A/ MỤC TIÊU
- HS biết đo đoạn thẳng, biết so sánh hai đoạn thẳng.
- HS biết các dụng cụ đo độ dài, và đơn vị độ dài inh – sơ (1 inch = 2,54 cm)
- HS làm quen với một số dụng cụ đo độ dài như: thước gấp, thước xích,thước dây.
B/ CHUẨN BỊ
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 8 - Bài 7: Độ dài đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8
Bài 7 : ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
A/ MỤC TIÊU
- HS biết đo đoạn thẳng, biết so sánh hai đoạn thẳng.
- HS biết các dụng cụ đo độ dài, và đơn vị độ dài inh – sơ (1 inch = 2,54 cm)
- HS làm quen với một số dụng cụ đo độ dài như: thước gấp, thước xích,thước dây.
B/ CHUẨN BỊ
* GV: Sgk, thước thẳng, Bảng phụ:?1 Sgk.Hình 40; 45, 46 Sgk.
* HS: thước thẳng, sgk
C/ TIẾN TRÌNH
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Ghi Bảng
* Hoạt động 1: KTBC
GV: Thế nào là đoạn thẳng AB?
Cho HS sửa bài tập 37 Sgk
GV: nhận xét cho điểm
*Hoạt động 1
HS: Trả lời định nghĩa đoạn thẳng AB
HS vẽ hình
* Hoạt động 2
GV:Giới thiệu dụng cụ đo đọan thẳng và cách đo đoạn thẳng AB như Sgk
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 39 Sgk
GV: đi đến nhận xét Sgk
GV giới thiệu cách gọi
GV: Khi điểm A và B trùng nhau thì khoảng cách bằng bao nhiêu ?
* Hoạt động 2
HS theo dõi và quan sát hình
HS phát biểu nhận xét
HS trả lời miệng
ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
1/ Đo đoạn thẳng
Đạt cạnh thước qua hai điểm A và B sao cho điểm A trùng vạch số 0 và điểm B giả sửa trùng vạch 17 (mm)
Kí hiệu
AB = 17 (mm)
* Nhận xét (Sgk)
Ta nói khoảng cách giữa hai điểm A và B bằng 17 mm
- Khi A truìng B thì k/c bằng 0
* Hoạt động 3
GV: Cho HS quan sát hình 40 Sgk
GV: Độ dài hai đoạn thẳng AB và CD như thế nào ?
GV: Đoạn thẳng EG như thế nào với CD,AB ?
GV: chốt lại : Muốn so sánh hai doạn thẳng ta so sánh hai độ dài
* Hoạt động 3
HS quan sát
HS trả lời
HS trả lời miệng
HS lắng nghe
2/ So sánh hai đoạn thẳng
Hình 40 sgk (bảng phụ)
AB = 3cm; CD = 3cm;
EG = 4 cm
- Hai đọan thẳng AB và CD bằng nhau kí hiệu :AB = CD
- Đoạn thẳng EG dài hơn (lớn hơn) CD Kí hiệu EG > CD
- Đoạn thẳng AB ngắn hơn (nhỏ hơn) EG. Kí hiệu AB < EG
Cho HS làm nhóm ?1
Gọi 1HS làm câu a
Gọi 1HS so sánh CD và EF
Cho HS quan sát hình 42 Sgk về các dụng cụ đo độ dài thường gặp và gọi tên của chúng
GV: Giới thiệu các dụng cụ đo ứng dụng nhiều trong cuộc sống: Xây nhà, đo chiều dài miếng đất….
GV: Cho HS đo và kiểm tra 1inh – sơ bằng bao nhiêu centimet
GV: chốt lại 1 inh – sơ = 2,54 cm
HS làm
a/ EF = GH ; AB = IK
HS đánh dấu trên hình
b/ EF < CD
HS làm
Thước dây : hình 42 a
Thước gấp : H.42b
Thước xích: H.42c
HS đo kiểm tra kết quả
?1 (bảng phụ)
Chú ý : Hai đoạn thẳng bằng nhau ta kí hiệu giống nhau
?2
?3
1 inh – sơ = 2,54 cm = 25,4 mm
* Hoạt động 4: Củng cố
Cho HS hoạt động nhóm bài 43 Sgk
Gọi đại diện một vài nhóm nêu kết quả
GV: gọi các nhóm khác nhận xét.
GV: Cho HS làm nhóm bài tập 44 Sgk
GV: yêu cầu HS đo cụ thể độ dài các doạn thẳng
Gọi đại diện nhóm trình bày KQ
GV: cho nhóm khác nhận xét
GV: nhận xét chỉnh sửa
* Hoạt động 4
HS nêu kết quả
AC < AB , BC
HS trình bày
a/ AD > DC > BC > AB
b/ Chu vi ABCD là:
AB + BC + CD + DA =……
43 ) sgk
44) Sgk
& Dặn Dò: Về Nhà
- Xem lại cách đo độ dài đoạn thẳng
- Xem lại các kí hiệu đoạn thẳng bằng nhau, lớn hơn, nhỏ hơn. Muốn so sánh hai đoạn thẳng ta so sánh độ dài hai đoạn thẳng đó.
- Xem lại cách sử dụng kí hiệu hai đoạn thẳng bằng nhau thì đánh dấu giống nhau.
- BTVN :38;39;41;42 SBT trang 101
File đính kèm:
- Tiet 8.doc