Tìm hiểu thơ văn Nguyễn Ái Quốc

* Chuẩn bị ở nhà:

- Đọc và tự tóm tắt về tiểu sử tác giả trong 10 - 12 dòng.

- Rút ra những nhận xét ngắn gọn về phong cách nghệ thuật của NAQ- HCM.

- Trả lời C1, C2 SGK.

* Lên lớp:

Tên tuổi NAQ - HCM rất quen thuộc đối với chúng ta trước hết bởi Người là lãnh tụ kính yêu, là đoá sen của phẩm chất và tinh thần VN. Song NAQ - HCM cũng là một nhà văn, nhà thơ, nhà văn hoá lớn Giờ học hôm nay chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu những yếu tố đã góp phần làm nên con người và văn chương NAQ- HCM.

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tìm hiểu thơ văn Nguyễn Ái Quốc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh Bài giới thiệu khái quát về tác giả. * Chuẩn bị ở nhà: - Đọc và tự tóm tắt về tiểu sử tác giả trong 10 - 12 dòng. - Rút ra những nhận xét ngắn gọn về phong cách nghệ thuật của NAQ- HCM. - Trả lời C1, C2 SGK. * Lên lớp: Tên tuổi NAQ - HCM rất quen thuộc đối với chúng ta trước hết bởi Người là lãnh tụ kính yêu, là đoá sen của phẩm chất và tinh thần VN. Song NAQ - HCM cũng là một nhà văn, nhà thơ, nhà văn hoá lớn …Giờ học hôm nay chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu những yếu tố đã góp phần làm nên con người và văn chương NAQ- HCM. I. Tiểu sử: * Qua tìm hiểu, em hãy rút ra những nét nổi bật về cuộc đời và con người NAQ -HCM? Tên Nguyễn Tất Thành, sinh 1890 tại Nam Đàn, Nghệ An, trong một gia đình nhà nho yêu nước. HS tóm tắt các ý, GV hệ thống trên ba nét lớn: - Tên Nguyễn Sinh Côn (Coông), tên chữ Nguyễn Tất Thành. Cha sống thanh bạch, mẹ đôn hậu đảm đang, anh chị đều tham gia chống Pháp. Từ nhỏ Người đã được thừa hưởng truyền thống yêu nước chống giặc của gia đình và quê hương. - Bản chất thông minh, ham học hỏi, chịu khó lắng nghe đã sớm hình thành tinh thần yêu nước thương nòi, nhận thức nỗi đau mất nước, nhóm lên trong Người khát vọng làm việc có ích cho dân, cho nước. Năm 1911, Người sang Pháp tìm đường cứu nước. Tham gia ĐCS Pháp, thành lập Hội những người VN yêu nước, lấy tên NAQ, Người tích cực viết sách báo tuyên truyền chống thực dân, phong kiến, kêu gọi đoàn kết các dân tộc thuộc địa… - 1941, sau khi bôn ba khắp thế giới, NAQ về nước trực tiếp lãnh đạo CMVN. 8/1942 Người lấy tên HCM sang Trung Quốc dự một hội nghị quốc tế song bị chính quyền TGT bắt giam vô cớ lưu đày 13 tháng, đây là thời gian tập nhật ký bằng thơ của Bác ra đời. Được trả tự do, HCM trở về TQ lãnh đạo nhân dân kháng Nhật, chống Pháp, giành chính quyền vào 8/1945. 2/9 năm ấy Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình tuyên bố thành lập nước VNDCCH. HCM trở thành chủ tịch nước lãnh đạo ND hoàn thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. 2/9/1969, Người qua đời đểlại bản di chúc thể hiện tập trung tư tưởng đạo đức sáng ngời của người CS mẫu mực luôn yêu thương ND và xả thân cho sự nghiệp CM thế giới. … “Bác để tình thương cho chúng con Một đời thanh bạch chẳng vàng son Mong manh áo vải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi giữa lối mòn”… (Tố Hữu- Theo chân Bác) Thân thế và sự nghiệp HCM gắn liền với giai đoạn vẻ vang nhất của lịch sử CMVN cũng là thời kỳ đấu tranh sôi động nhất của CM thế giới. HCM là anh hùng dân tộc, là nhà văn, nhà báo, nhà thơ lớn. 1990, thế