Tiết 1 - Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Nêu rõ vì sao cần có các phép chiếu hình BĐ khác nhau

- Hiểu rõ một số phép chiếu hình BĐ cơ bản.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt được một số dạng lưới kinh, vĩ tuyến khác nhau của BĐ; từ đó biết được lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu đó của phép chiếu hình BĐ nào.

- Thông qua phép chiếu hình BĐ biết được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác của BĐ, khu vực nào kém chính xác hơn.

3. Thái độ:

Thấy được sự cần thiết của BĐ trong học tập.

II- THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- H.1.3a, b; 1.5b, c; 1.7a, b trong sgk (phóng to)

- Tập BĐ Địa lí tự nhiên đại cương, tập BĐ Thế giới và các châu lục

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 1 - Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CHƯƠNG I: BẢN ĐỒ NS: 20/08/2010 ND: 23/08/2010 Tiết 1 - bài 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Nêu rõ vì sao cần có các phép chiếu hình BĐ khác nhau - Hiểu rõ một số phép chiếu hình BĐ cơ bản. 2. Kĩ năng: - Phân biệt được một số dạng lưới kinh, vĩ tuyến khác nhau của BĐ; từ đó biết được lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu đó của phép chiếu hình BĐ nào. - Thông qua phép chiếu hình BĐ biết được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác của BĐ, khu vực nào kém chính xác hơn. 3. Thái độ: Thấy được sự cần thiết của BĐ trong học tập. II- THIẾT BỊ DẠY HỌC: - H.1.3a, b; 1.5b, c; 1.7a, b trong sgk (phóng to) - Tập BĐ Địa lí tự nhiên đại cương, tập BĐ Thế giới và các châu lục III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: Sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (Không tiến hành) 3. Bài mới: Mở bài: Trong thực tế, chúng ta gặp những BĐ có các lưới chiếu kinh, vĩ tuyến khác nhau như: ở BĐ TG có các kinh, vĩ tuyến là các đường thẳng, trong khi đó BĐ bán cầu chỉ có xích đạo và đường kinh tuyến chính giữa là đường thẳng còn tất cả các đường kinh, VT khác là đường congVì sao lại có sự khác nhau về lưới chiếu kinh, VT như vậy ở các loại BĐ khác nhau? à bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. Hoạt động của GV & HS Nội dung bài GV ? ? ? GV ? GV GV GV GV GV Hoạt động 1: Tìm hiểu các KN liên quan đến BĐ (cả lớp): Y/c HS n/c ND phần đầu bài: - BĐ là gì? - Phép chiếu hình BĐ là gì? Vì sao phải dùng phép chiếu hình BĐ? (ND/4 - sgk) Cho HS quan sát một số BĐ có lưới chiếu khác nhau. - Kể tên một số phép chiếu hình BĐ cơ bản? Chuyển ý: Có nhiều phép chiếu hình BĐ khác nhau, tùy thuộc vào mục đích Sd à bài học hôm nay chúng ta sẽ n/c 3 phép chiếu hình BĐ cơ bản: Hoạt động 2: Tìm hiểu các phép chiếu hình BĐ cơ bản(Nhóm): Y/c HS n/c ND sgk Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, n/c Sgk và hoàn thành ND phiếu học tập: (xem phần phụ lục) - N1+2: Phép chiếu phương vị - N3: Phép chiếu hình nón - N4: Phép chiếu hình trụ Bước 2: HS thảo luận trong 5p Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo, HS khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức. Y/c HS trả lời các câu hỏi liên quan đến ND bài trong Sgk. Bổ sung: Đối với phép chiếu phương vị, không những tùy theo mặt chiếu mà còn tùy thuộc vào nguồn chiếu cũng dẫn đến hình dạng lưới kinh, VT khác nhau. Nguồn chiếu có thể ở tâm, ở vị trí đối diện với điểm tiếp xúc của mặt chiếu, ở vị tí nào đó ở trong hay ngoài Địa cầu hoặc ở vô cực. Y/c HS so sánh kiểu tiếp xúc mặt cầu của 3 phép chiếu cơ bản trên? Tổng kết: Có nhiều phép chiếu hình BĐ khác nhau, tùy thuộc vào mục đích Sd -> lựa chọn phép chiếu hình cho phù hợp. I - Các khái niệm: - KN BĐ: sgk/4 - Phép chiếu hình BĐ là cách biểu diễn mặt cong của TĐ lên một mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng. II - Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản: 1. Phép chiếu phương vị: 2. Phép chiếu hình nón: 3. Phép chiếu hình trụ: (xem thông tin phản hồi phần phụ lục) IV- CỦNG CỐ: Câu hỏi: Kể tên các phép chiếu hình BĐ cơ bản? Hãy cho biết từng phép chiếu đồ thường dùng để vẽ BĐ ở KV nào? V- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Học bài Trả lời câu hỏi Sgk Chuẩn bị bài mới VI- PHỤ LỤC: PHIẾU HỌC TẬP Phép chiếu Khái niện Vị trí tiếp xúc của mặt chiếu với Địa cầu Đặc điểm lưới các kinh, vt Khu vực chính xác nhất Mục đích sử dụng Phương vị Hình nón Hình trụ THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP Phép chiếu Khái niện Vị trí tiếp xúc của mặt chiếu với Địa cầu Đặc điểm lưới các kinh, vt Khu vực chính xác nhất Mục đích sử dụng Phương vị (đứng) Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vt của mặt cầu lên mặt phẳng Ở cực ( B hoặc N) - Các KT là các đoạn thẳng đồng quy ở cực - Các VT là các vòng tròn đồng tâm ở cực Ở cực (B hoặc N) Dúng để vẽ BĐ khu vực quanh cực Hình nón (đứng) Là cách thể hiện mạng lưới kinh, vt lên mặt chiếu là hình nón, sau đó trải mặt chiếu hình nón ra mặt phẳng Mặt chiếu là hình nón chụp lên mặt địa cầu (trục hình nón đứng trùng với trục quay của địa cầu) - KT là những đoạn thẳng đồng quy tại chóp hình nón - VT là các cung tròn đồng tâm Ở VT tiếp xúc với mặt nón Dùng để vẽ BĐ ở các vùng đất thuộc vĩ độ trung bình và kéo dài theo VT Hình trụ (đứng) Là cách thể hiện lưới kinh, vt của Địa cầu lên mặt chiếu là hình trụ sau đó triển khai mặt trụ ra mặt phẳng Mặt chiếu là hình trụ bao quanh quả địa cầu Kinh, VT đều là những đoạn thẳng song song và vuông góc với nhau. Ở xích đạo Dùng để vẽ BĐ TG hoặc các khu vực gần xích đạo.

File đính kèm:

  • doctiet 1bai 1 Cac phep chieu hinh ban do co ban.doc
Giáo án liên quan