Tiểu luận cuối khoá: ”Người được trời, phật giúp”

Quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả những tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này, quản lý nhà nước được đặt trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ”.

Từ khái niệm trên, có thể hiểu khái niệm quản lý hành chính nhà nước như sau: Quản lý hành chính nhà nước là quá trình tổ chức, điều chỉnh, bằng quyền lực nhà nước, phương thức tác động mang tính chất quyền lực nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước đối với các chủ thể quản lý và các lĩnh vực đời sống xã hội cũng như hành vi hoạt động của con người và các hoạt động có tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ trong các cơ quan tổ chức nhà nước.

Đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa, quản lý hành chính nhà nước có những đặc điểm cơ bản sau đây:

- Quản lý hành chính nhà nước luôn luôn mang tính quyền lực nhà nước, tính tổ chức chặt chẽ. Đặc điểm pháp lý của quan hệ quản lý là sự không bình đẳng giữa các bên trong quan hệ quản lý, chính vì vậy trong quản lý hành chính nhà nước mọi mệnh lệnh, quyết định quản lý luôn luôn mang tính đơn phương, một chiều, bắt buộc thực hiện và khi cần thiết các chủ thể quản lý có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành. Mọi mệnh lệnh, quyết định quản lý phải được chấp hành nghiêm túc, triệt để, xác định trách nhiệm pháp lý và xử lý nghiêm minh mọi sự chây ì, dây dưa, chấp hành không nghiêm túc.

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận cuối khoá: ”Người được trời, phật giúp”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. mở đầu Quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả những tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này, quản lý nhà nước được đặt trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ”. Từ khái niệm trên, có thể hiểu khái niệm quản lý hành chính nhà nước như sau: Quản lý hành chính nhà nước là quá trình tổ chức, điều chỉnh, bằng quyền lực nhà nước, phương thức tác động mang tính chất quyền lực nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước đối với các chủ thể quản lý và các lĩnh vực đời sống xã hội cũng như hành vi hoạt động của con người và các hoạt động có tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ trong các cơ quan tổ chức nhà nước. Đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa, quản lý hành chính nhà nước có những đặc điểm cơ bản sau đây: - Quản lý hành chính nhà nước luôn luôn mang tính quyền lực nhà nước, tính tổ chức chặt chẽ. Đặc điểm pháp lý của quan hệ quản lý là sự không bình đẳng giữa các bên trong quan hệ quản lý, chính vì vậy trong quản lý hành chính nhà nước mọi mệnh lệnh, quyết định quản lý luôn luôn mang tính đơn phương, một chiều, bắt buộc thực hiện và khi cần thiết các chủ thể quản lý có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành. Mọi mệnh lệnh, quyết định quản lý phải được chấp hành nghiêm túc, triệt để, xác định trách nhiệm pháp lý và xử lý nghiêm minh mọi sự chây ì, dây dưa, chấp hành không nghiêm túc. - Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có mục tiêu rõ ràng, có chiến lược và kế hoạch để thực hiện mục tiêu. Như vậy, các cơ quan hành chính nhà nước phải xác định mục tiêu và kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm. Bên cạnh việc xác định mục tiêu, định hướng chủ yếu cần dự báo tình hình, những biến động, thay đổi có thể xảy ra để dự kiến các biện pháp điều chỉnh, cân đối, nhằm thực hiện được các mục tiêu và định hướng chủ yếu có tính chiến lược. - Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động dựa trên những quy định chặt chẽ của pháp luật, đồng thời là hoạt động có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong