MỤC LỤC
Mở đầu 2
Phần thực trạng nhận thức của học sinh THPT về vai trò 3
của trò chơi ngoại khoá vật lý
Phần I: Các câu hỏi trắc nghiệm 5
I,Câu hỏi trắc nghiệm trong lĩnh vực khoa học cơ bản 5
II, Các câu hỏi trắc nghiệm vật lý 8
Phần II: Trò chơi vận động 13
I. Đi cầu bỏ bóng 13
II. Chơi ki bằng con lắc 14
Phần III: Kết luận chung 16
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phần thực trạng nhận thức của học sinh THPT về vai trò của trò chơi ngoại khoá vật lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
BÀI TIỀU LUẬN
Chủ đề: NGOẠI KHÓA VẬT LÝ
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Vũ Thụy Hùng
Nhóm sinh viên thực hiện: Đinh Thùy Dung
Nguyễn Thị Miền
Nguyễn Thị Hà My
Lớp: Lý K42A
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2010
MỤC LỤC
Mở đầu 2
Phần thực trạng nhận thức của học sinh THPT về vai trò 3
của trò chơi ngoại khoá vật lý
Phần I: Các câu hỏi trắc nghiệm 5
I,Câu hỏi trắc nghiệm trong lĩnh vực khoa học cơ bản 5
II, Các câu hỏi trắc nghiệm vật lý 8
Phần II: Trò chơi vận động 13
I. Đi cầu bỏ bóng 13
II. Chơi ki bằng con lắc 14
Phần III: Kết luận chung 16
MỞ ĐẦU
Nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề cấp thiết của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bộ giáo dục đã và đang có những đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp dạy học. Trong nhà trường hiện nay hình thức lên lớp vẫn là một hình thức phổ biến, nên việc phối hợp các hình thức tổ chức day học chưa được quan tâm đúng mức.
Nội dung của các môn học trong trương phổ thông rất phong phú và đa dạng, các đối tượng của nó thuộc nhiều lĩnh vực ( Tự nhiên, kinh tế, xã hội..), vì vậy việc bổ sung, mở rộng các hoạt động ngoai khoá là rất cần thiết. Hoạt động ngoại khoá là một hình thức tổ chức dạy học, là hoạt động tiến hành ngoài giờ chính khoá, nhằm mục đích hỗ trợ cho trương trình nội khoá, góp phần hoàn thiện và phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu, khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. Trong những năm gần đây ở các trương phổ thông hoạt động ngoại khoá vật lý nói riêng và các môn học khác ít được tổ chức, ban giám hiệu nhà trường và các giáo viên bộ môn chưa có sự đầu tư cho các hoạt động này.
Hoạt đông ngoại khoá cần sự giúp đỡ của nhà trương, của hội phụ huynh học sinh, các ban ngành đoàn thể… Họ vừa là các cố vấn chuyên môn, vừa có thể giúp đỡ, cung cấp các phương tiện cần thiết cho hoạt đông này.
PHẦN THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THPT VỀ VAI TRÒ CỦA TRÒ CHƠI NGOẠI KHOÁ VẬT LÝ
Vui chơi giải trí là hoạt dộng rất cần thiết đối với mọi người trong đó có giới trẻ và đặc biệt là học sinh THPT. Nó đã trở thành một nhu cầu trong cuộc sống của mỗi học sinh. Sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng, mệt mỏi các em luôn có nhu cầu tìm đến các loại hình trò chơi để làm giảm đi phần nào mệt mỏi như: thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ, các trò chơi…Tuy nhiên, các hoạt động thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ lại chưa được mọi người quan tâm một cách thích đáng và sự tổ chức phần nào còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, các hoạt động vui chơi lại rất phong phú và đa dạng trong cuộc sống hằng ngày như các trò chơi trên truyền hình, trên mạng internet và đặc biệt là tính tiện ích của các trò chơi, các em có thể tham gia trò chơi ở mọi lúc mọi nơi, cho nên trò chơi có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu trên.
