Tiểu luận Giáo dục Trung Quốc và so sánh với giáo dục Việt Nam

PHẦN A. HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRUNG QUỐC

Hơn 50 năm qua, từ ngày nước Trung Hoa mới ra đời, nền giáo dục của Trung Quốc đó thu được những thành tựu nổi bật: phát triển không ngừng và ngày nay đang từng bước hiện đại hóa. Trước năm 1949 có tới 80% dân số Trung Quốc mù chữ, ở nông thôn tỷ lệ này là 95%. Đến nay, tỷ lệ mù chữ chỉ còn 16,5% tổng số dân cả nước. Năm 1949 Trung Quốc có trên 1 triệu trường học các cấp các lọai hình khác nhau, 11 triệu 40 vạn giáo viên và trên 225 triệu người theo học. Có thể khẳng định rằng nền giáo dục Trung Quốc là một nền giáo dục có quy mô lớn nhất thế giới.

Ngày nay, Trung Quốc sánh ngang với các nước tiên tiến trên thế giới. Sản phẩm của Trung Quốc có mặt khắp thế giới, với giá thành thấp hơn so với sản phẩm từ các cường quốc kĩ nghệ bên Âu châu, Mĩ hay Nhật. Nhiều người Việt, trong đó có chúng tôi, nhìn sự phát triển của Trung Quốc một cách ngưỡng mộ, và tự hỏi làm thế nào mà họ đã đạt được một sự phát triển ngoạn mục như thế, và tự hỏi chúng ta cũng có thể phát triển như họ? Để trả lời câu hỏi vừa nêu chúng tôi cùng các bạn hãy làm một phép so sánh giữa hai nền giáo dục Trung Quốc và Việt Nam.

 

doc26 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 4433 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Giáo dục Trung Quốc và so sánh với giáo dục Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN BỘ MÔN GIÁO DỤC HỌC SO SÁNH Học viên thực hiện: Nguyễn Lê Lớp Cao học Quản lý giáo dục - K6 ĐỀ TÀI GIÁO DỤC TRUNG QUỐC VÀ SO SÁNH VỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM PHẦN A. HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRUNG QUỐC Hơn 50 năm qua, từ ngày nước Trung Hoa mới ra đời, nền giáo dục của Trung Quốc đó thu được những thành tựu nổi bật: phát triển không ngừng và ngày nay đang từng bước hiện đại hóa. Trước năm 1949 có tới 80% dân số Trung Quốc mù chữ, ở nông thôn tỷ lệ này là 95%. Đến nay, tỷ lệ mù chữ chỉ còn 16,5% tổng số dân cả nước. Năm 1949 Trung Quốc có trên 1 triệu trường học các cấp các lọai hình khác nhau, 11 triệu 40 vạn giáo viên và trên 225 triệu người theo học. Có thể khẳng định rằng nền giáo dục Trung Quốc là một nền giáo dục có quy mô lớn nhất thế giới. Ngày nay, Trung Quốc sánh ngang với các nước tiên tiến trên thế giới. Sản phẩm của Trung Quốc có mặt khắp thế giới, với giá thành thấp hơn so với sản phẩm từ các cường quốc kĩ nghệ bên Âu châu, Mĩ hay Nhật. Nhiều người Việt, trong đó có chúng tôi, nhìn sự phát triển của Trung Quốc một cách ngưỡng mộ, và tự hỏi làm thế nào mà họ đã đạt được một sự phát triển ngoạn mục như thế, và tự hỏi chúng ta cũng có thể phát triển như họ? Để trả lời câu hỏi vừa nêu chúng tôi cùng các bạn hãy làm một phép so sánh giữa hai nền giáo dục Trung Quốc và Việt Nam. I. SƠ LƯỢC VỀ ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC.  Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của đông bán cầu, phía đông nam của đại lục Á-Âu, phía đông và  giữa Châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương; có biên giới chung với Nga, Mông Cổ (phía Bắc), với Kazakstan, Kirghitan, Taghikistan (phía Tây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nê Pan, Bu Tan (phía Tây Nam), với Myanma, Lào, Việt Nam (phía Nam), với Triều Tiên (phía Đông). Dân số: Khoảng 1,3 tỷ người (tính đến tháng 12/2002) Diện tích: 9,6 triệu km2 Quốc tệ: Nhân dân tệ Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP: năm 2003 đạt 1.460 tỷ USD, tăng 9,3%, GDP bình quân đầu người lần đầu tiên vượt 1090 USD; năm 2004 đạt 13.651,5 tỷ NDT (1650 tỷ USD) tăng 9,5%. Khí  hậu: Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô. Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,7oC, tháng 2 là 26oC. Ba khu vực được coi là nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán và Trùng Khánh. Dân tộc: Trung Quốc là một quốc gia có nhiều dân tộc. Dân tộc Hán là chủ yếu, ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người (chiếm 6% dân số cả nước và phân bố trên 50-60% diện tích toàn quốc). Hành chính: 31 tỉnh, thành phố gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc Trung ương, 4 cấp hành chính gồm: Tỉnh, địa khu, huyện, xã. Tôn giáo: Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi và Thiên Chúa Giáo. Ngôn ngữ: Tiếng Hán là tiếng phổ thông, lấy âm Bắc Kinh làm chuẩn. Ngày Quốc khách: 01/10/1949. II. MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRUNG QUỐC Giáo dục phải kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử, văn hoá ưu tú của dân tộc Trung Hoa, tiếp thu mọi thành quả ưu tú, văn minh, phát triển của nhân loại; "đặt giáo dục vào vị trí chiến lược ưu tiên phát triển” với sứ mệnh cơ bản là “phục vụ xây dựng hiện đại hoá, phục vụ nhân dân, kết hợp với lao động sản xuất và thực tiễn xã hội, bồi dưỡng thế hệ những ngườiphát triển toàn diện..." III. HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRUNG QUỐC 1. Hệ thống giáo dục nói chung Phát triền giáo dục được Trung Quốc đặt là một nhiệm vụ hàng đầu và hết sức quan trọng. Với chính sách "phát triển đất nước thông qua khoa học và giáo dục", trẻ em Trung Quốc được hưởng nền giáo dục bắt buộc, miễn phí trong 9 năm (từ lớp 1 tới lớp9). "Hướng tới nền giáo dục hiện đại, tới thế giới và tương lai" là đường hướng chủ đạo cho sự phát triển hệ thống giáo dục cả ngắn hạn và dài hạn. Hệ thống giáo dục của Trung Quốc có thể chia làm các giai đoạn sau: 1.1 Giáo dục mẫu giáo: Cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi tại các nhà trẻ. 1.2 Giáo dục tiểu học: Cho học sinh từ 6 đến 11 tuổi. Các trường tiểu học thường do chính quyền các địa phương điều hành và được miễn phí. Tuy nhiên, cũng có một số trường tư do các doanh nghiệp và các cá nhân điều hành. 1.3 Giáo dục phổ thông: Dành cho học sinh từ 12-17 tuổi. Các trường phổ thông chủ yếu do chính quyền địa phương điều hành. Các trường phổ thông do nhà nước điều hành bao gồm trường sơ trung và cao trung, cả hai hệ đều kéo dài 3 năm. Sinh viên không bắt buộc phải học cao trung và phải trả khoản học phí nhỏ cho chương trình này. Các trường phổ thông tư thường có chương trình giáo dục chuẩn và có xu hướng thiên về dạy nghề nhưng bằng cấp của các trường này được coi là tương đương với các trường công lập. Các sinh viên tốt nghiệp từ các trường chuyên thường có khả năng đỗ đại học cao hơn. Sinh viên tốt nghiệp từ các trường sơ trung thường vào học tại các trường cao trung. Tuy nhiên, có một số sinh viên chọn học tại các trường dạy nghề hoặc trường phổ thông chuyên trong thời gian 3 đến 5 năm. 1.4 Giáo dục đại học và dạy nghề: Đối với chương trình đại học, có các khoá học nghề cũng như các khoá học cấp bằng đại học, sau đại học, và tiến sỹ. Sinh viên theo học cử nhân sẽ học trong vòng 4-5 năm, chương trình Thạc sỹ kéo dài 2-3 năm