Phần I : Trắc nghiệm: 3 điểm
Câu 1 : Thế nào là một văn bản biểu cảm ?
A. Kể lại một câu chuyện cảm động
B. Bàn luận về một câu chuyện trong cuộc sống
C. Được viết bằng thơ
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật hiện tượng trong đời sống
Câu 2 : Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm ?
A- Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả và tự sự
B. Không có lí lẽ, lập luận.
C. Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp
D. Cảm xúc có thể được bộc lộ trực tiếp và gián tiếp.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2083 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 31, 32: Viết bài tập làm văn số 2: Văn biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31 + 32 : Viết bài tập làm văn số 2:
văn biểu cảm
* Xây dựng ma trận đề kiểm tra :
Mức độ
Lĩnh
vực nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn bản biểu cảm
3
(0,75)
Câu 1,2,8
1
(0,25)
Câu 4a
1
(5,0)
4
(1,0)
1
(5,0)
Đặc điểm của văn b/c
2
(0,5)
câu 4b,5
2
(0,5)
Câu 3a, 4c
4
(1,0)
Đề văn b/c và cách làm văn b/c
2
(0,5)
Câu 6, 7
1 (0,5)
Câu 3b
1
(2,0)
3
(1,0)
1
(2,0)
Tổng số
7
(1,75)
4
(1,25)
1
(2,0)
1
(5,0)
11
(3,0)
2
(7,0)
Đề bài :
Phần I : Trắc nghiệm : 3 điểm
Câu 1 : Thế nào là một văn bản biểu cảm ?
A. Kể lại một câu chuyện cảm động
B. Bàn luận về một câu chuyện trong cuộc sống
C. Được viết bằng thơ
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật hiện tượng trong đời sống
Câu 2 : Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm ?
A- Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả và tự sự
B. Không có lí lẽ, lập luận.
C. Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp
D. Cảm xúc có thể được bộc lộ trực tiếp và gián tiếp.
Câu 3 : Cho đề văn sau : Cảm nghĩ về đêm trung thu :
a) Câu hỏi nào sau đây không phục vụ cho việc tìm hiểu đề văn trên ?
A-Bài văn được viết theo phương thức nào ?
B- Đêm trung thu đẹp như thế nào ?
C- Kỉ niệm nào đáng nhớ nhất đối với em trong đêm trung thu ?
D- Những tác phẩm văn học nào viết về đêm trung thu ?
b) Câu văn “Tuổi thơ của em đã trải qua nhiều kỉ niệm khó quên, nhưng em nhớ nhất là một câu chuyện bất ngờ đến với em trong đêm trung thu vừa qua” phù hợp với phần nào trong đề bài trên ?
A- Mở bài. B- Thân bài. C- Kết bài. D- Không phù hợp với cả ba phần.
Câu 4 : Cho đoạn văn sau :
“ Hồ Chí Minh là cái sản phẩm trong sáng nhất của giống nòi. Cụ Hồ là tinh hoa của trăm đời để lại. Vì sao chúng ta cảm động không nói được nên lời khi nhìn thầy Hồ Chủ tịch ? Vì sao dân chúng ta thấy mặt Cụ như con thấy mẹ, sung sướng giơ cả hai tay mừng đón, ai nấy mặt mày hớn hở, trong lòng thoả thuê? Há chẳng phải vì Hồ Chủ tịch kết tinh được muôn cái gì hay đẹp nhất của mỗi người Việt Nam, há chẳng phải vì Cụ Hồ là hiện thân của dân tộc ?”
a) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là :
A- Tự sự. B- Biểu cảm. C- Miêu tả . D- Nghị luận.
b) Tình cảm nổi bật trong đoạn văn trên là :
A- Ngợi ca tài năng, trí tuệ Hồ Chủ tịch.
B- Ngợi ca sự nghiệp cách mạng của Hồ Chủ tịch
C- Bày tỏ niềm ngưỡng vọng và kính yêu vô hạn của nhân dân đối với Bác Hồ.
D- Bày tỏ những tình cảm của tác giả đối với Bác Hồ.
c) Tác giả đã bày tỏ tình cảm bằng cách nào ?
A- Bày tỏ trực tiếp. B- Miêu tả sự việc
C- Liên tưởng , so sánh D- ẩn dụ, tượng trưng
Câu 5 : Mỗi bài văn biểu cảm :
A. Tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu
B. Có thể biểu đạt nhiều cung bậc tình cảm khác nhau
C. Tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu song vẫn có những tình cảm khác.
D. Cả ba ý đều đúng
Câu 6 : Trong đề văn biểu cảm :
A. Không nêu cụ thể đối tượng biểu cảm.
B. Nêu đối tương biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm.
C. Thường không định hướng tình cảm cho bài làm
D. Có thể đối tượng biểu cảm và tình cảm đều ẩn.
Câu 7 : Để biểu đạt tình cảm, người viết có thể :
A- Chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tư tưởng, tình cảm
B- Biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, xúc cảm trong lòng.
C- Cả hai cách trên đều đúng
D- Cả hai cách trên đều sai.
Câu 8 : Thể loại nào không thuộc văn bản biểu cảm ?
A- Thơ, ca dao trữ tình. B- Tuỳ bút
C- Truyện ngắn D- Viết thư
Phần II : Tự luận : 7 điểm.
Câu 1 : ( 2 điểm )
Viết một đoạn văn ngắn (10- 12 câu) triển khai ý sau:“Em rất yêu mẹ”
Gạch chân các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên.
Câu 2 : ( 5 điểm )
Cảm nghĩ của em về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
Đáp án : Phần Trắc nghiệm : 3 điểm :Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm, riêng câu 3b được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3a
3b
4a
4b
4c
5
6
7
8
Đáp án
D
D
A
D
B
C
A
A
B
C
C
Phần tự luận : 7 điểm :
Câu 1 : HS viết đúng đoạn văn về hình thức : 0,5 điểm
Nội dung : 1 điểm
Gạch chân các yếu tố biểu cảm : 0,5 điểm
Câu 2 : Đây là kiểu bài văn biểu cảm, đánh giá đối với tác phẩm văn học. Cách trình bày có thể khác nhau song HS cần làm rõ hai ý lớn cơ bản sau đây :
*Bài thơ có 2 nghĩa , vừa nói về bánh trôi nước vừa nói về thân phận, phẩm chất của người phụ nữ :
- Bánh trôi nước được miêu tả : bột trắng nặn thành viên tròn,nếu nhào bột nhiều nước thì nát,ít nước thì rắn.Khi đun sôi, bánh chín thì nổi lên, chưa chín thì chìm xuống.
- Bánh trôi nước thể hiện phẩm chất , thân phận của người phụ nữ :
+ Hình thức : xinh đẹp.
+ Phẩm chất : trong trắng , dù gặp cảnh ngộ gì thì vẫn giữ được sự son sắt, thuỷ chung, tình nghĩa.
+ Thân phận : chìm nổi, bấp bênh giữa cuộc đời
* Với nghĩa thứ hai, HXH đã thể hiện một thái độ vừa trân trọng đối với vẻ xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt thuỷ chung, vừa cảm thương cho thân phận chìm nổi bấp bênh, bị lệ thuộc vào xã hội của người phụ nữ xưa. Bà xứng đáng được tôn vinh là nhà thơ tiêu biểu.
File đính kèm:
- Bai KT so 2 ma tran.doc