Câu 1: Các vật khác nhau có thể bị nhiễm điện khi nào? trọn phương án đúng trong các phương án sau?
A. khi chúng đặt gần nhau. B. khi chúng đặt xa nhau.
C. khi chúng đặt chồng lên nhau. D. khi chúng được cọ xát
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp các đề thi đề cương ôn tập vật lý 7 phần I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Phần I: trắc nghiệm:
Câu 1: Các vật khác nhau có thể bị nhiễm điện khi nào? trọn phương án đúng trong các phương án sau?
A. khi chúng đặt gần nhau. B. khi chúng đặt xa nhau.
C. khi chúng đặt chồng lên nhau. D. khi chúng được cọ xát.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về vật nhiễm điện?
A. vật nhiễm điện là vật có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác.
B. vật nhiễm điện là vật có khả năng hút các vật khác.
C. vật nhiễm điện là những vật có khả năng đẩy các vật khác.
D. vật nhiễm điện là những vật không có khả năng hút hoặc đẩy các vật khác.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện?
A. dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.
B. dòng điện là sự chuyển động của các điện tích.
C. dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
D. dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.
Câu 4: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào không có dòng điện chạy qua?
A. một chiếc máy cưa đang chạy. B. một mảnh phim nhựa đã được cọ xát.
C. một bóng đèn điện đang sáng. D. máy tính bỏ túi đang hoạt động.
Phần II: tự luận:
Câu 5: Xác định chiều của nguồn điện sau:
Câu 6: Xác định chiều dòng điện chạy trong đoạn mạch sau:
Câu 7: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm có bộ nguồn ( 2 nguồn mắc nối tiếp), một công tắc, hai bóng đèn mắc nối tiếp.
Bài 1: Khoanh tròn vào chữ đứng trước câu trả lời đúng (4 điểm)
1. Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?
A. Gió mạnh.
B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.
C. Không mưa, không nắng.
D. Trời nắng.
2. Khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì lược nhựa nhiễm điện âm, tóc nhiễm điện dương vì:
A. Một số êlectrôn đã dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa. Lược nhựa thừa êlectrôn nên tích điên âm, còn tóc thiếu êlectrôn nên tích điện dương.
B. Êlectrôn dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc.
C. Lược nhựa thừa êlectrôn, còn tóc thiếu êlectrôn.
D. Chúng hút lẫn nhau.
3. Nguồn điện có (các) đặc điểm và công dụng nào kể sau?
A. Có hai cực.
B. Có dòng điện chạy qua chính nó.
C. Cung cấp dòng điện lâu dài để các dụng cụ dùng điện hoạt động.
D. Tất cả các tính chất này.
4. Vật dẫn điện là............ Chọn câu phát biểu sai.
A. Vật có khả năng nhiễm điện.
B. Vật cho điện tích đi qua.
C. Vật cho êlectrôn đi qua.
D. Vật cho dòng điện đi qua.
5. Quan sát hình vẽ sau. Cho biết thông tin nào dưới đây là đúng?
A. MN chắc chắn là nguồn điện, M là cực âm và N là cực dương
B. MN chắc chắn là nguồn điện, N là cực âm và M là cực dương
C. Công tắc K đang hở.
D. Không có dòng điện chạy qua bóng đèn.
6. Việc kí hiệu các bộ phận của mạch điện có ý nghĩa gì?
A. Đơn giản hóa các bộ phận của mạch điện.
B. Cả 3 phương án đúng.
C. Giúp cho ta dễ dàng khi vẽ sơ đồ mạch điện.
D. Làm cho sơ đồ mạch điện đơn giản hơn nhiều so với mạch điện thực tế.
7. Giải thích về hoạt động của cầu chì. Chọn câu giải thích đúng và rõ ràng nhất.
A. Dòng điện chạy qua gây ra tác dụng nhiệt làm dây chì nóng lên. Dòng điện mạnh đến mức nào đó làm cho dây chì đạt tới nhiệt độ nóng chảy (3270C) thì dây chì đứt; dòng điện bị ngắt.
B. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện.
C. Nhiệt độ nóng chảy của chì thấp.
D. Dây chì mềm nên dùng điện mạnh thì bị đứt.
8. Nhiệt độ nóng chảy của chất nào cao nhất?
A: Chì B: Đồng C: Thép D: Vonfram
Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được khẳng định đúng (1 điểm)
Sau khi cọ xát thì mảnh vải tích điện ............ thước nhựa tích điện ............. vì một số êlectrôn đã dịch chuyển từ ................... sang ..................
Bài3: (1 điểm) Người ta ứng dụng các tác dụng nào của dòng điện ở cột A để làm các công việc ở cột B. Em hãy nối cho đúng?
Cột A
Cột B
1. Tác dụng nhiệt
A. Chế tạo bóng đèn cao áp đường phố
2. Tác dụng phát sáng
B. Làm những đồ trang sức mạ bạc
3. Tác dụng từ
C. Chế tạo máy điện tim ( y tế)
4. Tác dụng hoá học
D. Chế tạo chuông điện
5. Tác dụng sinh lí
E. Chế tạo bếp điện
Bài 4: Vì sao cánh quạt điện mặc dù thổi gió bay nhưng sau một thời gian nó lại nhiều bụi bám vào, đặc biệt ở mép cánh quạt?
Bài 5: (2 điểm) vẽ sơ đồ mạch điện gồm: bộ nguồn ( 2 nguồn mắc nối tiếp), 1 công tắc, 1 bóng đèn và chỉ rõ chiều của dòng điện chạy qua đoạn mạch?
Bài 6: (1 điểm) Vì sao dây tóc bóng đèn thường được làm bằng vonfram?
File đính kèm:
- Tong hop cac de thi de cuong on tap VL7 phan (1).doc