I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: củng cố kiến thức về:
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Các đặc diểm của ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm.
2. Kỹ năng:
HS xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn và dự đoán được 1 số tính chất của nguyên tố đó.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết bám sát 5 bài tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết bám sát 5
Bài tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Ngày soạn: 23/10/2008
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
10c1
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: củng cố kiến thức về:
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Các đặc diểm của ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm.
2. Kỹ năng:
HS xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn và dự đoán được 1 số tính chất của nguyên tố đó.
3. Tư tưởng:
II. Phương pháp:
Dùng bài tập để củng cố kiến thức.
III. Đồ dùng dạy học:
Giáo án và hệ thống câu hỏi, bài tập.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học.
3. Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung kiến thức cần khắc sâu
5'
- GV: Chúng ta giải BT1:
Hai nguyên tố A và B cùng một nhóm, thuộc hai chu kì nhỏ liên tiếp nhau (ZA < ZB). Vậy ZB – ZA bằng :
1
6
8
18
=> HS: Nghiên cứu trong 1 phút.
- GV: 1 em lên bảng giải Bài tập này
=> HS: lên bảng.
- GV: nhận xét và cho điểm
=> HS: nghe TT.
* Bài tập 1:
---//---
C. 8
Vì: chu kỳ nhỏ chỉ có 8 nguyên tố nên 2 nguyên tố cùng 1 nhóm ở 2 chu kỳ nhỏ liên tiếp có ZB - ZA = 8
5'
- GV: chúng ta giải Bài tập 2:
Khối các nguyên tố p gồm các nguyên tố :
nhóm IA và IIA.
nhóm IIIA đến nhóm VIIIA (trừ He)
nhóm IB đến nhóm VIIIB.
D. xếp ở hai hàng cuối bảng.
=> HS: Nghiên cứu trong 1'
- GV: 1 em lên bảng giải Bài tập này
=> HS: lên bảng.
- GV: nhận xét và cho điểm
=> HS: nghe TT
* Bài tập 2:
---//---
B. nhóm IIIA đến nhóm VIIIA (trừ He)
5'
- GV: chúng ta giải Bài tập 3:
Chỉ ra nội dung đúng, khi nói về sự biến thiên tính chất của các nguyên tố trong cùng chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân :
Tính kim loại tăng dần.
Tính phi kim tăng dần.
Bán kính nguyên tử tăng dần.
Số lớp electron trong nguyên tử tăng dần.
=> HS: Nghiên cứu trong 1'
- GV: 1 em lên bảng giải Bài tập này.
=> HS: lên bảng
- GV: nhận xét và cho điểm
=> HS: nghe TT
* Bài tập 3:
---//---
B. Tính phi kim tăng dần.
5'
- GV: chúng ta giải Bài tập 4:
Các nguyên tố trong cùng một nhóm A,
theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
thì :
tính kim loại tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.
tính kim loại giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.
tính kim loại và tính phi kim đồng thời tăng dần.
D. tính kim loại và tính phi kim đồng thời giảm dần.
=> HS: Nghiên cứu trong 1'
- GV: 1 em lên bảng giải Bài tập này.
=> HS: lên bảng.
- GV: nhận xét và cho điểm
=> HS: nghe TT.
* Bài tập 4:
---//---
A. tính kim loại tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.
10'
- GV: chúng ta làm Bài tập 8/35.
=> HS: Nghiên cứu trong 1'
- GV: 1 em lên bảng giải Bài tập này
=> HS: lên bảng.
- GV: nhận xét và cho điểm
=> HS: nghe TT.
* Bài tập 8/35:
---//---
- STT nhóm A = số electron hoá trị của nguyên tử cácc nguyên tố trong nhóm.
- VD:
các nguyên tố trong cùng nhóm IIA đều có 2 electron hoá trị.
10'
- GV: chúng ta giải Bài tập 9/35
=> HS: Nghiên cứu trong 1'
- GV: 1 em lên bảng giải Bài tập này
=> HS: lên bảng.
- GV: nhận xét và cho điểm
=> HS: nghe TT.
* Bài tập 9/35:
---//---
- cấu hình electron của Li (Z=3) là 1s22s1 à có 1 electron ngoài cùng
- cấu hình electron của Be (Z=4) là 1s22s2 à có 2 electron ngoài cùng
- cấu hình electron của B (Z=5) là 1s22s22p1 à có 3 electron ngoài cùng
- cấu hình electron của C (Z=6) là 1s22s22p2 à có 4 electron ngoài cùng
- cấu hình electron của N (Z=7) là 1s22s22p3 à có 5 electron ngoài cùng
- cấu hình electron của O (Z=8) là 1s22s22p4 à có 6 electron ngoài cùng
- cấu hình electron của F (Z=9) là 1s22s22p5 à có 1 electron ngoài cùng
- cấu hình electron của Ne (Z=10) là 1s22s22p6 à có 8 electron ngoài cùng
4. Củng cố bài giảng: (3')
* Bài tập: Số thứ tự của nhóm A cho biết :
số hiệu nguyên tử.
số electron hoá trị của nguyên tử.
số lớp electron của nguyên tử.
số electron trong nguyên tử.
* Đáp án: B.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập về nhà: (1')
Bài tập trong sách Bài tập
V. Tự rút kinh nghiệm sau bài giảng:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet bam sat 5 - HH 10.doc