thực tiễn điều hành, quản lý. Trên cơ sở những quy định của pháp luật, cơ quan quản lý hành chính các cấp phải phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quản lý, điều hành, nhằm động viên được mọi tiềm năng, nhiệm vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật. - Quản lý hành chính nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ. Nhà nước ta là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. Vì thế, trong hoạt động của mình các cơ quan, cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước phải công khai mọi hoạt động của mình, thể hiện tinh thần tôn trọng nhân dân để mọi việc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Phải biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, có biện pháp thu hút, tổ chức cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Mặc dù quản lý hành chính nhà nước luôn luôn có tính đơn phương, mệnh lệnh nhưng một mặt phải đề cao các biện pháp giáo dục, thuyết phục, vận động quần chúng chống quan liêu, cửa quyền, ức hiếp quần chúng. Mặt khác, phải từng bước hiện đại hoá vào hành chính, xây dựng phong cách làm việc chính quy, khắc phục tình trạng tuỳ tiện, xuê xoa, luộm thuộm, bảo đảm hiệu lực của quyết định, mệnh lệnh quản lý. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống đời thường vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra không phải là ít như khiếu kiện lẫn nhau, gieo rắc mê tín dị đoan, sự quản lý của chính quyền gặp phải nhiều tình huống bất cập, chưa công minh chưa chú ý từ tranh chấp nhỏ hoặc dấu hiệu tranh chấp dẫn đến tranh chấp lớn. Đơn cử nội dung câu chuyện “Người được trời, phật giúp” ở xã A như sau: II. Mô tả tình huống “Người được trời, phật giúp” Tôi sinh ra và lớn lên ở xã A – xã miền núi thuộc huyện Thuỷ Nguyên. Quê tôi thời chống Pháp là căn cứ kháng chiến của huyện vì rừng núi rậm rạp, hoang dã, xen kẽ với đồng ruộng. Nhân dân xã A rất hiền hậu, chịu đựng gian khổ kháng chiến kiến quốc trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Từ ngày đổi mới, nhân dân xã A hưởng ứng nhiệt tình chủ trương đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Hàng năm hoàn thành mọi nhiệm vụ: tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, hệ thống chính trị từng bước được đổi mới và phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng trên địa bàn xã. Làng văn hoá xã được xây dựng, quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy, đời sống văn hoá ở khu dân cư được thực hiện tốt nếp sống mới trong việc tang, cưới hỏi đều giản dị, xoá bỏ mê tín dị đoan, tổ chức lễ hội lành mạnh. Vào dịp Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) năm 2005 xuất hiện một người khách lạ có kết thân với một vài người ở xóm núi làm chỗ nương dựa. Vị khách này khoảng ngoài 40 tuổi vận đồ nâu sòng, túi đựng hành lý cũng mầu nâu. Vài ngày sau cũng từ xóm núi loan tin khá rộng là có “thầy” khá cao tay từ Phú Thọ về, anh ta tự xưng là người được trời, phật giúp có thể biết mọi chuyện, chữa được mọi bệnh cứu người không cần uống thuốc. Anh ta không cần ở nhờ nhà ai vì để tránh phiền hà, anh ta ở tại một cái hang đá của xóm núi nơi có cây bóng mát, âm u tỏ rõ sự không bình thường của “thầy”. Trong hang anh ta lập một bàn thờ cúng tế và ban đầu mượn cớ nói rằng về đây thăm một số bà con ít ngày rồi về quê (Phú Thọ). Để gây được lòng tin của nhân dân, anh ta kể thao thao bất tuyệt về âm phủ, ma quỷ, địa lý, chữa bệnh, … một số người đến nghe anh ta phán, ai cũng gọi là “thầy”, mời “thầy” kể qua về tiểu sử. “Thầy” khiêm nhường nét mặt kể tóm tắt rằng: “Thầy cũng sinh ra từ một gia đình nông dân nghèo ở miền trung du tỉnh Phú Thọ, thầy học chẳng được bao nhiêu thì bị một trận ốm thập tử nhất sinh nên đành cam phận thất học vì