TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 8
Câu1: Càng lên cao áp suất khí quyển:
A. càng tăng B. càng giảm C. không thay đổi D. có thể tăng và có thể giảm
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lại như cũ B.Xăm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ
C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng
D.Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên
Câu 3: trong thí nghiệm Tô-ri-xe-li nếu không dùng thuỷ ngân có trọng lượng riêng 13600N/m3 thì chiều cao cột rượu là?
A. 1292m B. 12,92m C.1,292m D.192,2m
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Vật lý 8 - Chương I: Cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 8
Câu1: Càng lên cao áp suất khí quyển:
A. càng tăng B. càng giảm C. không thay đổi D. có thể tăng và có thể giảm
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lại như cũ B.Xăm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ
C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng
D.Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên
Câu 3: trong thí nghiệm Tô-ri-xe-li nếu không dùng thuỷ ngân có trọng lượng riêng 13600N/m3 thì chiều cao cột rượu là?
A. 1292m B. 12,92m C.1,292m D.192,2m
Câu 4: trường hợp nào sau đây không phải do áp suất khí quyển gây ra?
A. uống sữa tươi trong hộp bằng ống hút B.thuỷ ngân dâng lên trong ống tô-ri-xe-li
D.khi được bơm, lốp xe căng lên C. khi bị xì hơi, bóng bay bé lại
Câu 5:vì sao càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm?
A. chỉ vì bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất càng giảm B.chỉ vì mật độ khí quyển càng giảm
C. chỉ vì lực hút của trái đất lên các phân tử không khí càng giảm D. vì cả ba lý do trên
Câu 6:một ống thuỷ tinh hình trụ đựng chất lỏng đang được đặt thẳng đứng. Nếu nghiêng ống đi sao cho chất lỏng không chảy ra khỏi ống, thì áp suất chất lỏng gây ra ở đáy bình là:
A. tăng B. giảm C. không đổi D. bằng không
Câu 7: hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất đựng chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1; bình thứ 2 chứa chất lonhr có trọng lượng riêng d2=1,5d1, chiều cao h2=0,6h1. nếu gọi áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1 là p1, lên đáy bình 2 là p2 thì
A p2=3 p1 B. p2=0.9 p1 C. p2=9 p1 D. p2=0,4 p1
Câu 8. trường hợp nào sau đây áp lực của người đặt lên mặt sàn là lớn nhất:
A. người đứng cả hai chân C. người đứng cả 2 chân nhưng cuí gập xuống
B. người đứng co một chân D. người đứng cả 2 chân nhưng tay cầm quả tạ
Câu 9. trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào không đúng?
A.muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép B. muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép
C. muốn giảm áp suất thì giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép
D. muốn giảm áp suất thì giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép
Câu 10. câu so sánh áp suất và áp lực naò sau đây là đúng?
A. áp suất và áp lực có cùng đơn vị đo B. áp suất có số đo bằng độ lớn của áp lực trên 1 đơn vị diện tích
C. áp lực là lực ép vuông góc với mặt bị ép, áp suất là lực ép không vuông góc với mặt bị ép
D. giữa áp suất và áp lực không có mối quan hệ nào
câu 11: một áp lực 600N gây áp suất 3000N/m2 lên diên tích bị ép có độ lớn:
A. 2000 cm2 B. 200 cm2 C. 20 cm2 D. 0,2 cm2
Câu 12:hai người có khối lượng lần lượt là m1, m2. người thứ nhất đứng trên tấm ván diện tích S1, người thứ 2 đứng trên tấm ván diện tích S2 . nếu m2=1,2m1, và S1=1,2S2 , thì khi so sánh áp suất hai người tác dụng lên mặt đất, ta có:
A. p1= p2 B. p1=1,2 p2 C. p2=1,44 p1 D. p2= 1,2p1
Câu 13: khi xe máy đang chuyển đọng trên mặt đường nằm ngang thì áp lực do xe tác dụng lên mặt đất có độ lớn;
A. trọng lượng của xe và người đi xe B. lực kéo của động cơ xe máy
C. lực cản của mặt đường tác dụng lên xe D. không
Câu 14: pá lực của một vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng tác dụng lên mặt phẳng này có cường độ:
A. bằng trọng lượng của vật B. nhỏ hơn trọng lượng vật
C. lớn hơn trong lượng vật D. bằng lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng
Câu 15: người ta dùng một cái đột để đục lỗ trên 1 tấm tôn. Nếu diện tích của mũi đột là 0,4mm2, áp lực búa tác dụng vào đột là 60N, thì áp suất do mũi đột tác dụng lên tấm tôn là:
A. 15N/m2 B. 15.107 N/m2 C. 15103 N/m2 D. 15104N/m2
Câu 16: trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?
A. lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường B. lực xuất hiện làm mòn đế dày
C. lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn
D. lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động
Câu 17: cách làm nào sau đây làm giảm được lực ma sát:
A. tăng độ nhám của mặt tiếp xúc B. tăng lực ép lên mặt tiếp xúc
C. tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc D. tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
Câu 18: câu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?
A.lực ma sat cùng hướng với hướng chuyển động của vật B.khi chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy
C . khi chuyển động chậm dần , lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy
D. lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này lên vật kia.
Câu 19: lực ma sát xuất hiện khi
A.quyển sách để yên trên mặt phẳng nằm nghiêng B.oto đang chuyển động đột ngột hãm phanh
C. quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng D. xe đạp đang xuống dốc
Câu 20: một vật nằm trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để truyền cho nó một vận tốc. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì:
A. trọng lực B. quán tính C. lực búng của tay D. lực ma sát
Câu 21: Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?
A. ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp xe máy B. ma sát giữa cốc nước đặt trên bàn và mặt bàn
C. ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đạp đang chuyển động D. ma sát giữa má phanh với vành xe
Câu 22 : một vật đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang. Khi tác dụng lên vật một lực có phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N thì vật nằm yên. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật khi đó có
phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ 2N
ù phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N
phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ lớn hơn 2N
phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ lớn hơn 2N
Câu 23: đặt vật trên mặt bàn nằm ngang, móc lực kế vào vật rồi kéo sao cho lực kế luôn song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó
A. bằng cường độ ma sát nghỉ tác dụng lên vật B. bằng cường độ ma sát trượt tác dụng lên vật
C. lớn hơn cường độ ma sát trượt tác dụng lên vật D. nhỏ hơn cường độ ma sát trượt tác dụng lên vật
Câu 24: nhận xét nào sau đây về lực tác dụng lên otô chuyển động trên đường là sai?
lúc khởi hành lực kéo mạnh hơn lực ma sát nghỉ
khi chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang lực kéo cân bằng với lực ma sát lăn
để xe chuyển động chậm lại chỉ câcf hãm phanh để chuyển lực ma sát lăn thành lực ma sát trượt
cả 3 ý kiến đều sai
Câu 25: trường hợp nào sau đây lực ma sát có hại?
khi kéo co, lực ma sát giữa hai chân của vận động viên với mặt đất, giữa tay vận động viên với dây kéo
khi máy vận hành, ma sát giữa các ổ trục các bánh răng làm máy móc sẽ bị mòn đi
rắc cát trên đường ray khi tàu lên dốc
rắc nhựa thông vào bề mặt dây cuaroa, vào cung dây đàn vi-ô-lông, đàn nhị
Câu 26: trường hợ hai lực cùng cường độ, cùng phương p nào sau đây lực ma sát không phải là lực ma sát lăn?
A. ma sát giữa các trục bi trong ổ trục quay B. ma sát giữa bánh xe và mặt đường khi đi trên đường
C. ma sát giữa các con lăn và mặt đường khi di chuyển vật nặng đi trên đường
D. ma sát giữa khăn lau và mặt sàn khi lau nhà
Câu 27: cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên?
