Thật có lí khi khẳng định Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một trong những bài văn tế hay và cảm động nhất trong lịch sử văn học dân tộc. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ – người nông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nước.
Theo dòng hồi tưởng, cuộc đời của những người nghĩa sĩ được phản ánh chân thực, sống động. Đó là những người nghĩa sĩ – nông dân :
Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó.
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung ; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Vẫn là hình ảnh quen thuộc của người nông dân Việt Nam cần cù, lam lũ. Vẻ “cui cút”, dáng “toan lo” như gợi ra từ sâu thẳm nỗi niềm cảm thông của con người. Người nông dân thầm lặng làm lụng, cày sâu cuốc bẫm, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Giữa bao la trời đất và ruộng đồng rộng lớn, vóc dáng người nông dân hiển hiện thật tội nghiệp, đơn chiếc. Họ tất tả trong cái đói, cái nghèo. Người nông dân giãi bày phận mình thành thực, cảm động. Họ kể những công việc đồng áng, cày cuốc, bừa cấy, những việc “ruộng trâu”, “làng bộ” cũng giản đơn, dung dị như chính cuộc đời họ. Họ nghĩ suy cũng thật mộc mạc : đó là chuyện quen làm, chuyện vốn có. Bởi thế, dễ dàng phân biệt chuyện chưa quen làm và chuyện quen làm, chuyện chiến trận và chuyện ruộng đồng. Sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên của họ khi “tập súng”, “tập mác”, “tập cờ” cũng là điều dễ hiểu. Không gian “súng giặc đất rền” làm đảo lộn cuộc sống yên bình của người nông dân. Tay cày, tay cuốc giờ được thay bằng tay giáo, tay mác. Lòng căm thù giặc biểu hiện ngút trời :
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa ; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan ; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2037 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Thật có lí khi khẳng định Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một trong những bài văn tế hay và cảm động nhất trong lịch sử văn học dân tộc. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ – người nông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nước.
Theo dòng hồi tưởng, cuộc đời của những người nghĩa sĩ được phản ánh chân thực, sống động. Đó là những người nghĩa sĩ – nông dân :
Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó.
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung ; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Vẫn là hình ảnh quen thuộc của người nông dân Việt Nam cần cù, lam lũ. Vẻ “cui cút”, dáng “toan lo” như gợi ra từ sâu thẳm nỗi niềm cảm thông của con người. Người nông dân thầm lặng làm lụng, cày sâu cuốc bẫm, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Giữa bao la trời đất và ruộng đồng rộng lớn, vóc dáng người nông dân hiển hiện thật tội nghiệp, đơn chiếc. Họ tất tả trong cái đói, cái nghèo. Người nông dân giãi bày phận mình thành thực, cảm động. Họ kể những công việc đồng áng, cày cuốc, bừa cấy, những việc “ruộng trâu”, “làng bộ” cũng giản đơn, dung dị như chính cuộc đời họ. Họ nghĩ suy cũng thật mộc mạc : đó là chuyện quen làm, chuyện vốn có. Bởi thế, dễ dàng phân biệt chuyện chưa quen làm và chuyện quen làm, chuyện chiến trận và chuyện ruộng đồng. Sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên của họ khi “tập súng”, “tập mác”, “tập cờ” cũng là điều dễ hiểu. Không gian “súng giặc đất rền” làm đảo lộn cuộc sống yên bình của người nông dân. Tay cày, tay cuốc giờ được thay bằng tay giáo, tay mác. Lòng căm thù giặc biểu hiện ngút trời :
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa ; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan ; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
