Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ do Hàn Mặc Tử (1912-1940) sáng tác vào khoảng năm 1938, in lần đầu trong tập ''Thơ Điên'' (Thơ Điên về sau đổi tên thành “Đau thương”).
Hiện nay, bài thơ này được nhiều người cho là một kiệt tác của Hàn Mặc Tử và cũng là một trong những thi phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại.
I. Nguyên nhân ra đời:
Đây thôn Vĩ Dạ, ban đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ.(1)
Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở thôn Vĩ Dạ.
GS. Nguyễn Đăng Mạnh cho biết:
''Hồi làm nhân viên ở sở đạc điền Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử có thầm yêu trộm nhớ đơn phương một cô gái người Huế tên là Hoàng Thị Kim Cúc, con ông chủ sở. Một thời gian sau, nhà thơ vào Sài Gòn làm báo, khi trở lại Quy Nhơn thì cô gái đã theo gia đình về Vĩ Dạ (Huế). Một buổi kia, cô Cúc do sự gợi ý của một người em thúc bá, bạn của Hàn Mặc Tử, gửi vào cho nhà thơ một tấm bưu ảnh chụp một phong cảnh sông nước có thuyền và bến, kèm theo mấy lời thăm hỏi để an ủi nhà thơ lúc này đã mắc hiểm nghèo (bệnh phong)''.
Lời thăm hỏi không kí tên (theo thư của Kim Cúc gửi nhà thơ Quách Tấn đề ngày 15 tháng 4 năm 1971), nhưng bức ảnh và những dòng chữ kia đã kích thích trí trí tưởng tượng, cảm hứng, và đã gợi dậy những gì thầm kín xa xưa của Hàn Mặc Tử.''(theo Văn học 11'', Nxb Giáo dục, 2000, tr. 145.)
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2450 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu bào thơ Đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đây thôn Vĩ Dạ.
Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ do Hàn Mặc Tử (1912-1940) sáng tác vào khoảng năm 1938, in lần đầu trong tập ''Thơ Điên'' (Thơ Điên về sau đổi tên thành “Đau thương”).
Hiện nay, bài thơ này được nhiều người cho là một kiệt tác của Hàn Mặc Tử và cũng là một trong những thi phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại.
I. Nguyên nhân ra đời:
Đây thôn Vĩ Dạ, ban đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ.(1)
Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở thôn Vĩ Dạ.
GS. Nguyễn Đăng Mạnh cho biết:
''Hồi làm nhân viên ở sở đạc điền Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử có thầm yêu trộm nhớ đơn phương một cô gái người Huế tên là Hoàng Thị Kim Cúc, con ông chủ sở. Một thời gian sau, nhà thơ vào Sài Gòn làm báo, khi trở lại Quy Nhơn thì cô gái đã theo gia đình về Vĩ Dạ (Huế). Một buổi kia, cô Cúc do sự gợi ý của một người em thúc bá, bạn của Hàn Mặc Tử, gửi vào cho nhà thơ một tấm bưu ảnh chụp một phong cảnh sông nước có thuyền và bến, kèm theo mấy lời thăm hỏi để an ủi nhà thơ lúc này đã mắc hiểm nghèo (bệnh phong)''.
Lời thăm hỏi không kí tên (theo thư của Kim Cúc gửi nhà thơ Quách Tấn đề ngày 15 tháng 4 năm 1971), nhưng bức ảnh và những dòng chữ kia đã kích thích trí trí tưởng tượng, cảm hứng, và đã gợi dậy những gì thầm kín xa xưa của Hàn Mặc Tử...''(theo Văn học 11'', Nxb Giáo dục, 2000, tr. 145.)