giới kỷ niệm 100 năm năm sinh DNVH… II. Quan điểm nghệ thuật: * Theo em, nguyên nhân nào khiến NAQ - HCM trở thành một nhà văn lớn? NAQ-HCM ngay từ nhỏ đã có năng khiếu VH, yêu thích thơ ca, am hiểu sâu sắc VH cổ điển, say mê tìm hiểu VH phương Tây, đặc biệt Sêcxpia, Huygo, Lep Tônxtôi… là bạn thiết của nhiều nghệ sỹ lớn trên thế giới. Song, bình sinh Người chưa bao giờ có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương bởi Người từng bộc bạch: “Suốt đời tôi chỉ có một ham muốn duy nhất, ham muốn tột bậc là làm sao cho dân ta tự do, nước ta độc lập, đồng bào ta ai cũng được cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Vì vậy Người dồn hết nhiệt thành và tâm sức cho sự nghiệp CM. Tuy nhiên Người cũng nhận thấy VHNT là một vũ khí lợi hại phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh nên Người nắm chắc và mài sắc nó, trở thành nhà văn, nhà thơ ngoài ý muốn. * Vậy Người đã có quan niệm và suy nghĩ như thế nào về nghệ thuật và việc sáng tác văn chương? - VHNT là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CM. Người nghệ sỹ phải đứng giữa cuộc đời, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội. Người từng viết: … “Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong”… ( Cảm tưởng đọc Thiên gia thi) Sau này, Người còn căn dặn văn nghệ sỹ : “VHNT cũng là một mặt trận. Anh chị em phải là chiến sỹ trên mặt trận ấy.” (Thư gửi các hoạ sỹ – 1951). Đó là sự tiếp tục kế thừa và phát huy quan điểm thơ ca tiến bộ của ông cha. - Người cũng rất chú trọng đối tượng thưởng thức. Văn chương trong thời đại CM phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người nêu kinh nghiệm: “Viết cho ai?’, “Viết để làm gì ?”, “Viết cái gì ?”, “Viết như thế nào?”. Người chú trọng đến mối quan hệ giữa phổ cập và nâng cao trong văn nghệ. - Người cho rằng:TPVC phải có tính chân thật, “…phải miêu tả cho hay cho chân thật, cho hùng hồn những hiện thực của đời sống CM.”, nhà văn tránh lối cầu kỳ xa lạ mà cần giản dị trong sáng. Văn chương phải có tính nhân dân, tính dân tộc và được nhân dân yêu thích. III. sự nghiệp văn học: * Sự nghiệp văn chương của NAQ - HCM đạt thành tựu trên những thể loại nào? hãy kể tên một số tác phẩm tiêu biểu và đặc điểm nổi bật của mỗi thể loại? 1. Văn chính luận: Là thể văn viết nhằm mục đích chiến đấu trực tiếp, tuyên truyền CM trực tiếp. - Đầu những năm 20 với bút danh NAQ, Người viết hàng loạt các bài báo đăng trên “Người cùng khổ”, “Nhân đạo”… lên án chế độ thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa, kêu gọi đấu tranh (Bản án chế độ thực dân Pháp…) - 1945, CMT8 thành công, Người viết Tuyên ngôn độc lập. Đó là văn kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn laovới cơ sở pháp lý vững chắc. Đó là áng văn chính luận hùng hồn tuyên bố quyền độc lập của dân tộc VN trước ND trong nước và toàn thế giới, đó lầ áng văn chính luận mẫu mực bởi lý lẽ đanh thép, bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ chọn lọc có sức thuyết phục cao. - Ngoài ra, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (1946), “Không có gì quý hơn độc lập tự do” (1966)…đều là những tác phẩm chính luận thể hiện sâu sắc tiếng gọi của non sông, đất nước trong những giờ phút thử thách khắc nghiệt bởi giọng văn hùng hồn tha thiết làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước. (Sử dụng dẫn chứng minh hoạ). 