Từng lời, từng chữ trong văn tế thấm sâu nỗi hờn căm sôi sục : “ăn gan”, rồi “cắn cổ”…, Nguyễn Đình Chiểu thật tài tình khi đưa ngôn ngữ dân dã, mộc mạc vào trong lời văn. “Ăn gan, cắn cổ” cũng là tiêu diệt tận cùng loài thú dữ, ác độc. Nguyễn Đình Chiểu phát hiện ra tình yêu nước cháy sáng trong tâm hồn người nghĩa sĩ. Không cam lòng nhìn nơi mình gắn bó máu thịt bị tàn phá, họ vứt bỏ cuốc cày đến với nghĩa quân, từ việc “chưa quen cung ngựa đâu tới trường nhung”, đến việc “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”. “Súng giặc đất rền” đã trở thành hoàn cảnh điển hình để người nông dân tự bộc lộ chính mình. Đằng sau con người nhỏ bé kia là một nghị lực, một khí phách chiến đấu phi thường. Tinh thần tự nguyện, xả thân vì nghĩa lớn được nâng thành lí tưởng cao cả của người nghĩa sĩ – nông dân. Họ tự nguyện đến “trường nhung” liều hi sinh bản thân mình để bảo vệ đất nước. Hành động sẵn sàng xả thân vì nước là sự kết tinh cao độ của lòng căm thù giặc và yêu nước sắt son của người nghĩa sĩ :
Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình ; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
Nếu như trước kia người trai tráng “bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa” thì nay trong thơ Đồ Chiểu sừng sững hình ảnh người nghĩa sĩ tự nguyện cứu dân, cứu nước. Trong từng bước chân lùng giặc đánh của họ, người ta cảm nhận được niềm tự hào sâu sắc của tác giả. “Quân dân lấy tình yêu làm gốc, lấy nghĩa khí làm trọng”. Chỉ vì “mến nghĩa” mà trở thành nghĩa quân thì thực sự cao quý vô cùng. Tinh thần chiến đấu xả thân vì nghĩa được người nghĩa sĩ dùng làm phương châm, mục đích để chiến đấu chống kẻ thù.
Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia ; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không, nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh ; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.
Một cuộc chiến đấu không cân sức nhưng vẫn làm nổi bật tư thế của người nghĩa sĩ trên chiến trận. Tư thế hiên ngang, chủ động, tung hoành ngang dọc. Mỗi lời văn tế đồng thời biểu hiện khí thế xung trận sục sôi của người nghĩa sĩ. Khi “đánh”, “đốt”, “chém”, khi “đạp rào”, “lướt tới”, lúc “đâm ngang”, “chém ngược”… lòng quả cảm, sự nung nấu ý chí quyết tâm chiến đấu, chiến thắng như giục giã, như thôi thúc. Các hành động liên tiếp quyết liệt của người nghĩa sĩ được tác giả miêu tả qua một loạt động từ mạnh, tạo ấn tượng hùng tráng. Sự đối lập giữa “ngọn tầm vông”, “rơm con cúi”, “lưỡi dao phay” với “tàu sắt”, “tàu đồng”, “súng nổ” nhằm tô đậm khí phách của người nghĩa sĩ. Điều đáng trân trọng nhất ở họ chính là sự đồng tâm, hiệp lực, sức mạnh đoàn kết của những tâm hồn quả cảm, anh hùng.
Nguyễn Đình Chiểu bộc lộ cái nhìn rất chân thực và tinh tế về người nông dân, nghĩa sĩ. Họ anh hùng dũng cảm nhưng vẫn nôn nóng, bột phát. Phải chăng đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của những người nghĩa sĩ ở Cần Giuộc.
Nguyễn Đình Chiểu viết về người nghĩa sĩ – nông dân với một niềm tự hào sâu sắc. Người nghĩa sĩ sống một cuộc sống anh hùng – chết một cái chết vinh quang. Những nghĩa sĩ vô danh hi sinh “nào đợi gươm hùm treo mộ”. Quan niệm “chết vinh còn hơn sống nhục” lại được thắp sáng qua hình ảnh của họ.
Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn ; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.
Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh ; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.
Đứng trước bức tượng đài vĩ đại ấy của dân tộc, biết bao nỗi niềm cảm thông, xót thương được bộc lộ. “Người mẹ già”, “người vợ yếu” đau đớn, não nùng trong niềm thương xót vô hạn.
Đau đớn bấy ! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều ; não nùng thay ! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu không chỉ đã tạc bằng thơ hình tượng người nghĩa sĩ, nông dân anh hùng, bất khuất mà còn là tiếng khóc thương bi thiết của con người dân tộc trước sự hi sinh vĩ đại, cao cả của họ. Cuộc chiến của những người nghĩa sĩ thất bại song đó là thất bại trong kiêu hãnh. Hình ảnh người anh hùng thất thế trong văn tế trở nên đẹp đẽ, kì vĩ lạ thường – “danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”.
