Tiết 15 – Bài 14: Mặt phẳng nghiêng

A- MỤC TIÊU:

• Kiến thức: - Nêu được thí dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ rõ lợi ích của chúng.

- Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lý trong từng trường hợp.

• Kĩ năng: - Sử dụng thành thạo lực kế.

- Làm TN0 kiểm tra độ lớn của lực kéo phụ thuộc vào độ cao (chiều dài) mặt phẳng

nghiêng.

• Thái độ: - Hs có thái độ cẩn thận, trung thực.

B- CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:

• GV: Giáo án, sgk

Đồ dùng: Bài giảng có nội dung trình chiếu

+ Cho mỗi nhóm: - 1 lực kế GHĐ: 5N

- 1 khối trụ kim loại có trục quay ở giữa (2N).

- 3 tấm ván gỗ dùng làm mặt phẳng nghiêng; giá đỡ.

- 2 phiếu học tập (2 bảng kết quả đo)

• HS: Vở ghi, sgk, học bài theo hướng dẫn giờ học trước.

• Những điểm cần lưu ý:

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6914 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 15 – Bài 14: Mặt phẳng nghiêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/12/2013 Ngày dạy: /12/2013 Tiết 15 – Bài 14: MẶT PHẲNG NGHIÊNG A- MỤC TIÊU: Kiến thức: - Nêu được thí dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ rõ lợi ích của chúng. - Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lý trong từng trường hợp. Kĩ năng: - Sử dụng thành thạo lực kế. - Làm TN0 kiểm tra độ lớn của lực kéo phụ thuộc vào độ cao (chiều dài) mặt phẳng nghiêng. Thái độ: - Hs có thái độ cẩn thận, trung thực. B- CHUẨN BỊ CỦA GV-HS: GV: Giáo án, sgk Đồ dùng: Bài giảng có nội dung trình chiếu + Cho mỗi nhóm: - 1 lực kế GHĐ: 5N - 1 khối trụ kim loại có trục quay ở giữa (2N). - 3 tấm ván gỗ dùng làm mặt phẳng nghiêng; giá đỡ. - 2 phiếu học tập (2 bảng kết quả đo) HS: Vở ghi, sgk, học bài theo hướng dẫn giờ học trước. Những điểm cần lưu ý: + Chương trình vật lý 6 chỉ yêu cầu Hs biết sử dụng mặt phẳng nghiêng để được lợi về lực (mặt phẳng nghiêng càng nghiêng ít thì cần lực kéo vật lên mặt phẳng nghiêng đó càng nhỏ) + Không dùng khái niệm độ dốc, góc nghiêng mà chỉ dựa vào hiểu biết cảm tính về độ nghiêng. + Khi tiến hành đo lực kéo vật lên mặt phẳng nghiêng lần 1, cần cố định độ nghiêng lớn nhất của mặt phẳng nghiêng. Các lần đo lực kéo tiếp theo cần làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng. + Cái nêm, cái đinh ốc đều dựa trên nguyên lý mặt phẳng nghiêng. C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1- Ổn định tổ chức: (1 phút) Sĩ số: Vắng: 2- Kiểm tra bài cũ: (5 phút) ?1 Nêu những khó khăn khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng ? ?2 Kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng. HS: Trả lời: ?1 - Vị trí đứng không thuận lợi, dễ ngã. - Lực kéo lớn(ít nhất bằng trọng lượng của vật) ?2 - Các loại máy cơ đơn giản thường dùng là: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. 3- Bài mới ĐVĐ: Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Trình chiếu H13.2 và 14.1 GV: Để khắc phục những khó khăn trên, Một số người quyết định bạt bờ mương, dùng mpn để kéo ống bê tông lên. Liệu làm như thế có dễ dàng hơn không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. Tiết 15-Bài 14: Mặt phẳng nghiêng 1. Đặt vấn đề : Những vấn đề đặt ra ở đây là gì? (gọi hs đọc 2 vấn đề) TC - Dùng tấm ván làm MPN có thể làm giảm lực kéo vật lên hay không? - Muốn làm giảm lực kéo thì phải làm tăng hay giảm độ nghiêng của tấm ván? GV: Đề giải quyết các vấn đề trên ta đi tiến hành thí nghiệm. Trước hết chúng ta cùng trả lời cầu hỏi: Dùng tấm ván làm MPN có thể làm giảm lực kéo vật lên hay không? GV: Em hãy cho biết: Mục đích của TN này là gì? HS: Kiểm tra xem: Dùng tấm ván làm MPN có thể làm giảm lực kéo vật lên hay không. GV: TC mục đích TN GV: Từ mục đích TN, em cần chuẩn bị các dụng cụ gì? HS: Các dụng cụ gồm: Lực kế, vật nặng, MPN, giá treo. GV: Trình chiếu bảng dụng cụ GV: Em hãy nêu các bước tiến hành TN HS: B1: Đo trọng lượng quả nặng B2: Đo lực kéo của vật trên MPN. GV: Trình chiếu các bước (kèm hình ảnh) GV: Tại sao phải đo trọng lượng của vật? HS: Đo trọng lượng vật để so sánh lực kéo theo phương thẳng đứng với lực kéo theo mặt phẳng nghiêng. GV: Em hãy nêu dự đoán kết quả TN này? HS: Trọng lượng