Trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 - Ancol. Phenol

1. Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 2,24 lít (đktc) khí H2. Mặt khác, để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100 ml dd NaOH 1M. Giá trị của m là:

A. 7 B. 14 C. 10,5 D. 21

2. Cho 13,74 gam 2,4,6-trinitrophenol vào bình kín rồi nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được x mol hỗn hợp khí gồm: CO2, CO, N2 và H2. Giá trị của x là:

A. 0,6 B. 0,36 C. 0,54 D. 0,45

3. Cho 10 ml dd ancol etylic 460 phản ứng hết kim loại Na dư thu được V lít khí H2 (đktc). Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của V là:

A. 4,256 B. 0,896 C. 3,360 D. 2,128

4. Đun nóng hỗn hợp 2 ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 g một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 7,2 g H2O. Hai ancol đó là:

A. CH3OH; CH2=CH-CH2OH B. C2H5OH; CH2=CH-CH2OH C. CH3OH; C3H7OH D. CH3OH; C2H5OH

5. Cho hỗn hợp X gồm 2 ancol đa chức, mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hỗn hợp X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3:4. Hai ancol đó là:

A. C2H4(OH)2; C3H6(OH)2 B. C2H5OH; C3H7OH C. C2H4(OH)2; C4H8(OH)2 D. C3H5(OH)3; C4H7(OH)3

6. Đốt cháy hoàn toàn 0,3mol ancol no X thu được 21,6 g H2O. Mặt khác 0,1 mol X tác dụng với Na vừa đủ thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). CTPT của X là:

