Tiểu luận Tìm hiểu phương pháp giảng dạy các bài vẽ tranh cho học sinh lớp 7

Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao. Do vậy, việc đào tạo con người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp ngày càng quan trọng. Bởi vì có con người mới phát hiện ra vẽ đẹp của thiên nhiên và cảm thụ vẽ đẹp của nó, chỉ có con người mới tìm ra và biết vận vụng làm phong phú thêm ngôn ngữ mĩ thuật cho cuộc sống hằng ngày càng tươi đẹp hơn. Trong những năm học qua môn Mĩ Thuật là một yếu tố cơ bản của giáo dục thẩm mĩ và nó đã trở thành một môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, dó chính là yếu tố để đạt được mục tiêu giáo duc đầy đủ năm mặt : Đức – Trí – Thể - Mĩ – Lao Động cho học sinh. Như vậy việc dạy mĩ thuật ở trường phổ thông không nhằm mục đích đào tạo các em trở thành họa sĩ mà mục tiêu chính của môn mĩ thuật là giúp các em làm quen với cái đẹp, hiểu về cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. trong cuộc sống hằng ngày mọi việc ăn mặt ở, đi lại đều cần đến cái đẹp, cái đẹp được thể hiện da dạng và muôn màu, muôn vẽ có thể xem nó là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống vì nó gắn liền với con người từ khi mới sing cho đến lúc mất đi có thể khẳng định rằng cái đẹp do mĩ thuật tạo ra đã góp phần đáng kể vào việc phát triển nền kinh tế quốc dân. Nhiệm vụ của người giáo viên mĩ thuật là làm thế nào để học sinh được tiếp xúc, tìm hiểu, làm quen và sáng tạo ra cái đẹp theo sự nhận biết của cá nhân, giúp các em nâng cao tính sáng tạo, óc thẩm mĩ và sự hiểu biết về mọi mặt. Hện nay môn thuật ở bậc trung học cơ sở nói chung và học sinh khối lớp 7 nói iêng nằm giúp các em biết quan sát, nhận xét đối tượng, cách sắp xếp bố cục, hình mảng sao cho cân đói thuận mắt,hợp lý trong tờ giấy. Ở môn vẽ tranh các em biết vận dụng mọi hiểu biết để áp dụng cho tranh vẽ thông qua cách sắp xếp bố cục, hình ảnh, màu sắc

doc32 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 3269 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu phương pháp giảng dạy các bài vẽ tranh cho học sinh lớp 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành bài tiểu luận , cảm ơn bạn bè dồng nghiệp đã cùng tôi trao đổi về chuyên môn . Cảm ơn cô NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG đã hướng dẫn rất nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành bài tiểu luận này . Xin chân thành cảm ơn . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng tiểu luận về tìm hiểu phương pháp giáo dục các bài vẽ tranh cho học sinh lớp 7 là do tôi viết và chưa công bố . Tiểu luận này hoàn toàn là do tôi nghiên cứu và viết . Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. CÁC CHỮ VIẾT TẮT HS: Học sinh. MT: Mĩ thuật. GV: Giáo viên. THCS: Trung học cơ sở. MỤC LỤC › A/ PHẦN MỞ ĐẦU: I/ Lý do chọn đề tài.6 II/ Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:........... ...7 Mục đích nghiên cứu.7 Nhiệm vụ nghiên cứu:...7 III/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:7 Đối tượng nghiên cứu7 Phạm vi nghiên cứu...7 IV/ Phương pháp nghiên cứu...8 1/ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết8 2/ Phương pháp quan sát.8 3/ Phương pháp thực nghiệm...8 4/ Phương pháp chuyên gia.............8 B/ PHẦN NỘI DUNG:..9 Chương 1: Mục tiêu và cấu trúc phân môn vẽ tranh lớp 7.9. 