Nguyễn Đình Chiểu viết về những người nghĩa sĩ bằng tất cả nỗi niềm mến thương và cảm phục chân thành. Cụ Đồ Chiểu mù đôi mắt mà sáng tấm lòng. Ông như nghe được tiếng lòng của chính những người nghĩa sĩ – nông dân để mà tấu lên khúc ca bi ai – cảm động. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc biểu hiện một “nỗi đau toàn bích”, Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là “ánh sáng khác thường” trong bầu trời văn học Việt Nam rộng lớn.
III - liên hệ
Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên, và hiểu Lục Vân Tiên khá thiên lệch về nội dung, và về văn, còn rất ít biết về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm !
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc đấu tranh oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu lúc chúng đặt chân lên đất nước chúng ta.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho, nhưng sinh trưởng ở đất Đồng Nai hào phóng, lại sống giữa lúc nước nhà lâm nguy, vua nhà Nguyễn cam tâm bán nước để giữ ngai vàng, nhưng khắp nơi, nhân dân và sĩ phu anh dũng đứng lên đánh giặc cứu nước. Vì mù cả hai mắt, hoạt động của người chiến sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là thơ văn. Và những tác phẩm đó, ngoài giá trị văn nghệ, còn quý giá ở chỗ nó soi sáng tâm hồn trong sáng và cao quý lạ thường của tác giả, và ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại.
… Bài ca của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Hai bài văn, hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Hịch của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang…
Thương vợ
Tú Xương là một trong số không nhiều nhà thơ trung đại hay làm thơ về vợ. Các nhà nho, đệ tử của cửa Khổng sân Trình vốn chỉ coi vợ là người “nâng khăn sửa túi” nên sự vất vả của vợ, với họ, là lẽ đương nhiên. Vì thế, họ ít viết thơ về vợ như các nhà thơ hiện đại. Riêng Tú Xương viết rất nhiều thơ về vợ, trong đó tiêu biểu có bài Thương vợ. Đây là bài thơ thể hiện cả tài thơ và nhân cách Tú Xương.
Sinh ra vào thời buổi “Tây Tàu lố lăng”, đạo đức xã hội suy đồi nghiêm trọng, Tú Xương luôn mang trong mình tâm sự cay đắng của một người có nhân cách nhưng bất lực. Bao nhiêu điều ngang tai trái mắt đã được Tú Xương đưa vào thơ. Mỗi bài thơ trào phúng của ông là một tiếng chửi chua chát và cay độc ném vào lũ người sẵn sàng bán rẻ lương tâm, giẫm đạp lên quyền lợi và danh dự dân tộc, chà đạp lên đạo lí để hòng hưởng cuộc sống no nê. Đó chính là mảng thơ trào phúng.
Bên cạnh đó, những bài thơ trữ tình sâu lắng của Tú Xương lại thể hiện những nỗi niềm ẩn khuất đằng sau cái vẻ chanh chua, cay nghiệt với cuộc đời. Tâm sự của một con người đau đời, đau cho mình được ông dồn nén ở đây. Thương vợ là một trong số những bài thơ như thế. Hình thức thơ Đường luật đã được cách tân bởi những ngôn từ đời thường giản dị, gần gũi với dân gian và tâm sự rất thật của một người chồng khi viết về người vợ tảo tần của mình. Tú Xương có một người vợ rất thảo hiền. Cả cuộc đời bà Tú đã hi sinh cho chồng con, điều này được thể hiện qua những bài thơ nhà thơ viết về vợ. Là một nhà nho sống vào thời buổi người ta đang sẵn sàng “Vứt bút lông đi viết bút chì” để được hưởng cuộc sống “Sáng rượu sâm banh tối sữa bò”, với tâm hồn thanh sạch của một con người, ông Tú đã chẳng thể giúp gì được cho vợ. Gánh nặng gia đình dồn lên vai bà Tú, nhưng với tấm lòng tần tảo và đức hi sinh của người phụ nữ phương Đông, bà Tú đã luôn cố gắng để đảm bảo cuộc sống cho chồng con, để ông Tú vẫn được rảnh rang thực hiện vai trò “người thư kí thời đại”. Chính vì lẽ đó mà ông Tú luôn tôn trọng vợ.
