Nội dung
Bài
Chương 1:Các khái niệm 1
Từ học 1
Độ từ hóa 6
Độ cảm từ 7
Độ từ thẩm 8
Từ hóa 11
Từ giảo 13
Từ trễ 16
Lực kháng từ 19
Nhiệt độ Curie 22
Đường cong từ hóa 24
Đường cong từ nhiệt 26
Mômen lưỡng cực từ 27
Nhiệt độ Néel 29
Năng lượng vi từ 30
Độ phân cực spin 33
Chương 2: Các vật liệu từ 35
Thuận từ 35
Siêu thuận từ 37
Nghịch từ 38
Sóng spin 39
Sắt từ 40
Đômen từ 43
Vách đômen 45
Phản sắt từ 49
Phương trình Landau-Lifshitz-Gilbert 51
Vật liệu từ cứng 52
Vật liệu từ mềm 56
Công nghệ nguội nhanh 60
FINEMET 63
Hiệu ứng Hopkinson 66
Hiệu ứng Meissner 68Hiệu ứng từ nhiệt 69
Hiệu ứng từ quang Kerr 75
Hiệu ứng từ điện trở 76
Hợp kim Heusler 79
Magnetit 81
Nam châm 84
Nam châm Neodymi 85
Nam châm samarium coban 88
Nam châm vĩnh cửu 90
Nam châm điện 93
Nam châm đất hiếm 94
Nước từ 97
Permalloy 99
Perovskit (cấu trúc) 101
Spin valve 104
Terfenol-D 106
Tương phản pha vi sai 107
Từ điện trở chui hầm 109
Từ điện trở dị hướng 110
Từ điện trở khổng lồ 112
Từ điện trở siêu khổng lồ 115
Chương 3: Ứng dụng 117
Thấu kính từ 117
Điện tử học spin 119
Toàn ảnh điện tử 123
Kính hiển vi lực từ 125
Chú thích
Nguồn và người đóng góp vào bài 127
Nguồn, giấy phép, và người đóng góp vào hình 129
Giấy phép Bài viết
Giấy phép
134 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Từ học và vật liệu từ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PDF được tạo bằng bộ công cụ mã nguồn mở mwlib. Xem để biết thêm thông tin.
PDF generated at: Wed, 06 Oct 2010 18:02:36 UTC
Từ học và vật liệu từ
lebien_bn@yahoo.com
Nội dung
Bài
Chương 1:Các khái niệm 1
Từ học 1
Độ từ hóa 6
Độ cảm từ 7
Độ từ thẩm 8
Từ hóa 11
Từ giảo 13
Từ trễ 16
Lực kháng từ 19
Nhiệt độ Curie 22
Đường cong từ hóa 24
Đường cong từ nhiệt 26
Mômen lưỡng cực từ 27
Nhiệt độ Néel 29
Năng lượng vi từ 30
Độ phân cực spin 33
Chương 2: Các vật liệu từ 35
Thuận từ 35
Siêu thuận từ 37
Nghịch từ 38
Sóng spin 39
Sắt từ 40
Đômen từ 43
Vách đômen 45
Phản sắt từ 49
Phương trình Landau-Lifshitz-Gilbert 51
Vật liệu từ cứng 52
Vật liệu từ mềm 56
Công nghệ nguội nhanh 60
FINEMET 63
Hiệu ứng Hopkinson 66
Hiệu ứng Meissner 68
Hiệu ứng từ nhiệt 69
Hiệu ứng từ quang Kerr 75
Hiệu ứng từ điện trở 76
Hợp kim Heusler 79
Magnetit 81
Nam châm 84
Nam châm Neodymi 85
Nam châm samarium coban 88
Nam châm vĩnh cửu 90
Nam châm điện 93
Nam châm đất hiếm 94
Nước từ 97
Permalloy 99
Perovskit (cấu trúc) 101
Spin valve 104
Terfenol-D 106
Tương phản pha vi sai 107
Từ điện trở chui hầm 109
Từ điện trở dị hướng 110
Từ điện trở khổng lồ 112
Từ điện trở siêu khổng lồ 115
Chương 3: Ứng dụng 117
Thấu kính từ 117
Điện tử học spin 119
Toàn ảnh điện tử 123
Kính hiển vi lực từ 125
Chú thích
Nguồn và người đóng góp vào bài 127
Nguồn, giấy phép, và người đóng góp vào hình 129
Giấy phép Bài viết
Giấy phép 131
1Chương 1:Các khái niệm
Từ học
Nam châm vĩnh cửu, một trong những sản phẩm lâu đời nhất của từ học.