2 Truyện và ký : * Truyện và ký của NAQ có gì đặc sắc, tiêu biểu? - Những tác phẩm viết từ 1920 -1925, Người tấn công kẻ thù bằng mũi nhọn của các truyện ngắn cô đọng, sáng tạo, kết cấu độc đáo với ý tưởng thâm thuý trí tuệ. Có truyện sử dụng lối kể dân gian truyền thống (Con rùa, Đồng tâm nhất trí), có truyện lại dùng lối văn xuôi phương Tây hiện đại, mới mẻ (Vi hành, Lời than vãn của bà Trưng Trắc…). 3. Thơ ca: * Có thể nhắc đến những tác phẩm thơ nào của HCM? Nét nổi bật trong những tập thơ ấy là gì? - Trước hết là tập: Nhật ký trong tù (Ngục trung nhật ký) viết trong thời kỳ Bác bị giam cầm tại Quảng Tây (TQ). Đó là tập thơ phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sỹ CM trong hoàn cảnh thử thách nặng nề ở chốn lao tù: “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”. Tất cả được thể hiện trong một nghệ thuật đẹp đẽ, tài hoa. - Thơ chữ Hán gồm 36 bài viết trong nhiều thời điểm khác nhau đều là những bài có dáng dấp cổ thi thâm thuý, thi tứ phóng khoáng (Nguyên tiêu, Thu dạ, Thượng sơn…). Không ít những bài thơ mộc mạc giản dị và trìu mến, yêu thương gửi cho đồng bào, chiến sỹ, thiếu nhi… IV. phong cách nghệ thuật: * Sự nghiệp VH của NAQ- HCM phong phú và đa dạng, mỗi thể loại đều có những thành công, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo; đa dạng mà thống nhất. Em hãy chứng minh? - VCL : Tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, giàu tính chiến đấu, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa truyền thống và hiện đại: VD: Tuyền ngôn độc lập đã kết hợp được hào khí của thời đại Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi với tư tưởng của thời đại cách mạng vô sản. - Truyện ký : là một ngòi bút chủ động và sáng tạo, có khi chân thực, gần gũi, có khi sắc sảo châm biếm thâm thuý; vừa trí tụê vừa hiện đại. - Thơ ca: thiên về cổ thi và hiện đại. Thơ chữ Hán hàm súc, uyên thâm, có giá trị cao về nghệ thuật. Thơ hiện đại giản dị, gần gũi, có sức cảm hoá lớn: thơ chúc Tết, chúc mừng, kêu gọi, tuyên truyền…. * Tuy nhiên, vì cùng là sáng tạo của một cá tính nghệ thuật nên các tác phẩm lại mang những nét thống nhất ra sao? - Trước hết là lối viết ngắn gọn, trong sáng giản dị, đáp ứng yêu cầu khẩn trương của hoạt động CM. - Sức sáng tạo linh hoạt, chủ động trong việc sử dụng hình thức thể loại, ngôn ngữ và các biện pháp, thủ pháp nghệ thuật khác nhau. - Từ tư tưởng đến hình tượng nghệ thuật đều luôn vận động một cách tự nhiên mà nhất quán hướng đến sự sống, ánh sáng và tương lai. * Bài về nhà : - Nắm được quan điểm và phong cách nghệ thuật của NAQ- HCM. - Tóm tắt sự nghiệp sáng tác. - Đọc truyện ngắn Vi hành và trả lời các câu hỏi trong SGK. Bài 2 Vi hành. A . Yêu cầu : - Giúp HS thấy được tính chiến đấu mạnh mẽ của ngòi bút truyện ngắn NAQ đồng thời hiểu được tấm lòng và thái độ của Người đối với đất nước. B. Lên lớp: I. Mục đích và hoàn cảnh sáng tác: * Tác giả viết Vi hành nhân dịp nào và nhằm mục đích gì? Năm 1922, TDP đưa Khải Định sang Pháp dự hội chợ Đấu Xảo thuộc địa ở Mácxây âm mưu lừa gạt ND Pháp : thể hiện sự quy phục và cảm tạ công ơn khai hoá của “mẫu quốc” đối với xứ An Nam; tình hình Đông Dương đã ổn định, nhân