1.1/ Mục tiêu phân môn vẽ tranh lớp 7:..9 1.2/ Cấu trúc chương trình các bài vữ tranh lớp 7:.9 Chương 2: Thực trạng của việc dạy và học phân môn vẽ tranh:..9 2.1/ Thực trạng của học sinh khi học phân môn vẽ tranh...9 2.2/ Thực trạng của giáo viên khi dạy các bài vẽ tranh..10 Chương 3: Đặc điểm tâm sinh lý khi học phân môn vẽ tranh của học sinh lớp 7...11. Chương 4: Nguyên tắc dạy – học các bài vẽ tranh..11 4.1/Đảm bảo thống nhất giữa khoa học và giáo dục trong dạy học .........................................................................................................................11 4.2/Đảm bảo sự thống nhất giữa lí thuyết và thực hành 12 4.3/Đảm bảo thống nhất vai trò chủ đạo của giáo viên và chủ động của học sinh 12 4.4/Đảm bảo tính trực quan và khái quát trong dạy học giữa cái cụ thể vàtrừu tượng ..12 4.5/Đảm bảo giữa học tập tạp thể và học tập cá nhân.12 4.6/Đảm bảo tính vừa sức ,đặc điểm lứa tuổi , đặc điểm cá biệt.12 4.7/Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo học tập của học sinh....13 Chương 5: Các hình thức dạy học 13 5.1/Sử dụng phương tiện dạy học thích hợp 13 5.2/Vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với phân môn vẽ tranh .....................................13 Chương 6:Một số phương pháp đặc trưng của bộ môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng 14 6.1./Nhóm phương pháp thông tin tiếp nhận 14. 6.1.1/Phương pháp thuyết trình 14 6.1.2/Phương pháp vấn đáp...14 6,1.3/Phương pháp thảo luận.15 6.1.4/Phương pháp sử dụng sách giáo khoa...15 6.1.5/Phương pháp nêu vấn đề...15 6.2/Nhóm phương pháp trực quan15 6.2.1/Phương pháp quan sát...16 6.2.2/Phương pháp minh họa.16 6.2.3/Phương pháp thực hành ôn luyện .16 6.2.4/Phương pháp kiểm tra , đánh giá kết quả học tập.16 Chương 7:Phát triển kĩ năng vẽ tranh cho học sinh ..17 Chương 8 :Phương pháp thiết kế bài dạy chung cho môn mĩ thuật21 8.1/Giáo án...21 8.2/Các công việc chuẩn bị của giáo viên21 8.3/Một số vấn đề cần chú ý khi thiết kế bài dạy.21 8.4/Cấu trúc thiết kế bài dạy22 Chương 9:Giải pháp khắc phục nhược điểm của học sinh .22. 9,1/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học23 9.2/Khai thác nội dung đề tài ..24 9.3/Chọn hình tượng 25 9.4/Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh 25 9.5/Hướng dẫn học sinh cách sắp xếp bố cục..25 9.5.1/Hình mảng 25 9.5.2/Hình tượng26 9.5.3/Sắp xếp các đường nét ,hình mảng ,hinh tượng26 9.5.4/Đường tầm mắt trong tranh...26 9.6/ Hướng dẫn học sinh vẽ màu 26. 9.7/Hướng dẫn học sinh làm bài tập26. 9.8/Đánh giá kết quả học tập27 9.9/Kết quả .....28 9.10/Bài học kinh nghiệm29 C. KẾT LUẬN :.30 TIỂU LUẬN  TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC BÀI VẼ TRANH CHO HỌC SINH LỚP 7 A / PHẦN MỞ ĐẦU I/ Lý do chọn dề tài: Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao. Do vậy, việc đào tạo con người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp ngày càng quan trọng. Bởi vì có con người mới phát hiện ra vẽ đẹp của thiên nhiên và cảm thụ vẽ đẹp của nó, chỉ có con người mới tìm ra và biết vận vụng làm phong phú thêm ngôn ngữ mĩ thuật cho cuộc sống hằng ngày càng tươi đẹp hơn. Trong những năm học qua môn Mĩ Thuật là một yếu tố cơ bản của giáo dục thẩm mĩ và nó đã trở thành một môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, dó chính là yếu tố để đạt được mục tiêu giáo duc đầy đủ năm mặt : Đức – Trí – Thể - Mĩ – Lao Động cho học sinh. Như vậy việc dạy mĩ thuật ở trường phổ thông không nhằm mục đích đào tạo các em trở thành họa sĩ mà mục tiêu chính của môn mĩ thuật là giúp các em làm quen với cái đẹp, hiểu về cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. trong cuộc sống hằng ngày mọi việc ăn mặt ở, đi lạiđều cần đến cái đẹp, cái đẹp được thể hiện da dạng và muôn màu, muôn vẽcó thể xem nó là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống vì nó gắn liền với con người từ khi mới sing cho đến lúc mất đicó thể khẳng định rằng cái đẹp do mĩ thuật tạo ra đã góp phần đáng kể vào việc phát triển nền kinh tế quốc dân. Nhiệm vụ của người giáo viên mĩ thuật là làm thế nào để học sinh được tiếp xúc, tìm hiểu, làm quen và sáng tạo ra cái đẹp theo sự nhận biết của cá nhân, giúp các em nâng cao tính sáng tạo, óc thẩm mĩ và sự hiểu biết về mọi mặt. Hện nay môn thuật ở bậc trung học cơ sở nói chung và học sinh khối lớp 7 nói iêng nằm giúp các em biết quan sát, nhận xét đối tượng, cách sắp xếp bố cục, hình mảng sao cho cân đói thuận mắt,hợp lý trong tờ giấy. Ở môn vẽ tranh các em biết vận dụng mọi hiểu biết để áp dụng cho tranh vẽ thông qua cách sắp xếp bố cục, hình ảnh, màu sắcnhưng thực tế qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy việc tiếp thu kiến thức môn mĩ thuật nói chung và áp dụng cho phân môn vẽ tranh nói riêng còn nhiều bất cập. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do ảnh hưởng nhiều mặt: là do quan niệm về môn chính-môn phụ ngoài ra còn do yếu tố tâm lý sợ vẽ sấu, vẽ sai, một phần ở quan niệm đây là môn học phải có hoa taynhững tác động đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy – học ở phân môn vẽ tranh. Từ những nhận thức đó dẫn đến tình trạng các em lam bài qua loa, làm cho xong, làm cho có điểm mà không nhận thức rằng mỏi bài học là một tác phẩm do chính bản thân các em tạo ra bằng khả năng của mình. Trong các phân môn của môn mĩ thuật ở bậc trung học cơ sở thì phân môn vẽ tranh theo đề tài là một phân môn đòi hỏi các em phải kết hợp, đầu tư rất nhiều, phải biết vận dụng kiến thức ở các phân môn khác, đòi hỏi các em phải quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng,sáng tạothì sản phẩm làm ra mới phong phú, đa dạngvậy làm thế nào để các em hiểu về cái đẹp, cảm thụ được cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. Làm thế nào để phân môn vẽ tranh đến và vào các em? Làm thế nào để môn mĩ thuật khẳng định được vị trí quan trọng không thể thiếu đối với cấp học trung học cơ sở? Đây là những câu hỏi mà tôi luôn trăn trở và vì thế tôi chọn để nghiên cứu:”Tìm hiểu nhừng phương pháp giảng dạy các bài vè tranh ở học sinh lớp 7”, để làm đề tài cho tiểu luận của mình. II/ Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: 1/ Mục đích nghiên cứu: Giúp học sinh khắc phục những nhược điểm hay mắc phải khi thể hiện các bài vẽ tranh ở học sinh lớp 7. Nhằm giúp các em mạnh dạn thể hiện ý tưởng thông qua hiểu biết, ghi nhớ, tưởng tượng, vận dụng hiểu biết cá nhân, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Qua đó các em biết vận dụng vào thực tiển của cuộc sống và học tập của học sinh sau này. 2/ Nhiệm vụ nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu đề tài nêu trên nó sẻ giúp các em học sinh cải thiện tốt hơn tình trạng học tập ở phân môn vẽ tranh, tìm ra những hướng giải quyết phù hợp. III/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 1/ Đối tượng nghiên cứu: Thông qua đề tài tôi chỉ nghiên cứu cách để khắc phục nhược điểm trong phân môn vẽ tranh của học sinh lớp 7. 