A. hai lực cùng cường độ, cùng phương. C. hai lực cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều
B. hai lực cùng phương, ngược chiều D. hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng 1 đt, ngược chiều
Câu 28: khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng
A. vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần B. vật đang chuyển động sẽ dừng lại
C. vật đang chuyển động đều sẽ ko còn chuyển động nữa
D. vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi
Câu 29: hành khách ngồi trên xe ôt o đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe
A. đột ngột giảm tốc B. đột ngột tăng tốc
C. đột ngột rẽ trái D. đột ngột rẽ phải
Câu 30: cặp lực nào là lực cân bằng (hinh t17)
A hình a B. hình a và b C. hình c và d D. hình d
Câu 31: nếu vật chịu tác dụng của lực ko cân bằng, thì lực này sẽ ko thể làm vật
A. đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh lên B. đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại
C. đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều D. bị biến dạng
Câu 32: khi xeđạp, xe máy xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn â nên hãm phanh bánh nào?
A. bánh trước B. bánh sau C. đồng thời cả hai bánh D. bánh trước hoặc bánh sau đều được
Câu 33: một vật chuyển động khi chụi tác dụng của hai lực là lực kéo và lực cản, có đồ thị vận tốc (htr 19). Sự cân bằng lực xảy ra ở giai đoạn nào của chuyển động?
A. OA B. AB C. BC D. cả 3 giai đoạn
Câu 34: trong chuuyển động được mô tả (htr19) . chon nhận xét dúng về tỉ số giữa lực kéo và lực cản Fk/Fc
A nhỏ hơn 1 trong giai đoạn AO B. lớn hơn 1 trong giai đoạn AB
C. lớn hơn 1 trong giai đoạn BC D. bằng 1 trong giai đoạn AB
Câu 35: hinh 3.1 tr8 ghi lại vị trí hòn bi khi nó lăn từ A đến D trên các doạn đường AB,BC,CD sau những khoảng thời gian bằng nhau. Trong các câu của mỗi phần sau đây, câub nào mô tả đúng tính chất chuyển động của hòn bi?
Phần 1:
A. hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường AB B. hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường CD
C. hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường BC D. hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường từ A đến D
Phần 2:
A. hòn bi chuyển động nhanh dần trên đoạn đường AB B. hòn bi chuyển động nhanh dần trên đoạn đường BC
C. hòn bi chuyển động nhanh dần trên đoạn đường CD D. hòn bi chuyển động nhanh dần trên đoạn đường AD
Câu 36: một người đi quãng đường s1 với vận tốc v1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 với vận tốc v2 hết t2 giây.
Dùng công thức nào để tính vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường
A. vtb=(v1+v2)/2 B. vtb=v1/s1+v2/s2 C. vtb=(s1+s2)/(t1+t2) D. cả 3 công thức trên đều ko đúng
Câu 37: chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?
A vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống B. vận động viên chạy 100m đang về đích
C. máy bay bay từ Hà Nội vao TPHCM D. không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều
Câu 38: một vật chuyển động không đều. Biết vận tốc trung bình của vật trong 1/3 thời gian đầu là 12m/s; trong thời gian còn lại là 9m/s. vận tốc trung bình của vật trong suất thời gian chuyển động là
A. 10,5 m/s B. 10 m/s C. 9,8 m/s D. 11 m/s
Câu 39: Chuyển động “lắc lư” của con lắc đồng hồ là chuyển động (htr11):
A. thẳng đều B. tròn đều C. ko đều , từ vtrí 1 đến vtrí 2 là nhanh dần, còn từ vtrí 2 đến vtrí 3 là chậm dần
D. ko đều , từ vtrí 1 đến vtrí 2 là chậm dần, còn từ vtrí 2 đến vtrí 3 là nhanh dần
Câu 40; một xe oto đi trên đoạn đường thứ 1 với vận tốc 36Km/h, trên đoạn đường thứ hai dài 9Km và tiếp đến đoạn đường thứ 3 dài 5Km với vận tốc 45Km/h.vận tốc trung bình của oto trên toàn bộ quăng đường là:
A. 21 km/h B 48 km/h C. 45 km/h D. 37 km/h
File đính kèm:
- tracnghiemchuong1lop8.doc