dân Pháp hãy đầu tư cho công cuộc khai thác thuộc địa…Sự kiên đó đã làm dấy lên một làn sóng căm phẫn của những người VN yêu nước. Tại Pháp, NAQ viết hàng loạt bài: kịch Con rồng tre, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Sở thích đặc biệt…nhằm lật tẩy âm mưu trên và tố cáo bản chất bù nhìn tay sai của Khải Định. Vi hành là một truyện ngắn tiêu biểu cho chùm tác phẩm có tính chiến đấu cao này. * Truyện có nguyên văn tiếng Pháp là Chuyến đi không ai biết, được dịch giả Phạm Huy Thông dịch thoát ý và rất sát nghĩa là Vi hành. Nhan đề ấy đã tạo sự lập lờ giữa hai nghĩa: cao quý và thấp hèn. Cao quý trong nghĩa tiếng Hán: chỉ chuyến đi bí mật của vua chúa cải trang thành thường dân để tìm hiểu đời sống ND từ đó điều chỉnh chính sách cai trị cho thích hợp, ích quốc lợi dân. Thấp hèn ở chỗ nhiều khi, ở những ông vua tầm thường, nó được lợi dụng để phục vụ cho mục đích tầm thường (chơi bời, sa doạ, hưởng thụ…). Chuyến đi của Khải Định được tung hô một cách rùm beng, nhằm phục vụ cho những mưu đồ đen tối của chính quyền thực dân. Từ “Vi hành”, vì vậy được dùng với nghĩa mỉa mai, châm biếm. Tạo tính chất lập lờ hai mặt ấy, tác giả đã khiến Khải Định ngay từ nhan đề của truyện đã hiện lên một cách rất đáng ngờ, lẫn lộn trắng đen, chẳng khác gì kẻ đem tấm thân thô bỉ chui vào cái vỏ bọc cao quý để nhằm những mục đích ám muội nào đó. Tiếng cười trào phúng của Nguyễn ái Quốc đã lôi hắn ra ánh sáng để công chúng Pháp được biết. * NAQ viết Vi hành trước hết cho độc giả Pháp nên Người sử dụng tiếng Pháp, lối hành văn hiện đại của châu Âu, đặc biệt các thủ pháp nghệ thuật rất thịnh hành ở Pháp lúc bấy giờ. Truyện được in trên báo Nhân đạo- cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Pháp và rất được công chúng hoan nghênh. II. Tìm hiểu nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm: & Một nhan đề giàu tính chất trào phúng. ? Nhan đề của truyện gợi cho em cảm nhận gì? * Truyện có nguyên văn tiếng Pháp là Chuyến đi không ai biết, được dịch giả Phạm Huy Thông dịch thoát ý và rất sát nghĩa là Vi hành. Nhan đề ấy đã tạo sự lập lờ giữa hai nghĩa: cao quý và thấp hèn. Cao quý trong nghĩa tiếng Hán: chỉ chuyến đi bí mật của vua chúa cải trang thành thường dân để tìm hiểu đời sống ND từ đó điều chỉnh chính sách cai trị cho thích hợp, ích quốc lợi dân. Thấp hèn ở chỗ nhiều khi, ở những ông vua tầm thường, nó được lợi dụng để phục vụ cho mục đích tầm thường (chơi bời, sa doạ, hưởng thụ…). Chuyến đi của Khải Định được tung hô một cách rùm beng, nhằm phục vụ cho những mưu đồ đen tối của chính quyền thực dân. Từ “Vi hành”, vì vậy được dùng với nghĩa mỉa mai, châm biếm. Tạo tính chất lập lờ hai mặt ấy, tác giả đã khiến Khải Định ngay từ nhan đề của truyện đã hiện lên một cách rất đáng ngờ, lẫn lộn trắng đen, chẳng khác gì kẻ đem tấm thân thô bỉ chui vào cái vỏ bọc cao quý để nhằm những mục đích ám muội nào đó. Tiếng cười trào phúng của Nguyễn ái Quốc đã lôi hắn ra ánh sáng để công chúng Pháp được biết. * Sức lôi cuốn của một truyện ngắn trước hết nằm ở tình huống truyện. ở đây, tác giả đã tạo ra tình huống đặc sắc như thế nào? Tình huống ấy đã đạt được hiệu quả nghệ thuật ra sao? 1. Nghệ thuật tạo tình huống lầm lẫn: * Sự lầm lẫn xảy ra với ai? Trong trường hợp nào? Sự lầm lẫn