Từ học (tiếng Anh: magnetism) là một ngành khoa
học thuộc Vật lý học nghiên cứu về hiện tượng hút
và đẩy của các chất và hợp chất gây ra bởi từ tính
của chúng. Mặc dù tất cả các chất và hợp chất đều
bị ảnh hưởng của từ trường tạo ra bởi một nam
châm với một mức độ nào đó nhưng một số trong
chúng có phản ứng rất dễ nhận thấy là sắt, thép,
ô-xít sắt. Những chất và hợp chất có từ tính đặc biệt
là đối tượng của từ học dùng để chế tạo những sản
phẩm phục vụ con người được gọi là vật liệu từ.
Từ tính gây ra bởi lực từ, lực từ là một dạng lực
điện từ, một trong những lực cơ bản của tự nhiên,
nó được sinh ra do chuyển động của các hạt có điện
tích. Phương trình Maxwell cho biết nguồn gốc và
mối liên hệ của các từ trường và điện trường gây ra
lực từ. Mối quan hệ giữa lực từ và lực điện rất mật
thiết, môn khoa học nghiên cứu về vấn đề này được
gọi là điện từ học.
Từ tính của vật chất
Mô tả vĩ mô
Cảm ứng từ và từ trường
Từ trường sinh ra khi có dòng điện chạy qua.
Vì từ trường được tạo ra khi có chuyển động của các điện tích nên nếu ta có một dây điện có dòng điện chạy qua
thì nó sẽ tạo ra một cảm ứng từ xung quanh. Cảm ứng từ là một đại lượng véc tơ, chiều của nó phụ thuộc vào
chiều chuyển động của dòng điện và được xác định bằng quy tắc bàn tay phải. Bây giờ nếu ta thay dây điện trên
bằng một ống dây điện thì cảm ứng từ tạo ra trong lòng ống dây đó cũng được xác định bằng quy tắc trên. Nếu xung
Từ học 2
quanh cuộn dây là chân không thì chúng ta định nghĩa từ trường như sau: , với là từ thẩm chân không.
Như vậy thì véc tơ từ trường chỉ phụ thuộc vào dòng điện và hình dạng của dây chứ không phụ thuộc vào môi
trường bên trong ống dây.
Từ thẩm và từ cảm
Bây giờ trong lòng ống dây không phải là chân không mà là một vật nào đó thì sự có mặt của vật đó sẽ làm thay đổi
cảm ứng từ trong ống dây. Cảm ứng từ này tỷ lệ với từ trường với hệ số tỷ lệ được gọi là từ thẩm thì cảm ứng từ
trong lòng vật đó là:
•
Ta định nghĩa là véc tơ từ độ xuất hiện bên trong vật
• với là từ cảm của vật liệu
• với:
Người ta còn định nghĩa:
• với : từ thẩm tương đối của vật so với chân không.
Phân loại vật liệu
Đĩa cứng, một trong những thành tựu tiêu biểu của từ học ứng dụng trong việc lưu trữ
thông tin.
Từ cảm của vật liệu là một đại lượng
đặc trưng cho sự cảm ứng của vật liệu
dưới tác động của từ trường ngoài.
Người ta dựa vào đại lượng này để
phân chia các vật liệu thành 5 loại như
sau:
• Nghịch từ: là vật liệu có nhỏ
hơn không (âm) và có giá trị tuyệt
đối rất nhỏ, chỉ cỡ khoảng 10- 5.