và tiến sỹ trong 3 năm. Giáo dục đại học do các trường đại học, cao đẳng, các viện và các trường cao đẳng nghề đảm nhiệm. Các cơ sở đào tạo này thực hiện các nghiên cứu khoa học và học thuật, cung cấp các dịch vụ xã hội và các khoá học cho sinh viên. Để vào trường đại học hay cao đẳng, các sinh viên cần thi đại học - thường diễn ra vào tháng bảy hàng năm. Việc sinh viên đỗ đại học hay không tuỳ thuộc vào số lượng thí sinh tham dự kỳ thi đại học và điểm của bài thi, vì vậy vào được đại học đối với sinh viên Trung Quốc cũng là sự cạnh tranh khá lớn. Những sinh viên không đỗ đại học có thể vào các trường cao đẳng tư nếu muốn tiếp tục việc học tập. Học tập tại các trường cao đẳng này thường đắt đỏ hơn các trường đại học công lập. Các sinh viên không có điều kiện học đại học, cao đẳng có thể trau dồi kiến thức cho mình thông qua quá trình làm việc. Giáo dục đại học ở Trung Quốc rất phát triển trong những năm vừa qua với hơn 2000 trường đại học và cao đẳng cấp các loại bằng: cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ. Cách đây hơn 50 năm, Trung Quốc đó chấp nhận học sinh nước ngoài tới học tập. Trong số hơn 2000 trường đại học và cao đẳng, hơn 300 trường hiện có sinh viên nước ngoài theo học. Chương trình dành cho sinh viên nước ngoài bao gồm 2 năm học cấp ba, chương trỡnh đào tạo lấy bằng cử nhân cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ; chương trình khung cấp bằng và chương trình đào tạo ngôn ngữ. Tất cả các trường đại học và cao đẳng có sinh viên nước ngoài cung cấp các điều kiện tốt nhất cho sinh viên ăn, ở ngay tại trường hoặc gần trường . Các sinh viên nước ngoài sống ở Trung Quốc có thể sống ở ngoài khuôn viên của trường tuỳ theo nguyện vọng. Các chương trình học bổng thường chương trình trao đổi song phương, và các sinh viên thường xin học bổng qua chính phủ. Các sinh viên cũng có thể nộp trực tiếp cho trường đại học hoặc cao đẳng mà mình muốn học tập tại đó. Trung Quốc từ lâu được biết đến là một trong những nước có nền văn hoá đồ sộ và lâu đời nhất thế giới. Giờ đây, Trung Quốc lại được nhiều người biết đến như một nền kinh tế và kỹ thuật trên đà phát triển mạnh mẽ và một nền giáo dục và đào tạo chất lượng cao và thực sự thiết thực với tình hình phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Sự nghiệp giáo dục hiện đại của Trung Quốc đó được bắt đầu từ trước khi xoá bỏ chế độ khoa cử phong kiến vào năm 1905, nhưng sự phát triển toàn diện và quy mô mang tính toàn dân của nền giáo dục Trung Quốc chỉ được bắt đầu khi đất nước Trung Quốc mới được thành lập vào năm 1949. Trong hơn 50 năm qua, Chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục phát huy truyền thống chú trọng phát triển giáo dục từ ngàn xưa. Mỗi năm, ngân sách tài chính được cấp cho ngành giáo dục chiếm đến gần 14% tổng chi tài chính nhà nước, tương đương gần 3% GDP. Giáo dục Trung Quốc được chia thành các cấp học như sau Mẫu giáo: 3 năm ;- Bậc tiểu học: 6 năm;- Bậc trung học cơ sở: 3 năm - Bậc trung học phổ thông: 3 năm;- Cao đẳng và đại học: 4-5 năm;- Cao học: 2-3 năm - Tiến sỹ: 3 năm Chính sách tuyển sinh sinh viên quốc tế của các trường đại học và học viện ở Trung Quốc được bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ 20. Trong hơn 50 qua, Trung Quốc đã luôn chào đón và tạo điều kiện tốt nhất cho du học sinh quốc tế nhất là sinh viên đến từ Việt Nam. Ban đầu, du học sinh quốc tế lưu học tại Trung Quốc phải học