Toán 6: Chương II: Góc - Bài 8. Đường tròn

. Đường tròn và hình tròn

Dùng compa ta vẽ được đường tròn. Trên hình 43a, ta có đường tròn tâm O, bán kính OM = 1,7cm.

Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu (O;R).

Trên hình 43b:

M là điểm nằm trên (thuộc) đường tròn.

N là điểm nằm bên trong đường tròn.

P là điểm nằm bên ngoài đường tròn.

Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Toán 6: Chương II: Góc - Bài 8. Đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán 6: Chương II – Góc- Bài 8. Đường tròn 1. Đường tròn và hình tròn Dùng compa ta vẽ được đường tròn. Trên hình 43a, ta có đường tròn tâm O, bán kính OM = 1,7cm. Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu (O;R). Trên hình 43b: M là điểm nằm trên (thuộc) đường tròn. N là điểm nằm bên trong đường tròn. P là điểm nằm bên ngoài đường tròn. Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó. 2. Cung và dây cung - Giả sử A, B là hai điểm nằm trên dường tròn tâm O (h.44). Hai điểm này chia đường tròn thành hai phần, mỗi phần gọi là một cung tròn (gọi tắt là cung). Hai điểm A, B là hai mút của cung. Trường hợp A, B thẳng hàng với O thì mỗi cung là một nửa đường tròn (h.45). - Đoạn thẳng nối hai mút của cung là dây cung (gọi tắt là dây). Dây đi qua tâm là đường kính. Trên hình 45, CD là dây, AB là đường kính. Đường kính dài gấp đôi bán kính. 3. Một công dụng khác của compa Ví dụ 1. Cho hai đoạn thẳng AB và MN. Dùng compa so sánh hai đoạn thẳng ấy mà không đo độ dài từng đoạn thẳng. Cách làm: Ta dùng compa và thực hiện theo hình 46. Kết luận: AB Ví dụ 2. Cho hai đoạn thẳng AB và CD. Làm thế nào để biết tổng độ dài của hai đoạn thẳng đó mà không đo riêng từng đoạn thẳng ? Cách làm: - Vẽ tia Ox bất kì (dùng thước thẳng). - Trên tia Ox, vẽ đoạn thẳng OM bằng đoạn thẳng AB (dùng compa). - Trên tia Mx, vẽ đoạn thẳng MN bằng đoạn thẳng CD (dùng compa). - Đo đoạn thẳng ON (dùng thước có chia khoảng). Độ dài đoạn thẳng ON bằng tổng độ dài hai đoạn thẳng AB và CD. Trên hình 47, với AB = 3cm, CD = 3,5cm ta có : ON = OM + MN = AB + CD = 6,5cm. Bài tập 38. Trên hình 48, ta có hai đường tròn (O; 2cm) và (A; 2cm) cắt nhau tại C, D. Điểm A nằm trên đường tròn tâm O. a) Vẽ đường tròn tâm C, bán kính 2 cm. b) Vì sao đường tròn (C; 2cm) đi qua O, A ? 39. Trên hình 49, ta có hai đường tròn (A; 3cm) và (B; 2cm) cắt nhau tại C, D. AB =4cm. Đường tròn tâm A, B lần lượt cắt đoạn thẳng AB tại K, I. a) Tính CA, CB, DA, DB. b) I có phải là trung điểm của đoạn thẳng AB không ? c) Tính IK. 40. Với compa, hãy so sánh các đoạn thẳng trong hình 50 rồi đánh cùng một dấu cho các đoạn thẳng bằng nhau. 41. Đố: Xem hình 51. So sánh AB + BC + AC với OM bằng mắt rồi kiểm tra bằng dụng cụ. 42. Vẽ lại các hình sau (đúng kích thước như hình đã cho): Tải

File đính kèm:

  • docToán 6 - Chương II - Góc - Bài 8 - Đường tròn.doc