Các trò chơi trên mạng rất hấp dẫn đối với học sinh THPT, một bộ phận không nhỏ các em đã coi đó là hoạt động vui chơi giải trí chủ yếu và là sự lựa chọn đầu tiên của mình. Các trò chơi này có tác dụng rất to lớn đối với các em , như giúp cho các em sự phát triển trí tuệ, tính nhanh nhạy của tư duy, biết sử lí những tình huống xảy ra và đặc biệt giúp các em giải toả những căng thẳng. Nhưng bên cạnh những tác dụng đó nó còn chứa đựng cả những tác hại. Do lứa tuổi của học sinh phổ thông vẫn còn hiếu động, thích khám phá cho nên các em rất hay chọn các trò chơi nguy hiểm, mang đậm tính bạo lực, mà các em rất hay học hỏi và áp dụng vào cuộc sống dẫn đến sự phát triển lệch lạc trong nhận thức và trong tâm lí của các em. Trong những năm gần đây xuất hiện một trò chơi thu hút một lượng rất lớn các học sinh phổ thông đó là các trò chơi điện tử đặc biệt người chơi được hoá thân vào thế giới ảo, đóng vai những nhân vật trong thế giới ảo đó, hằng ngày họ phải bỏ ra vài chục nghìn để nuôi nhân vật của mình mất thời gian và tốn tiền vô ích, nhưng ma lực của các trò chơi này rất lớn học sinh có thể ngồi chơi vài ba ngày và chơi bất chấp sức khoẻ của mình và đã có rất nhièu người bị đột quỵ ngay khi chơi. Đặc biệt khi tham gia vào các trò chơi các em rất dễ tiếp xúc với cá trang web đen có nội dung không lành mạnh và đó cũng có thể là những nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội đang gia tăng ở lứa tuổi học sinh THPT, vì thế nhà trường, gia đình cần quan tâm hơn đối với các em và các cửa hàng internet phải được quản lí chặt chẽ.
Các trò chơi trên truyền hình cũng thu hút được rất đông các bạn học sinh tham gia, đặc biệt là các trò chơi trí tuệ và các trò chơi âm nhạc. Khi tham gia các trò chơi trên truyền hình thì ngoài tính hài hước, dí dỏm,vui nhộn tính giáo dục ra các em còn có thể được trông thấy các “thần tượng” của mình trên đó vì thế các em rất hào hứng mỗi khi chơi và thật sự các trò chơi trên truyền hình đã áp ứng được nhu cầu giải trí của các em.
Thực tế, ở các trường học và ở các địa phương cũng đã có sự tổ chức các trò chơi nhưng việc tạo dựng các sân chơi thường xuyên cho học sinh phần nào còn khiêm tốn.
PHẦN MỘT: CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
I, Câu hỏi trắc nghiệm trong lĩnh vực khoa học cơ bản.
Câu 1: Đơn vị cơ sở của hệ thống tiến hoá là gì?
A. Loài
B. Bộ
C. Ngành
D. Lớp
- Đáp án: A
- Giải thích: Khái niệm về loài phát sinh từ thực tế quan sát sinh vật trong thiên nhiên, sự giống nhau và khác nhau giữa các cá thể. Loài là một tập hợp của nhiều cá thể cùng xuất phát từ một tổ tiên chung, trải qua quá trình đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên mà cách li với các sinh vật khác, đồng thời loài là một giai đoạn nhất định trong quá trình tiến hoá chung của sinh vật.
( Trang 20 - Sách phân loại thực vật - Tác giả: Hoàng Thị Sản, Hoàng Thị Bé - NXB Đại Học Sư Phạm năm 2006)
Câu 2: Phản ứng thuỷ phân tinh bột thì sản phẩm là gì?
A. Xenlulôzơ
B. Glucôzơ
C. Saccarozơ
D. Lipit
- Đáp án: B
- Giải thích: Công thức cấu tạo của tinh bột là C6H10O6 khi thuỷ phân:
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 (glucôzơ)
Câu 3: Anken (hay olefin) có công thức chung là gì?
