Trường:THCS Suối Ngô - Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 3

1. MỤC TIÊU:Giúp hs:

 1.1.Kiến thức:

-HS biết: Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích tức nước vỡ bờ.

-HS hiểu: Gi trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn. Và những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tc giả.

 1.2. Kĩ năng:

-HS thực hiện được:Tóm tắt văn bản truyện.

 +Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.

-HS thực hiện thnh thạo: Phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học.

 1.3.Thái độ:

-Thĩi quen: Cảm thông với những khổ đau của người nông dân trước CM tháng Tám.

-Tính cch: Trn trọng vẻ đẹp tâm hồn và sức sống ở họ.

 -GDKNS: Trình by suy nghĩ, trao đổi về số phận nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.

 

doc16 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trường:THCS Suối Ngô - Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 TỨC NƯỚC VỠ BỜ Trích “TẮT ĐÈN” – Ngô Tất Tố Tiết : 9 ND:4/ 9/ 2013 Bài:3 1. MỤC TIÊU:Giúp hs: 1.1.Kiến thức: -HS biết: Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích tức nước vỡ bờ. -HS hiểu: Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn. Và những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả. 1.2. Kĩ năng: -HS thực hiện được:Tĩm tắt văn bản truyện. +Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực. -HS thực hiện thành thạo: Phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học. 1.3.Thái độ: -Thĩi quen: Cảm thơng với những khổ đau của người nơng dân trước CM tháng Tám. -Tính cách: Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn và sức sống ở họ. -GDKNS: Trình bày suy nghĩ, trao đổi về số phận nơng dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: Tình thế của gia đình Chị Dậu. 3. CHUẨN BỊ: 3.1.Giáo viên: Chân dung Ngô Tất Tố 3.2.Học sinh: Đọc, trả lời các câu hỏi SGK. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :Kiểm tra sĩ số hs. 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Khi kể về cuộc đối thoại của người cô với bé Hồng, tác giả đã sử dụng nghệ thuật tương phản.(10 đ) a/ Hãy chỉ ra phép tương phản này. b/ Nhận xét về ý nghĩa của phép tương phản đó. a/ Đặt hai tính cách trái ngược nhau: Tính cách hẹp hòi, tàn nhẫn của người cô >< Tính cách trong sáng, giàu tình yêu thương của bé Hồng. b/ Làm bật lên tính cách tàn nhẫn của người cô. Khẳng định tình mẫu tử trong sáng cao cả của bé Hồng. Câu 2: Tĩm tắt đoạn trích tức nước vỡ bờ.(10 đ) -Hs tĩm tắt, gv nhận xét. 4.3.Tiến trình bài học: Giới thiệu bài: Ngô Tất Tố là lá cờ đầu của dòng văn học hiện thực 1930 – 1945, ông đặc biệt thành công về đề tài nông dân. “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố. Hôm nay, chúng ta sẽ học một đoạn trích của tác phẩm trên đó là văn bản “Tức nước vỡ bờ” (giáo viên ghi tựa bài ). HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Hướng dẫn: Đọc – kể – tóm tắt – giải thích từ khó. (TG:10P) *Mục tiêu: -HS nắm được:Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích tức nước vỡ bờ. -HS thực hiện được tĩm tắt văn bản truyện. *Yêu cầu: Đọc làm rõ không khí truyện hồi hộp, khẩn trương, căng thẳng ở đoạn đầu, bi hài, sảng khoái ở đoạn cuối; chú ý thể hiện sự tương phản, đối lập giữa các nhân vật. Giáo viên đọc mẫu một đoạn. à Học sinh đọc tiếp và nhận xét cách đọc của nhau. