Trắc nghiệm về Cấu tạo nguyên tử

Bài 1:

Cho hai nguyên tố X ( Z = 11) và Y (Z = 13)

A. Độ âm điện của X < Y

B. Bán kính nguyên tử của X < Y

C. Tính kim loại của X >Y

D.Năng lượng ion hoá thứ nhất của X<Y

Hãy chọn câu trả lời đúng.

 

doc1 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm về Cấu tạo nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 3. Bài 1: Cho hai nguyên tố X ( Z = 11) và Y (Z = 13) A. Độ âm điện của X < Y B. Bán kính nguyên tử của X < Y C. Tính kim loại của X >Y D.Năng lượng ion hoá thứ nhất của X<Y Hãy chọn câu trả lời đúng. Bài 2: Biết rằng nguyên tố cacbon thuộc chu kỳ 2, nhóm IVA. Cấu hình electron và tính chất hoá học của cacbon là : A. 1s22s22p2, tính khử và oxi hoá B. 1s22s22p3, tính khử C. 1s22p4, tính oxi hoá D. 1s22s22p2, tính oxi hoá Bài 3: Một nguyên tố R thuộc phân nhóm chính nhóm III, hợp chất oxit cao nhất của R có khối lượng phân tử bằng 187,44 đvC. Tên và công thức oxit của R là: A. B và B2O3 B. Al và Al2O3 C. Ga và Ga2O3 D. P và P2O3 Bài 4: Bạn Thắm đố bạn Tươi bằng cách nêu lên các phát biểu về quy luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học như sau: A. Tính chất của các nguyên tố cũng như thành phần và tính chất của các đơn chất và hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. B. Tính chất của các nguyên tố cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. C. Tính chất của các nguyên tố cũng như thành phầnn và tính chất của các đơn chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi không tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. Em hãy giúp bạn Tươi để chọn phát biểu đúng nhất Bài 5: Cho các hidroxit: Mg(OH)2, Al(OH)3, KOH, NaOH Dãy nào được sắp xếp theo chiều tăng dần tính bazơ của chúng ? A. KOH < NaOH < Al(OH)3 < Mg(OH)2 B.Al(OH)3<NaOH< KOH < Mg(OH)2 C. Al(OH)3 < Mg(OH)2<NaOH < KOH D. Mg(OH)2<Al(OH)3<NaOH<KOH Bài 6: Xét ba nguyên tố có cấu hình electron là: (X): 1s22s1 (Y): 1s22s2 (Z): 1s22s22p1 Hidroxit của X, Y, Z được xếp theo thứ tự tăng dần là: A. XOH< Y(OH)2<Z(OH)3 B. Z(OH)3 <XOH < Y(OH)2 C. Z (OH)3 >XOH > Y(OH)2 D. Z(OH)3 < Y(OH)2 < XOH Bài 7: Biết cấu hình electron của các nguyên tố A, B, C, D, E: A. 1s22s22p63s1 B. 1s22s22p63s23p64s2 C. 1s22s22p2 D. 1s22s22p63s23p2 E. 1s22s22p63s23p5 Thứ tự tăng tính phi kim của các nguyên tố được sắp xếp trong trường hợp nào là đúng ? A. D < A < B < C < E B. E <C < A< B < D C. A < B<C<D<E D.A<B<D<C<E Bài 8: Những tính chất nào sau đây biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử ? A. Hoá trị cao nhất của nguyên tố đối với oxi; hoá trị với hiđro B. Số electron của nguyên tố C. Tính axit – bazơ của các oxit và hiđro D. Khối lượng nguyên tử E. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố. Bài 9: Hoà tan 46gam một hỗn hợp Ba và hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước, ta thu được dung dịch D và 11,2 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng vẫn chưa kết tủa hết Ba. Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng còn dư Na2SO4 . Tên hai kim loại đó là: A. Liti và Natri B. Natri và Kali C. Kali và Rubidi D. Liti và Kali Bài 10: Cho 9,8 gam một hỗn hợp hai kim loại A, B ở hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA tác dụng với HCl dư thì thu được 13,44dm3 khí hiđrô (đktc). Hai kim loại A, B lần lượt là: A. B và Al B. Al và Ga C. Ga và In D. B và Ga

File đính kèm:

  • docCau tao nguyang tu va BTH LH 0908540547.doc
Giáo án liên quan