A. CnH2n+2
B. CnH2n
C. CnH2n-2
D. CnH2n-6
- Đáp án: B
- Giải thích:
+ Công thức chung của Ankan là CnH2n+2 (Ví dụ: Metan-CH4, Etan-C2H6, Propan – C3H8).
+ Công thức chung của Ankin là CnH2n-2 (Ví dụ: Etin-C2H2, Propin-C3H4, Butin-C4H6).
+ Công thức chung của Anken là CnH2n (Ví dụ: Eten-C2H4, Propen-C3H6, Buten-C4H8).
+ Công thức chung của Aren là CnH2n-6 (Ví dụ: Benzen-C6H6, metylbenzen-C7H8, Etylbenzen-C8H10).
Câu 4: Mặt trụ tròn xoay bán kính r có phương trình như thế nào?
A. x2 + y2 + z2 = r2
B. x2 + y2 = r2
C. x2 + y2= a2z
D. x2 = 2py
- Đáp án: B
- Giải thích :
+ Mặt cầu tâm O bán kính r có phương trình là: x2 + y2 + z2 = r2
+ Mặt trụ tròn xoay bán kính r trục oz có phương trình là: x2 + y2 = r2
+ Mặt prabol tròn xoay đỉnh O trục oz có phương trình là: x2 + y2= a2z
+ Mặt trụ parabol : x2 = 2py
Câu 5: Chức năng của bạch cầu là gì?
A. Bảo vệ cơ thể
B. Tham gia vào quá trình đông máu
C. Vận chuyển khí trong quá trình hô hấp
D. Cả A, B, C.
- Đáp án: A
( Trang 21 - Giáo trình: Giải phẫu người - Tác giả: Hoàng Thị Sèn giảng viện Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên)
Câu 6: Bạn cho biết tên hệ thống núi lớn nhất thế giới:
Andres
Alps
Trường Sơn
Himalaya.
Đáp án: D
- Hệ thống núi himalaya là dãy núi cao nhất hành tinh và là nơi của 14 đỉnh núi cao nhất thế giới: các đỉnh cao trên 8000m, bao gồm cả đỉnh Everest.
Câu 7: Nước ở đâu rộng nhất thể giới:
Mỹ
Nga
Trung Quốc
Phương án khác.
Đáp án: D
Nước biển rộng nhất thế giới chiếm hơn ¾ diện tích bề mặt Trái Đất.
Câu 8: Cho một hỗn hợp gồm 3 chất có khối lượng lần lượt: mB = 2mA, mC = 3mA. Tính phần trăm khối lượng chất B có trong hỗn hợp:
25%
40%
33,3%
15,7%
Đáp án: C
- ta có tổng khối lượng chất trong hỗn hợp:mA + mB + mC = 6mA, phần trăm khối lượng chất B trong hỗn hợp= (mB/ m hỗn hợp)*100= (2mA/ 6mA)*100= 33,3%.
Câu 9: Mối quan hệ giữa giun dẹp sống trong mang sam là mối quan hệ gì:
Quan hệ hợp tác
Quan hệ đối địch
Quan hệ cộng sinh
Quan hệ hội sinh.
Đáp án: D- vì quan hệ hội sinh là quan hệ một bên có lợi còn bên kia không có ảnh hưởng gì. Giun dẹp sống trong mang sam, ăn thức ăn thừa của sam và sam không có ảnh hưởng gì.
II, Các câu hỏi trắc nghiệm vật lý.
Câu 1: Cho hai con lắc có chiều dài hơn kém nhau 22cm, đặt cùng một nơi, trong 1s con lắc 1 thực hiện được 30dđ, con lắc 2 thực hiện được 36dđ, chiều dài con lắc 2 bằng bao nhiêu?
L1 = L2
L1= L2 – 22cm
L1 = L2 + 22cm
Phương án khác.
-Đáp án: C
- ta có T1/T2 =(L1/L2)=f2/f1=36/30, suy ra L1> L2, L1= L2+22.
