Tiết 82 Đọc văn- Truyện kiều (trao duyên)

A- Mục đích yêu cầu: Giúp HS

- Hiểu diễn biến tâm trạng đầy mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc của Thúy Kiều trong đêm trao duyên. Qua đó thấy được sự đồng cảm mạnh mẽ sâu sắc của Nguyễn Du đối với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quí của Kiều: đức hi sinh, lòng vị tha.

- Một phần chủ đề bi kịch tình yêu tan vỡ được thể hiện một cách thiên tài: nhập vai rất sâu mà vẫn là Nguyễn Du, ngôn ngữ thơ điêu luyện, tuyệt vời.

- Có kĩ năng đọc thơ trữ tình, thể lục bát, kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trong thơ trữ tình.

B- Phương tiện thực hiện: Một số tranh ảnh minh hoạ cảnh có trước đoạn trích

C- Cách thức tiến hành: Tổ chức HS đọc diễn cảm, thảo luận, kết hợp đàm thoại, giảng bình

D- Tiến trình bài mới

1. Ổn định lớp

2, Kiểm tra: Đọc thuộc 8 câu của đoạn trích Tình cảnh ,nhận xét nội dung và nghệ thuật của đoạn trích ?

3. Bài mới

Cảm hứng bao trùm trong truyện Kiều là cảm hứng nhân văn- nhân đạo: cả truyện Kiều là tiếng kêu thương đứt ruột về số phận con người tài hoa trong xã hội phong kiến. Toàn bộ truyện Kiều là một tấn bi kịch thì trao duyên là một bi kịch trong đó. Vì ở đời người ta theo lẽ thường người ta có thể trao cho nhau tất cả mọi thứ, kể cả những thứ quí giá như vàng bạc, châu báu, trừ một thứ duy nhất không ai có thể trao được và không ai có thể nhận được đó là duyên tình, duyên đôi lứa. Vậy mà Kiều đã phải trao duyên để đi theo một tên buôn người khi mà nàng vẫn còn rất thiết tha với duyên tình đó.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 82 Đọc văn- Truyện kiều (trao duyên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 82. Đọc văn Ngày soạn: 21/3/09 Truyện Kiều Trao duyên A- Mục đích yêu cầu: Giúp HS - Hiểu diễn biến tâm trạng đầy mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc của Thúy Kiều trong đêm trao duyên. Qua đó thấy được sự đồng cảm mạnh mẽ sâu sắc của Nguyễn Du đối với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quí của Kiều : đức hi sinh, lòng vị tha. - Một phần chủ đề bi kịch tình yêu tan vỡ được thể hiện một cách thiên tài : nhập vai rất sâu mà vẫn là Nguyễn Du, ngôn ngữ thơ điêu luyện, tuyệt vời. - Có kĩ năng đọc thơ trữ tình, thể lục bát, kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trong thơ trữ tình. B- Phương tiện thực hiện : Một số tranh ảnh minh hoạ cảnh có trước đoạn trích C- Cách thức tiến hành: Tổ chức HS đọc diễn cảm, thảo luận, kết hợp đàm thoại, giảng bình D- Tiến trình bài mới 1. ổn định lớp 2, Kiểm tra: Đọc thuộc 8 câu của đoạn trích Tình cảnh…,nhận xét nội dung và nghệ thuật của đoạn trích ? 3. Bài mới Cảm hứng bao trùm trong truyện Kiều là cảm hứng nhân văn- nhân đạo: cả truyện Kiều là tiếng kêu thương đứt ruột về số phận con người tài hoa trong xã hội phong kiến. Toàn bộ truyện Kiều là một tấn bi kịch thì trao duyên là một bi kịch trong đó. Vì ở đời người ta theo lẽ thường người ta có thể trao cho nhau tất cả mọi thứ, kể cả những thứ quí giá như vàng bạc, châu báu, trừ một thứ duy nhất không ai có thể trao được và không ai có thể nhận được đó là duyên tình, duyên đôi lứa. Vậy mà Kiều đã phải trao duyên để đi theo một tên buôn người khi mà nàng vẫn còn rất thiết tha với duyên tình đó. Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt Đoạn trích có mấy nhân vật, nhân vật nào không hiện diện ? Đọc đoạn trích, giải nghĩa từ khó TK là câu chuyện đầy cay đắng và tủi nhục của người con gái tài sắc đức hạnh VTK, truyện có 3 phần, đoạn trích thuộc phần nào ? Tóm tắt truyện Kiều phần trước đoạn trích ? Kiều là con gái một gđ trung lưu lương thiện, sống cuộc đời êm đềm trướng rủ màn che. Trong ngày thanh minh, gần nấm mồ vô chủ Đạm Tiên, một hình tượng báo hiệu định oan nghiêt của nàng, Kiều đã gặp KT, một văn nhân “phong tư tài mạo tót vời”. Mối tình chớm nở đột ngột, mãnh liệt “người quốc sắc…tình trong..” KT trở về mặt mơ tưởng … thuê nhà trọ ở gần nhà Kiều, 2 người đã gặp gỡ, bày tỏ tâm tình và tự do đính ước. KT về hộ tang chú, gđ K bị vu oan “sai nha…”, chúng đập phá vơ vét tất cả “đồ tế nhuyễn của riêng tây, sạch …”, chúng bắt trói cha và em Kiều đánh đập tàn nhẫn “Già giang…/ dẫu là đá… Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền” K trong hoàn cảnh ấy đã đắn đo giữa bên tình bên hiếu, rồi quyết định “Đệ lời.. làm con/quyết tình…” Sau khi nhờ Vân thay mình trả nghĩa Kim Trọng câu chuyện về Kiều được tiếp tục như thế nào ? Cuộc đời Kiều là cuộc đời của hàng chuỗi những nỗi thương đau: nỗi đau vì phải làm đĩ, vì bị đánh ghen, vì phải làm con đòi đứa ở, vì đẩy Từ Hải vị cứu tinh của mình vào chỗ chết. Nỗi đau vì tình yêu tan vỡ có quan hệ gì trong tấn bi kịch đau thương của Kiều ? Cho biết bố cục ? Tai biến gia đình ập đến , gia đình bị vu oan, cha và em bị đánh đập, Kiều phải bán mình. Đêm trước khi họ Mã sắp sang đón nàng đi, Kiều thức trắng, than khóc “”Một mình nàng ngọn đèn khuya/áo đầm giọt tủi tóc se mái sầu. TVân tỉnh giấc, ân cần hỏi han chị. Trước sự thông cảm của em, Kiều nảy ra ý định trao duyên Trao duyên là việc tế nhị và khó xử, chính vì lẽ đó ta thấy lời nói của Kiều với em có gì khác thường (thể hiện qua một số từ, đó là những từ gì ) ? Vì đây là việc tế nhị khó nói nên Kiều cứ phải rào trước đón sau. Từ cậy, chịu có ý nghĩa gì ? Kiều yêu cầu em ngồi lên để chị lạy em, lạy rồi mới thưa. Từ lạy, thưa nói lên thái độ gì của Kiều ? (Đây không thể là điều thường thấy trong gia đình nề nếp) Cách sắp xếp từ ngữ của Nguyễn Du thể hiện dụng ý gì ? cho ta thấy thái độ của Kiều ? Điều đó chứng tỏ việc Kiều sắp nói (việc Kiều nhờ em) phải là việc như thế nào ? Trong 6 câu tiếp, ngôn ngữ tự sự của tác giả cho ta biết Kiều kể với em chuyện gì ? thể hiện rõ nhất qua câu nào ? Hình ảnh, điệp từ có ý nghĩa gì ? Trước đó và sau đó có những thành ngữ, hình ảnh ẩn dụ ? qua đó cho biết ý Kiều muốn nói là gì ? Tại sao Kiều rào trước đón sau, cầu xin Vân không không bắt buộc Vân ? Thấu hiểu điều đó, nên không đợi Vân phản ứng, Kiều đã đưa ra những lí do để thuyết phục Vân như thế nào ? Phải có Kiều cố ý kể công với Vân hay để nhằm mục đích gì ? (Kiều hoàn toàn có thể áp đặt, điều đó có không ?) Kiều khẩn khoản cầu xin em mà không hề bắt buộc? Thể hiện trong câu nào ? mà giờ lại gọi đó là mối tơ thừa và tùy em định liệu ? Đoạn thơ là lời tâm sự với em của Kiều. Em có nhận xét gì về lời tâm sự ấy ? Nhưng Kiểu không chỉ thuyết phục em bằng cách nêu ra hoàn cảnh trớ trêu, nêu ra nguyên nhân của sự dang dở của mối duyên tình, Kiều còn đưa ra nhiều nguyên nhân khác nữa Kiều không những đánh vào tình máu mủ để thuyết phục Vân mà nàng còn đánh vào lòng thương của Vân bằng lí lẽ nào ? Em có thể