của vật > lực kéo vật lên theo MPN. GV: Gọi hs khác cho ý kiến HS: Em đồng ý với ý kiến của bạn Trọng lượng vật > lực kéo vật lên theo mpn. GV: Ghi bảng phụ P > F1 GV: Như vậy các em đã biết công việc phải làm trong TN, để TN thành công thì thầy lưu ý các em: + Lắp MPN chắc chắn. + Kéo vật từ từ dọc theo mpn. GV: TC lưu ý GV: Thầy và các em cùng làm TN kiểm tra dự đoán trên. HS: Làm thí nghiệm Trình chiếu KQ các nhóm cùng màn hình GV: Từ KQ TN em hãy so sánh trọng lượng P so với lực kéo vật trên mpn F1. HS: P > F1 GV: Trở lại dự đoán KQTN, thì dự đoán có đúng không? HS: Dự đoán đúng GV: Từ kết quả TN em rút ra nhận xét gì khi kéo vật trên MPN? HS: Dùng tấm ván làm MPN có thể làm giảm lực kéo vật lên. GV: Ta có KL - GV ghi KL lên bảng. GV: Như vậy Dùng tấm ván làm MPN có thể làm giảm lực kéo vật lên. Muốn giảm lực kéo hơn nữa chúng ta cần tăng hay giảm độ nghiêng của MPN. Ta cùng giải quyết vấn đề thứ 2 của bài học. GV: TC vấn đề 2: - Muốn làm giảm lực kéo thì phải tăng hay giảm độ nghiêng của tấm ván? GV: Để giải quyết vấn đề này chúng ta cùng làm TN. GV: Trước hết, để thay đổi độ nghiêng của MPN chúng ta làm ntn? HS - Thay đổi chiều dài MPN. - Thay đổi chiều cao kê MPN. GV: Để thay đổi độ nghiêng của MPN, chúng ta chọn phương án thay đổi chiều dài MPN. Ta cần chuẩn bị thêm dụng cụ nào? HS: Cần 3 tấm ván có độ dài khác nhau. GV: Trình chiếu hình ảnh 3 tấm ván có độ dài khác nhau GV: Em hãy nêu các bước tiến hành TN. HS nêu các bước - Đo lực kéo vật trên MPN có độ dài ngắn nhất. - Đo lực kéo vật trên MPN có độ dài vừa. - Đo lực kéo vật trên MPN có độ dài dài nhất. GV: Trình chiếu 3 hành ảnh tương ứng GV: Em hãy dự đoán khi so sánh độ lớn các lực F1, F2 và F3 HS: F1>F2>F3 GV: Gọi hs khác dự đoán, Ghi bảng. GV: Để TN thành công các em cần lưu ý TC + Cố định chiều cao kê mặt phẳng nghiêng. + Lắp MPN chắc chắn + Kéo vật từ từ dọc theo mpn. HS: Làm thí nghiệm. Trình chiếu KQ các nhóm cùng màn hình. GV: Từ KQ TN em hãy so sánh độ lớn của lực F1,F2,F3. GV: Như vậy dự đoán của các em (F1> F2>F3) là đúng. Em hay cho biết độ nghiêng của MPN và lực kéo thay đổi như thế nào? MPN có độ nghiêng càng ít thì lực kéo càng nhỏ (Ngược lại: MPN có độ nghiêng càng lớn thì lực kéo càng lớn) GV: Qua TN 2, ta rút ra kết luận gì? HS: Muốn làm giảm lực kéo thì phải giảm độ nghiêng của tấm ván. GV: Ghi bảng KL2 GV: Qua bài học ngày hôm nay, ta cần Ghi nhớ những điều gì? Gv Trình chiếu nội dung ghi nhớ, gọi Hs đọc. HS: Đọc ghi nhớ (SGK / Tr46) GV: TC hình ảnh H14.1 GV: Vận dụng kiến thức vừa học, em hãy cho biết cách làm của một số người trong hình có dễ dàng hơn không? GV: Ghi mục 4 trong lúc hs suy nghĩ. HS: trả lời: Cách làm như vậy dễ dàng hơn vì họ đã kéo vật trên MPN nên lực kéo giảm. Gv: Em có thể lấy một số ví dụ về Mpn được ứng dụng trong thực tế. HS: Lấy VD2: GV: TC + Dùng MPN để dắt xe từ từ sân lên nhà. + Hình 14.3 Dùng MPN để đẩy vật nặng từ mặt đất lên thùng xe ôtô. GV: TC câu hỏi C4: Tại sao đi lên dốc càng thoai thoải, càng dễ hơn? HS: đi lên dốc càng thoai thoải, càng dễ vì độ nghiêng của dốc ít nên lực nâng người nhỏ. TC. Hình ảnh đường lên đồi TC. Hình ảnh đường lên dốc. Trên thực tế người ta thường làm những con đường vòng làm tăng chiều dài dốc, để giảm độ nghiêng của dốc nên cần lực nhỏ hơn khi đi trên dốc. GV: TC C5 ? Tại sao em lại chọn đáp án đó. GV: cho hs đọc mục có thể em chưa biết 1. Đặt vấn đề : 2. Thí nghiệm: TN1: Dùng tấm ván làm MPN có thể làm giảm lực kéo vật lên. TN2: KL2: Muốn làm giảm lực kéo thì phải giảm độ nghiêng của tấm ván. 3.Rút ra kết luận: Ghi nhớ (SGK / Tr46) 4. Vận dụng: C3 C4 C5. 4- Củng cố: (3 phút) - Dùng mặt phẳng nghiêng có lợi ích gì? - Liên hệ thực tế: Mặt phẳng nghiêng được ứng dụng nhiều trong đời sống, trong kỹ thuật. 5- Hướng dẫn về nhà: (2phút) - Học thộc phần ghi nhớ. - Làm bài tập 14.3, 14.4. - Xem trước: Bài 15. ĐÒN BẦY RÚT KINH NGHIỆM: ..................................................................................................................................................................... Duyệt ngày: 02/12/2013

File đính kèm:

  • docGa TIET 14MAT PHANG NGHIENG HOI GIANG.doc
Giáo án liên quan