• Thuận từ: là vật liệu có lớn hơn
không (dương) và có giá trị tuyệt
đối nhỏ cỡ 10- 3.
• Sắt từ: là vật liệu có dương và
rất lớn, có thể đạt đến 10 5.
• Feri từ: là vật liệu có dương và
lớn (tuy nhỏ hơn sắt từ).
• Phản sắt từ: là vật liệu có dương nhưng rất nhỏ.
Mô tả vi mô
Chuyển động của các điện tử
Chuyển động của các điện tử trong nguyên tử tạo nên các đám mây điện tích. Chính chuyển động quỹ đạo đó là một
trong những nguyên nhân gây ra từ tính của nguyên tử làm cho nguyên tử có một mô men từ. Một nguyên nhân khác
là spin, có thể được hình dung thô thiển như sự tự quay của điện tử, mặc dù về bản chất, spin là một khái niệm chỉ có
trong cơ học lượng tử. Như vậy từ tính của nguyên tử có hai nguồn gốc: spin và quỹ đạo, mô men từ tương ứng với
hai nguồn gốc này được gọi là mô men từ spin và mô men từ quỹ đạo.
Từ học 3
Tính nghịch từ của vật chất
Nghịch từ là một hiện tượng cố hữu của vật chất, tồn tại ở mọi loại vật liệu theo quy tắc chung về cảm ứng điện từ.
Khi có mặt của từ trường ngoài, các điện tử sẽ hưởng ứng với từ trường bằng cách tạo ra một mô men từ cảm ứng.
Mô men từ này có xu hướng chống lại từ trường ngoài, nó tỷ lệ nhưng ngược hướng với từ trường áp dụng. Đó chính
là nguyên nhân gây ra hiện tượng nghịch từ trong một số chất.
Vi từ học
Một cách tổng quát, tính chất của các vật liệu từ tuân theo các quy luật về vi từ học mà ở đó tính chất từ bị quy định
bởi cấu trúc từ học vi mô và cấu trúc này được quy định bởi sự cực tiểu hóa năng lượng vi từ, có thể quy thành 5
dạng năng lượng:
• Năng lượng trao đổi
• Năng lượng dị hướng
• Năng lượng tĩnh từ
• Năng lượng Zeeman
• Năng lượng từ giảo
(xem chi tiết bài Năng lượng vi từ)
Lịch sử từ học
Từ học là một ngành được ứng dụng trong cuộc sống con người từ rất sớm mà đầu tiên là ở Trung Hoa và Hy Lạp cổ
đại. Ở Hy Lạp, lịch sử ghi nhận những đối thoại về từ học giữa Aristotle và Thales từ những năm 625 đến 545 trước
công nguyên song song với việc sử dụng nam châm vĩnh cửu (là những đá thiên nhiên) cho một số mục đích khác
nhau[1] Ở phương Đông, Trung Hoa là nơi sớm nhất sử dụng các đá nam châm làm kim chỉ nam để chỉ phương
Nam-Bắc từ thời đại của Chu Công (thời đại nhà Chu, 1122 - 256 trước Công nguyên), và cuốn sách chính thức ghi
lại việc sử dụng các đá nam châm là cuốn Quỷ Cốc tử (鬼谷子 , thầy dạy của Tôn Tẫn) vào thế kỷ thứ 4 trước công
nguyên[2] , [3] .
Alexander Neckham là người Châu Âu đầu tiên mô tả về la bàn và việc sử dụng la bàn cho việc định hướng vào năm
1187. Vào năm 1269, Peter Peregrinus de Maricourt viết cuốn Epistola de magnete, được coi là một trong những
luận thuyết đầu tiên về nam châm và la bàn. Năm 1282, các tính chất của các nam châm và la bàn khô được thảo
luận bởi Al-Ashraf, một nhà vật lý, thiên văn, địa lý người Yemeni [4] .