2/ Phạm vi nghiên cứu Tôi chỉ nghiên cứu phân môn vẽ tranh đề tài ở lớp 7 của bậc học trung học cơ sở. 3/ Giới hạn nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu cho phân môn vẽ tranh lớp 7. Đề tài chỉ nghiên cứu cho phân môn vẽ tranh đề tài lớp 7. IV/ Các phương pháp nghiên cứu: Thông qua đề tài tôi sẽ nghiên cứu một số phương pháp cụ thể như sau : 1/ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. 2/ Phương pháp quan sát. 3/ Phương pháp thực nghiệm. 4/ Phương pháp chuyên gia. B/ PHẦN NỘI DUNG Chương 1: “ Mục tiêu và cấu trúc phân môn vẽ tranh lớp 7” 1.I/ Mục tiêu của phân môn vẽ tranh lớp 7: - Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh , tạo điều kiện cho các em tiếp xúc , làm quen và thưởng thức vẽ đẹp của thiên nhiên , của các tác phẩm mĩ thuật ; biết cảm nhận và tập tạo ra cái đẹp , qua đó vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống sinh hoạt và học tập hàng ngày . - Cung cấp cho học sinh một lượng kiến thức cơ bản nhất định để các em hiểu được cái đẹp thông qua :đường nét , hình mảng , đậm nhạt , màu sắc , bố cục , . - Phát triển khả năng quan sát , nhận xét , tư duy , tưởng tượng , óc sáng tạo cho học sinh. - Phát triển các kĩ năng cơ bản : kĩ năng quan sát , kĩ năng cảm thụ thẩm mĩ , kĩ năng tư duy, kĩ năng thực hành , kĩ năng đánh giá , kĩ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống . -Phát hiện HS năng khiếu mĩ thuật , góp phàn bồi dưởng các em phát triển năng khiếu của mình . 1.2/ Cấu trúc chương trình các bài vẽ tranh lớp 7: Vẽ tranh có những nội dung sau: Tranh phong cảnh. Tranh về cuộc sống xung quanh em. Đề tài tự chọn. Giử gìn vệ sinh môi trường. Trò chơi dân gian. Cảnh đẹp đất nước. An toàn giao thông. Hoạt động những ngày hè. Chương 2 Thực trạng của việc dạy và học phân môn vẽ tranh 2.1/ Thực trạng khi học phân môn vẽ tranh của học sinh. Vẽ tranh nhằm phát huy trí tưởng tượng sáng tạo , làm giàu cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh trên cơ sở cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cơ bản về vẽ tranh . Từ đó HS có khả năng cảm thụ được vẽ đẹp của thiên nhiên , của cuộc sống xung quanh và các tác phẩm mĩ thuật thông qua ngôn ngữ của hội hoạ là bố cục, đường nét , màu sắc , hình khối , đậm nhạt , ánh sáng . Qua đó học sinh có được khả năng thể hiện nhận thức của mình về thế giới xung quanh . Vẽ tranh còn giúp cho học sinh phát triển trí nhớ , hình thành kĩ năng quan sát , biết lựa chọn những hình tượng tiêu biểu điển hình để thể hiện được nội dung đề tài . Trong chương trình mĩ thuật ở THCS , vẽ tranh có vị trí vô cùng quan trọng HS phải vận dụng kiến thức của các phân môn khác cho phân môn vẽ tranh như : lựa chọn nội dung , hình tượng nhân vật , sắp xếp nhân vật , sắp xếp bố cục , vẽ hình , vẽ màu , thể hiện không gian , thời gian , ánh sáng Vẽ tranh HS được tự do sáng tạo theo tâm tư , tình cảm của mình trên cơ sở những biểu tượng về thế giới xung quanh đã được ghi nhận và hình thành trong trong thực tế cảm nhận của cá nhân . ngay từ bậc học mầm non HS đã dược tiếp xúc và làm quen với ngôn ngữ của hội hoạ , ở tiểu học các em cũng đã biết thể hiện tâm tư , tình cảm của mình thông qua các bức tranh vẽ . Riêng ở bậc THCS những bài đầu của lớp 6 HS dần phát triển những kĩ năng đã có ở tiểu học , sang lớp 7 những kĩ năng này dần được củng cố và phát triển hơn. Nhưng trên thực tế giảng dạy và qua thăm dò cho thấy thực trạng việc học mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh của các em HS ở lớp 7 còn rất nhiều điều bất cập như : +Về bố cục : mảng chính phụ chưa rỏ ràng , đa số các