Bài thơ xuất hiện hai nhân vật : người vợ và người chồng. Hình ảnh người vợ hiện lên qua cảm nhận của nhân vật trữ tình – người chồng :
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Bốn câu thơ đã khái quát những nỗi vất vả hàng ngày của người vợ bươn chải để kiếm sống và nuôi chồng, nuôi con. Nỗi vất vả của người vợ được thể hiện ngay ở dòng thơ đầu. “Quanh năm” là thời gian không ngừng nghỉ, “mom sông” là địa điểm chông chênh, tất cả đều gợi sự vất vả, cực nhọc. Nguyên nhân của sự vất vả ấy là gánh nặng gia đình. Một hình thức so sánh lạ. Chiếc đòn gánh trên vai người vợ với một bên là năm con, một bên là một chồng. Người chồng là một bên của gánh nặng lo toan ấy. Dường như đó là lời tự trách chua cay. Vì gia đình, vì người chồng có quá nhiều nhu cầu ấy mà người vợ vất vả hơn. Hai câu thơ sau nỗi vất vả như càng tăng tiến. Những từ ngữ như lặn lội – quãng vắng, eo sèo – đò đông có sức gợi. Hình ảnh người vợ vất vả như hiện rõ hơn, day dứt hơn trong cảm nhận của người chồng. Người chồng rất thấu hiểu nỗi cực nhọc của vợ. Thấu hiểu để cảm thông, để trân trọng người vợ thảo hiền. Nhân cách của người chồng thể hiện ở sự thấu hiểu ấy. Không phải ông vô trách nhiệm với gia đình và vợ con mà bởi ông bế tắc. Giữa lúc cuộc sống xã hội đầy rẫy những chuyện đảo điên :
Nhà kia lỗi phép con khinh bố,
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.
mà người vợ vẫn nhẫn nại miệt mài, vẫn một lòng một dạ với chồng con. Chính điều đó đã khiến người chồng cảm phục. Ông nói lên sự cảm thông của mình :
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Hai thành ngữ xuất hiện trong hai câu thơ đều có nghĩa diễn tả sự vất vả của người phụ nữ phải nuôi chồng nuôi con. Và cũng ở đây, một lần nữa, người chồng thể hiện sự trân trọng đối với người vợ. “âu đành phận”, “dám quản công” không phải là sự cam chịu của người vợ mà đó là lời của nhân vật trữ tình – người chồng. Hình ảnh người vợ cứ lặng lẽ làm việc nuôi chồng nuôi con với một đức hi sinh vô cùng lớn lao đã là hình tượng nổi bật trong bài thơ. Chỉ đến hai câu thơ cuối, người chồng mới bày tỏ thái độ của mình với chính mình. Câu thơ có vẻ như một sự thay đổi mạch cảm xúc khá đột ngột :
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Đó là hình thức một câu chửi. Ai chửi ? Tất nhiên theo mạch cảm xúc của bài thơ thì đây là lời của nhân vật trữ tình. Từ cảm thông đến Thương vợ mà giận mình, giận đời. Giận mình vì là kẻ vô tích sự, đã không giúp gì được cho vợ lại còn trở thành gánh nặng cho vợ trong cuộc mưu sinh đầy vất vả ; giận đời vì đã biến những ông chồng thành kẻ vô tích sự như thế. Trong nhiều bài thơ tự trào, Tú Xương cũng đã thể hiện tâm sự này. Không thể bán mình, biến mình thành kẻ làm thuê cho thực dân và tay sai nên người chồng không thể san sẻ được gánh nặng cho vợ. Người đàn ông, người chồng, con người có nhân cách ấy, trước vất vả nhọc nhằn của người vợ đã cất lên lời chửi. Như tự chửi mình nhưng là chửi đời. Chửi những ông chồng vô tích sự nhưng lại thích hưởng thụ, chửi cuộc đời đen bạc để những người phụ nữ vốn đã vất vả, thiệt thòi lại càng vất vả, thiệt thòi hơn. Chửi “thói đời ăn ở bạc” đã biến những ông chồng không thành kẻ hư hỏng thì cũng thành người vô tích sự.