Theo Nguyễn Bá Tín, em ruột nhà thơ Hàn Mặc Tử, thì:
Năm 1939, Hoàng Cúc nhận được hung tin nói trên từ Hoàng Tùng Ngâm. Nàng chuẩn bị một số tiền định gửi cho Hàn Mặc Tử uống thuốc nhưng không dám gửi. Nàng bèn gửi cho Hàn Mặc Tử một bức ảnh chụp cảnh nàng mặc áo lụa dài trắng đứng dưới vòm cây xanh mát. Nhận được ảnh, Hàn Mặc Tử rất vui. Chàng liền làm ngay bài thơ ''Đây thôn Vỹ Dạ'' gửi ra Huế cho Hoàng Cúc...”
II. Nguyên văn bài thơ:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?(2)
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền (3)
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
III. Trích nhận xét:
- Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, bài thơ ''Đây thôn Vĩ Dạ'' là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người. (theo Ngữ văn 11 tập 2, Nxb Giáo dục, 2008, tr. 40 và Ngữ văn 11 lớp nâng cao, Nxb Giáo dục, 2007, tr. 46)
- “Đây thôn Vỹ Dạ'' lấp lánh hương màu ẩn dụ: ''có nắng lên, có trăng đợi, có sương khói''... đã ám ảnh vào tâm trí của chàng thơ tài hoa bạc mệnh. Dù sớm vội đi nhưng Hàn Mặc Tử cứ mãi yêu người, yêu đời với cả tấm lòng đắm say khát sống... (theo
- “Đây thôn Vỹ Dạ'' là bài thơ nhẹ nhàng nhất của Hàn Mặc Tử trong tập ''Thơ Điên''. Bởi lúc này chàng đang trong thời kỳ bệnh tật, đau đớn điên cuồng cả thể xác lẫn tâm hồn. Thơ của chàng luôn luôn là những gào thét uất hận, nghẹn ngào...( theo
Qua bài thơ trên, tên tuổi Hàn Mặc Tử gắn liền với thôn Vỹ, thôn Vỹ gắn liền với Huế, tất cả gắn liền làm một...Hàn Mặc Tử tả "Huế đẹp, Huế thơ" qua thôn Vỹ Dạ. Dưới ngòi bút của ông, Vỹ Dạ trở nên đẹp đẽ thơ mộng lạ thường...Dưới cái nhìn của Hàn Mặc Tử cảnh vật dù có tầm thường nhỏ bé đến đâu cũng trở nên có hồn, sinh động, lớn lao mang sắc hương diệu kỳ như một phép lạ, đẹp và thơ mộng đến nỗi ai cũng muốn về thăm một lần...''Đây Thôn Vỹ Dạ'' đầy ngập tình yêu, ánh sáng và tiếng thầm, hay nói một cách khác, tình yêu ánh sáng và tiếng thầm đã phối hợp với nhau để làm nên sự kỳ diệu cho ''Đây Thôn Vỹ Dạ'' cũng như cho toàn bộ tác phẩm của Hàn Mặc Tử về mặt bút pháp... (theo
IV. Phân tích :
Thơ Hàn Mặc Tử là một hiện tượng phức tạp, không dễ thống nhất trong cách thẩm định và cắt nghĩa. ''Đây thôn Vĩ Dạ'' là một bài thơ như vậy...
Nhìn tổng thể, bài thơ có sự di chuyển tăng dần về phía cuối. Từ cõi thực chìm dần vào cõi mộng. Ngay từ đầu, cảnh và người thôn Vĩ cùng hiện ra như một hình dung trong mơ ước; đến khổ thứ hai đã tràn đầy mộng ảo, sang khổ thứ ba mộng toàn phần...
(theo Nguyễn Đăng Mạnh, Cẩm nang ôn luyện Môn Văn'', Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr. 181)
Song ý nghĩa của bài thơ không dừng lại ở đó.