Câu 2: Vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào:
Năng lượng sóng
Tần số dao động
Môi trường truyền sóng.
Bước sóng.
Đáp án: C.
Câu 3: Một chất điểm dao động điều hòa với A= 8cm, trong 1 phút chất điểm thực hiện 40 lần dao động. Vận tốc cực đại là:
50 cm/s
15 cm/s
33,49 cm/s
Đáp án khác.
Đáp án: C- f = 40/60, Vmax = w.A =2∏.f.A= 33,49 cm/s.
Câu 4: Con lắc đơn có ℓ= 50cm, khối lượng m=25g, từ vị trí cân bằng kéo vật đến vị trí dây treo nằm ngang rồi thả ra cho dao động. Lấy g= 10m/s2. Xác định vận tốc vật khi qua vị trí cân bằng:
±10m/s
±3,16m/s
±0,5m/s
±0,25m/s
Đáp án: B
E= mgℓ (1- cos) => mgℓ= mv2/2=> v=±3,16 m/s
Câu 5: Hai con lắc đơn có cùng khối lượng, chiều dài lần lượt là: 81cm, 64cm. Dao động với biên độ góc nhỏ tại cùng một nơi cùng một năng lượng dao động. Biên độ góc của con lắc 1 1= 5 độ, xác định biên độ góc của con lắc 2:
10 độ
5,25 độ
5 độ
7 độ
Đáp án: C
từ công thức: m1g1ℓ1.(1- cos1) = m2g2ℓ2(1-cos2).
Vậy α2 = 50
Câu 6: Véc tơ an= 0, véc tơ at biến thiên , chuyển động thẳng……
Véc tơ an= 0, véc tơ at không đổi, chuyển động thẳng………
Điền tiếp vào cho câu đúng:
Biến đổi, đều
Biến đổi đều, đều
Đều, biến đổi đều
Biến đổi, biến đổi đều.
Đáp án: D
Câu 7: Đại lượng nào đặc trưng cho mức quán tính của vật?
A. Khối lượng
B Vận tốc
C. Gia tốc
D. Khối lượng và vận tốc
- Đáp án: A
Câu 8: So sánh độ lớn của lực ma sát lăn trượt?
A. Fmsn > Fmsl > Fmst
B. Fmst > Fmsn > Fmsl
C. Fmsn > Fmst > Fmsl
D. Fmst > Fmsl > Fmsn
- Đáp án: C
Câu 9: Khi xe đạp chuyển động thì van bánh trước của xe đạp có quỹ đạo như thế nào?
A. Một đường cong lúc lên cao, lúc xuống thấp.
B. Quỹ đạo là một đường tròn.
C. Quỹ đạo là một đường thẳng.
D. Chưa xác định được
- Đáp án: D
- Giải thích: Hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau. Hay quỹ đạo có tính tương đối. Do đó phải xem người quan sát đang đứng trong hệ quy chiếu nào. Nếu người quan sát đứng bên đường thì sẽ thấy đầu van chuyển động theo một đường cong lúc lên cao, lúc xuống thấp. Còn đối với người ngồi trên xe đạp sẽ thấy đầu van chuyển động tròn đều quanh trục của bánh xe.
Câu 10: Khi một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng thì cố thế năng của những lực nào?
A. Thế năng của trọng lực, phản lực, lực ma sát.
B. Thế năng của trọng lực,phản lực.
C. Thế năng của trọng lực.
D. Thế năng của phản lực
-Đáp án: C
-Thế năng là năng lượng của 1 hệ có được do tương tác giữa các phần tử của hệ thông qua lực thế. Khái niệm thế năng luôn gắn với lực thế, vì chỉ có lực thế tác dụng lên vật mới tạo cho vật có thế năng. Mà lực ma sát không phải lực thế vì công của nó không phụ thuộc vào hình dạng đường đi.Còn trọng lực là lực thế do công của nó không phụ thuộc vào hình dạng đường đi.