A. C2H6O2 B. C2H6O C. C3H8O2 D. C3H8O3

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 - Ancol. Phenol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ANCOL – PHENOL. 1. Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 2,24 lít (đktc) khí H2. Mặt khác, để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100 ml dd NaOH 1M. Giá trị của m là: A. 7 B. 14 C. 10,5 D. 21 2. Cho 13,74 gam 2,4,6-trinitrophenol vào bình kín rồi nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được x mol hỗn hợp khí gồm: CO2, CO, N2 và H2. Giá trị của x là: A. 0,6 B. 0,36 C. 0,54 D. 0,45 3. Cho 10 ml dd ancol etylic 460 phản ứng hết kim loại Na dư thu được V lít khí H2 (đktc). Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của V là: A. 4,256 B. 0,896 C. 3,360 D. 2,128 4. Đun nóng hỗn hợp 2 ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 g một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 7,2 g H2O. Hai ancol đó là: A. CH3OH; CH2=CH-CH2OH B. C2H5OH; CH2=CH-CH2OH C. CH3OH; C3H7OH D. CH3OH; C2H5OH 5. Cho hỗn hợp X gồm 2 ancol đa chức, mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hỗn hợp X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3:4. Hai ancol đó là: A. C2H4(OH)2; C3H6(OH)2 B. C2H5OH; C3H7OH C. C2H4(OH)2; C4H8(OH)2 D. C3H5(OH)3; C4H7(OH)3 6. Đốt cháy hoàn toàn 0,3mol ancol no X thu được 21,6 g H2O. Mặt khác 0,1 mol X tác dụng với Na vừa đủ thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). CTPT của X là: A. C2H6O2 B. C2H6O C. C3H8O2 D. C3H8O3 7. Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít CO2 (đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a, V là: A. B. C. D. 8. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở, cần vừa đủ 17,92 lít O2 (đktc). Mặt khác nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dd có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X là: A. 4,9 ; propan-1,2-điol B. 9,8 ; propan-1,2-điol C. 4,9 ; glixerol D. 4,9 ; propan-1,3-điol 9. Đun nóng một hỗn hợp gồm 2 ancol no đơn chức với H2SO4 đặc thu được 72g hỗn hợp 3 ete có số mol bằng nhau và 21,6g nước. Vậy 2 ancol là: A. CH3OH; C2H5OH B. C3H7OH; C4H8OH C. CH3OH; C3H7OH D. C4H9OH; C5H11OH 10. Cho X là hợp chất thơm; a mol X phản ứng vừa hết với a lít dd NaOH 1M. Mặt khác, nếu cho a mol X phản ứng với Na dư thì sau phản ứng thu được 22,4a lít khí H2 (đktc). CTCT của X A. CH3-C6H3(OH)2 B. HO-C6H4-COOCH3 C. HO-CH2-C6H4-OH D. HO-C6H4-COOH 11. Khi cho a mol một hợp chất hữu cơ X (chứa C,H,O) phản ứng hoàn toàn với Na hoặc với NaHCO3 thì đều sinh ra a mol khí. Chất X là: A. etylen glicol B. Axit ađipic C. Axit 3-hiđroxipropanoic D. ancol o-hiđroxibenzylic 12. Oxi hóa m gam etanol thu được hỗn hợp X gồm axetanđehit, axit axetic, nước và etanol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với dd NaHCO3 dư thu được 0,56 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng etanol đã bị oxi hóa thành axit là: A. 4,6g B. 1,15g C. 5,75g D. 2,3g 13. Đốt cháy hoàn toàn 0,2mol ancol no thu được 26,4 g CO2, thể tích O2 cần dùng là 15,68 lít (đktc). CTPT của ancol là: A. C2H6O B. C3H8O C. C3H8O2 D. C3H8O3 14. Khi phân tích thành phần một ancol đơn chức X thu được kết quả: tổng khối lượng của C và H gấp 3,625 lần khối lượng O. Số đồng phân ancol ứng với CTPT của X là: A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 15. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm 2 ancol X và Y là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được 0,3 mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na dư thu được chưa đến 0,15 mol H2. CTPT của X, Y là: A. C2H6O; C3H8O B. C2H6O; CH4O C. C3H6O; C4H8O D. C2H6O2; C3H802 16. Đốt cháy hoàn toàn một ancol X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3:4. Thể tích oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích khí CO2 thu được. CTPT của X là: A.C3H8O B. C3H4O C. C3H8O2 D. C3H8O 17. Đốt cháy hoàn toàn một ancol no A cần 3,5 mol O2. CTPT của A là: A. C2H6O B. C2H6O C. C3H8O D. C3H6O2 18. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm C2H5OH và CnH2n(OH)2 thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và x gam H2O. Giá trị của X là: A. 7,2 B. 8,4 C. 10,8 D. 12,6 19. Lấy 12,2 g hợp chất A (đồng đẳng của phenol) phản ứng với dd Br2 thu đượ 35,9 g hợp chất B chứa 3 nguyên tử Br. CTPT của A là: A. C6H5OH B. C7H7OH C. C8H9OH D. C9H11OH 20. Hỗn hợp X gồm 3 ancol no, đơn chức A,B,C trong đó B,C là 2 đồng phân. Đốt cháy hoàn toàn 0,04 mol hỗn ợp X thu được 1,98 g H2O và 1,568 lít CO2 (đktc). Số mol ancol A bằng 5/3 tổng số mol 2 ancol B,C. CTPT của A,B là: A. CH4O; C3H6O B. CH4O; C3H8O C. CH4O; C4H11O D. C2H6O; C3H8O 21. Trộn 0,5 mol C2H5OH và 0,7 mol C3H7OH thu được hỗn hợp A. Cho A qua dd H2SO4 đặc nóng. Tất cả ancol bị khử nước (H=100%). Lượng anken sinh ra làm mất màu 1 mol brom trong dd. Số mol H2O tạo thành trong sự khử nước là: A. 1 B. 1,1 C. 1,2 D. 0,6 21. Khi đun nóng 1 ancol X với H2SO4 đặc làm xt ở nhiệt độ thích hợp thu được hợp chất hữu cơ Y. Tỉ khối hơi của Y so với X là 0,7. H=100%. CTPT của X là: A. C2H5OH B. C3H7OH C. C4H9OH D. C3H5OH 22. Ancol A tác dụng với Na dư cho thể tích H2 bằng thể tích hơi ancol A đã dùng. Mặt khác đốt cháy hết một thể tích ancol A thu được chưa đến ba thể tích CO2 (các thể tích đo ở cùng đk). Vậy A là: A. ancol etylic B. etylen glicol C. propanđiol D. ancol metylic 23. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol ancol no X cần 4g O2 và thu được 4,4 g CO2. CTPT của X là: A. C2H5OH B. C3H7OH C. C2H4(OH)2 D. C3H5(OH)3 24. Đehirat hóa hoàn toàn hỗn hợp ancol X thu được hỗn hợp Y gồm các olefin. Khi đốt cháy hoàn toàn X thu được 1,76 g CO2. Nếu đốt cháy hoàn toàn Y thì tổng khối lượng H2O và CO2 tạo ra là: A. 2,94 g B. 2,48 g C. 1,76 g D. 2,76 g 25. Đun ancol X với H2SO4 thu được chất hữu cơ Y. H=100%. Tỉ khối của Y so với X là 1,7. CTPT của X là: A. C2H5OH B. C3H5OH C. CH3OH D. C3H7OH 26. Đốt cháy ancol X cho CO2 và H2O theo tỉ lệ mol nCO2 : nH2O = 3:4. Mặt khác cho 0,1 mol ancol X tác dụng với K dư thu 3,36 lít H2 (đktc). CTCT của X là: A. CH3CH2CH2OH B. CH3-CHOH-CH2OH C. HOCH2-CH2-CH2OH D. CH2OH-CHOH-CH2OH 27. Đun nóng 66,4 g hỗn hợp 3 ancol đơn chức với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 55,6 g hốn hợp các ete có số mol bằng nhau. Số mol của mỗi ancol là: A. 0,2 B. 0,3 C. 0,4 D. 0,5 28. Đun m gam hỗn hợp 2 ancol no đơn chức đồng đẳng kế tiếp nhau với H2SO4 đặc ở 140oC thu được hỗn hợp 3 ete có số mol bằng nhau và 2,7 g nước. CTPT của 2 ancol là: A. CH3OH; C2H5OH B. C3H7OH; C4H9OH C. C2H5OH; C3H7OH D. C4H9OH; C5H11OH 29. Cho 1,24 g hỗn hợp 2 ancol tác dụng với Na thoát ra 336 ml H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là: A. 2,85 B. 1,9 B. 3,8 D. 4,6 30. Cho 10 ml ancol etylic 92o tác dụng hết với Na thu được V lít H2 (đktc). Biết khối lượng riêng của nước là 1 g/ml; của ancol là 0,8 g/ml. Giá trị của V là: A. 2,24 B. 1,68 C. 1,792 D. 2,285 31. Cho 2,84 g hỗn hợp 2 ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với một lượng vừa đủ Na thu được 4,6 g chất rắn và V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là: A. 0,672 B. 0,896 C. 1,12 D. 1,344 32. Cho 1,42 g hỗn hợp 2 ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với một lượng vừa đủ Na thu được 2,3 g chất rắn. CTPT của 2 ancol là: A. C2H5OH; C3H7OH B. CH3OH; C3H7OH C. CH3OH; C2H5OH D. C3H5OH; C4H7OH 33. Khi thực hiện phản ứng tách nước với ancol X chỉ thu được anken duy nhất. Oxi hóa hoàn toàn một lượng X thu được 5,6 lít CO2 và 5,4g H2O. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo phù hợp với X A. 2 B. 4 C. 3 D. 5

File đính kèm:

  • doctrac_nghiem_hoa_hoc_lop_11_ancol_phenol.doc