kết luận gì về nhân vật Kiều qua 12 câu Nguyễn Du từng viết “Thông minh vón sẫn tính trời… Kiều càng sắc sảo mặn mà,” Kiều không bắt buộc không chính thức nhưng lí lẽ cũng đủ ràng buộc Vân I. Đọc hiểu khái quát 1. Vị trí: - Thuộc phần 2: Gia biến và lưu lạc Từ câu 723 đến 756 – Là đoạn mở đầu cho cuộc đời 15 năm lưu lạc của VTK - Trước: Kiều và Kim Trọng đã tự do thề nguyền đính ước. Vì nạn tham quan, gia đình Kiều bị vu oan, nàng phải bán mình để cứu cha và em (cũng có nghĩa là phải dứt tình với Kim Trọng) - Sau: Theo Mã Giám Sinh (tưởng được là vợ lẽ một tên vô học, nhưng sau lại thành gái lầu xanh của Tú Bà)… - Đây là một trong những nỗi đau lớn nhất : là bi kịch tình yêu tan vỡ, mở đầu cho tấn bi kịch đầy đau thương. 2. Bố cục: - 12 câu đầu: Kiều thuyết phục Vân thay mình trả nghĩa - 14 câu tiếp: Kiều trao kỉ vật cho Vân - 8 câu cuối: Kiều trở về thực tại đau đớn II. Đọc hiểu chi tiết 1.Thuyết phục Vân thay mình trả nghĩa KT(trao duyên) - Hoàn cảnh trao duyên : Đêm trước khi theo MGS - 2 câu đầu: + Ngôn ngữ: cậy: nhờ vả, trông cậy, tin tưởng đặc biệt điều quá lớn, quá nặng với em chịu: nhận lời (nhưng tha thiết, khẩn khoản), là cảm thông mà nhận, đành lòng mà nhận Hai thanh trắc khiến câu thơ trĩu xuống như một gánh nặng mà rồi đây Vân vì Kiều mà phải gánh vác. lạy, thưa: Sự thay bậc đổi ngôi: Kiều hạ mình, tư thế phiền lụy mang ơn, coi em như một ân nhân + Cách sắp xếp từ ngữ: cậy, chịu, lạy, thưa: đặt Vân vào tình huống đồng ý rồi mới thưa chuyện. N Ngôn ngữ chính xác thể hiện thái độ khẩn khoản cầu xin năn nỉ, sự khẩn thiết của việc Kiều sắp nói, nó chứng tỏ đó là việc rất hệ trọng, buộc Vân vào tình thế (vì thương chị, nể chị ) không thể từ chối. - 6 câu tiếp:Ngôn ngữ tự sự: Thành ngữ “Giữa đường đứt gánh” chỉ sự dang dở (đứt gánh tương tư: chỉ sự dở dang trong tình yêu), nhờ em thay mình chắp nối mối duyên thừa, tùy em định liệu Kiều gọi là mối tơ thừa và tùy em định liệu (mặc em: phó mặc cho em): Vì Kiều thấu hiểu việc hệ trọng này là hoàn toàn bất ngờ với Vân, áp đặt là không thể Hơn nữa: Với Kiều, KTrọng là một chàng trai lí tưởng mà Kiều yêu thương tha thiết, còn với Vân: Vân sống vô tư, KT chỉ là một người bình thường như bao người khác (không yêu KT), nghĩa là Vân kết duyên với KT không phải vì tình yêu mà là vì nể chị mà chấp nhận một sự hi sinh lớn lao Kể cho Vân nghe về mối tình của mình với KT (Kể … khi ) H/a quạt ước, chén thề, điệp từ khi : diễn tả tình yêu sâu nặng, những yêu thương hạnh phúc của hai người. Sóng gió bất kì: ẩn dụ: tai biến gia đình ập tới bất ngờ, khiến nàng không thể trọn vẹn cả hiếu lẫn tình (nên chữ tình đành đứt gánh đành để tình yêu dang dở) " Nguyên nhân khách quan dẫn đến việc dang dở, dẫn đến việc phải nhờ vả, phiền lụy Vân " Kiều tự nhận trách nhiệm về mình để Vân hiểu, cảm thông. Đấy là cách thuyết phục Vân nhận lời. Đoạn thơ là lời tâm sự đầy đau đớn của Kiều mong em hiều hoàn cảnh của mình mà cảm thông chấp nhận. - 4 câu còn lại: Ngày xuân … máu mủ thay lời nước non: Ngày xuân: em có tuổi trẻ, tương lai của em còn dài Tình máu mủ: Tình chị em, tình ruột thịt thiêng liêng Thay lời nước non: Thay chị nối duyen với Kim Trọng Kiều thuyết phục em bằng cách cậy nhờ tuổi trẻ của em, mong em vì tình máu mủ thiêng liêng, tăng thêm trọng trách lớn lao cho Vân.thịt nát xương mòn/ngậm cười chín suối… Thành