tiếng, đạt trình độ tương đương HSK 5-6 (Chuẩn kiểm tra Hán Ngữ quốc gia của Trung Quốc). Khi đó đạt cấp độ 5-6 HSK tiếng Trung, cùng với văn bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông hay bằng Đại học của Việt Nam, lưu học sinh có thể nộp đơn xin vào học 1 chuyên ngành Đại học hay sau Đại học và sẽ được nhận vào học mà không phải thi đầu vào Trước khi tìm kiếm một đường lối phát triển hợp lý, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đó nhín nhận 5 hạn chế chính của nền giáo dục quốc gia. Thứ nhất, về cơ bản, giáo dục lạc hậu không thích ứng được với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, với những đòi hỏi của cải cách mở cửa và sự nghiệp xây dựng hiện đại hoá. Thứ hai, thể chế giáo dục và cơ chế vận hành không thích hợp với nhu cầu cả cách sâu hơn nữa về kinh tế, chính trị, KHKT. Quản lý của nhà nước với giáo dục quá cứng nhắc khiến cho nhà trường mất sức sống. Quá trình ra quyết định giáo dục vẫn mang tính tập trung cao, được chỉ đạo từ trên xuống và các cán bộ cấp thấp hơn vẫn phải trung thành với đường lối và chủ trương của lãnh đạo Đảng. Thứ ba, cơ cấu giáo dục còn mất cân đối. Giáo dục phổ thông mỏng và yếu. Không có đủ trường học, chất lượng giảng dạy cũng không cao, thiếu nghiêm trọng giáo viên và các thiết bị dạy học cần thiết. Giáo dục kĩ thuật và nghề nghiệp không phát triển. Có sự mất cân đối về tỷ lệ các chuyên ngành và tầng bậc trong nội bộ giáo dục đại học. Bên cạnh đó, có sự chênh lệch đáng kể trong giáo dục giữa nông thôn và thành thị và giữa những vùng kinh tế phát triển và vùng nghèo. Thứ tư, tư tưởng cũng như phương pháp giáo dục chậm đổi mới, nội dung chương trỡnh cũ kỹ, phương pháp dạy học gò bó, khâu hoạt động thực tiễn không được coi trọng. Giáo dục vẫn thiên về phục vụ thi cử, mang nặng tư tưởng “cá chép vượt khải hoàn môn hoá rồng”. Các nghiên cứu khoa học vẫn được tiến hành theo lối kinh nghiệm, không phục vụ thực tiễn. Thứ năm, đầu tư cho giáo dục không đủ. Đội ngũ giáo viên và thiết bị dạy học còn kém và thiếu, chưa được phát huy và sử dụng có hiệu quả. Trên cơ sở những hạn chế nhiều mặt trong giáo dục, quan điểm của Trung Quốc là “đặt giáo dục vào vị trí chiến lược ưu tiên phát triển” với sứ mệnh cơ bản là “phục vụ xây dựng hiện đại hoá, phục vụ nhân dân, kết hợp với lao động sản xuất và thực tiễn xó hội, bồi dưỡng thế hệ những ngườiphát triển toàn diện” (Đại hội ĐCSTQ XVI). Xem xét tình hình giáo dục của các quốc gia với quy mô, dân số, trình độ phát triển khác nhau, chúng ta nhận thấy các quốc gia đều có điểm chung là không một nền giáo dục nào phát triển mà không có các hạn chế cần khắc phục. Một hạn chế chung với tất cả các nền giáo dục là không theo kịp sự phát triển kinh tế, xu thế toàn cầu hóa và xu thế cạnh tranh ngày càng cao. Vì vậy, đòi hỏi cải cách liên tục chất lượng giáo dục luôn luôn là ưu tiên số một với các quốc gia. Điều quan trọng là các nhà lãnh đạo phải có khả năng nhìn thẳng vào thực tế yếu kém của giáo dục quốc gia, trước khi có thể hoạch định một chính sách phát triển giáo dục hiệu quả. 2/. Sơ đồ hệ thống giáo dục Trung quốc IV. TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC PHỔ THỒNG TRUNG QUỐC 1./ Luật giáo dục nước cộng hòa nhân dân Trung hoa” Điều 3: Nhà nước kiên trì lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông và lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc làm tư tưởng chỉ đạo, tuân thủ nguyên tắc cơ bản