ấy theo em liệu có cơ sở thực tế hay không? a. Tình huống lầm lẫn kỳ quặc: - Đây là một sự việc hoàn toàn có thể xảy ra trong hoàn cảnh thuộc địa lúc bấy giờ bởi ở VN bất cứ người Pháp mũi lõ, da trắng, mắt xanh nào cũng đều được xem là nhà khai hoá, thì với người Pháp, việc nhầm lẫn người dân An Nam với Khải Định cũng không phải là chuyện không thể xảy ra. - Sự nhầm lẫn được diễn ra trên toa xe điện ngầm với một đôi thanh niên Pháp và nó sẽ được nhân rộng lên mãi cả ở số lượng và phạm vi. => đây là một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của văn trào phúng và đã được ngòi bút NAQ khai thác triệt để. Người đọc không phải không biết đó là bịa song vẫn cứ tin, vẫn thấy hấp dẫn bởi lẽ chính trong mớ lộn xộn của những lầm lẫn ấy tình huống truyện mới được đẩy lên đỉnh điểm và phát triển rộng mãi, tiếng cười trào phúng được cất lên ngày càng giòn giã sảng khoái. Cái khéo léo nữa là người viết đã đẩy tiếng cười mỉa mai châm biếm ấy về phía công chúng Pháp, tạo được tính khách quan cho câu truyện. Đâu phải NAQ mạt sát kẻ thù mà người chỉ lạnh lùng mở cuộn băng ghi âm thiên phóng sự kỳ quái về Khải Định trên đường phố Pari mà thôi. Và từ đây, chân dung vị hoàng đế An Nam đã được khắc hoạ sắc nét. b. Chân dung vị hoàng đế An Nam * Trước hết, trên toa xe điện ngầm , qua câu chuyện của đôi thanh niên Pháp, chân dung hoàng đế An Nam đã được khắc hoạ ra sao? - Nhân vật TÔI đã bị nhầm tưởng là Khải Định hoàng đế, một vị vua không biết tiếng Pháp trước con mắt tò mò, ma mãnh của đôi trai gái. Sự nhầm lẫn song trùng ấy đã khiến cuộc trò chuyện thoải mái, tự nhiên và qua đó chân dung vị hoàng đế An Nam đã đượcphác hoạ. Nói chính xác hơn, đó là một bức biếm hoạ bằng ngôn từ hết sức đặc sắc: + Diện mạo: mũi tẹt, mắt xếch, mặt bủng vỏ chanh… + Trang phục: cầu kỳ, rởm đời; khoác trên người đủ cả bộ lụa là, hạt cườm, ngón tay đeo đầy nhẫn, chụp cái chụp đèn lên cái đầu quấn khăn + Điệu bộ cử chỉ; nhút nhát, lúng ta lúng túng… Như vậy, trong con mắt của đôi bạn trẻ thuộc một đất nước văn minh, bộ dạng hoàng đế An Nam hoàn toàn lạ lẫm, kỳ quặc đến ngộ nghĩnh như một thứ đồ cổ bị di chuyển lạc đường. Thêm vào đó là những hành vi có vẻ như khờ khạo, thiếu minh bạch càng khiến Khải Định trở nên lố bịch, nực cười, chẳng khác một thằng hề, một con rối, một trò mua vui, đến mức anh thanh niên phỏng đoán “nghe nói, ông bầu nhà hát múa rối có ý định ký giao kèo thuê đấy”. Đó chính là cái hạ bút sắc lẻm như dao chĩa vào tên hoàng đế bù nhìn. Chuyến đi long trọng, được tung hô rùm beng của Khải Định phút chốc bị hạ bệ, trở thành trò vui mới, tự nguyện nộp mình cho kho cười của người dân Pháp đã cũ mèm hoặc cạn kiệt. * Tình huống lầm lẫn đã tiếp tục phát triển trên diện rộng như thế nào? - Trên phạm vi rộng hơn là đường phố Pháp, với số lượng người đông hơn: ND Pháp và cả với nhân viên của chính phủ…. Người dân thì “ tự phát mà biểu lộ nhiệt tình…” chỉ trỏ hoàng đế An Nam như một kỳ vật: “Hắn đấy, xem hắn kìa…”. Nhân viên chính phủ thì: “đối đãi tất cả mọi người dân An Nam vào hàng vua chúa và phái tuỳ tùng hộ giá tuốt”. Như vậy, nhờ tạo tình huống lầm lẫn, câu chuyện trở nên trớ trêu, hài hước và khách quan ngỡ như tác giả không có ngụ ý gì mà chỉ ghi chép lại sự thực. NAQ đã dùng một mũi tên bắn