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm Học sinh đọc lại phần chú thích trong SGK/31 à giáo viên chốt lại. * Giáo viên giới thiệu tiểu thuyết Tắt đèn – chân dung tác giả Sưu – thuế à phân biệt sự giống, khác ở 2 từ này. Sưu: Thuế thân – thuế đinh: Thuế đánh vào thân thể, mạng sống của con người. Thuế thân chỉ đánh vào những người đàn ông (đinh) từ 18 tuổi trở lên 60 tuổi. Phụ nữ không phả nộp thứ thuế này. à phân biệt với thuế ruộng (điền). Sưu: là một hình thức thuế vô lý, vô nhân đạo nhất trong xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc vì nó coi con người cũng như súc vật, hàng hoá. Ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công, một trong những sắc lệnh đầu tiên do Hồ chủ tịch kí là sắc lệnh xoá bỏ vĩnh viễn thuế thân (sưu). Học sinh đọc và tóm tắt đoạn trích theo bố cục 2 đoạn nhỏ: a/ Cảnh buổi sáng ở nhà Chị Dậu. (Từ đầu … “ngon miệng hay không?”). b/ Đoạn còn lại: Cuộc đối mặt với bọn cai lệ – người nhà lí trưởng; Chị Dậu vùng lên cự lại. Giáo viên: ngoài 12 chú thích ở SGK, giáo viên cần giải thích thêm các từ. Hoạt động 2:Tìm hiểu chi tiết văn bản (TG:15P) *Mục tiêu: -HS hiểu: Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn. Và những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả. -HS biết phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học. -HS biết cảm thơng, chia sẻ với những người nơng dân trước CM/8 Giáo viên: có thể nói, toàn bộ nội dung đoạn trích kể về chuyện buổi sáng ở nhà Chị Dậu, khi anh Dậu vừa tỉnh lại, Chị thương xót vừa lo lắng vừa hồi hộp chờ đợi bọn người nhà lí trưởng lại sắp đến thúc sưu. Câu chuyện vừa tạm chùng xuống thì lại đã bắt đâøu có dấu hiệu căng lên, khi: Chị Dậu hối hả múc cháo, quạt, … Anh Dậu cố ngồi dậy húp cháo … Không khí căng thẳng … GV: Qua đây, có thể thấy được tình cảnh của Chị Dậu như thế nào? Mục đích duy nhất của chị giờ đây là gì? Có thể gọi đoạn này một cách hình ảnh là thế tức nước đầu tiên được không? Giáo viên chuyển ý Chính tình thương yêu này sẽ quyết định phần lớn thái độ và hành động của chị trong đoạn tiếp theo. GV: Giải thích từ cai lệ? Cai lệ là danh từ chung hay danh từ riêng? Tên cai lệ này có vai trò gì trong vụ thuế ở làng Đông Xá? HS: Học sinh kết hợp xem chú thích 4 / SGK trang 32 và trả lời câu hỏi. Giáo viên:Ở làng Đông Xá, cai lệ được coi là tên tay sai đắc lực của quan phủ, giúp bọn lí dịch tróc nã những ngưòi nghèo chưa nộp đủ tiền sưu thuế. Học sinh thảo luận vấn đề ( giáo viên ghi vào bảng phụ ) à cử đại diện phát biểu. GV: Trong đoạn văn ngắn vừa đọc, em thấy tên cai lệ hiện lên như thế nào? Bản chất tính cách y ra sao? Giáo viên: hắn hung dữ, độc ác, tàn nhẫn, táng tận lương tâm, chỉ biết làm theo lệnh quan thầy. Đánh trói, bắt người là nghề của hắn. GV: Những lời nói, cử chỉ và hành động của y đối với anh Dậu, với Chị Dậu khi đến thúc sưu được Ngô Tất Tố miêu tả như thế nào? HS: - Ngôn ngữ cửa miệng của hắn là: quát, thét, chửi, mắng, hầm hè; cử chỉ, hành động của hắn là cưc kỳ thô bạo, vũ phu: sầm sạp tiến vào, trợn ngược hai mắt, giật phát cái thừng, sầm sập chạy tới, bịch mấy bịch, tát đánh bốp, sấn đến, nhảy vào … Giáo viên: Cai lệ bỏ ngoài tai những lời van xin thảm thiết của Chị Dậu. Tiếng kêu khóc như ri của hai đứa trẻ khốn nạn, chẳng làm hắn mảy mai động lòng … Hắn như một công cụ bằng sắt vô tri vô giác, chỉ còn một mục đích duy nhất phải thực hiện bằng bất kỳ giá nào: bắt trói anh Dậu, giải ra đình theo lệnh quan. GV: Chi tiết cai lệ bị Chị Dậu “ấn giúi ra cửa, ngã chỏng quèo trên mặt đất, miếng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu” đã gợi cho em cảm xúc và liên tưởng gì? HS: - Tàn ác, đểu cáng, phũ phàng … Chỉ quen bắt nạt, đe doạ, áp bức … à thực lực thì yếu ớt, hèn kém và đáng cười. GV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật của tác giả? HS: … Cai lệ và người nhà lí trưởng hiện lên rất sinh động, rất sắc nét, đậm chất hài dưới ngòi bút hiện thực Ngô Tất Tố. Giáo viên nhắc lại tình học sinh thế của Chị Dậu khi bọn tay sai “sầm sập” tiến vào. GV: Khi thấy bọn cường hào kéo đến, phản ứng anh Dậu ra sao? HS: … Sợ quá và lăn đùng ra à chỉ còn một mình Chị Dậu đối phó với lũ ác ôn. * Học sinh phân tích diễn biến tâm lý Chị Dậu trong đoạn trích. GV: Mở đầu và trong suốt cả giai đoạn đầu tiên, trước thái độ hống hách, đe doạ, sỉ nhục, chửi mắng, khinh mạt lại mỉa mai của hai tên tay sai, thái độ của chị thế nào? HS: Chị Dậu xưng cháu, gọi ông “xin hai ông trông lại” GV: Khi nào ở chị có dấu hiệu phản ứng và chị đã phản ứng như thế nào? Giáo viên: Chị đã cự lại bằng lời lẽ và thay đổi cách xưng hô. GV: Em có nhận xét gì về lời lẽ “xưng hô: tôi – ông” ở đây? HS: Ngang hàng à ngữ “không được phép” tự nhiên vang lên một cách bất ngờ à không còn là lời van xin mà là lời cảnh báo. GV: Sự phản khán quyết liệt của Chị Dậu với niềm căm giận ngùn ngụt và cách xưng hô “mày, bà” biểu hiện điều gì? HS: Thái độ khinh bỉ cao độ. GV: Theo em, do đâu mà Chị Dậu – một người phụ nữ con mọn, than cô thế cô – lại có thể quật ngã hai tên tay sai? Do bị áp bức quá đáng, chị không còn chịu đựng được nữa. Nhưng những nguyên nhân sâu xa là do tình thương yêu chồng, chị phải đánh người để cứu chồng. GV: Khi Chị Dậu đánh nhau với bọn tay sai, anh Dậu đã can ngăn. Chị Dậu đã trả lời anh ra sao? Em đồng tình với ai? Vì sao? (Học sinh thảo luận) Lời anh Dậu rất đúng trong cái trật tự phong kiến tàn bạo đó nhưng Chị Dậu lại không chấp nhận cái vô lý ấy. Chị đã biết trước hậu quả việc mình làm nhưng không hề sợ hãi. Câu trả lời cho thấy thái độ không muốn sống cúi đầu của chị, ta thấy ở chị có một sức sống tiềm tàng nhưng mạnh mẽ. Giáo viên: Hành động chống trả của Chị Dậu còn mang tính chất tự phát, đơn độc, chưa có ý thức và phương hướng rõ ràng. Đây chỉ mới là kết quả của quá trình “Tức nước vỡ bờ”. Nhưng chị vẫn là gạch nối giữa người phụ nữ Việt Nam trong quá khứ và người phụ nữ trong thời đaị cách mạng sau này. Hoạt động 3: (TG:3p) Mục tiêu:Tìm hiểu nhan đề văn bản GV: Em hiểu như thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích? Theo