mà Hiến pháp đã xác định, phát triển sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa. Điều 4: Giáo dục là cơ sở để xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đảm bảo ưu tiên phát triển sự nghiệp gdục.Toàn xã hội phải quan tâm và ủng hộ sự nghiệp giáo dục phát triển.Toàn xã hội phải tôn trọng các thầy cô giáo. Điều 5: Giáo dục phải phục vụ công cuộc xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, phải kết hợp với lãnh đạo sản xuất, bồi dưỡng lớp người xây dựng và kế tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển toàn diện về đức, trí, thể Điều 6: Nhà nước giáo dục chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa tập thể, xã hội chủ nghĩa và lý tưởng, đạo đức, kỷ luật, pháp chế quốc phòng cũng như tinh thần đoàn kết dân tộc trong tất cả mọi người trung tiểu học. Điều 7: Giáo dục phải kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử, văn hoá ưu tú của dân tộc Trung Hoa, tiếp thu mọi thành quả ưu tú, văn minh, phát triển của nhân loại. Điều 8: Hoạt động giáo dục phải phù hợp lợi ích chung của Nhà nước và xã hội. Nhà nước tách rời giáo dục với tôn giáo. Mọi tổ chức và cá nhân không được lợi dụng tôn giáo để hoạt động gây trở ngại cho chế độ giáo dục của Nhà nước. Điều 13: Nhà nước sẽ thưởng cho tập thể và cá nhân nào có cống hiến nổi bật cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Điều 14: Quốc vụ Viện và Chính quyền các cấp thể theo nguyên tắc phân cấp quản lý, phân cấp phụ trách để lãnh đạo và quản lý công tác giáo dục. Giáo dục Trung học và dưới trung học do Chính quyền địa phương quản lý dưới sự lãnh đạo của Quốc vụ Viện. Những cơ sở giáo dục bậc đại học, do Quốc vụ viện, chính quyền tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc quản lý. CHƯƠNG III:TRƯỜNG HỌC VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁC Điều 28: Trường học và cơ sở giáo dục khác có các quyền lợi sau: 1. Tự chủ quản lý theo chương trình; 2. Tổ chức thự thi mọi hoạt động dạy học; 3. Chiêu sinh hoặc nhận người đến học; 4. Quản lý danh sách học sinh, thực thi thưởng, phạt; 5. Cấp phát chứng chỉ chuyên môn tương ứng cho học sinh; 6. Mỗi giáo viên hoặc cán bộ nhân viên thực thi thưởng phạt; 7. Quản lý, sử dụng các công trình và kinh phí của đơn vị mình; 8. Từ chối mọi sự can thiệp phi pháp đối với hoạt động dạy học của mọi tổ chức và cá nhân; 9. Các quyền lợi khác mà pháp luật, pháp quy quy định. Nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trường học và cơ sở giáo dục khác không bị xâm phạm. CHƯƠNG IV:GIÁO VIÊN VÀ NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC GIÁO DỤC KHÁC Điều 41: Nhà nước khuyến khích trường học, cơ sở giáo dục khác và tổ chức xã hội có biện pháp tạo điều kiện cho công dân được học tập suốt đời. Điều 42: Người học có các quyền lợi sau: 1. Tham gia mọi hoạt động đề ra trong kế hoạch học tập, sử dụng trang thiết bị, tư liệu sách báo học tập; 2. Được tiền học bổng, tiền vay, tiền trợ cấp học tập theo quy định hữu quan của Nhà nước; 3. Được dánh giá công bằng thành tích học tập và đạo đức, rèn luyện. Sau khi hoàn thành ngành học theo quy định, sẽ được nhận bằng chuyên môn và bằng học vị tương ứng. 4. Nếu không tán thành hình thức kỷ luật của trường được khiếu nại lên ngành hữu quan; nếu nhà trường, giáo viên xâm phạm quyền hợp pháp về thân thể, tài sản thì học sinh được khiếu nại hoặc đề nghị khởi tố theo luật. 5. Quyền lợi khác mà pháp luật, pháp quy quy