bệnh tình tương đối nặng. Lớn lên thầy không xây dựng gia đình mà ở vậy nhờ vả bố, mẹ và anh em cưu mang. Thình lình một đêm thấy có báo mộng của thánh đã trao cho thầy linh hồn thiêng liêng. Lúc ấy thầy còn là người chỉ biết ăn theo, nói theo. Hôm sau có ai ngờ thầy khoẻ mạnh, nói đề đổ số nào là trúng số đó ... Từ ấy “làng đề” tôn vinh lắm, ai cũng kính nể và bảo “thánh rồi”, sáng nào sau giờ thể dục buổi sáng nhiều người đến hỏi thầy xem hôm nay đề đổ bao nhiêu …”. Được phong là thầy thì phải phán, mà trước khi phán thì phải có cúng khấn, gieo quẻ thì nói mới đúng, một số người ở gần nhà thầy lại kích bác “hay là chó ngáp phải ruồi rồi sao mà thầy thiêng thật”. Thầy được tôn vinh của làng nhưng mà bụt nhà đâu có thiêng, thầy có nhỡ nhiều quẻ nên uy tín của thầy ngày một thấp. Rồi thầy nghĩ ra một kế “đã đâm lao phải theo lao” thế là thầy lang thang đi hành nghề một cách “tha phương cầu thực” trong đó có xã A. “Thầy” tuyên truyền ở xóm núi - xã A một số ngày thì người đến xin số, chữa bệnh rất đông, trong làng và cả nơi khác cũng kéo đến. Có không ít người nhẹ dạ cả tin vào những lời phán bảo của “thầy” mà trở nên hoang mang sợ hãi. Có người nhịn ăn, nhịn uống, có người hành hạ vợ, con rồi tự hành hạ bản thân mình vì tin vào những điều mù quáng. Một hôm, có một gia đình có việc nhờ thầy cúng khấn do mồ mả tổ đường bị động, “thầy cao tay” Phú Thọ mà cúng thì làng xóm kéo đến xem cũng kha khá. Trước lúc ra về “thầy” còn nói: “thầy còn có khoa địa lý, ngắm hướng làm nhà, rồi thuyết phong thuỷ, …” tuôn ra rào rạt. Một số người nịnh thầy cho ví dụ, “thầy” đứng trên tối cao của vùng rừng núi, “thầy” trăm ngàn suy nghĩ ngắm nhìn địa thế rồi phán: Đây là hướng “đợi dơi ngự thiền” (một con dơi dang cánh bay lên trời). Hướng này là hướng “lục long tranh châu” (sáu con rồng tranh hòn ngọc). Bên này là hướng “tứ mã quần phi” (bốn con ngựa phi mỗi con một thế). Kia là hướng “long vân đại hội” (rồng mây đại hội). Hướng này là hướng “long, ly, quy, phượng” (rồng, sư tử, rùa, phượng hoàng). Đằng kia là hướng “phượng hoàng ẩm thuỷ” (chim phượng hoàng uống nước)… Cuộc sống bình yên trong làng xóm bỗng bị đảo lộn, trở lên không bình thường. III. Xác định mục tiêu xử lý tình huống 1. Giải quyết các vấn đề cho tình huống. - Đây là một tình huống xã hội, ảnh hưởng tới trật tự an ninh nông thôn cần phải giải quyết ngay. - Lực lượng công an địa phương đứng ra xử lý là tốt nhất. - Cơ sở để giải quyết là căn cứ vào luật hành chính, người khách này không có giấy tạm vắng, tạm trú và vi phạm trật tự an ninh gieo rắc mê tín dị đoan trong địa phương. - Cần phát động nhân dân tỉnh táo, cảnh giác đảm bảo tự do tín ngưỡng nhưng phải nghiêm cấm truyền bá mê tín dị đoan. 2. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ gìn kỷ cương phép nước. “Pháp chế là một phạm trù rộng lớn không chỉ chứa đựng nội dung pháp luật mà còn chứa đựng những nội dung chính trị, xã hội và con người”. Vì vậy bảo đảm cho pháp chế được tăng cường là yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tăng cường pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước có nghĩa là bằng những cơ chế và hoạt động pháp lý làm cho pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong thực tế và hoạt động của bộ máy nhà nước, mà trước hết là hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân theo một trật tự nhất định. Vì thế để bảo đảm pháp chế phải: - Xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để nhà nước pháp quyền Việt Nam hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình và nhân dân lao động được bảo vệ và có đủ điều kiện thực hiện các quyền tự do chân chính của họ. - Xây dựng một bộ máy tổ chức điều hành tinh gọn đủ năng lực. Quốc hội phải thật sự là cơ quan lập