Một số thông tin về Tây Ninh

I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:

Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ.

Diện tích khoảng 4708 km².

Phía Bắc và phía Tây giáp Campuchia (240km).

Phía Nam và Đông Nam giáp Long An và TP Hồ Chí Minh.

Phía Đông giáp Bình Dương và Bình Phước.

+Giao thông:

Đường bộ

QL 22 nối TP Hồ Chí Minh –Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài huyện Bến Cầu (Tây Ninh).

QL 22B chạy xuyên qua tỉnh theo hướng Nam Bắc đi Campuchia qua cửa khẩu Xa mát huyện Tân Biên (Tây Ninh).

Đường thủy :

Hệ thống giao thông đường thuỷ khá thuận lợi với hơn 600 km

Các tuyến chính:

Tuyến Vàm Cỏ Đông có chiều dài 157 km.

Tuyến sông Sài Gòn có chiều dài hơn 100km.

+Địa hình:

Nằm ở nơi tiếp giáp vùng núi Tây Nguyên Nam Trung Bộ, và đồng bằng Sông Cửu Long.

Phía Bắc của tỉnh có nhiều núi với độ cao không lớn (núi Bà Đen cao 986m), ở phía Nam thấp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÂY NINH I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Diện tích khoảng 4708 km². Phía Bắc và phía Tây giáp Campuchia (240km). Phía Nam và Đông Nam giáp Long An và TP Hồ Chí Minh. Phía Đông giáp Bình Dương và Bình Phước. +Giao thông: Đường bộ QL 22 nối TP Hồ Chí Minh –Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài huyện Bến Cầu (Tây Ninh). QL 22B chạy xuyên qua tỉnh theo hướng Nam Bắc đi Campuchia qua cửa khẩu Xa mát huyện Tân Biên (Tây Ninh). Đường thủy : Hệ thống giao thông đường thuỷ khá thuận lợi với hơn 600 km Các tuyến chính: Tuyến Vàm Cỏ Đông có chiều dài 157 km. Tuyến sông Sài Gòn có chiều dài hơn 100km. +Địa hình: Nằm ở nơi tiếp giáp vùng núi Tây Nguyên Nam Trung Bộ, và đồng bằng Sông Cửu Long. Phía Bắc của tỉnh có nhiều núi với độ cao không lớn (núi Bà Đen cao 986m), ở phía Nam thấp. II/HÀNH CHÍNH: (1 Thị xã, 8 huyện -2004) Thị xã Tây Ninh. Các huyện: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hoà Thành, Gò Dầu, Bến Cầu, Trảng Bàng. III/TÀI NGUYÊN: +Rừng Tây Ninh phần lớn là rừng tái sinh. Diện tích rừng tự nhiên : 46.200 ha. Diện tích rừng trồng là 7.100 ha. +Khoáng sản: Khoáng sản của Tây Ninh chủ yếu thuộc nhóm khoáng sản phi kim loại như: than bùn, đá vôi, đá cuội, sỏi, cát, sét, và đá xây dựng +Đất đai: Thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Nhóm đất xám chiếm hơn 84% tổng diện tích, thích hợp cho việc trồng trọt cây công nghiệp. IV/KHÍ HẬU THUỶ VĂN: +Khí hậu: Tây Ninh thuộc đới gió mùa cận xích đạo, khí hậu nóng ẩm, ít chịu ảnh hưởng của bão. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 độ C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1800mm. +Thuỷ văn: Các sông chính: -Sông Sài Gòn, đoạn chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh 135 km, là ranh giới tự nhiên giữa Tây Ninh với tỉnh Bình Phước, Bình Dương. -Sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh151km. -Hồ Dầu Tiếng nằm ở thượng lưu sông Sài Gòn, có dung tích 1,45 tỉ m³, là công trình thuỷ lợi lớn nhất nước ta. -Tổng diện tích ao, hồ, đầm có khả năng nuôi trồng thủy sản là 16.800 ha, trong đó đã sử dụng nuôi trồng khoảng 490 ha. V/DÂN CƯ: Dân số khoảng:1.013.500 người. (2003). Dân tộc: Kinh, Chăm, Kh’mer, Hoa VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH: Vào thời Nguyễn, tỉnh Tây Ninh thuộc Trấn Phiên An của Gia Định thành. Thời Pháp là Hạt Tây Ninh thuộc vùng Sài Gòn Nam Kì và đã có diện tích như ngày nay. Sau khi đất nước tái thống nhất, tỉnh Tây Ninh vẫn giữ nguyên về diện tích và ranh giới. VII/VĂN HOÁ, DU LỊCH: +Di tích: Căn cứ Trung Ương Cục Miền Nam nằm trên địa bàn hai huyện Tân Biên và Dương Minh Châu. +Thắng cảnh: -Núi Bà Đen: cách thị xã Tây Ninh 12km, lễ hội núi Bà được tổ chức hàng năm sau tết Âm lịch, tại đây còn có hệ thống cáp treo và máng trượt phục vụ khách du lịch. -Hồ Dầu Tiếng: là công trình thủy lợi lớn nhất nước ta, cũng là nơi du lịch sinh thái. -Toà Thánh Tây Ninh: nằm trên địa bàn thị xã Tây Ninh, đây là thánh thất chính của đạo Cao Đài Việt Nam, được xây dựng từ năm 1923. VIII/KINH TẾ: Là một trong những cửa ngõ giao lưu quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia, Thái Lan. +Nông nghiệp: Nông, lâm, ngư nghiệp là ngành kinh tế chính, Cây lương thực: lúa, sắn, ngô Cây công nghiệp, cây cao su, cây điều ngoài ra còn có cây mía, lạc, thuốc lá Ngư nghiệp: tổng diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản vào khoảng 29.000ha, riêng hồ Dầu Tiếng đã là 27.000 ha, đây là tiềm năng lớn của tỉnh, nhưng chưa được khai thác hiệu quả. +Công nghiệp: đã và đang hình thành các khu công nghiệp: Trảng Bàng, Trâm Vàng, Bến Kéo, Trường Hoà, Tân Bình, Chà Là Các ngành chính: nhà máy đường, chế biến tinh bột sắn, chế biến mủ cao su, ngành dệt may, sơ chế da, sản xuất giày dép

File đính kèm:

  • docmot_so_thong_tin_ve_tay_ninh.doc
Giáo án liên quan