định. CHƯƠNG VII:ĐẦU TƯ VÀ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO GIÁO DỤC Điều 53: Nhà nước xây dựng thể chế lấy ngân sách Nhà nước là chính, coi kinh phí giáo dục có từ những con đường khác là phụ, tăng cường từng bước đầu tư cho giáo dục, đảm bảo kinh phí ổn định cho các trường quốc lập. Trường học và cơ sở giáo dục khác do tổ chức xí nghiệp sự nghiệp, đoàn thể xã hội và tổ chức xã hội, cá nhân khác mở theo luật, kinh phí do họ tự lo liệu, chính quyền các cấp có thể có những sự giúp đỡ thích đáng. Điều 54: Tỷ lệ kinh phí dành cho giáo dục so với tổng thu nhập quốc dân phải được tăng dần theo đà phát triển của kinh tế quốc dân và sự gia tăng của khoản thu ngân sách. Tỷ lệ cụ thể và từng bước thực thi do Quốc vụ viện quy định. Trong tổng chi ngân sách, các cấp trong cả nước, tỷ lệ kinh phí dành cho giáo dục phải nâng dần theo sự phát triển của kinh tế quốc dân. Điều 55: Kinh phí dành cho giáo dục của chính quyền các cấp, thể theo nguyên tắc thống nhất giữa công việc và tài chính, sẽ được giải trình riêng trong dự toán ngân sách. Mức tăng tài chính mà chính quyền các cấp dành cho giáo dục phải cao hơn mức tăng thu nhập thường xuyên của tài chính, đồng thời tăng dần theo kinh phí giáo dục tính theo bình quân học sinh trong trường, đảm bảo tăng dần lương cho giáo viên và kinh phí chung bình quân học sinh. Điều 60: Nhà nước khuyến khích tổ chức xã hội và cá nhân trong và ngoài nước quên góp, tài trợ cho trường học. Điều 61: Kinh phí giáo dục trong ngân sách Nhà nước, tiền quyên góp của tổ chức xã hội cá nhân phải dùng cho giáo dục, không dùng vào việc khác hay bớt xén đi. Điều 62: Nhà nước khuyến khích dùng khoản vay, tín dụng ủng hộ sự nghiệp giáo dục phát triển. Điều 63: Chính quyền các cấp và ngành quản lý giáo dục khác phải tăng cường quản lý, giám sát kinh phí giáo dục của các trường và cơ sở giáo dục, nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục. Điều 64: Chính quyền địa phương các cấp và ngành quản lý liên quan khác phải đưa việc xây dựng cơ bản trường học vào quy hoạch. Xây dựng thành phố nông thôn, lên quy hoạch tổng thể những khu đất dành để xây dựng cơ bản các trường và vật tư cần thiết, có chính sách ưu đãi theo quy định hữu quan của Nhà nước. Điều 65: Chính quyền các cấp có chính sách ưu tiên, ưu đãi theo quy định của Nhà nước đối với việc xuất bản sách giáo khoa và sách báo, tư liệu dạy học, việc sản xuất và cung ứng máy móc đồ dùng dạy học, nhập khẩu sách báo tư liệu, thiết bị giảng dạy, đồ dùng dạy học, phục vụ giảng dạy và nghiên cứu của các trường. Điều 66: Chính quyền cấp huyện trở lên, phải phát triển dạy học trên ti vi, vệ tinh và các phương pháp dạy học hiện đại khác, ngành quản lý hữu quan khác phải dành chương trình ưu tiên, giúp đỡ ngành giáo dục. Nhà nước khuyến khích trường học và cơ sở giáo dục khác mở rộng ứng dụng phương pháp dạy học hiện đại. CHƯƠNG VIII: GIAO LƯU VÀ HỢP TÁC ĐỐI NGOẠI VỀ GIÁO DỤC Điều 67: Nhà nước khuyến khích giao lưu và hợp tác đối ngoại về giáo dục. Quan hệ giao lưu và hợp tác đối ngoại về giáo dục kiên trì, nguyên tắc, độc lập, tự chủ, bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, không được làm trái pháp luật Trung Quốc, không được tổn hại chủ quyền quốc gia, an toàn và lợi ích chung toàn xã hội. 2. Những biến chuyển về kinh tế - xã hội Trung Quốc từ sau mở của cho đến nay: Trung Quốc là 1 nước đông dân nhất, có lịch sử hết sức lâu