pháp, mỗi đại biểu Quốc hội phải thật sự là nhà lập pháp, Hội đồng nhân dân các cấp có thực quyền để thực hiện đầy đủ vai trò của cơ quan đại diện của nhân dân địa phương, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở từng cấp. Các cơ quan hành chính nhà nước phải thật sự là bộ máy điều hành có năng lực và hiệu quả trong tổ chức, vận dụng sáng tạo các biện pháp quản lý trong điều hành và chỉ đạo thường xuyên, chủ động trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Các cơ quan tư pháp là nơi giữ cán cân công lý, nơi đó đúng là nơi mà người lao động tìm thấy lẽ công bằng. - Xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ và công việc được giao. - Có nguồn kinh phí đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công cuộc đổi mới để thực hiện pháp luật và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công dân coi đó là điều kiện kiên quyết để đưa pháp luật vào cuộc sống và người lao động có đủ điều kiện tự bảo vệ mình. Muốn vậy công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật phải được coi trọng, phải được thực hiện thường xuyên bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau. - Xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm pháp luật bất kể họ là ai, ở cấp nào, để khẳng định pháp luật là công bằng bất kỳ cơ quan, tổ chức và cá nhân nào cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. - Bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước suy cho cùng là làm cho hoạt động thực thi pháp luật ngày càng có hiệu quả trong thực tế. Tăng cường pháp chế không chỉ dựa vào việc thực thi pháp luật, mà cao hơn thế phải đẩy mạnh việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của mọi chủ thể trong xã hội. ở bất cứ đâu dù ở cương vị nào, cơ quan, tổ chức hay cá nhân các chủ thể đều phải xử sự theo pháp luật và trong khuôn khổ của pháp luật. Các biện pháp bảo đảm pháp chế được xây dựng và thực hiện trong thực tế phải quán triết những nguyên tắc sau đây: + Phải được quy phạm pháp luật hoá nghĩa là những biện pháp bảo đảm pháp chế đều phải được quy định trong các văn bản pháp luật của nhà nước. Có như vậy các biện pháp bảo đảm pháp chế mới có tính ràng buộc cao và mới được nhất thể thực hiện. + Phải được thực hiện kịp thời, hiệu quả, thường xuyên và liên tục bởi vì các biện pháp bảo đảm pháp chế không phải là những biện pháp nhất thời và càng không chỉ được thực hiện có tính thời vụ. + Phải được thực hiện toàn diện công khai và dân chủ, có như vậy mới thu hút được sự tham gia ngày càng đông dảo của nhân dân lao động vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước. + Phải bảo đảm nguyên tắc “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công rành mạch và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thực hiện tốt nguyên tắc này vừa bảo đảm tập trung quyền lực nhà nước đó là quyền lực của nhân dân, vừa phát huy tính chủ động sáng tạo của từng cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước mà pháp luật đã quy định. Đồng thời thực hiện nguyên tắc này cũng nhằm khắc phục tệ quan liêu và tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước kiểm soát lẫn nhau trong việc thi hành pháp luật và thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. 