Cuốn sách khảo cứu chi tiết đầu tiên về các hiện tượng là cuốn De Magnete, Magneticisque Corporibus, et de
Magno Magnete Tellure (On the Magnet and Magnetic Bodies, and on the Great Magnet the Earth) của William
Gilbert xuất bản năm 1600 ở Anh Quốc. Cuốn sách thảo luận về nhiều thí nghiệm điện từ do ông xây dựng, đồng
thời giả thiết về từ trường của Trái Đất, nguyên nhân gây ra sự định hướng Nam-Bắc của các la bàn.
Tương tác giữa dòng điện và từ trường lần đầu tiên được phát hiện và mô tả bởi Hans Christian Oersted, một giáo sư
Đại học Copenhagen (Đan Mạch). Ông đã phát hiện ra việc kim la bàn bị lệch hướng khi đặt gần một dây dẫn mang
dòng điện. Thí nghiệm này được coi là bước ngoặt trong lịch sử ngành từ học, và được đặt tên là Thí nghiệm Oersted.
Sau Oersted, hàng loạt các nhà khoa học đã tiến hành các thí nghiệm và các công trình nghiên cứu về mối quan hệ
giữa điện và từ trường như André-Marie Ampère, Carl Friedrich Gauss, Michael Faraday dẫn đến việc hình thành
những kiến thức cơ bản về từ học cũng như từ trường.
James Clerk Maxwell đã tổng hợp các lý thuyết về từ trường, điện trường, và quang học để phát triển thành lý thuyết
tổng quát về trường điện từ. Vào năm 1905, Albert Einstein đã sử dụng những định luật này để xây dựng lý thuyết
tương đối hẹp[5] .
Thế kỷ 20 cũng là thế kỷ mà từ học được phát triển mạnh mẽ từ việc tạo ra các vật liệu từ đa chức năng, xây dựng
các lý thuyết vi mô về hiện tượng từ dựa trên các lý thuyết của cơ học lượng tử và vật lý chất rắn như lý thuyết vi từ
học, lý thuyết về đômen từ, vách đômen, vật liệu sắt từ, tương tác trao đổi, phản sắt từ,... Đi kèm với nó là sự phát
Từ học 4
triển của nhiều kỹ thuật chụp ảnh cấu trúc từ và đo đạc các tính chất từ của vật liệu. Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21,
ngành mới spintronics ra đời dựa trên những thành tựu của từ học và điện tử học.
Đơn vị điện từ
Các đơn vị chuẩn SI
SI electromagnetism units
Ký hiệu đại lượng
[6] Tên đại lượng Đơn vị dẫn xuất Ký hiệu đơn vị Đơn vị cơ bản
I Dòng điện ampere (SI base unit) A A (= W/V = C/s)
Q Điện tích coulomb C A·s
U, ΔV, Δφ; E Hiệu điện thế; Suất điện động volt V J/C = kg·m2·s−3·A−1
R; Z; X Điện trở; Trở kháng; Điện kháng ohm Ω V/A = kg·m2·s−3·A−2
ρ Điện trở suất ohm metre Ω·m kg·m3·s−3·A−2
P Công suất watt W V·A = kg·m2·s−3
C Điện dung farad F C/V = kg−1·m−2·A2·s4
E Cường độ điện trường volt per metre V/m N/C = kg·m·A−1·s−3
D Độ phân cực điện coulomb per square metre C/m2 A·s·m−2
ε Hằng số điện môi farad per metre F/m kg−1·m−3·A2·s4
χe Độ cảm điện (không đơn vị) - -
G; Y; B Độ dẫn; Admittance; Susceptance Đơn vị Siemens S Ω−1 = kg−1·m−2·s3·A2
κ, γ, σ Độ dẫn điện siemens per metre S/m kg−1·m−3·s3·A2
B Từ trường, Cảm ứng từ tesla T Wb/m2 = kg·s−2·A−1 = N·A−1·m−1
Φ Từ thông weber Wb V·s = kg·m2·s−2·A−1
H Cường độ từ trường ampere per metre A/m A·m−1
L, M Độ tự cảm henry H Wb/A = V·s/A = kg·m2·s−2·A−2
μ Độ từ thẩm henry per metre H/m kg·m·s−2·A−2
χ Độ cảm từ (không đơn vị) - -
Từ học 5
Các đơn vị khác
• gauss — Viết tắt là G là đơn vị của cảm ứng từ B trong hệ CGS
• Oersted — viết tắt là Oe là đơn vị của cường độ từ trường H trong hệ CGS.
