ. Chất thơ được tỏa ra, được toát lên từ tình yêu quê hương đất nước, tình yêu gia đình và lòng căm thù giặc sâu sắc của những người con nơi thành đồng Tổ quốc. Chất thơ được toát lên từ tình cảm gắn bó sâu sắc, chân tình giữa những người đồng chí anh em trong một đơn vị chiến đấu. Đi vào chiến trường, mọi người vẫn quen gọi Việt là “cậu Tư”, một cách xưng hô giàu tính thân tộc để “Mỗi lần nghe, Việt lại toét miệng cười. Cái tiếng “cậu”, nghe như có họ, lại vui nữa”. Câu văn vừa trích thoạt đọc tưởng như là một lời dẫn chuyện thông thường nhưng đặt nó trong tính chỉnh thể của tác phẩm, trong tính liên văn bản với nhiều tác phẩm văn học khác thì người đọc sẽ nhận thấy tình động đội đã được ánh chiếu qua tình cảm thân tộc là một nét đặc thù của người lính Việt Nam trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại mà ở đó “Tướng sỹ một lòng phụ tử” (Nguyễn Trãi). Người lính từ “Bốn phương trời chẳng hẹn quen nhau” (Chính Hữu) nhưng khi dừng chân gặp mặt “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy” (Phạm Tiến Duật). Chất thơ còn được toát lên từ điệu tâm hồn, cách cảm, và lối so sánh vừa gần gũi vừa bất ngờ thú vị. Nói về sự gắn kết, ngưng kết các giá trị trong đó có giá truyền thống gia đình, nhà văn đã hơn một lần nhắc đến dòng sông như khởi nguồn của lịch sử mà truyền thống gia đình Việt là một dòng sông chảy vào biển lớn của dân tộc. Trong đó cuộc đời, chiến công của mỗi người như một khúc sông. Và cuốn sổ gia đình như một cuốn gia phả ghi chép lại lịch trình dòng chảy bất diệt của dòng sông gia đình. Dưới góc nhìn văn hóa, và bằng thủ pháp nghệ thuật hồi tưởng, qua một truyện ngắn Nguyễn Thi giúp người đọc “gặp gỡ” được rất nhiều thành viên trong gia đình Việt. Đó là thím Năm, ông nội, bà nội, thằng Hai con chú Năm, ba, má và chị em Việt...Mỗi nhân vật dù chỉ được giới thiệu thoáng qua trong một vài câu văn nhưng ở đó tính cách và số phận hiện lên rất sắc nét, độc đáo. Thế hệ trước in dấu lên con cháu từ ngoại hình đến tính cách tâm hồn. Mỗi lần nghe tiếng ná thun của con trai bắn chim, má Việt lại nói: “Đó, lại giống thằng cha nó rồi! Để má ráng nuôi bay lớn coi bay có làm được gì cho cha mày vui không?”. Tương tự như vậy, mỗi hành vi, cử chỉ đến dáng điệu tính tình của chị Chiến, Việt đều thấy chị “nói in như má vậy”, “giống hệt như má vậy”. Một tập thể nhân vật vừa đa dạng về lứa tuổi, khác nhau về giới tính nhưng họ có điểm chung là yêu gia đình, yêu quê hương sâu sắc, yêu cách mạng và có mối thù sâu nặng với giặc Mỹ. Ở họ có sự nối tiếp, kế thừa và phát triển. Thế hệ sau noi gương và nối gót thế hệ trước, và thế hệ cha anh đặt trọn niềm tin, hi vọng vào cháu con. Và thế hệ sau trưởng thành hơn thế hệ trước, cháu con xứng đáng với sự kì vọng, trở thành niềm tự hào của các bậc cha chú. Khi chứng kiến cảnh thu xếp chuyện nhà của các cháu, chú Năm “cứ ngồi yên trên ván nhìn hai cháu thiệt lâu. Một lát, chú nói: Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non. Con nít chúng bây kì đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước”. Trong lời động viên đầy cảm kích của chú Năm, người đọc xúc động trước sự trưởng thành vượt bậc của những đứa trẻ Nam Bộ trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Dường như số phận đã luôn muốn thử thách con người Việt Nam, dân tộc Việt bằng những cam go và ác liệt nhất. Những thử thách của lịch sử trong mấy ngìn năm qua buộc đứa trẻ lên ba khi cất tiếng chào đời thì câu nói đầu tiên là câu nói xin đi đánh giặc. Và hôm nay bọn “con nít chúng bay” chưa đủ tuổi nhập ngũ nhưng đã đủ khôn để trưởng thành sớm, vượt lên bão tố phong ba. Chính sức mạnh của nguồn cội, truyền thống của gia đình đã làm cho mỗi thành viên trở nên chín chắn hơn, vững vàng hơn trước bão táp của lịch sử. Cái quá khứ đang hiện hình trong cái hôm nay, đau thương xưa đang hun đúc thêm lòng quyết tâm chiến đấu. Bề dày văn hóa, chiều sâu tâm linh đã giúp cho con người thêm vững niềm tin. Trước đêm xa nhà đi chiến đấu, “Cả chị cả em cùng nhớ đến má. Hình như má cũng về đâu đây. Má biến theo ánh đom đóm trên nóc nhà hay đang ngồi dựa vào mấy thùng lúa mà cầm nón quạt? Đêm nay, dễ gì má vắng mặt, má cũng phải về dòm ngó coi chị em Việt tính toán việc nhà làm sao chớ?”