Câu 11: Treo 1 vật nặng vào 1 sợi dây có thể chịu được 1 trọng lượng lớn hơn trọng lưọng của vật đó một chút. Rồi ta buộc thêm một đoạn dây cũng loại ấy vào phía dưới vật. Hỏi nếu ta giật mạnh thì dây nào sẽ bị đứt?
A. Dây trên sẽ bị đứt.
B. Dây dưới sẽ bị đứt.
C. Cả 2 dây bị đứt.
-Đáp án: B
-Vì khi tác dụng vào một vật dang ở trạng thái đứng yên thì vật sẽ chuyển động tức là thay đổi vận tốc. Tuy nhiên không phải vận tốc thay đôi tức khắc được. Vì vật nặng có quán tính, nên phải sau một thời gian nhất định vận tốc mới thay đổi một lượng đáng kể. Do đó khi ta cầm dây dưới giật mạnh, thời gian tác động của lực nhanh, sức căng dây lớn, vật nặng chưa kịp chuyển động dây dưới đã đứt rồi.
-(Trang 100- sách hỏi đáp về những hiện tượng vật lý- tập 1 cơ học - tác giả: Nguyễn Đức Minh và Ngô Văn Khoát - NXB khoa học và kỹ thuật - xuất bản 1970).
Câu 12: Trong ổ bi có lực ma sát gì?
A. Lực ma sát lăn.
B. Lực ma sát trượt.
C. Lực ma sát nghỉ.
D. Cả 3 lực: ma sát nghỉ, ma sát lăn, ma sát trượt.
- Đáp án: D
-Nhờ có ổ bi ma sat trượt được thay bằng ma sát lăn, ổ trục quay được nhẹ nhàng. Ổ trục quay các viên bi quay ngược chiều nhau vẫn cọ sát vào nhau, do đó giữa các viên bi vẫn có ma sát trượt cản trở sự quay của chúng. Tuy nhiên lực ép của các viên bi lên nhau rất nhỏ, nên lực ma sát này nhỏ, không ảnh hưởng đến sự quay của trục. Chỉ khi ổ bi thừa bi các viên bi chèn nhau chúng ép vào nhau với lực lớn, lực ma sát trượt giữa chúng lớn cản trở sự quay của chúng, do đó ổ trục quay nặng hơn. Mặt khác khi đó bi sẽ chóng vỡ, vì thế ta không được lắp thừa bi. Khi lắp bi vào trong ổ bi bao giờ giữa chúng ta cũng để có khe hở để tra mỡ vào, mỡ có tác dụng làm giảm ma sát trượt giữa các viên bi với nhau.
-(Trang 100- sách hỏi đáp về những hiện tượng vật lý- tập 1 cơ học - tác giả: Nguyễn Đức Minh và Ngô Văn Khoát - NXB khoa học và kỹ thuật - xuất bản 1970).
Phần II TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I, Đi cầu bỏ bóng
1. Mục đích.
-Giúp học sinh hiểu rõ hơn về quy tắc hợp lực song song. Cân bằng của một vật có trục quay cố định, mômen lực.
-Rèn luyện cho học sinh khả năng khéo léo, tinh thần đồng đội, làm việc theo nhóm.
2. Thiết kế.
a)Dụng cụ.
-Một thanh gỗ dài 3m, rông 8cm, cao 3cm.
-Một trụ đỡ hình lập phương có cạnh 30cm.
-Đĩa phẳng làm bằng bìa cứng có tay cầm, đường kính từ 12-15cm, tay cầm 10cm.
-Bóng bàn.
-Hai cái chuông.
-Giỏ bằng nhựa.
-Hai hình lăng trụ đứng làm bằng bìa cứng để làm chướng ngại vật.
b)Bố trí các dụng cụ.
-Gắn trụ đỡ vào chính giữa( trùng với trọng tâm) của thanh gỗ.
-Đặt 2 hình lăng trụ trên thanh gỗ sao cho 1 hình cách mỗi đầu 0.5cm, để làm chướng ngại vật.