dài, có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới, có 1 nền văn hóa rất to lớn, là nơi phát minh ra giấy, thuốc súng, la bàn, nghề in.... Mặc dù là 1 nước lớn nhưng trong lịch sử trung quốc vẫn bị Mông Cổ đô hộ khoảng 100 năm. Từ 1911 đến 1949 Trung Quốc xảy ra cuộc tranh giành giữa hai phe do Tưởng Giới Thạch và 1 bên là Mao Trạch Đông lãnh đạo. Mô hình chủ nghĩa xã hội theo mô hình của Liên Xô từ năm 1949 đến trước khi cải cách mở cửa năm 1978. Đặng Tiểu Bình là người khởi xướng công cuộc cải cách ở Trung Quốc , ông được người dân Trung Quốc đặt cho danh hiệu “tổng công trình sư”, nhà “thiết kế” và là linh hồn của cụng cuộc cải cách mở cửa thành công của đất nước tỷ dân. Ông từng là người phải 3 lần “vào trung nam hải”( vào lao tù). Tốc độ tăng trưởng kinh tế lý tưởng của thế giới là 3,2%, nhưng Trung Quốc đã có những năm kinh tế tăng tưởng 15%. Sự kiện đánh dấu nền kinh tế TQ hội nhập thế giới là gia nhập WTO vào năm 2001( Việt Nam 2006). 2.1. Những biến chuyển(thành tựu) về GD từ sau mở cửa đến nay: - Tư duy giáo dục: chuyển đổi quan niệm từ chỗ: GD là công cụ của chuyên chính giai cấp sang quan niệm khoa học và gd là lực lượng sản xuất thứ nhất trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chiến lược: Khoa – Giáo – Hưng – Quốc và gói gọn trong 16 chữ: “Giáo dục hướng tới hiện đại hóa, hướng ra thế giới, hướng tới tương lai”. Giáo dục bây giờ được coi là lực lượng sản xuất thứ nhất, chứ không chỉ là công cụ của giai cấp chuyên chính. - Cải tổ mạnh mẽ hệ thống giáp dục quốc dân theo hướng ngày càng hoàn thiện và hiện đại.(đặc điểm chung của cả 3 nền giáo dục đã nghiên cứu) 240 triệu học sinh-sinh viên, giáo viên là 11,5 triệu. Cải tổ theo hướng sau: Về cơ cấu: Xác định xây dựng hệ thống cơ cấu: 6-3-3-4 có tính đến các yếu tố lịch sử, tức là chưa chuyển đồng loạt mà vẫn còn có vùng để 5-4-3-4 Chuyển mục tiêu PC THCS lên 9 năm và mục tiêu hoàn thành vào năm 2010. Thực hiện phân luồng giáo dục sau THCS mạnh thành 2 nhánh: lên THPT và TH dạy nghề. Hiện đại hóa và cải tổ nội dung chương trình đào tạo, chế độ thi cử giáo dục phổ thông. Phát triển mạnh hệ thống giáo dục cho người trưởng thành, từ xóa mù cho đến đào tạo đại học. Được coi là 1 bộ phận tổ thành quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân với đa dạng các hình thức. Chuẩn bị ban hành bộ luật giáo dục suốt đời. 2.2. Đa dạng hoá giáo dục: phương thức hiệu quả để giải bài toán công bằng xã hội Giáo dục cho mọi người luôn là mục tiêu hướng tới của các cải cách liên quan đến giáo dục. Bình đẳng về tiếp cận có vai trũ quan trọng trong duy trì ổn định xã hội cũng như tăng cường đoàn kết dân tộc. Trung Quốc lại gặp phải vấn đề về chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư và đặc biệt là giữa các vùng miền của đất nước. Do sự khác biệt về kinh tế của các khu vực trực tiếp ảnh hưởng đến đầu tư giáo dục, cộng thêm với tác dụng thu hút nguồn trí lực của các khu vực kinh tế phát triển, sự không đồng đều về giáo dục giữa các khu vực sẽ khiến cho khoảng cách chênh lệch về giáo dục giữa các khu vực mở rộng, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của khu vực lạc hậu, hơn nữa cũn ảnh hưởng tới việc nâng cao tố chất của toàn thể quốc dân. Nhận rừ điều đó, nên đảm bảo sự phát triển giáo dục hài hoà giữa các khu vực là một trong các trọng điểm chiến lược phát triển giáo dục Trung Quốc. Mục tiêu cho đến 2010 là giải quyết có hiệu quả vấn đề đầu tư giáo dục của các vùng, khiến cho giáo dục ở các vùng lạc hậu có thể đi trước trình độ phát triển kinh tế của địa phương đó, đặt nền móng cho sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế sau này, đồng thời chuẩn bị cho sự phát triển cân đối, hài hũa kinh tế trên toàn quốc . 