em, đặt tên như vậy có thoả đáng không? Vì sao? HS: Tức nước: là sự áp bức tàn nhẫn củatên cai lệ đối vớ Chị Dậu (và anh Dậu) Vỡ bờ: là sự vùng lên của Chị Dậu khi không thể chịu đựng được nữa. è Đó chính là quy luật có áp bức dứt khoát sẽ có đấu tranh. Thành ngữ “Tức nước vỡ bờ” dược lấy làm nhan đề văn bản rất hợp lý. Hoạt động 3:TG:5p Mục tiêu: Hướng dẫn tổng kết GV: Em hãy khái quát nội dung nghệ thuật văn bản? GV: Nêu ý nghĩ văn bản? HS: GDKNS: Qua bài này chúng ta nhận thức thêm được những điều gì về xã hội, vè nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng 8, về người nông dân, đặc biệt là người phụ nữ nông dân Việt Nam từ hình ảnh Chị Dậu? HS: Chị Dậu là người phụ nữ nông dân hết mực yêu thương chồng và tìm mọi cách để bảo vệ chồng trong hoàn cảnh cùng đường, khốn quẫn của mùa sưu thuế. Ở người phụ nữ ấy còn có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ thể hiện qua việc chị vùng lên dánh ngã một lúc cả hai tên tay sai. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ lao động ở nông thôn nước ta trước cách mạng tháng 8, cho dù họ phải sống trong một cuộc sống vô cùng gian nan, khổ cực. I. Đọc- Tìm hiểu chung văn bản: 1.Tác giả - tác phẩm - Ngô Tất Tố (1893 – 1964) xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. - Thể loại: Tiểu thuyết (trích chương XVII tiểu thuyết “Tắt đèn”) 2. Giải thích từ khó - Thuế thân: (sưu) Là thuế đánh vào từng người dân. Thuế đinh: là người đàn ông thuộc lứa tuổi phải đóng thuế thân và di lính trong thời phong kiến. 3. Bố cục II. Tìm hiểu chi tiết văn bản: 1. Tình thế của gia đình Chị Dậu: -Thê thảm, đáng thương, và nguy cấp. Thiếu tiền sưu. Anh Dậu “đang ốm đau, rề rề” à Chị phải bảo vệ chồng. 2. Nhân vật tên cai lệ Tên tay sai chuyên nghiệp mạt hàng của quan huyện, quan phủ. Hung dữ, độc ác, tàn nhẫn … è Quen bắt nạt, đàn áp nhưng thực lực thị yếu ớt, hèn kém. 3. Nhân vật chị Dậu: Khi bọn cai lệ mới vào Sợ hãi,luống cuống một mực van xin “Run run” – nhà cháu đã túng … “cháu van ông”. Khi cai lệ “chạy sầm sập” đến chỗ anh Dậu: Xám mặt vì lo sợ à vẫn từ tốn, thiết tha. Chị liều mạng cự lại “chồng tôi đang ốm…” à Tư thế ngang hàng Khi cai lệ bằng “cái tát đánh bốp” và nhảy bổ vào chổ anh Dậu: “mày trói ngay chồng bà đi ! Bà cho mày xem!” à “túm lấy cổ hắn … ngã nhào ra thềm.” è Vị trí cao hơn trật tự phong kiến. - “Thà ngồi tù …” è Sức phản kháng tiềm tàng nhưng mạnh mẽ, quyết liệt. III. Tổng kết. ND: Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời. NT:- Khắc hoạ nhân vật rõ nét. - Ngòi bút miêu tả linh hoạt sống động. - Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất đặc sắc. * Ý nghĩa: Với cảm quan nhạy bén, nhà văn Ngơ Tất Tố phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nơng dân hiền lành, chất phát. Ghi nhớ (SGK / 33) 4.4.Tổng kết: Câu 1: Qua hành động và ngôn ngữ tên cai Lệ, em thấy hắn là một người như thế nào? Hung dữ, độc ác, tàn nhẫn … Câu 2: Hãy phân tích tình thế, diễn biến tâm lí, hành động của chị Dậu? * Vì bị áp bức nhiều nên chị phải đứng lên đấu tranh. 4.5.Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học ở tiết này: -Đọc văn bản, thuộc ghi nhớ. -Có thể đặt cho đoạn trích trên những nhan đề khác như thế nào? -Tĩm tắt đọan trích. -Đọc diễn cảm đoạn trích. *Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị bài:Lão Hạc -Đọc-tĩm tắt văn bản. -Tìm những chi tiết nĩi lên hồn cảnh và tâm trạng của Lão Hạc. 5 –PHỤ LỤC: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 3 Tiết :10 XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN ND:4/9/2013 Bài: 3 1. MỤC TIÊU:Giúp hs: 1.1.Kiến thức: -HS biết: Xây dựng đoạn văn trong văn bản. -HS hiểu: Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn. 1.2.Kĩ năng: -HS thực hiện được:Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày trong đoạn văn. + Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định. -HS thực hiện thành thạo: +Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp. 1.3.Thái độ: -Thĩi quen:Viết văn theo chủ đề. -Tính cách: Tính cẩn thận, tỉ mỉ khi làm văn. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: Đoạn văn , cách trình bày nội dung đoạn văn 3. CHUẨN BỊ: 3.1.Giáo viên: Đoạn văn mẫu 3.2. Học sinh: Đọc-trả lời các câu hỏi SGK. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :Kiểm tra sĩ số hs 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Hãy trình bài bố cục của văn bản?(10 đ) - Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề (5đ) - Văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. (5đ) @ Nêu các cách sắp xếp chủ yếu của phần thân bài? - Không gian - Thời gian - Theo sự phát triển của sự vật và theo mạch suy luận Câu 2: Theo em đoạn văn là gì? Trình bày đạn văn đã chuẩn bị ờ nhà (10 đ) -Là đơn vị trên câu, có vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản. 4.3 . Tiến trình bài học: Giới thiệu bài: Thực ra không phải đến bài này các em mới học cách viết đoạn văn. Ngay ở lớp 6 và 7, em đã học cách viết các đoạn văn trong các kiểu văn bản: đoạn văn tự sự, đoạn văn miêu tả, đoạn văn nghị luận. Do vậy, bài học hôm nay sẽ cũng cố, khắc sâu kỹ năng trình bày một đoạn văn trong văn bản. ( giáo viên ghi tựa bài) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1:TG:7p Mục tiêu: Hình thành khái niệm đoạn văn + Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm mục I trong SGK / 34 và trả lời các câu hỏi. GV: Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn? HS: 2 ý - mỗi ý viết thành 1 đoạn văn. Đoạn 1: Giới thiệu về tiểu sử Ngô Tất Tố. Đoạn 2: Giới thiệu “Tắt đèn”. GV: Dấu hiệu hình thức nào có thể giúp em phân biệt đoạn văn? HS: Chữ đầu viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. GV: Vậy thế nào là đoạn văn? HS: Học sinh trả lời theo ghi nhớ à giáo viên chốt ý và ghi bảng à Hoạt động 2:TG:10p Mục tiêu: Tìm hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn. + Học sinh đọc thầm đoạn văn 1, 2 và trả lời GV: Tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tương trong đoạn văn? (Từ ngữ chủ đề). GV: Thế nào là từ ngữ chủ đề? HS: Là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. + Học sinh đọc thầm đoạn văn 2 GV: Ý khái quát bao trùm cả đoạn văn là gì? HS: Đoạn văn đánh giá những thành công xuất sắc của Ngô Tất Tố trong việc tái hiện thực trạng nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng 8 và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của những người lao động chân chính. GV: Câu nào trong đoạn văn chứa đựng ý khái quát ấy? HS: “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố”. GV: Câu chứa đựng ý khái quát của đoạn văn được gọi là câu chủ đề. Em có nhận xét gì về câu chủ đề? HS: Giáo viên gợi ý học sinh trả lời: Về nội dung. Về hình thức. Về vị trí. Giáo viên chốt ý: Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng nói đến trong đoạn văn. Câu chủ đề thường có vai trò định hướng về nội dung cho cả đoạn văn. Hoạt động 3: TG:10p Mục tiêu: Tìm hiểu cách trình bày nội dung đoạn văn. + Học sinh tìm hiểu lại đoạn văn ở mục I và II. GV: Cho biết đoạn văn nào có câu chủ đề và đoạn văn nào không có câu chủ đề. Vị trí câu chủ đề trong mỗi đoạn văn? HS: - Đoạn 1 (mục I) không có câu chủ đề. Đoạn 2 (mục II) và đoạn b mục 2: có câu chủ đề. Vị trí câu chủ đề: Đoạn 2 (mục I) nằm ở đầu đoạn văn. Đoạn b mục II nằm ở cuối đoạn văn. ? Cho biết cách trình bày ý ở mỗi đoạn văn? HS: Đoạn 1 – mục I các ý được lần lượt trình bày trong các câu bình đẳng với nhau. Đoạn 2 – mục I ý chính nằm trong câu chủ đề ở đầu đoạn văn, các câu tiếp theo cụ thể hoá ý chính. Đoạn b – mục II: ý chính nằm trong câu chủ đề ở cuối đoạn văn, các câu phía trước cụ thể hoá ý chính. Giáo viên chốt ý và ghi bảng à Các ý được lần lượt trình bày trong các câu bình đẳng với nhau. Hoạt động 3: TG:15p Mục tiêu:Củng cố các khái niệm @Văn bản “ai Nhầm” chia thành mấy ý? (2 ý). @Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn? (1 đoạn). - HS đọc BT2, xác định yêu cầu - Hướng dẫn: Phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn BT2 - 1HS lên bảng làm, dưới lớp làm ra VBT - HS nhận xét bổ sung - GV nhận xét chốt ý - HS đọc BT3, xác định yêu cầu - Hướng dẫn: - 1HS lên bảng làm, dưới lớp làm ra VBT - HS nhận xét bổ sung - GV nhận xét chốt ý - HS đọc BT4, xác định yêu cầu - Hướng dẫn: - 1HS lên bảng làm, dưới lớp làm ra VBT - HS nhận xét bổ sung. GV nhận xét chốt ý I. Thế nào là đoạn văn? Văn bản: Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”. Là đơn vị trên câu, có vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản. II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn: Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn. a/ Từ ngữ chủ đề Đoạn 1: Ngô Tất Tố (ông, học giả, nhà văn, nhà báo) Đoạn 2: Tắt đèn, tác phẩm, nhà văn, tác giả. b/ Câu chủ đề Thường mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn văn. Lời lẽ ngắn gọn. Có thể đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. 2. Cách trình bày nội dung đoạn văn Đoạn 1 – I: gọi là cách trình bày ý theo kiểu song hành (đoạn văn song hành). Đoạn 1 – II: gọi là cách trình bày ý theo kiểu diễn dịch ( đoạn văn diễn dịch). Đoạn II. 2 b: gọi là cách trình bày ý theo kiểu quy nạp (đoạn văn quy nạp) Ghi nhớ (SGK / 36) III. Luyện tập BT1.Văn bản “Ai nhầm” + 2 ý, mỗi ý một đoạn. BT2. Phân tích cách trình bày đoạn văn: a.Diễn dịch. b.Song hành. c.Song hành. BT3. Với câu chủ đề cho trước, viết đoạn văn diễn dịch sau đó biến đổi