em khi thực hành là vẽ ngay , hình vẽ sắp sếp tuỳ ý , hình tượng chính các em thường vẽ ngay và vẽ bất kì trên tờ giấy . +Hình ảnh : các em hay vẽ theo lối tượng trưng , ước lệ , tẩy xoá nhiều , sợ vẽ người , sợ vẽ xấu , sợ vẽ sai. +Màu sắc : ít màu , sử dụng màu theo cảm tính , chừa trắng , vẽ nhạt + Tâm lí học tập đối phó với việc thi cử của HS . +Việc đánh giá kết quả học tập chưa thực sự khuyến khích HS phát huy tính tích cực , chủ dộng , sáng tạo. +Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Qua điều tra thực tế cho thấy : Lớp 7A1(32 hs) Giỏi 1 3,1% Khá 9 28,1% Trung Bình 17 53,1% Yếu 5 15,6% Lớp 7A2 (31hs) Giỏi 2 6,4% Khá 10 32,2% Trung Bình 14 45,1% Yếu 5 16,2% 2.2/ Thực trạng của giáo viên khi dạy các bài vẽ tranh lớp 7. +Chủ quan: -Thói quen với các phương pháp dạy học thụ động . - Phương pháp thuyết trình vẫn là pp được GV sử dụng quá nhiều . - Gán nội dung dạy học với các tình huống thực tiễn chưa được chú trọng . -Đồ dùng dạy học chưa đa dạng , phong phú . -Quan điểm về môn chính , môn phụ . +Khách quan : -Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học còn hạn chế . - Chính sách cơ chế quản lí giáo dục không khuyến khích giáo viên. Chương 3: Đặc điểm tâm sinh lý khi học phân môn vẽ tranh của học sinh lớp 7. +Học sinh vẽ theo cảm xúc , môi trường thẩm mĩ , + Các em vẽ theo cái mà các em nghĩ chứ không theo cái các em nhìn thấy . +Cấ em vẽ theo cái mà mình thích mà không tuân thủ theo các nguyên tắc giải phẫu thẩm mĩ ,bố cục , luật xa gần , màu sắc , ánh sáng +Khi vẽ màu các em thích vẽ màu nguyên chất , rực rỡ , không pha trộn , và vẽ theo ý thích chứ không tuân thủ theo màu trong thực tế . Đối với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở đây là thời kì năng khiếu học sinh phát triển , các em có thể vẽ gần đúng và giống hơn theo khả năng , các em có ý thức hơn về bố cục. thể hiện ý tưởng dần tốt hơn , các em sử dụng nhiều màu hơn ,hình ảnh khái quát hóa, điển hình hóa hơn , các em thể hiện lại thế giới xung quanh bằng sự cảm nhận của cá nhân . Chương 4: Nguyên tắc dạy – học các bài vẽ tranh. Nguyên tắc dạy và học là hệ thống những luận điểm của lí luận dạy và học , có vai trò chỉ dẫn việc xác định các mục tiêu , nội dung , phương pháp , phương tiện và hình thức tổ chức dạy học . Chĩ dẫn quá trình dạy học của GV và HS nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả trong dạy và học. Khi áp dụng các nguyên tắc dạy cho từng phân môn nói chung và cho phân môn vẽ tranh nói riêng, nó tùy thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn của giáo viên để thông qua đó học sinh có thể nắm và vận dụng một cách tốt nhất. 4.1/ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học: 4.1.1./ Tính khoa học: Phải đảm bảo tính chính xác, tính chính xác ở đây được thể hiện cụ thể như sau: Nội dung: chương trình học phù hợp và có sự nâng cao ở từng câp học.. Sự lựa chọn phương pháp dạy học phải đúng với mục tiêu bài dạy, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trình độ học sinh Kỷ thuật dạy học của giáo viên phải thu hút được học sinh về lời nói, tác phong, cách đặc câu hỏi, cách dẫn dắt học sinh Cách soạn giáo án phải cụ thể, rỏ ràng, đầy đũ nội dung, đảm bảo thời gian cho tiết học 4.1.2/ Tính giáo dục: Tất cả các nội dung của bài học, giáo viên có thể giáo dục cho học sinh. Qua tiết dạy giáo viên giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. 