Trắc nghiệm học kỳ II hóa học 10 chương 4: phản ứng oxi hóa khử

CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ

Câu 1. Cho các phản ứng sau:

A. 2HgO 2Hg + O2

B. CaCO3 CaO + CO2

C. Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O

D. 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O

Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2564 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm học kỳ II hóa học 10 chương 4: phản ứng oxi hóa khử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ II HÓA HỌC 10 CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ Câu 1. Cho các phản ứng sau: A. 2HgO 2Hg + O2 B. CaCO3 CaO + CO2 C. Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O D. 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Câu 2. Cho các phản ứng sau: A. 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O B. 2NH3 + 3Cl2 ® N2 + 6HCl C. 2NH3 + 3CuO 3Cu + N2 + 3H2O D. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 ® MnO2 + (NH4)2SO4 Ở phản ứng nào NH3 đóng vai trò chất khử? Câu 3. Trong số các phản ứng sau? A. HNO3 + NaOH ® NaNO3 + H2O B. N2O5 + H2O ® 2HNO3 C. 2HNO3 + 3H2S ® 3S + 2NO + 4H2O D. Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Câu 4. Trong phản ứng: 3NO2 + H2O ® 2HNO3 + NO NO2 đóng vai trò A. là chất oxi hóa. B. là chất khử. C. là chất oxi hóa, nhưng cũng đồng thời là chất khử. D. không là chất oxi hóa và cũng không là chất khử. Chọn đáp án đúng. Câu 5. Phản ứng + 1e ® biểu thị quá trình nào sau đây? A. Quá trình oxi hóa. B. Quá trình hòa tan. C. Quá trình khử D. Quá trình phân hủy. Câu 6. Theo quan niệm mới, quá trình oxi hóa là quá trình A. Thu electron. B. nhường electron. C. kết hợp với oxi. D. khử bỏ oxi. Câu 7. Số mol electron cần dùng để khử 0,75 mol Al2O3 thành Al là A. 0,5 mol. B. 1,5 mol. C. 3,0 mol. D. 4,5 mol. Câu 8. Trong phản ứng: 2Na + Cl2 ® 2NaCl, các nguyên tử Na A. bị oxi hóa. B. Bị khử. C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử. D. không bị oxi hóa, không bị khử. Câu 9. Cho phản ứng: M2Ox + HNO3 ® M(NO3)x + ... Phản ứng trên thuộc loại phản ứng trao đổi khi x có giá trị là bao nhiêu? A. x = 1. B. x = 2. C. x = 1 hoặc x = 2. D. x = 3. Câu 10. Cho phản ứng: Zn + CuCl2 ® ZnCl2 + Cu Trong phản ứng này, 1 mol ion Cu2+ A. đã nhận 1 mol electron. B. đã nhận 2 mol electron. C. đã nhường 1 mol electron. D. đã nhường 2 mol electron. Câu 11. Cho các phản ứng sau: A. Al4C3 + 12H2O ® 4Al(OH)3 + 3CH4 B. 2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2 C. NaH + H2O ® NaOH + H2 D. 2F2 + 2H2O ® 4HF + O2 Phản ứng nào không là phản ứng oxi hóa - khử? Câu 12. Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là A. tạo ra chất kết tủa. B. tạo ra chất khí. C. có sự thay đổi màu sắc của các chất. D. có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố. Câu 13. Trong phản ứng: Zn + CuCl2 ® ZnCl2 + Cu, đồng(II) clorua A. bị oxi hóa B. bị khử C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử D. không bị oxi hóa, không bị khử Câu 14. Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa – khử? A. Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2­ B. FeS + 2HCl ® FeCl2 +H2S­ C. 2FeCl3 + Cu ® 2FeCl2 + CuCl2 D. Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu Câu 15. Trong phản ứng: Cl2 + 2NaOH ® NaCl + NaClO + H2O, các phân tử clo A. bị oxi hóa. B. bị khử. C. không bị oxi hóa, không bị khử. D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử. Câu 16. Số oxi hóa của clo trong axit pecloric HClO4 là A. +3 B. +5 C. +7 D. -1 Câu 17. Theo quan niệm mới, sự khử là A. sự thu electron. B. sự nhường electron. C. sự kết hợp với oxi. D. sự khử bỏ oxi. Câu 18. Trong các phản ứng hóa học, các nguyên tử kim loại A. chỉ thể hiện tính khử. B. chỉ thể hiện tính oxi hóa. C. có thể thể hiện tính oxi hóa hoặc thể hiện tính khử. D. không thể hiện tính khử hoặc tính oxi hóa. Câu 19. Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn không là phản ứng oxi hóa – khử? A. Phản ứng hóa hợp. B. Phản ứng phân hủy. C. Phản ứng thế trong hóa vô cơ. D. Phản ứng trao đổi. Câu 20. Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử? A. Phản ứng hóa hợp. B. Phản ứng thế trong hóa vô cơ. C. Phản ứng phân hủy. D. Phản ứng trao đổi. Câu 21. Cho phản ứng: M2Ox + HNO3 ® M(NO3)3 + ... Khi x có giá trị là bao nhiêu thì phản ứng trên không thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử? A. x = 1 B. x = 2 C. x = 1 hoặc x = 2 D. x = 3 CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN Câu 22. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại? A. Fe. B. Cu C. Zn D. Ag Câu 23. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)? A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm electron B. Có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất C. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hiđro D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron Câu 24. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2): A. Ở điều kiện thường là chất khí B. Có tính oxi hóa mạnh C. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử D. Tác dụng mạnh với nước Câu 25. Trong PTN, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây? A. NaCl. B. KClO3. C. HCl. D. KMnO4. Câu 26. Cho 20 g hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1 g khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu? A. 40,5 g. B. 55,5 g. C. 45,5 g. D. 65,5 g. Câu 27. Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Clorua vôi là muối tạo bởi một kim loại liên kết với một loại gốc axit. B. Clorua vôi là muối tạo bởi hai kim loại liên kết với một loại gốc axit. C. Clorua vôi là muối tạo bởi một kim loại liên kết với hai loại gốc axit. D. Clorua vôi không phải là muối. Câu 28. Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh? A. HCl. B. HF. C. HNO3. D. H2SO4. Câu 29. Đổ dung dịch chứa 1 g HBr vào dung dịch chứa 1 g NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang màu nào? A. Màu đỏ. B. Không đổi màu. C. Màu xanh. D. Không xác định được. Câu 30. Dãy axit nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần? A. HCl, HBr, HI, HF. B. HI, HBr, HCl, HF. C. HBr, HI, HF, HCl. D. HF, HCl, HBr, HI. Câu 31. Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có phản ứng? A. NaCl B. NaF C. NaI D. NaBr Câu 32. Trong phản ứng hóa học sau: SO2 + Br2 + 2H2O ® H2SO4 + 2HBr brom đóng vài trò A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. D. không là chất oxi hóa, không là chất khử. Câu 33. Chọn câu đúng khi nói về flo, clo, brom, iot: A. Flo có tính oxi hóa rất mạnh, oxi hóa mãnh liệt nước. B. Clo có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được nước. C. Brom có tính oxi hóa mạnh, tuy yếu hơn flo và clo nhưng có cũng oxi hóa được nước. D. Iot có tính oxi hóa yếu hơn flo, clo, brom nhưng có cũng oxi hóa được nước. Câu 34. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VIIA (halogen) là: A. ns2np4 B. ns2np5 C. ns2np3 D. ns2np6 Câu 35. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của các halogen có số electron độc thân là: A. 1 B. 5 C. 3 D. 7 Câu 36. Phân tử của các đơn chất halogen có kiểu liên kết: A. Cộng hóa trị B. Tinh thể C. Ion D. Phối trí Câu 37. Từ flo đến iot, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cảu các đơn chất halogen biến đổi theo quy luật: A. tăng dần B. không thay đổi C. giảm dần D. vừa tăng vừa giảm Câu 38. Không tìm thấy đơn chất halogen trong tự nhiên bởi chúng có: A. Khả năng nhận 1 electron B. Tính oxi hóa mạnh C. Số electron độc thân như nhau D. Một lí do khác Câu 39. Để khử một lượng nhỏ khí clo không may thoát ra trong PROTON, người ta dùng hóa chất nào sau đây: A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch Ca(OH)2 C. Dung dịch NH3 D. Dung dịch NaCl Câu 40. Dung dịch HCl đặc nhất ở 25oC có nồng độ A. 27% B. 47% C. 37% D. 33% Câu 41. Axit clohiđric có thể tham gia phản ứng oxi hóa – khử với vai trò: A. Chất khử B. Chất oxi hóa C. Môi trường D. A, B và C đều đúng Câu 42. Trong các hợp chất flo luôn có số oxi hóa âm vì flo là phi kim: A. mạnh nhất B. có bán kính nguyên tử nhỏ nhất C. có độ âm điện lớn nhất D. A, B và C đều đúng CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNH Câu 43. Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cưc? A. H2S B. Al2S3 C. O2 D. SO2 Câu 44. Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng: S + H2SO4 3SO2 + 2H2O Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là A. 1 : 2 B. 2 : 1 C. 1 : 3 D. 3 : 1 Câu 45. Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử? A. S, Br2, Cl2 B. Cl2, O3, S C. Na, F2, S D. Br2, O2, Ca Câu 46. Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia những phản ứng sau: SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4 (1) SO2 + 2H2S 3S + 2H2O (2) Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên? A. Phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa. B. Phản ứng (2): SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa. C. Phản ứng (2): SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử. D. Phản ứng (1): Br2 là chất oxi hóa, phản ứng (2): H2S là chất khử. Câu 47. Cho phản ứng hóa học: H2S + 4Cl2 + 4H2O H2SO4 + 8HCl Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng? A. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử. B. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử. C. H2S là chất khử, H2O là chất khử. D. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử. Câu 48. Một hợp chất có thành phần theo khối lượng 35,96% S; 62,92% O và 1,12% H. Hợp chất này có công thức hóa học là A. H2SO3. B. H2S2O7. C. H2SO4. D. H2S2O8. Câu 49. Số oxi hóa của lưu huỳnh trong một loại hợp chất oleum H2S2O7 là A. +2. B. +6. C. +4. D. +8. Câu 50. Cho phương trình hóa học: H2SO4 (đặc) + 8HI 4I2 + H2S + 4H2O Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất các chất? A. H2SO4 chất oxi hóa, HI là chất khử. B. HI bị oxi hóa thành I2, H2SO4 bị khử H2S. C. I2 oxi hóa H2S thành H2SO4 và nó bị khử HI. D. H2SO4 oxi hóa HI thành I2 và nó bị khử thành H2S. Câu 51. Khác với nguyên tử O, ion oxit O2- có A. bán kính ion nhỏ hơn và nhiều electron hơn. B. bán kính ion nhỏ hơn và ít electron hơn. C. bán kính ion lớn hơn và nhiều electron hơn. D. bán kính ion lớn hơn và ít electron hơn. Câu 52. Khí oxi điều chế được có lẫn hơi nước. Dẫn khí oxi ẩm đi qua chất nào sau đây để được khí oxi khô? A. Al2O3. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch Ca(OH)2. D. CaO. Câu 53. Cho phản ứng hóa học: SO2 + Br2 + H2O HBr + H2SO4 Hệ số của chất oxi hóa và hệ số của chất khử trong PTHH của phản ứng trên là: A. 1 và 1. B. 2 và 1. C. 1 và 2. D. 2 và 2. Câu 54. Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử? A. H2S. B. O3. C. SO2. D. H2SO4. Câu 55. Có những phân tử và ion sau đây: A. SO32-. B. S2-. C. SO2. D. SO42-. Phân tử hoặc ion nào có nhiều electron nhất? Câu 56. Số mol H2SO4 cần dùng để pha chế 5 lít dung dịch H2SO4 2 M là A. 10 mol. B. 2,5 mol. C. 5,0 mol. D. 20mol. Câu 57. Một hỗn hợp gồm 13 g kẽm và 5,6 g sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, dư. Thể tích khí hiđro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là A. 4,48 lít. B. 6,72 lít. C. 2,24 lít. D. 67,2 lít. Câu 58. khối lượng (g) của 50 lít khí oxi ở đktc là: A. 68 B. 71,4 C. 75 D. 84 Câu 59. Khí nào sau đây không cháy trong oxi không khí: A. CO B. CH4 C. H2 D. CO2 Câu 60. Có bao nhiêu mol FeS2 tác dụng với oxi để thu được 64 g khí SO2 theo PTHH: 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 A. 0,4 B. 1,2 C. 0,5 D. 0,8 Câu 61. Một lít nước ở đktc hòa tan 2,23 lít khí hiđro sunfua. Nồng độ % của H2S trong dung dịch thu được là: A. 0,23% B. 0,35% C. 0,34% D. 3,4% Câu 62. Cho hỗn hợp khí gồm 0,8 g oxi và 0,8 g hiđro tác dụng nhau. Khối lượng nước thu được là: A. 1,6 g B. 0,9 g C. 1,2 g D. 1,4 g Câu 63. Cho dãy biến hóa sau: E F G H Na2SO4 E, F, G, H có thể lần lượt là dãy các chất nào sau đây? A. FeS2, SO2, SO3, H2SO4 B. SO2, S, SO3, NaHSO4 C. SO2, FeS, SO3, NaHSO4 D. Tất cả đều đúng. Câu 64. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 1,5 M. Muối thu được gồm: A. Na2SO4 B. NaHSO3 C. Na2SO3 D. NaHSO3 và Na2SO3 Câu 65. Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng và H2SO4 đặc đều cho cùng một loại muối? A. Fe B. Cu C. Al D. Ag ----- hết ----- ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10-HK2 1A 2D 3C 4C 5A 6B 7B 8A 9D 10B 11A 12D 13B 14B 15D 16C 17A 18A 19D 20B 21D 22C 23B 24B 25C 26B 27C 28B 29C 30B 31B 32B 33A 34B 35A 36A 37A 38B 39C 40C 41D 42D 43C 44B 45A 46B 47A 48D 49B 50C 51C 52D 53A 54C 55D 56A 57B 58B 59D 60C 61B 62B 63A 64D 65C

File đính kèm:

  • docTrac nghiem hoa 10 HKIIDA gdtx.doc
Giáo án liên quan