ngữ chỉ người đã chết thơm lây: chị dù chết cũng thỏa nguyện (thỏa lòng) Viện cả cái chết của mình để nói lên sự toại nguyện và biết ơn của mình nếu được Vân nhận lời, Kiều vừa khẩn cầu, vừa cảm kích trước đức hi sinh của Vân, buộc Vân từ đầu đến cuối chỉ biết im lặng và chấp nhận Tóm lại: Bằng một loạt thành ngữ, điển tích, 12 câu đầu đủ cho ta thấy tài thuyết phục của Kiều đưa Vân đến chỗ không thể từ chối việc thay chị trả nghĩa KT N Cho thấy Kiều thông minh, khôn khéo, sắc sảo mặn mà ngay cả khi tình yêu tan vỡ 4. Củng cố – Dặn dò - Khái quát bài, HS đọc lại đoạn trích - Theo em, những lời thuyết phục của Kiều đó là lời nói của lí trí hay tình cảm ? (Đó là lời nói của lí trí cho thấy Kiều cố ghìm nén tình cảm để thuyết phục Vân bằng lí trí và lí lẽ thông minh. Nhưng rồi vì quá đau đớn, mất mát mà nàng không thể tỉnh táo bằng lí trí được nữa. Nỗi đau đến tột cùng vì tuyệt vọng khi nàng chỉ trao duyên mà không thể trao tình được thể hiện dưới ngòi bút ND ntn, giờ sau chúng ta tìm hiểu tiếp. --------------------------------------------------------------------- Tiết 83. Đọc văn Ngày soạn: 21/3/09 Trao duyên (Tiếp theo) A- Mục đích yêu cầu: Giúp HS: - Tấn bi kịch đau đớn của Kiều khi tình yêu tan vỡ - Biết cảm thông với số phận bất hạnh của con người - Biết phân tích diễn biễn tâm trạng của con người B- Phương tiện thực hiện Một số tranh ảnh minh hoạ cảnh có trước đoạn trích C- Cách thức tiến hành Tổ chức HS đọc diễn cảm, thảo luận, kết hợp đàm thoại, giảng bình D- Tiến trình bài mới 1. ổn định lớp 2, Kiểm tra: Đọc thuộc và phân tích 6 câu giữa của đoạn đầu ? Giờ trước ta thấy đoạn trích đã thể hiện rõ mâu thuẫn của Kiều: không phải mâu thuẫn giữa tình và hiếu vì mâu thuẫn đó nàng giải quyết đã xong. Mâu thuẫn ở đây chính là ở chỗ Kiều nhờ Vân chấp nối duyên tình với KT nhưng lại không thể dứt bỏ được tình yêu với chàng. ở đoạn trước ta thấy Kiều gắng gượng bằng sự thông minh tỉnh táo của lí trí để thuyết phục Vân nhận lời trao duyên. Sau khi trao kỉ vật, những kỉ vật thiêng liêng gợi quá khứ đẹp đẽ, Kiều còn ghìm nén được để nói với Vân bằng những lời của lí trí nữa không ? Ta sẽ tìm hiểu tiếp. Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt Đọc lại toàn bộ đoạn trích Những kỉ vật tình yêu mà Kiều trao cho em gồm những gì ? em có nhận xét gì về những kỉ vật đó ? Tại sao trao duyên cho em Kiều vẫn nói của chung ? Qua cách nói thể hiện tâm trạng gì của Kiều Tâm trạng của Kiều lúc này như thế nào ? (Đau đớn vật vã, coi mình là người đã chết, còn là một oan hồn) Ngôn ngữ là ngôn ngữ độc thoại hay đối thoại ? Em có cảm nhận về tâm trạng của Kiều lúc này ? Khi trao kỉ vật cho Vân là khi phải dứt bỏ mối duyên tình, Kiều coi mình như người đã chết. Dù vậy, Kiều cũng không thể trốn tránh được thực tại hiện hữu ngay trước măt. Hiện tại đau xót được được Nguyễn Du diễn tả như thế nào ? Ngôn ngữ là ngôn ngữ độc thoại hay đối thoại ? Em có nhận xét gì về cách nói của Kiều lúc này ngay khi nàng vẫn đang ngồi ngay trước mặt Vân ? (Trước mắt và trong tâm tưởng lúc này chỉ còn là Kim Trọng nơi Liêu Dương nghìn trùng cách trở) Nỗi đau quá sức chịu đựng, khiến Kiều lại như chìm vào mê sảng để rồi thét lên tiếng kêu thương thảm thiết. Nguyễn Du đã thể hiện nỗi đau của nhân vật bằng nghệ thuật gì ? Từ phụ nói lên điều gì ? Hãy rút ra