4.2/ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành, học đi đôi với hành: Khi dạy lý thuyết xong giáo viên phải để cho học có một khoảng thời gian thực hành để các em có cơ hội phát huy những kĩ năng , kĩ xảo, việc thực hành sẽ giúp các em củng cố thêm kiến thức đồng thời khắc sâu hơn những điều đã được học. 4.3/ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của giáo viên và vai trò chủ động của học sinh: Giáo viên là người điều khiển mọi tình huống và tất cả các hoạt động của học sinh.( yêu cầu học sinh chia nhóm, đưa ra câu hỏi để học sinh thảo luận, yêu cầu học sinh trinh bày, yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá) Học sinh tích cực hoat động , phải hoạt động nhiều trên lớp, được làm việc, được đánh giá và giải quyết tất cả các hoạt động mà giáo viên đưa ra.( cùng nhau thảo luận, được trình bày trước đám đông, tự do nhận xét, đánh giá bài vẽ của bạn) 4.4/ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan và tính khái quát trong dạy học: -Dạy bằng lời -Dạy bằng hình ảnh -Dạy bằng hành động Khi áp dụng nguyên tắc này bắt buộc giáo viên phải sử dụng đồ dùng trực quan, 4.5/ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa học tập tập thể và học tập cá nhân: Đối với học tập tập thể thì giáo viên hướng dẫn lý thuyết chung cho cả lớp, tiếp thu kiến thức chung. Đối với học tập cá nhân thì giáo viên dạy riêng cho từng cá nhân khi học sinh thực hành, gợi mở nâng cao trình độ cho học sinh khá giỏi. Tùy từng đối tượng khác nhau mà giáo viên có cách gợi ý khác nhau. 4.6/ Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới những đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt. Kiến thức phải phù hợp với lứ tuổi, trình độ học sinh của lớp. Mổi lứa tuổi có cách vẽ khác nhau và phải lựa chọn nội dung cho phù hợp với các em. Không áp đặt, không bắt buộc đối với học sinh. 4.7/ Nguyên tắc phát huy tính tích cực độc lập sáng tạo học tập của học sinh: Giáo viên là người tổ chức các hoạt động cho học sinh. Học sinh là người tự tiếp nhận, nhận thức và chủ động kiến thức. Mổi nguyên tắc nó sẻ nhấn mạnh một khía cạnh, một tiết dạy, giáo viên phải biết vận dụng một cách linh hoạt các nguyên tắc thật khéo léo để tiết dạy đạt hiệu quả tốt hơn. Chương 5 Các hình thức dạy học: 5.1/ Sử dụng phương tiện dạy học thích hợp. Phương tiện dạy học là cái cốt lỗi mà giáo viên dùng để giảng dạy khi lên lớp. Đó chính là đồ dùng dạy học. Đồ dùng dạy học mà tôi sử dung khi dạy các bài vẽ theo mẫu là: Phương tiện truyền thông: Vật thật để làm mẫu. Hình vẽ để minh họa cho các bước. Tranh ảnh có liên quan. Phương tiện tài liệu in ấn: Giáo án, giáo trình, tài liệu tham khảo, sách giáo viên, sách giáo khoa. Tùy từng điều kiện cơ sở vật chất, thói quen, trường lớp để áp dụng phương tiện dạy học cho phù hợp. Giáo viên có thể tự làm hoặc sưu tầm. 5.2/ Vận dụng các phương pháp dạy phù hợp với phân môn vẽ tranh. Phương pháp dạy học là cách thức , con đường chuyển tải nội dung kiến thức của GVđể HS có thể nắm vững , chiếm lĩnh , phát hiện và hình thành những kĩ năng để đạt được mục tiêu bài học . Muốn đạt được mục tiêu trong việc dạy và học môn MT , cần phải có những phương pháp daỵ học phù hợp với đặc điểm môn học . Các phương pháp đặc thù để hình thành và phát triển kĩ năng chính cho HS trong phân môn vẽ tranh là: -Phương pháp trực quan . -Phương pháp quan sát . -Phương pháp dạy học nêu vấn đề. -Phương pháp vấn đáp . -Phương pháp luyện tập thực hành . -Phương pháp đánh giá. Chương 6 Một số phương pháp đặc trưng của bộ môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng. Khi noùi ñeán phöông phaùp daïy hoïc thì khoâng coù phöông phaùp naøo goïi laø toaøn naêng, phuø hôïp vôùi muïc tieâu vaø noäi dung daïy hoïc, moãi phöông phaùp vaø hình thöùc daïy hoïc ñeàu coù öu ñieåm, nhöôïc ñieåm vaø giôùi haïn söû duïng rieâng. Do vaäy vieäc phoái hôïp ña daïng caùc phöông phaùp vaø hình thöùc trong toaøn boä quaù trình daïy hoïc laø phöông höôùng quan troïng ñeå phaùt huy tính tích cöïc ñoäc laäp vaø naâng cao chaát löôïng daïy hoïc. Daïy hoïc toaøn lôùp, daïy hoïc nhoùm, nhoùm ñoâi vaø daïy hoïc caù theå caàn keát hôïp chaët cheõ vôùi nhau, moãi hình thöùc coù moät chöùc naêng rieâng. Tình traïng ñoäc toân cuûa daïy hoïc toaøn lôùp laø söï laïm duïng phöông phaùp thuyeát trình caàn ñöôïc khaéc phuïc thoâng qua laøm vieäc nhoùm. 6.1/ Nhóm phương pháp thông tin tiếp nhận: 6.1.1/ Phương pháp thuyết trình: Đây là nhóm phương pháp dùng lời nói để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Cách thuyết trình phải chặt chẽ, logic, lời nói của giáo viên phải chính xác. Ưu điểm: + Trình bày thông tin cho học sinh trong một khoảng thời gian ngắn, giáo viên chủ động. Nhược điểm: + Đơn điệu buồn tẻ và dễ gây mất trật tự. + Học sinh tiếp thu bài một cách thụ động.it hưng thú , + Học sinh tiếp thu bài một cách thụ động , không trính bày được ý kiến cá nhân , không được thực hành các kĩ năng , kĩ xảo . . 6.1.2/ Phương pháp vấn đáp: Đây là phương pháp mà giáo viên nêu câu hỏi và học sinh trả lời nhằm để rút ra kinh nghiệm. Ưu điểm: + Phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh. + Khuyến khích học sinh suy nghĩ và phát triển tư duy, rèn luyện cách giao tiếp .. + Lớp học tạo được không khí sôi nổi. Nhược điểm: + Đưa ra quá nhiều câu hỏi, kiến thức bị chia nhỏ làm học sinh không ghi kịp bài và mất thời gian cho bài giảng của giáo viên. + Một bộ phận học sinh không tham gia phát biểu.nhất là đối với các em nhút nhát .m +Mất nhiều thời gian . Cách sử dụng phương pháp: + Câu hỏi phải chứa đựng thông tin cần hỏi. + Câu hỏi phải liên quan đến nội dung bài học. + Diển đạt phải ngắn gọn, dể hiểu, phù hợp với trình độ của học sinh. + Câu hỏi phải khuyến khích học sinh trả lời. + Phải huy động kiến thức và kinh nghiệm, kích thích học sinh tư duy và sáng tạo. + Hạn chế câu hỏi yêu cầu học sinh thuộc lòng. 6.1.3/ Phương pháp thảo luận: Là phương pháp mà giáo viên đặt ra những vấn đề, những tình huống và tổ chức cho học sinh trao đổi, tìm tòi, giải đáp. Ưu điểm: Tạo được không khí học tập trong lớp, tìm tòi nắm vững bài học, hình thành kỷ năng hợp tác trong tư duy hành động để cùng nhau giải quyết vấn đề. Hình thức tổ chức: + Thảo luận chung cả lớp. Giáo viên nêu vấn đề, khích lệ học sinh trao đổi, tranh luận, giáo viên làm cố vấn cho từng bên, giáo viên là người đưa ra kết luận cuối cùng. + Chia nhóm thảo luận: Giáo viên đưa ra nội dung thảo luận và chia cho từng nhóm một, học sinh ghi chép vào giấy để trình bày( trong một khoảng thời gian nhất định) từng nhóm một trình bày nhóm khác nhận xét và bổ sung thêm ý kiến, giáo viên tổng kết lại những vấn đề học sinh đã thảo luận. 6.1.4/ Phương pháp sử dụng sách giáo khoa: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu để nắm vững nội dung bài học. Giới thiệu sách cần đọc và phù hợp với nội dung cần nghiên cứu; hướng dẫn đọc sách, ghi chép, tra cứu trên mạng Giao nhiệm vụ và yêu cầu học sinh thực hiện. 6.1.5/ Phương pháp nêu vấn đề: Giáo viên tạo