thành đoạn văn qui nạp: BT4. Chọn ý trong dàn bài cho trước để viết thành đoạn văn sau đó phân tích cách trình bày. 4.4. Tổng kết: Câu 1:Thế nào là đoạn văn? -Là đơn vị trên câu, có vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản. Câu 2: Nêu các cách trình bày nội dung đoạn văn ? -Đoạn văn thường cĩ từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Các câu trong đoạn văn cĩ nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề bằng các phép diễn dịch, song hành… 4.5.Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học ở tiết này: -Nghiên cứu lại kiến thức lí thuyết + Học ghi nhớ + Bài tập 3, 4 SGK tr 37. + Tìm hiểu mối quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn cho trước, chỉ ra cách trình bày. *Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Bài mới: Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 1 văn tự sự + Ôn lại văn tự sự ở lớp 6, chú ý kết hợp giữa kể , tả và biểu cảm + Lập dàn ý cho 3 đề trong SGK 5- PHỤ LỤC: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 3 Tiết :11- 12 Viết bài tập làm văn số 1 VĂN TỰ SỰ ND:7/ 9/ 2013 1. MỤC TIÊU 1.1.Kiến thức:Giúp học sinh: - HS biết: Hệ thống lại các kiến thức phần văn học thuộc văn bản tự sự – kể chuyện. - HS hiểu: Cách kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm khi làm văn tự sự. 1.2.Kĩ năng: - HS thực hiện được: Rèn kỹ năng viết và phân tích, phát biểu cảm nghĩ, kết hợp tốt các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn. - HS thực hiện thành thạo:Viết văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. 1.3.Thái độ: - Thĩi quen: Biết phân tích, chọn lọc các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự. - Tính cách: Cẩn thận, sáng tạo. 2. MA TRẬN 3. ĐỀ, ĐÁP ÁN Đề: Tuổi học trò thường để lại trong ta nhiều kỷ niệm đẹp. Hãy kể lại những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học của em. Đáp án Mở bài: (1.5đ)đđ Giới thiệu tình huống làm em nhớ đến kỷ niệm lần đầu tiên đi học của em. Thân bài:(7đ) Diễn biến tâm trạng, thái độ … của em khi đi học. (kết hợp miêu tả …) Trên đường đến trường. Tập trung trên sân trường, trước cửa lớp. Vào lớp học tiết học đầu tiên … è Dùng nghệ thuật các phép tu từ như: So sánh, nhân hoá, từ tượng hình, tượng thanh … nhiều hình ảnh sinh đông à cảm xúc trong em). Kết bài: (1.5đ)đđ Cảm nghĩ sâu sắc nhất về ngày đầu tiên đi học của em. Biểu điểm: Điểm 9 – 10: Đảm bảo tốt các yêu cầu, bài làm sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. Điểm 7 – 8: Đạt khá tốt các yêu cầu – Bố cục đủ 3 phần, sai không quá 2 lỗi chính tả và diễn đạt. Điểm 5 – 6: Đạt 2/3 yêu cầu – đủ bố cục 3 phần. Điểm 3 – 4: Diễn đạt chung chung, bố cục không rõ ràng. Điểm 1 – 2: Không nắm phương pháp, yếu. Điểm 0: Không làm bài. 4. KẾT QUẢ: * Thống kê kết quả: LỚP TSHS GIỎI TL KHÁ TL TB TL YẾU TL KÉM TL TB TRỞ LÊN TL 8A1 34 8A2 8A3 TC * Đánh giá ưu điểm , tồn tại: * Ưu điểm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. * Tồn tại: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 5 .PHỤ LỤC: .................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTUAN 3 NH 201314.doc
Giáo án liên quan