3. Bảo vệ lợi ích chính đáng của CNXH, của nhà nước, của nhân dân. Lợi ích bao gồm lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần. Lợi ích vật chất trước hết là lợi ích kinh tế, tức quyền sở hữu về tư liệu sở hữu, vai trò trong tổ chức lao động xã hội, cách thức hưởng thụ phần đựoc phân phối và tiêu dùng. Lợi ích vật chất được thể hiện trong đời sống bình thường hàng ngày của con người: ăn mặc, ở, học hành, đi lại, môi trường sống … Lợi ích tinh thần gồm lợi ích chính trị, quyền dân chủ “tự do, bầu cử”, lợi ích xã hội (mối quan hệ xã hội, gia đình), lợi ích được chăm lo phát triển toàn diện của con người, được học hành, phát triển tài năng, được thông tin, hưởng thụ văn hoá … Khi giải quyết một tình huống phải giải quyết mối quan hệ của từng người, từng giai cấp, tầng lớp với lợi ích toàn xã hội, giữa lợi ích từng tập thể từng địa phương với lợi ích cả nước, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Quan điểm nghị quyết TW 8 khoá VI chỉ đạo giải quyết vẫn đề này là “trong xã hội do nhân dân làm chủ, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội gắn chặt với nhau trong đó lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp”. Khi giải quyết một tình huống chỉ có thể thành công nếu bảo vệ và đáp ứng được trên thực tế lợi ích thiết thực của người dân, từ đó kết hợp hài hoà các lợi ích giữ chặt quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. 4. Giải quyết hài hoà lợi ích kinh tế của xã hội, nhà nước và cá nhân. Lợi ích kinh tế là quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, vai trò tổ chức lao động xã hội, cách thức hưởng thụ phải được phân phối và tiêu dùng. Mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” theo con đường xã hội chủ nghĩa và xây dựng một xã hội trong đó “con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm lo, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện các nhân chính là lợi ích chung, lâu dài và cao nhất của toàn dân ta. Vì vậy, khi giải quyết một tình huống thành công phải đáp ứng được vấn đề giải quyết hài hoà lợi ích kinh tế của xã hội, nhà nước và cá nhân. IV. nguyên nhân và hậu quả 1. Nguyên nhân Trong lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nước còn có hạn chế lớn, một số thể chế cơ bản còn chậm được xây dựng, sửa đổi từ cấp trên và thiếu cụ thể hoá ở cơ sở. Những quy định cơ bản về hoạt động công vụ, về trách nhiệm thực thi công vụ của từng cơ quan hành chính, chức trách từng vị trí cán bộ, công chức chưa đủ rõ và cụ thể. Đại diện là thiếu những quy định pháp luật cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính của từng cán bộ trong trong việc thi hành công vụ. Thủ tục hành chính nhìn chung vẫn phức tạp, phiền hà cho người dân. Xu hướng cơ quan hành chính dành thuận lợi cho mình, đẩy khó khăn cho người dân còn khá phổ biến, một số nơi thực hiện cơ chế một cửa còn hình thức. Tổ chức thực hiện thể chế vẫn là khâu còn nhiều yếu kém, nhiều thể chế không được tổng kết, sửa đổi, bổ sung kịp thời thông qua cơ chế kiểm tra trong quá trình thực hiện. Đảng ta đã nêu rõ: “nhìn chung, cho đến nay bộ máy hành chính nhà nước đã được cải cách nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý nhà nước và yêu cầu hội nhập quốc tế. Chức năng của từng cơ quan hành chính nhà nước chưa được phân định rõ và phù hợp, chồng chéo về thẩm quyền và nhiệm vụ quản lý nhà nước” Chủ trương phân biệt quản lý nhà nước theo địa bàn đô thị, nông thôn xác định tiêu chí phân loại đơn vị hành chính lãnh thổ đã được đề ra nhưng chậm triển khai thực hiện. Sự lãnh đạo của Đảng chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới tổ chức, hoạt động của nhà nước còn có tình trạng buông lỏng và bao biện, chồng chéo lên chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực điều hành của bộ máy nhà nước. Cấp uỷ và tổ chức đảng thiếu quan tâm lãnh đạo việc xây dựng và phát triển quan hệ sản xuất, củng cố và tăng cường kinh tế quốc doanh và hợp tác xã, xây dựng và quản lý thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. * Sự bất cập trong hệ thống các văn bản có liên quan đến sự việc: Câu chuyện “người được trời, phật giúp” nêu trên là mê tín dị đoan là hành vi sai lệch thuộc tệ nạn xã hội. Đây cũng là hiện tượng đã tồn tại và phát triển trong nhiều