4. 1Cái đẹp thuộc về không gian Vĩ Dạ:
Đó là một bức tranh thiên nhiên và con người thôn Vĩ Dạ đẹp một cách thanh khiết (mướt, xanh như ngọc, mặt chữ điền). Song bức tranh thiên nhiên và con người thôn Vĩ này cũng có nguy cơ chia lìa tan tác. Nó không hề là cái đẹp bất biến, vĩnh hằng. Nó bị xé lẻ thành những thực thể mà đáng lí phải quất quýt trong nhau, tồn tại bởi vì nhau: gió theo lối gió, mây đường mây, dòng nước. Từ “ (buồn) hiu”. “(về) kịp”, chứa đầy tâm trạng, đầy lo âu, mong ngóng, phấp phỏng với niềm hi vọng quá mong manh…
4.2 Cái đẹp thuộc về tình yêu:
Đây là mối tình thầm kín, tha thiết. Từ “ai” được gọi đến ba lần: Vườn ai, thuyền ai, ai biết tình ai…thể hiện một thái độ dè dặt, kín đáo, có phần mặc cảm của nhà thơ.
Hình ảnh “ áo em trắng quá nhìn không ra” chính là kết quả của trạng thái mơ, của nỗi ám ảnh như một huyễn tưởng. Đây không phải là lần đầu, trong câu “Chị ấy năm nay còn gánh thóc- Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”( Mùa xuân chín) cũng chính là hình ảnh mơ về như một ám ảnh, cùng có cái màu “trắng” ấy.
Hai câu thơ “ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh - Ai biết tình ai có đậm đà”, cho thấy tình yêu không chết, ngược lại nó càng da diết, đau đớn trong thân thể bệnh tật cũng đớn đau không kém của nhà thơ. Một người yêu sự sống, khát sống như thế mà sự sống trong Hàn Mặc Tử đang dần tắt. Vì vậy,
Đây thôn Vĩ Dạ mang âm điệu nghẹn ngào…
4.3 Cái đẹp thuộc về cách thể hiện:
Như đã nói trên, bài thơ là sản phẩm của một trạng thái mơ, nên giữa các khổ thơ có vẻ “đầu ngô, mình sở”, không tuân theo lô-gíc nào cả. Nó phi lô-gíc bề mặt, nó đồng hiện và đột hiện. Nhưng nó có lô–gíc chiều sâu: tiếng của một tình yêu tuyệt vọng, thảng thốt và đau đớn.…
IV. Phổ biến trong nghệ thuật:
Cho đến nay, bài thơ ''Đây Thôn Vỹ Dạ'' đã được ít nhất 5 nhạc sĩ phổ nhạc, đó là Phạm Duy, Phan Huỳnh Điểu, Võ Tá Hân, Hoàng Thanh Tâm, Khúc Dương .
Bài thơ này cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà thơ đời sau sáng tác thơ văn về Thôn Vỹ và Huế.
Bùi Thụy Đào Nguyên, biên soạn.
Chú thích:
(1) Có một số in từ Vĩ là Vỹ. Văn bản thơ này chép nguyên văn từ sách ''Ngữ văn 11 tập 2'' (nâng cao), Nxb Giáo dục, 2007, tr. 46-47.
(2) Thôn Vĩ tức thôn Vĩ Dạ (nay thuộc phường Vỹ Dạ, Huế). Từ gốc là Vĩ Dã (vĩ: lau, dã: cánh đồng) nằm ở ngoại vi thành phố Huế, bên bờ sông Hương. Trước kia, nơi đây có nhiều vườn tược rất xinh xắn, nên thơ; là nơi cư ngụ của nhiều vương hầu, quý tộc, danh sĩ thời trước. ''Vĩ'' được viết ''i'' ngắn, vì theo cách viết trong sách giáo khoa ''Ngữ văn'' đang hiện hành.
(3) Mặt chữ điền: mặt vuông như chữ điền (chữ Hán), một kiểu khuôn mặt phúc hậu theo quan niệm tướng mạo thời xưa. Câu thơ vừa có vẻ đẹp tạo hình đơn thuần, vừa giàu tính tượng trưng (trúc biểu hiện cho vẻ thanh cao, mặt chữ điền biểu hiện cho sự trung hậu. Có nhiều cách giải thích khác, cách giải thích này trích từ sách ''Ngữ văn 11 tập 2'' (nâng cao), Nxb Giáo dục, 2007, tr. 46-47).
File đính kèm:
- Gioi thieu Day thon Vi Da cua Han Mac Tu.doc