Tiết 95, 96: Viết bài tlv số 5 - Văn chứng minh lớp 7 (năm 2012 - 2013)

I . Mục tiêu kiểm tra :

1, Kiến thức : Khắc sâu và củng cố kiến thức về văn nghị luận chứng minh

2 , Kĩ năng : - Rèn kĩ năng nhận biết, vận dụng viết câu, viết đoạn văn.

3 , Thái độ : - Giáo dục ý thức tự giác làm bài.

II. Hình thức kiểm tra:

- Trắc nghiệm và tự luận.

III. Thiết lập ma trận:

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 95, 96: Viết bài tlv số 5 - Văn chứng minh lớp 7 (năm 2012 - 2013), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 95, 96: VIẾT BÀI TLV SỐ 5- VĂN CHỨNG MINH Lớp 7 (2012- 2013) I . Mục tiêu kiểm tra : 1, Kiến thức : Khắc sâu và củng cố kiến thức về văn nghị luận chứng minh 2 , Kĩ năng : - Rèn kĩ năng nhận biết, vận dụng viết câu, viết đoạn văn. 3 , Thái độ : - Giáo dục ý thức tự giác làm bài. II. Hình thức kiểm tra: - Trắc nghiệm và tự luận. III. Thiết lập ma trận: Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Văn nghị luận ( chứng minh ) - Nhớ K/N văn chứng minh - Nhận biết luận điềm, luận cứ, lập luận. - Phân biệt được đặc điểm văn NL với các thể loại khác. Viết bài văn chứng minh. Tổng số câu: Tổng Số điểm: Tỉ lệ:% Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 2 Sốđiểm:1 Tỉ lệ: 10 % Số câu: 1 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70% Số câu: 4 Số điểm: 10 Tỉ lệ:100% IV . Biên soạn đề kiểm tra Phần I: Trắc nghiệm ( 3 điểm ) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất Câu1 : Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm văn nghị luận? A. Ý kiến, quan điểm nhận xét nêu lên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa. B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó. C. Có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. D. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động. Câu 2: Chứng minh trong văn nghị luận là gì ? A. Là sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó. B. Là sử dụng lí lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu. C. Là sử dụng các ý kiến để làm sáng tỏ một nhận định, một luận điểm nào đó. D. Là sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó. Câu 3: Trong phần thân bài của bài văn chứng minh, người viết cần phải làm gì ? A. Chỉ nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết . B. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn. C. Chỉ cần gọi tên luận điểm đã được chứng minh. D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Câu 4: Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp Cột A Cột B 1, Luận điểm a, Là cách nêu luận cứ để dẫn đến các luận điểm. 2, Luận cứ b, Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. 3, Lập luận c, Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn dược nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định. Phần II: Tự luận ( 7 điểm ) Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. V. Hướng dẫn chấm, biểu điểm Phần I: Trắc nghiệm( 3 điểm ) - Mỗi ý đúng : 0.5đ . Câu 1 2 3 4 Đáp án D A B 1- C, 2-b, 3-a Phần II: Tự luận ( 7 điểm ) Câu 10: 1, Hình thức: ( 1đ ) - Viết hoàn chỉnh bài văn có bố cục 3 phần. - Trình bày sạch đẹp không sai lỗi chính tả. 2, Nội dung: ( 6 đ ) a, Mở bài: ( 1đ ) - Nêu được luận điểm và hướng chứng minh. - Trích dẫn được vấn đề. b, Thân bài: (4đ) Chứng minh được bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta: - Lợi ích của rừng đối với con người. - Cần phải bảo vệ rừng. - Ý thức của mỗi người trong việc bảo vệ rừng ( trước đây, hiện nay ). - Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng. c, Kết bài: (1đ ) - Bài học bảo vệ rừng đối với mọi người nói chung và đối với học sinh nói riêng. - Liên hệ.

File đính kèm:

  • docBài TLV số 5- Tiết 95,96.doc
Giáo án liên quan