trúng hai đích: hạ bệ tên vua bù nhìn Khải Định và chế giễu lũ mật thám Pháp. Tác dụng trào lộng đẩy tới cao trào trong hình ảnh so sánh đặc sắc: “Các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ hiền rình đứa con chập chững bước đi thứ nhất”. Chi tiết này đã bóc trần thân phận tôi đòi của Khải Định và chủ trương kiểm soát theo dõi gắt gao người Việt Nam yêu nước sống trên đất Pháp. 2. Dùng hình thức viết thư: * Nếu tạo tình huống lầm lẫn giữ được tính khách quan cho câu chuyện thì hình thức viết thư lại là một lối văn mang đậm tính chủ quan. Liệu sự mâu thuẫn ấy có ảnh hưởng gì đến hiệu quả chiến đấu? Tưởng mâu thuẫn mà lại hợp lý, thậm chí còn đạt hiệu quả cao hơn. Bởi từ tình huống ngẫu nhiên trên toa xe điện ngầm mà ra đời một bức thư gửi cô em họ. Hình thức viết thư chưa phổ biến ở VN song với VH thế giới, đặc biệt là VH Pháp thì không phải là mới. Văn phong thư từ thường tự do, phóng khoáng, cho phép đề cập tới nhiều sự kiện, thoải mái liên hệ tạt ngang, chuyển cảnh, đổi giọng, người viết được quyền bộc lộ chính kiến chủ quan của mình mà không sợ ai bắt bẻ. Đang từ gịọng kể khách quan có thể chuyển sang giọng trữ tình thân mật: đang từ nơi này chuyển sang nơi khác. Nhờ kiểu viết thư này, tác giả đã xen vào những nhận xét, những giả định chẳng khác gì đòn điểm huyệt đúng chỗ hiểm của tên bù nhìn Khải Định, phơi bày nhân cách thật của y: tài cai trị của y khiến dân An Nam được: “uống nhiều rượu, hút nhiều thuốc phiện” và: “hoàn toàn chẳng biết đến ấm no”. Còn phẩm hạnh của ngài cũng chẳng khác gì các công tử bé ăn chơi bừa bãi. Nơi đến “vi hành” của vua An Nam không phải là chốn của người lao động nghèo mà là “trường đua”, nơi vui chơi giải trí xa xỉ của đám thượng lưu giàu có. Đặt Khải Định xa hoa, diêm dúa giữa một đất nước An Nam đói nghèo kiệt quệ, giữa đám thần dân khổ sở, rách rưới quả là tác giả đã tạo ra một bức tranh hiện thực có giá trị tố cáo mạnh mẽ. 3. Ngôn ngữ trần thuật đậm tính chất đả kích, châm biém sâu cay: *Để tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu nào là cơ bản? (tự sự, miêu tả, châm biếm…) Có sự kết hợp đa dạng song cơ bản vẫn là lối văn phong châu Âu hóm hỉnh, nhẹ nhàng mà sâu cay. Trước hết là những từ ngữ hàm ý giễu cợt: về Khải Định thì :”anh vua”, “hắn”, “nhà vi hành”…; về thói hiếu kỳ của người dân Pháp thì: “ngấu nghiến, ma mãnh, tò mò”; về đám nhân viên mật vụ Pháp thì: “vô tư, tận tuỵ, âu yếm, ân cần…”, “các vị bám lấy đế giày tôi, dính chặt lấy tôi như hình với bóng…”. Lối nói cường điệu hài hước đi cùng kiểu nói ngược được sử dụng triệt để rất hợp “khẩu vị văn chương” của công chúng Pháp . Lối nói ngược , đòi hỏi người đọc cũng phải giải mã ngược: Câu văn kết truyện với hai từ tự hào và kiêu hãnh vừa có nụ cười vừa pha nước mắt. Nụ cười khinh bỉ giễu cợt đối với tên vua lố bịch, hèn hạvà nước mắt xót tủi của người dân vong quốc bị sỉ nhục. Tất cả lời văn châm biếm ấy đã góp phần chôn sâu thêm Khải Định dưới nhiều tầng ngôn ngữ, đồng thời góp phần tạo nên một truyện ngắn xuất sắc trong nền VH hiện đại Việt nam đầu thế kỷ XX. C. Dặn dò về nhà: 1. Ghi nhớ hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác. 2. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật châm biếm của truyện. 