xã hội từ xưa tới nay. ở nước ta thời bao cấp mê tín dị đoan được khống chế ở mức thấp, những biện pháp xử phạt hành chính của cơ chế quản lý hành chính bao cấp làm cho những tệ nạn xã hội này có điều kiện phát triển. Song từ khi chuyển sang cơ chế thị trường và mở cửa, tình trạng mê tín dị đoan có chiều hướng gia tăng. ở một số địa phương do hoàn cảnh “phú quý sinh lễ nghĩa” tràn lan, tình hình này khiến cho cuộc đấu tranh đẩy lùi tệ nạn xã hội nói chung và mê tín dị đoan nói riêng đang gặp nhiều trở ngại. Chính quyền địa phương đã ra nhiều văn bản khôi phục những tập tục, lễ hội truyền thống dân tộc được chú ý, song vấn đề quy định quy định chưa cụ thể, rõ ràng làm cho một số ít người lợi dụng hoạt động này để phát triển mê tín dị đoan, đây cũng là một vấn đề xã hội không nhỏ cần nghiên cứu và giải quyết theo đúng quan điểm của Đảng và phù hợp với trình độ giác ngộ của nhân dân. * Do sự yếu kém của đội ngũ cán bộ, công chức. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong cơ chế mới: một bộ phận thiếu trách nhiệm và tinh thần phục vụ, vô sản trước yêu cầu của nhân dân. Như ở xã A, có người khách lạ đến cư trú và hoạt động truyền bá tệ nạn xã hội nhưng họ vẫn làm ngơ, cứ khi chính quyền phân công họ mới vào cuộc. Văn khiện hội nghị lần thứ chín khoá IX của Đảng đã chỉ rõ: “Còn một bộ phận cán bộ, công chức thoái hoá, biến chất, tham ô, buôn lậu, nhũng nhiễu, phiền hà, kỷ luật hành chính lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm đối với công việc được giao, gây bất bình trong nhân dân”. * Do sự kém nhận thức về pháp luật của nhân dân Thực trạng nhận thức về pháp luật của nhân dân ta còn hạn chế, chưa đồng đều ở các địa phương. Vì nước ta là một nước nông nghiệp chưa phát triển do đó một số hộ nghèo, đói và hoạn nạn mù chữ vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhất là ở miền núi. Mặt khác, cơ chế thị trường cũng đã phá vỡ nhiều chuẩn mực, giá trị xã hội, làm đảo lộn nhiều quan hệ xã hội tích cực, gây ảnh hưởng đến quá trình nhận thức pháp luật và thực thi pháp luật. Về mặt tư tưởng, nhìn chung nhân dân ta chưa thực sự hình thành thói quen sống theo pháp luật và chủ động sử dụng pháp luật. Sự ảnh hưởng của tập tục cũ và tư duy, hành động của cơ chế tập trung bao cấp là trở ngại đáng kể. Nên đến khi có kẻ dùng lời lẽ đường mật, họ khó phân biệt đúng sai và thậm chí còn đồng loã, dung túng cho kẻ xấu. * Do sự thiếu tôn trọng hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa của các bên có liên quan. Không những người khách lạ nêu trên cố ý làm trái pháp luật mà còn một số nhân dân tin theo và hưởng ứng đến thiếu tôn trọng pháp luật gây ra những hậu quả khó lường. 2. Hậu quả - Làm thiệt hại về kinh tế xã hội: Một số người cả tin đã dồn nén khả năng của gia đình như bán lợn, bán gà, bán cá, thóc gạo … lấy tiền đến bói toán, chữa bệnh, xem hướng làm nhà,… gây tổn thất không nhỏ về kinh tế xã hội. Có người không những hành hạ cả mình để được gặp “thầy”, có người còn cãi lại cả với cán bộ, công chức, chính quyền để bảo vệ kẻ lừa đảo … gây tổng hợp tổn thất khá lớn cho gia đình và cho xã hội. - Làm mất uy tín của chính quyền, cán bộ, công chức, làm giảm lòng tin của nhân dân gây bức xúc trong xã hội. Chính quyền, cán bộ xã A trong những năm qua có nhiều cố gắng cùng với nhân dân đạt được những thành tích đáng kể. Gặp phải sự việc này đã làm cho cán bộ phải kiểm điểm lẫn nhau, gây dư luận không lành mạnh cho đời sống tinh thần nhân dân trong xã, làm cho các nơi khác cho rằng chính quyền xã A bị yếu hiệu lực trong quản lý hành chính nhà nước. - Gây ảnh hưởng xầu về mặt xã hội: Sự việc trên đã phá hoại đời sống tinh thần của nhân dân đã được chế độ mới vun đắp. - Làm suy giảm pháp chế xã hội chủ nghĩa: Làm giảm