ra các tình huống mâu thuẫn đưa học sinh tìm tòi khám phá từ đó giúp học sinh giải quyết và nắm được kiến thức. Giáo viên tìm ra các tình huống mâu thuẩn thực tế ( phù hợp với trình độ học sinh.) 6.2/ Nhóm phương pháp trực quan: 6.2.1/ Phương pháp quan sát: ( đây là phương pháp không thể thiếu trong phân môn vẽ tranh) .Giúp cho HS biết quan sát mọi sự vật hiện tượng ở xung quanh , quan sát tranh minh họa của GV để tìm ý tưởng và học tập rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình được tốt hơn . Quan sát còn giúp cho học sinh trực tiếp nhìn thấy các đối tượng đang diển ra trong môi trường thực tế. Nguyên tắc của phương pháp quan sát là: - Quan sát từ bao quát đến chi tiết, so sánh , phân tích , tổng hợp , khái quát để nắm được nội dung, hình thức thể hiện ( bố cục , hình mảng đậm nhạt , màu sắc , không gian , ánh sáng và cảm thụ được vẽ đẹp của tranh từ đó áp dụng cho bài vẽ của mình ) - Không nên nặng về kỷ thuật, về tính chính xác mà chỉ cần quan tâm đến tính thẩm mĩ của đối tượng (bố cục , tỉ lệ , sáng tối) - không nên cho học sinh quan sát chung chung mà cần nêu lên được đặc điểm của bài vẽ tranh (lựa chọn nội dung phù hợp với đề tài) *Vd: Quan sát về bố cục , vẽ hình , vẽ màu (vẽ gì ? vẽ như thế nào ? mảng chính đặt ở đâu? Mảng phụ đặt như thế nào ?....) 6.2.2/ Phương pháp minh họa: Sử dụng phương pháp trực quan để dẫn chứng , để minh họa, thí dụ : làm rỏ nội dung giúp học sinh hiểu rỏ lý thuyết một cách trừu tượng. Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý : - Đúng lúc, đúng nơi và đúng chổ. - Treo đồ dùng giáo viên phải biết phân tích, nhận xét, đánh giá, phải chỉ ra được trọng tâm yêu cầu của bài học. - Kết hợp phương pháp quan sát và phương pháp vấn đáp. - Nên đa dạng hóa các loại đồ dùng. Khi áp dụng GV cần lưu ý :Sử dụng khi nào? Thời gian bao nhiêu? Nội dung gì ? Nhất là không nên lạm dụng làm mất nhiều thời gian mà không hiệu quả .Đặc biệt là khong treo tranh minh họa trong lúc Hs thưc hành tránh tình trạng HS sao chép . 6.2.3/ Phương pháp thực hành ôn luyện: - Phương pháp ra bài tập cho học sinh (HS vẽ tiếp ở nhà nếu ở lớp chưa xong ) - Phương pháp luyện tập. 6.2.4/ Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: - Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra vấn đáp. Kiểm tra viết. - Phương pháp đánh giá: Động viên khích lệ học sinh là chủ yếu . Khi dánh giá cần dựa vào các tiêu chí sau: : Mục tiêu bài. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh (HS nghĩ gì ? vẽ gì ? vẽ như thế nào? ). Không nên áp đặt học sinh , đánh giá bài vẽ của các em theo tiêu chuẩn của người lớn . Công bằng khách quan. Có 2 cách đánh giá: ngay trong giờ học hoặc nhận xét ở tiết sau. Khi đánh giá cần nhận xét về : Bố cục. Hình. Đậm nhạt. Giáo viên nhận xét và đánh giá bài vẽ ở tiết học sau. Chương 7 Phát triển kỷ năng vẽ tranh cho học sinh Vẽ tranh nhằm phát huy trí tưởng tượng sáng tạo, làm giàu cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh trên cơ sở cung cấp kiến thức và rèn luyện kỷ năng cơ bản về vẽ tranh. Từ những kiến thức, kỷ năng cơ bản đó, người học mỹ thuật nói chung học sinh trung học cơ sở nói riêng có khả năng crm thụ vẽ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống xung quanh và tác phẩm mỹ thuật thông qua ngôn ngữ của hội hoa là bố cục, đường nét, hình khối, đậm nhạt, ánh sáng và màu sắc. Học sinh có khả năng thể hiện nhận thức và cảm xúc cuả mình về t

File đính kèm:

  • docchuyen de hay.doc