Là một nhà nho sinh ra vào thời kì Hán học đã thất thế nên một ông Tú chẳng thể giúp gì được cho vợ con. Tâm trạng Thương vợ được trở lại nhiều lần trong thơ Tú Xương. Thấu hiểu và trân trọng sự vất vả của vợ, tình cảm đối với người vợ hiền thảo tảo tần đã khiến Tú Xương đóng góp cho văn học Việt Nam một hình tượng đẹp về người phụ nữ phương Đông. Ngôn ngữ dung dị, đời thường, sử dụng nhiều yếu tố dân gian, với tài năng và tấm lòng, Tú Xương đã tạo nên một bài thơ hay có giá trị nhân văn sâu sắc.
III - liên hệ
1. Ngẫm ngợi về Tú Xương, thi sĩ – nhà giáo Trần Trung viết bài thơ Vẫn một Tú Xương :
Khi Tú Xương “Đi hát mất ô”
Lửng lửng lơ lơ ỡm ờ câu hát
Khii Tú Xương “Thương vợ”
Bước tâm linh
thập thõm thân cò…
Dẫu đã quen phong vận thị thành
Vẫn se lòng tiếng giầy khua chí chát
Mịt mờ bụi vẩn Thành Nam
Phố Hàng Song
Xồng xộc bước chân người
Xáp mặt cười vết nhơ Thành, Đốc
Rồi đêm về
lặn ngợp cái buồn tênh
Tiếng ai gọi – thót đau tâm tưởng
Giật mình
Sông lấp
Đò ơi…
Giữa thời thác loạn
Người ngông nghênh cao lâu tửu quán
Vật vã khóc cười – vẫn một Tú Xương
Tú Xương đi
Hun hút Hàng Nâu
Ngất ngưởng độc hành
Bước cao thấp
dặm sầu trăm mối
Cõi vô cùng
vướng nợ thi nhân.
Nam Định, 11 – 1990
2. Cảm kích trước nhân vật trữ tình trong bài Thương vợ, tác giả Trần Trung Phụng Gửi bà Tú Xương :
“Quanh năm lặn lội ở mom sông”,
Thương bà gánh kiếp lấy chồng làm thơ.
Ông nhà ra ngẩn vào ngơ,
áo bông giữa hạ, mất ô đầu ngày.
Nặng tình muối mặn gừng cay,
Bà cười nịnh mát : – Chịu ngài giỏi giang.
Đèn xanh soi tỏ quyển vàng,
Trăm năm còn thắm đôi hàng răng đen.
Tôi : con cháu đất Vị Xuyên,
Yêu tin, bà gửi một em mở dòng.
Giống bà cái dáng vẹo hông,
Khác bà cái tính ghét chồng làm thơ.
Tôi thương biết mấy cho vừa,
Ước ao học được ông xưa tế bà.
3. …Có khi tôi đã thấy giật mình cho Tú Xương, khi tôi giả tỉ thơ Tú Xương không có cái khía trữ tình, cái hơi lãng mạn của nó, mà lại chỉ rặt những “Cống hỉ – mét xì – Thôi thôi lạy mợ xanh căng lạy…”. Thật tôi thấy chối tai đấy. ở ai thế nào tôi không hay, nhưng ở tôi, khi mà Tú Xương cứ hiện thực chỉ có như vậy thôi, cái gốc hiện thực ấy mà không có cái ngọn trữ tình, cái tán lãng mạn ấy, thì Tú Xương cũng tắt gió trong tôi từ lâu rồi và đã bay ra khỏi tôi lúc nào không biết chừng.
Cho nên ai muốn nói gì đến Tú Xương thì cứ nói ra, tôi đều coi trọng […] nhưng tôi vẫn cho rằng thơ Tú Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình, mà cái chân hiện thực ở người Tú Xương chỉ là một cẳng chân trái. Tú Xương lấy cái chân phải trữ tình mà khiến cái chân trái tả thực. Chủ đạo cho đà thơ là ở chân phải và Tú Xương đã băng được mình thơ tới chúng ta bằng nước bước lãng mạn trữ tình.
File đính kèm:
- van kt.doc