những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích ? II. Đọc hiểu chi tiết 2) Kiều trao kỉ vật - Kỉ vật: chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền " Những kỉ vật đơn sơ mà thiêng liêng vô giá, gợi nhớ về quá khứ hạnh phúc Duyên: giữ vật của chung: Duyên chị trao cho em thì em giữ lấy, còn vật này là của cả ba người. Lời nói mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm " Kiều vẫn muốn hiện diện trong hạnh phúc của hai người, Kiều không thể dứt khỏi mối tình đã trao" Kiều không còn tỉnh táo, là con người của lí trí như trước - Kiều tự nhận mình là người bạc mệnh: Coi mình là người đã chết, chỉ là một oan hồn không được siêu thoát mà vật vờ trong ngọn cỏ lá cây - Hồn mang nặng lời thề… đền nghì trúc : Dù chết vẫn không thể từ bỏ tình yêu với Kim Trọng vì còn nặng lòng với lời thề xưa nên muốn trở về gặp người yêu, mong được sự cảm thông của người thân, được em thương xót, cầu nguyện cho linh hồn siêu thoát (Rảy xin chén nước cho người thác oan) Ngôn ngữ đối thoại: Kiều coi mình là người đã chết, mong ở thế giới bên kia khi trở về sẽ đền ơn trả nghĩa Kim Trọng, và nhận được sự cảm thông của mọi người Kiều đau đớn xót xa tột nghiệp vô cùng Đoạn thơ thể hiện tâm trạng đau đớn của Kiều khi trao kỉ vật cho em. Kỉ vật càng đẹp, càng thiêng liêng nàng càng đau đớn. Nàng muốn kỉ vật giúp nàng trở về với tình yêu rồi cuối cùng nàng rơi vào đau đớn tuyệt vọng, nàng coi mình như đã chết 3) Kiều trở về với thực tại đau xót Hiện tại : Trâm gãy bình tan (Bây giờ) Tơ duyên ngắn ngủi Phận bạc như vôi Nước chảy hoa trôi Hàng loạt thành ngữ chỉ hiện tại phũ phàng đối lập với quá khứ hạnh phúc, đẹp đẽ “muôn vàn ái ân” Ngôn ngữ đối thoại chuyển sang độc thoại: cho thấy nỗi đau đớn quá sức chịu đựng khiến Kiều không còn ý thức về sự có mặt của Vân, trước mặt nàng, trong tâm tưởng của Kiều chỉ còn là Kim Trọng, thể hiện rõ tha thiết và đau đớn của Kiều. Cách xưng hô: Tình quân, Kim Lang, thiếp, chàng Điệp từ: Kim Lang, thôi Thán từ: ơi, hỡi Là tiếng kêu thương thảm thiết đến xé lòng Thể hiện kính trọng, tha thiết, đau đớn, thảng thốt. Dù tuyệt vọng nhưng Kiều vẫn không thể dứt bỏ được tình yêu. Nói cách khác: Dù tình yêu lỡ làng nhưng khát vọng về tình yêu thì không bao giờ tan vỡ Phụ: Không đỗ lỗi cho hoàn cảnh mà đỗ lỗi cho mình, cho thấy đức hi sinh của nàng. Nàng lo cho Kim Trọng hơn lo cho chính mình mà vẫn cảm thấy chưa đủ. " Là con người hiếu nghĩa Khiến người đọc cảm thông xót thương, yêu mến nàng. " Chứng tỏ Nguyễn Du đã nhập sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật, đã đau nỗi đau của nhân vật để diễn tả nỗi đau đó với tất cả những trạng thái phong phú phức tạp như con người có thật ngoài đời. III. Tổng kết - Nội dung: Đoạn trích diễn tả sâu sắc tâm trạng đau đớn xót xa của Kiều khi tình yêu tan vỡ, sự cảm thông lạ lùng của Nguyễn Du đối với nỗi đau của con người - Nghệ thuật: Thể hiện thiên tài nghệ thuật trong việc miêu tả nội tâm nhân vật qua việc sử dụng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, nghệ thuật lặp, sử dụng thành ngữ, hình ảnh một cách tài tình. 4. Củng cố – Dặn dò - Kiều đã thuyết phục em bằng các bước như thế nào ? Giá trị hiện thực và giá trị hân đạo thể hiện qua đoạn trích ? - Giờ sau học tiếng việt: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

File đính kèm:

  • docTiet 83 Trao duyen.doc