Để ngay dưới 2 đầu của thanh gỗ 1 cái chuông.
3. Cách chơi.
-Hình thức: chơi theo đội, mỗi đội gồm 5-7 người.
- Thời gian chơi : 10 phút
-Cách chơi: có 1 thành viên của đội để giữ cho cầu luôn cân bằng. Thành viên thứ 2 sẽ di chuyển qua cấu bằng cách 2 tay cầm 2 đĩa, mỗi đĩa đặt 1 quả bóng bàn, di chuyển từ đầu cầu bên này sang đầu cầu bên kia để bóng vào giỏ. Đội thắng cuộc sẽ là đội đưa dược nhiều bóng vào giỏ nhiều hơn.
-Chú ý:
+Nếu chuông ở 1 trong 2 vi trí reo lên, 1 trong 2 chướng ngại vật bị đổ, 2 quả bóng bị rơi hết hoặc người chơi chạm chân xuống sàn thì người chơi phải quay trở về vạch xuất phát thì các thành viên khác trong đội mới được đi tiếp.
+Khi người chơi đi hêt cầu và bỏ bóng vào giỏ thi các thành viên khác trong đội mới được đi tiếp.
II. Chơi ki bằng con lắc.
1. Mục đích
-Giúp học sinh hiểu hơn về con lắc đơn.
-Va chạm.
-Rèn luyện khả năng khéo léo.
2. Thiết kế
a) Dụng cụ:
- 1 quả bóng cỡ như bóng tennis, dây, 1 tấm ván phẳng hoặc 1 bề mặt phẳng, bút chì và trục chỉ hoặc lon không.
-Cột bằng gỗ cao chừng 1.5m, có thanh ngang, chân đỡ.
b)Bố trí các dụng cụ
-Gắn chặt dây vào bóng.
-Treo quả bóng lên xà ngang để cho quả bóng cách mặt đất chừng 15cm.
-Cắm đứng cây bút chì vào giữa trục chỉ để làm con ki.
-Xếp so le các con ki thành 2 hàng ( hàng trên 8 con ki,hàng dưới 7 con ki) trên mặt đất phẳng ( hoặc tấm ván phẳng).
3. Cách chơi
-Hình thức: chơi theo đội, mỗi đội từ 5-7 người.
-Điều kiện chơi: phải có không gian rộng.
-Thời gian chơi: 5 phút.
-Đung đưa con lắc làm sao cho nó không đánh con ki ở luợt đưa ra nhưng đánh con ki ở lượt về.
-Mỗi thành viên trong đội được thực hiên 1 lần sau đó đến thành viên khác chơi.
-Các con ki được đánh số điểm.
-Đội thắng cuộc là đội ghi được nhiều điểm nhất.
PHẦN III : KẾT LUẬN CHUNG
1. Tổ chức trò chơi ngoại khoá vật lý có vai trò rất lớn đối với học sinh. Vì vậy song song với việc xây dựng kiến thức văn hoá và khoa học cho các em, giáo viên PT cần biết cách tổ chức cho các em vui chơi một cách li thú bổ ích và phù hợp để qua đó các em có thể giảm bớt được sự căng thẳng sau những giờ học trên lớp, có thể thoải mái vui đùa, tự do sáng tạo đồng thời có thể phát triển và hoàn thiện nhân cách của các em.
2. Với những điều kiên và hạn chế của chúng em nên việc tìm hiểu về các nội dung liên quan đến ngoại khoá vật lý chưa thật sự sâu sắc, nếu có điều kiện chung em hy vọng rằng vấn đề này sẽ được nghiên cứu một cách toàn diên hơn, kĩ lưỡng hơn dể có thể dáp ứng nhu cầu vui chơi của học sinh THPT trong các buổi ngoại khoá vật lý, góp phần làm cho buổi ngoại khoá vật lý có ý nghĩa hơn trong dạy học và là một sân chơi bổ ích cho các em.
File đính kèm:
- ngoai khoa vat ly.doc