Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguễn Minh Châu có một vị trí đặc biệt. Ông là cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam thời đánh Mĩ, đồng thời là người mở đường tinh anh và tài năng của phong trào đổi mới văn học dân tộc ở thập niên 1980. Hành trình sáng tạo của ông được chia làm hai giai đoạn. Nếu trước 1980 sáng tác của Nguyễn Minh Châu mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn thì sau 1980 sáng tác của ông tập trung vào cảm hứng thế sự: “một nỗi đau đớn khắc khoải, một mối quan hoài về số phận, hạnh phúc của những ngưòi xung quanh mình”.
2.Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1980 chủ yếu viết về những vấn đề đạo đức, nhân cách của con người trong cuộc sống đời thường. Chiếc thuyền ngoài xa ra đời năm 1983- thời điểm oi nồng ngột ngạt trước cơn giông bão lịch sử để đổi thay số phận cộng đồng dân tộc và số phận từng cá nhân con người. Chiếc thuyền ngoài xa rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Ông day dứt về việc con người phải chấp nhận những nghịch lí không đáng có. Gánh nặng mưu sinh đè nặng lên đôi vai cặp vợ chồng làng chài, giam hãm họ trong cảnh tối tăm, đói khổ, bấp bênh.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu Chiếc thuyền ngoài xa, tác giả Nguyễn Minh Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Nguyễn Minh Châu
1.Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguễn Minh Châu có một vị trí đặc biệt. Ông là cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam thời đánh Mĩ, đồng thời là người mở đường tinh anh và tài năng của phong trào đổi mới văn học dân tộc ở thập niên 1980. Hành trình sáng tạo của ông được chia làm hai giai đoạn. Nếu trước 1980 sáng tác của Nguyễn Minh Châu mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn thì sau 1980 sáng tác của ông tập trung vào cảm hứng thế sự: “một nỗi đau đớn khắc khoải, một mối quan hoài về số phận, hạnh phúc của những ngưòi xung quanh mình”.
2.Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1980 chủ yếu viết về những vấn đề đạo đức, nhân cách của con người trong cuộc sống đời thường. Chiếc thuyền ngoài xa ra đời năm 1983- thời điểm oi nồng ngột ngạt trước cơn giông bão lịch sử để đổi thay số phận cộng đồng dân tộc và số phận từng cá nhân con người. Chiếc thuyền ngoài xa rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Ông day dứt về việc con người phải chấp nhận những nghịch lí không đáng có. Gánh nặng mưu sinh đè nặng lên đôi vai cặp vợ chồng làng chài, giam hãm họ trong cảnh tối tăm, đói khổ, bấp bênh.
Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa trước hết là ở tình huống truyện-một tình huống bất ngờ và đầy nghịch lí, một tình huống nhận thức. Tác phẩm bắt đầu bằng cái vẻ ngoài bình dị của một câu chuyênh bình thường với những chi tiết bình thường của dòng đời sống. Phùng- một phóng viên nhiếp ảnh tìm về một vùng biển miền trung để tìm cảnh cho một tấm ảnh lịch trong chuyên đề về biển. Anh đã tìm kiếm, đã bấm máy và có lúc đã ngập tràn hạnh phúc như mình vừa chứng kiến, vừa đối diện với vẻ đẹp tòan diện, tòan bích. Tất cả những gì anh chứng kiến thật đẹp, thật đáng yêu, đáng ca ngợ. Đó là một cuộc sống lao động đầm ấm khỏe khoắn, những con người gặp gỡ thật đáng yêu…Nhưng ngay sau sự phát hiện về cái đẹp, cái lãng mạn của đời sống là sự phát hiện thứ hai đầy trớ trêu đến tàn nhẫn, một hiện thực đến trần trụi khắc nghiệt. Hình ảnh người đàn bà khốn khổ với cặp mắt mệt mỏi vì thiếu ngủ, bànn chân nhợt trắng phải nhẫn nhục chịu dựng cơn thịnh nộ vô cớ của chồng, và hình ảnh lão đàn ông đọc ác vũ phu đang trút lên người vợ mình những đòn roi dã man. Không còn đâu những hình ảnh đẹp mà anh đã từng chứng kiến – những vẻ đẹp toàn bích, toàn mĩ. Thay vào đó, tất cả nhứng gì chứng kiến đã gây một chấn động tinh thần lớn lao đối với người nghệ sĩ. Lần đối chứng ấy đã buộc anh phải có sự điều chỉnh lại cách nhìn cuộc đời và con người. Sự thật ở đời không phải là dòng chảy xuôi chiều của ý nghĩ chủ quan, những mảnh đời bất hạnh đanhg bủa vay cuộc sống chúng ta. Do tình cờ chứng kiến được nối đau khổ của người đàn bà làng chài, lắng nghe được những lời tâm sự của một người phụ nữ gặp nhiều đau khổ, bế tắt thì mới hiểu được sự cam chịu một cách nhẫn nhục của người phụ nữ này. Dù bị chồng đánh đập dã man, tàn nhẫn nhưng khi có cơ hội được giãi bày thì chị lại một mực van xin: “ Bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó’.
File đính kèm:
- Chiec thuyen ngoai xa.doc