3. Đa dạng hoá giáo dục: nền giáo dục hướng nhân bản. Nhấn mạnh đến một xu hướng chung trong nội dung của các mục tiêu chiến lược giáo dục các nước, đó là giáo dục hướng về con người. Giáo dục nhằm phục vụ các mục đích phát triển kinh tế không có nghĩa là tạo ra những công dân cứng nhắc, rập khuôn theo các yêu cầu về khoa học kỹ thuật. Trong thời đại mới khi yếu tố con người càng ngày càng nắm vai trò chủ chốt quyết định thành công thì các nước cũng nhận thức rằng giáo dục phải nhằm tạo ra những con người toàn diện, phát triển mọi mặt và được tôn trọng. Trên cơ sở đó, giáo dục và nuôi dưỡng tài năng là một trong những mục tiêu chung của các quốc gia, nhất là các quốc gia châu Á. Trong chiến lược giáo dục của Trung Quốc, việc nâng cao tố chất của con người  sẽ trở thành mô thức chủ đạo của giáo dục từ nay về sau. Điều này cũng có nghĩa là, việc đào tạo nhân tài theo mô hình phức hợp, biết sinh tồn, giỏi học tập, dám sáng tạo với mục tiêu nâng cao tố chất của toàn thể công dân sẽ trở thành hướng đi cơ bản của chiến lược này. mục tiêu đào tạo học sinh sẽ là giáo dục toàn diện. Người học sinh được đào tạo ra sẽ là những thanh niên có sức khỏe tốt, dồi dào tinh thần, ổn định tâm lý, có năng lực hợp tác và năng lực học tập nhất định. Giáo dục tố chất nhấn mạnh hơn đến tính toàn diện và hài hòa của sự phát triển cơ thể. Giáo dục tố chất không phải là giáo dục tuyển chọn, nhưng nó không phản đối giáo dục tài năng, mà còn tích cực tạo điều kiện để cho những người có khả năng trở thành người tài đều có thể xuất hiện. Giáo dục tố chất lấy sự phát triển tự thân của cá thể làm điểm xuất phát và làm cơ sở của việc giáo dục. Mục tiêu phát triển của giáo dục không phải là tiêu diệt sự khác biệt, tiêu diệt cá tính, mà ngược lại thừa nhận sự khác biệt và khuyến khích phát triển cá tính. Chính vì vậy, trong nền giáo dục Trung Quốc đó và đang nảy sinh một cuộc cải cách, đó là sự chuyển dịch trọng tâm từ “giáo dục khoa cử” chuyển sang “ giáo dục tố chất”, là sự chuyển biến từ “ giáo dục sách vở” sang “giáo dục nhân bản”; là bước chuyển từ chỗ “mọi người đều có thể thất bại” sang “mọi người đều có thể thành công”. Nhận thức được tầm quan trọng của phân quyền trong giáo dục, Trung Quốc đó tiến hành một số cải cách quan trọng liên quan đến quản lý, tài chính và chương trình. Chương trình về Cải cách và phát triển giáo dục Trung Quốc năm 1993 khẳng định rằng “hệ thống để vận hành các trường sẽ chứng kiến sự thay đổi lớn lao với sự độc quyền của chính phủ sẽ thay đổi. Trong khi mà trọng tâm vẫn còn là những trường học công thì bên cạnh đó các trường học được tài trợ từ cộng đồng đang dần dần được khuyến khích thành lập. Giáo dục cơ bản (basic education) đạt được chủ yếu thông qua những trường của chính phủ ở địa phương”. Trên thực tế, về tài chính, chính quyền TW đó bắt đầu giảm sự bao cấp cho các trường ở địa phương, các nhân viên giáo dục tại các Tỉnh thành, thị trấn, làng mạc đó theo đuổi các nguồn khác ngoài kinh phí rót từ trung ương để tài trợ cho giáo dục cơ bản. Các nguồn khác đến từ đóng góp từ các tổ chức công nghiệp và xã hội; quỹ được tài

File đính kèm:

  • docGDSS.doc