. Đoạn văn được trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật đã giúp người đọc hiểu được vì sao nhân dân Nam Bộ đã anh dũng kiên cường đến thế, và mảnh đất ấy được cả nước suy tôn là thành đồng Tổ quốc. Chính dòng chảy của văn hóa đã bồi thấn thêm niềm tin ở mỗi người về một ngày mai tất thắng. Người đọc thêm một lần tin và yêu hơn khi nghe chú Năm dặn dò hai cháu: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Chú kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp, lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con người cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”. Các hình ảnh, chi tiết trong thiên truyện vừa giàu chất hiện thực vừa đậm chất tượng trưng. Và ở đây, tính biểu trưng của văn hóa đã nâng cánh cho tính hiện thực đạt tới tính điển hình của hình tượng. Văn học viết về chiến tranh, viết về những cuộc ra đi của những đứa con yêu của giống nòi đã từng làm xúc động lòng người trong các trang văn của các nhà văn nhà thơ cùng thời. Nhưng có lẽ chẳng ai có thể quên, có thể dửng dưng khi đọc đến đoạn văn Nguyễn Thi miêu tả cảnh chị em Việt khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm trong ngày tòng quân. Đoạn văn gây xúc động mạnh bởi chi tiết ấy đã chạm tới cõi tâm linh sâu thẳm của mỗi người con dân Việt. Bàn thờ tổ tiên ông bà muôn đời là không gian thiêng, là cõi tâm linh bền vững của con người Việt Nam. Không gian tâm linh đó bao giờ cũng được người Việt đặt nơi trang trọng nhất của ngôi nhà. Là hiện thân của sự giao thoa giữa người đã mất và người còn sống, giữa cõi tâm linh và thế giới hiện tồn. Nhưng lúc này đây, bom đạn của giặc đã xé nát xóm làng, giết chết người má kính yêu của Việt khi người mẹ mái đầu còn xanh. Ngày má mất chưa đoạn tang, hai chị em đã phải gồng gánh đưa bàn thờ má đi gửi nhà chú. Đọc đến đoạn văn này, người đọc nhói lên một niềm đau chung cùng nhân vật, uất lên mối căm thù giặc sâu sắc. Giữa người đọc và nhân vật lúc này có một sự đồng nhất về tâm trạng, về tâm lí và “mối thù thằng Mỹ thì có thể rờ thấy được, vì nó đè nặng ở trên vai”. Những đứa con trong một gia đình đã ra đi kháng chiến, trong lòng họ luôn đầy ắp một niềm tin ngày mai chiến thắng và họ sẽ trở về đoàn tụ, sum vầy. Trong lời nói của nhân vật, người đọc nghe được niềm tin vào ngày mai của đất nước sạch bóng quân thù: “Nào, đưa má sang tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về”. Trong giây phút xúc động ấy, cái khoảnh khắc đã hóa thân thành bất diệt, lòng yêu thương được thắp sáng thêm lòng căm thù giặc...Tất cả truyền đến người đọc một phức cảm tâm trạng đặc biệt. Dân tộc ta là thế, một dân tộc anh hùng, một dân tộc yêu hòa bình. Đã bao phen đất nước bị xâm lăng thì tâm thế bước vào cuộc chiến tranh là tâm thế của những anh hùng vệ quốc. Và sau mỗi lần chiến thắng ngoại bang, dân tộc ta lại “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Con người Việt Nam đi vào chiến tranh là để chấm dứt chiến tranh, kiến tạo hòa bình, xây dựng tương lai tươi sáng. Ra đi là để trở về, chấm dứt chiến tranh là xây dựng hòa hảo bang giao. Lịch sử dân tộc đã chứng minh điều đó. Và vì thế dân tộc ta mãi mãi là một dân tộc bất khả chiến bại. Con người Việt Nam đi qua chiến tranh là những con người văn minh, mang phẩm cách văn hóa của dân tộc và nhân loại. Sự kế tiếp về cách nhìn con người trong chiến tranh của Nguyễn Thi vì thế vừa gần gũi vừa hấp dẫn đối với tâm lí độc giả nhiều thế hệ. Câu chuyện con người Việt Nam trong chiến tranh và sau chiến tranh mãi mãi là một chú đề hấp dẫn cho các nghệ sĩ, cho các nhà văn hóa đi sâu tìm hiểu và khám phá. Lấy điểm tựa văn hóa gia đình để soi chiếu sức mạnh Việt Nam, nhà văn Nguyễn Thi đã gửi đến một thông điệp vừa giàu tính nhân văn vừa thẫm đẫm chất lãng mạn. Một thứ lãng mạn không ở vẻ rực rỡ mà ở chiều sâu của niềm tin bất diệt, niềm tin tất thắng.

File đính kèm:

  • docSKKN Nhung dua con trong gia dinh duoi goc nhin van hoa.doc
Giáo án liên quan