3. Đọc và trả lời hai câu hỏi 1, 3 trong SGK. Sưu tầm thêm từ 7 - 10 bài tiêu biểu của tập thơ. Bài 3: Nhật ký trong tù (Ngục trung nhật ký) ( Hồ Chí Minh) Yêu cầu: Giúp HS phần nào thấy được giá trị to lớn của tập thơ về cả nội dung và nghệ thuật. Thấy được vẻ đẹp tài hoa và nhân cách, khí phách của người cộng sản vĩ đại HCM. Lên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: 1. (miệng): trình bày về hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của truyện ngắn Vi hành. 2. (viết) Trình bày vắn tắt về tình huống truyện. B. Bài mới: Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng nói: “Cảnh không mong đến mà tự đến, nói không mong hay mà tự hay”, tức là muốn nói đến một cái đẹp tự nhiên, tự đến mà toả sáng, toả hương. Nghệ thuật chân chính là như vậy, nhiều khi ra đời một cách tình cờ, ngẫu nhiên mà lại có sức sống lâu bền có giá trị lớn lao. Cũng có thể nói như vậy về một tập thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt của HCM, tập Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù). 1.Hoàn cảnh ra đời: * Hoàn cảnh nào đã đưa đến sự ra đời của tập thơ? Yêu thơ ca nhưng chưa bao giờ HCM có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp thơ ca. Mục đích lớn nhất của đời Ngưới lúc bấy giờ là “phải kêu to làm chóng để cứu lấy giống nòi”. Song thơ ca vẫn đến với Người ngay trong hoàn cảnh không ngờ nhất: trong tù. 2/1941, sau 30 năm bôn ba , NAQ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào CM giải phóng dân tộc. 8/1942 lấy tên HCM, Người lên đường sang TQ với danh nghĩa đại biểu của VN độc lập đồng minh và phân bộ quốc tế phản xâm lượcở VN để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ, 29/8, Người vừa đặt chân đến Túc Vinh, Tĩnh Tây, Quảng Tây, TQ, Người bị chính quyền TGT vô cớ bắt giam, đầy đoạ ròng rã 13 tháng, qua 30 nhà lao của 13 huyện đến tháng 9/1943 mới được trả tự do. Không có điều kiện hoạt động CM, Người đành viết thơ để giải trí: Ngâm thơ ta vốn không ham Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do. Đây là tập nhật ký bằng thơ gồm 133 bài thơ chữ Hán, chủ yếu là tứ tuyệt luật Đường. II. Giá trị của tác phẩm: 1. Nhật ký trong tù trước hết là một tập nhật ký: * Nhật ký là thể văn ghi chép những sự việc xảy ra hàng ngày, những suy nghĩ của cá nhân trước sự việc ấy. Tập nhật ký của HCM trước hết cũng phải đảm bảo tính chất ấy. Nó được thể hiện như thế nào? - Tính nhật ký thể hiện ở sự ghi chép những điều mắt thấy tai nghe hàng ngày ở trong nhà tù và trên đường đi đày qua các nhà lao, tạo nên ở tập thơ yếu tố tự sự và tính hướng ngoại. Tập nhật ký được đánh số theo ngày, là sự ghi chép tỉ mỉ, có thể tái hiện những tháng ngày Bác sống trong nhà lao, qua đó thấy được sự thật về nhà tù của chính quyền TGT và mặt nào cả xã hội TQ những năm 42- 43: chuyện giờ giấc khắt khe vô lý đến sự ăn uống thiếu thốn kham khổ (Cơm tù, bị hạn chế…).v.v… Theo Xuân Diệu: “Đứng về phương diện nhật ký mà nói, đây là ngòi bút của một phóng viên ghi nhanh mà sắc, đức tính của nhà báo NAQ ngay từ khi Bác còn trẻ”. 2. Nhật ký trong tù là một tập thơ: - Vì nói nhật ký là một thể văn ghi chép nên những sự việc hàng ngày cũng có liên quan mật thiết đến người viết, làm nảy sinh những suy nghĩ và cảm xúc trong nội tâm. Tập nhật ký bằng thơ của HCM cũng vậy. Nó mang tính hướng nội sâu sắc. Có lẽ vì thế mà nhà thơ Viên Ưng TQ đã nhận xét: “NKTT giúp chúng ta gặp một tâm hồn vĩ đại của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng…”, tức là tác phẩm chính là bức chân dung tinh thần tự hoạ của HCM. Trong 133 bài thơ chỉ có một cái tôi trữ tình, một nhân vật trữ tình duy nhất làHCM. Tất nhiên không phải bài thơ nào cũng hay, cũng giàu chất thơ, nhưng cũng không ít những bài thơ đặc sắc quý giá. * Vậy theo em, chất thơ ấy, chân dung tinh thần tự hoạ ấy thể hiện như thế nào? a, Một tấm gương nghị lực phi thường, một bản lĩnh thép cứng cỏi, không gì có thể lung lạc được. - Xưa nay thơ tù thường hướng vào nội tâm hơn là ngoại cảnh tầm thường nhạt nhẽo của chốn lao tù. Nhà thơ thường hướng ra ngoài không gian tự do hoặc thả lòng theo một ước vọng lớn lao… Cuộc vượt ngục tinh thần ấy cũng là nội dung đặc sắc của NKTT: Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao - Trước hết là tâm hồn ung dung, thanh thoát vượt lên trên mọi đau đớn về thể xác. Với Người, gông cùm và cuộc sống khổ cực, bị hành hạ không thể vùi dập tinh thần, thậm chí còn tạo nên thái độ lạc quan, thể hiện ở tiếng cười thanh thản, hài hước đến ngạo nghễ: Hôm nay xiềng xích thay dây trói Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung Tuy bị tình nghi là gián điệp Mà như khanh tướng vẻ ung dung. (Đi Nam Ninh) Tiếng cười ấy còn tiếp tục vang lên ngay cả trong những tình huống nghiệt ngã nhất: ghẻ lở, thiếu nước, nghỉ qua đêm, bị giải tù (Ghẻ, Bị hạn chế, Chia nước, Dây trói…). - Nhà tù TGT đã không thể giam cầm một tâm hồn yêu mến, luôn rộng mở trước cái đẹp. Song sắt nhà lao không ngăn nổi vầng trăng và tình người (Ngắm trăng); dây trói và xiềng xích không khoá nổi cặp mắt say sưa hướng tới một chòm mây lờ lững, một cánh chim chiều mỏi mệt đang tìm về tổ ấm, một tiếng chim hót rộn vang giữa rừng hay một cảnh bình minh tươi sáng và ấm áp…Chính điều đó đã tạo nên sự kết hợp hài hoà giữa phẩm chất thi sĩ và chiến sĩ trong thơ Bác. Nhà phê bình Hoài Thanh nhấn mạnh: “…Khi Bác nói trong thơ nên có thép, ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép trong thơ. Có lẽ phải hiểu một cách linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép mới là có tinh thần thép…Bác cứ nhỏ nhẹ, cứ hồn nhiên mà từ toàn bộ tập thơ ấy vẫn toát lên một tinh thần thép, tinh thần của một người anh hùng bất khuất, bất biến, luôn vững bước tiến lên, bền gan chiến đấu.”. b. Một tâm hồn khao khát tự do, một trí tuệ linh hoạt, nhọn sắc. - Trong tù, người không lúc nào không hướng về Tổ quốc. Cái tâm sự “Đau khổ chi bằng mất tự do” của Bác kỳ thực là khao khát được chiến đấu cùng đồng bào, đồng chí: Xót mình giam hãm trong tù ngục Không được xông ra giữa trận tiền. Tính đếm thời gian, Người càng thấy tiếc thời gian, bực bội, sốt ruột: bốn tháng rồi, tám tháng hao mòn với xích gông, thậm chí nhiều đêm thức trắng “không ngủ được”, chảy lệ vì nỗi: “ ở tù năm trọn thân vô tội”. Người tìm đến thơ để ngâm ngợi cho khuây nhưng mỗi bài thơ như một tờ lịch bóc ra ngày một nhiều lại khiến người khao khát tự do hơn: Mỗi bài viết đoạn ta dừng bút Cửa ngục nhìn ra trời tự do (Đêm không ngủ) - Tuy nhiên, thương thân vì: “Chí cao mà chẳng

File đính kèm:

  • docNguyen ai quoc HCM.doc