tính cấp thiết của sự nghiệp đổi mới toàn diện, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, làm giảm tiến độ đẩy mạnh xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật, làm giảm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với pháp chế xã hội chủ nghĩa và tạo nên yếu kém trong dịch vụ công. V. Xây dựng phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống. Đây là một tình huống xã hội, ảnh hưởng tới trật tự, an ninh nông thôn, cần phải giải quyết như sau: * Phương án 1: Cho công an địa phương xuống kiểm tra, phạt hành chính và giáo dục, kiểm điểm cam kết không tái phạm đối với người khách lạ nói trên, quy định thời gian rời khỏi địa phương. Nếu không thành thì đề nghị với công an huyện giải quyết. + Mặt mạnh của phương án này là: nhanh gọn, đúng pháp luật vì khoản 3 điều 115 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quy định: Uỷ ban nhân dân xã: “Thực hiện các biện pháp bao đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ Tổ quốc vững mạnh, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương”. + Mặt yếu của phương án này là: không phát huy được sức mạnh của nhân dân, vì nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân. * Phướng án 2: Mời người khách lạ và một số nhân dân, nhất là những người đã bị mắc lừa lên uỷ ban nhân dân để hoà giải. Mời đại diện lãnh đạo Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội cùng tham gia, giải thích rõ những sai phạm của người khách lạ nêu trên, xin ý kiến cấp trên để người sai phạm đó ra khỏi địa phương. Phía nhân dân cần được giáo dục, bảo đảm tự do tín ngưỡng, nhưng phải nghiêm cấm truyền bá mê tín dị đoan. Sau đó đưa ra Hội đồng nhân dân rút kinh nghiệm. Phương án 2 đã đáp ứng được nhiều mục tiêu, có tính khả thi, có lý có tình. VI. Kết luận và kiến nghị. Tình huống về quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở là những sự kiện pháp lý xảy ra trên địa bàn xã, phường, thị trấn, làm phát sinh quan hệ quản lý hành chính nhà nước mà chủ thể xử lý, giải quyết quan hệ đó là Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Tình huống quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở xảy ra rất đa dạng, tính chất rất khác nhau, do vậy cần phải được phân loại để có các bước tiến hành và biện pháp xử lý thích hợp. Căn cứ vào lĩnh vực quản lý để phân chia thành tình huống quản lý hành chính nhà nước về kinh tế, đất đai, trật tự công cộng, an ninh - quốc phòng, văn hoá - giáo dục … Tình huống về quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở được giải quyết theo trình tự sau đây: - Thu thập thông tin có liên quan và phân tích tình huống. - Xác định cách thức tiến hành và biện pháp xử lý. - Tổ chức thực hiện kịp thời các hoạt động cần thiết theo cách thức tiến hành và biện pháp xử lý đã được xác định. Chọn phương án giải quyết đáp ứng được nhiều mục tiêu, có tính khả thi, có lý có tình. Kiến nghị - Đề nghị nhà nước cần ban hành nhiều tài liệu tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân hơn nữa, có hướng dẫn chi tiết hơn về vi phạm trật tự công cộng, về mê tín dị đoan để nhân dân dễ thực hiện. - Đề nghị thành phố – ngành tư pháp phát hành nhiều tư liệu về giải quyết các tình huống để chính quyền cơ sở dễ vận dụng vào công việc quản lý nhà nước ở cơ sở. - Đối với huyện, hàng năm tổ chức tập huấn cán bộ chính quyền cơ sở nên có chuyên đề về quản lý trật tự công cộng, chống mê tín dị đoan. Vì đây là tình huống xã hội rất dễ xảy ra ở bất cứ nơi nào, lúc nào. - Chính quyền cấp xã phải thực sự năng động làm đúng quyền hạn của mình một cách kịp thời khi có tình huống xuất hiện. Thuỷ Nguyên, ngày 04 tháng 10 năm 2008 Người viết tiểu luận Đào Minh Hải

File đính kèm:

  • docTieu luan tot nghiep.doc
Giáo án liên quan