• Maxwell — là đơn vị của từ thông trong hệ CGS.
• gamma là đơn vị của mật độ từ thông (trong hệ SI là Tesla - T), 1 gamma = 1 nT.
• μ0 — là ký hiệu viết tắt quen thuộc của độ từ thẩm tuyệt đối của chân không, có giá trị 4πx10
-7
N/(ampere-vòng)².
Từ học và spintronics
Những thành tựu về từ học cuối thế kỷ 20[7] , [8] đã dẫn đến việc hình thành một lĩnh vực mới gọi là spintronics[9] ,
ngành nghiên cứu tạo ra các linh kiện điện tử mới khai thác cả thuộc tính spin cũng như điện tích của điện tử, thay
thế các linh kiện điện tử truyền thống đã lỗi thời. Sự hấp dẫn của spintronics cũng dấn đến việc thúc đẩy việc nghiên
cứu về từ học để tìm hiểu về bản chất từ tính, đồng thời nghiên cứu tạo ra nhiều vật liệu từ đặc biệt ứng dụng trong
các linh kiện từ tính.
Mục tiêu quan trọng của spintronics là hiểu về cơ chế tương tác giữa spin của các hạt và môi trường chất rắn, từ đó
có thể điều khiển cả về mật độ cũng như sự chuyển vận (transportation) của dòng spin trong vật liệu. Những câu hỏi
lớn được đặt ra cho ngành spintronics là:
• Cách nào hiệu quả nhất để phân cực một hệ spin?
• Một hệ spin có thể nhớ trạng thái định hướng trong bao lâu?
• Làm thế nào để ghi nhận spin?
Spintronics hứa hẹn là một thế hệ linh kiện mới trong thế kỷ 21 với mục tiêu tăng tốc độ xử lý, giảm năng lượng hao
tốn và giá thành mà từ học là một nền tảng của spintronics.
Xem bài chi tiết Spintronics
Tài liệu tham khảo
[1] Fowler, Michael (1997). “Historical Beginnings of Theories of Electricity and Magnetism” (http:/ / galileoandeinstein. physics. virginia. edu/
more_stuff/ E& M_Hist. html). Truy cập 2 April năm 2008.
[2] Li Shu-hua, “Origine de la Boussole 11. Aimant et Boussole,” Isis, Vol. 45, No. 2. (Jul., 1954), p.175
[3] Li Shu-hua, “Origine de la Boussole 11. Aimant et Boussole,” Isis, Vol. 45, No. 2. (Jul., 1954), p.176
[4] Schmidl, Petra G. (1996-1997), “Two Early Arabic Sources On The Magnetic Compass”, Journal of Arabic and Islamic Studies 1: 81–132
[5] A. Einstein: On the Electrodynamics of Moving Bodies, June 30, 1905. (http:/ / www. fourmilab. ch/ etexts/ einstein/ specrel/ www/ )
[6] International Union of Pure and Applied Chemistry (1993). Đại Lượng, Đơn Vị và Ký Hiệu trong Hóa Lý, ấn bản thứ hai, Oxford: Blackwell
Science. ISBN 0-632-03583-8. pp. 14–15. Bản toàn văn. (http:/ / www. iupac. org/ publications/ books/ gbook/ green_book_2ed. pdf)
[7] M. N. Baibich, J. M. Broto, A. Fert, F. Nguyen Van Dau, F. Petroff, P. Eitenne, g. Creuzet, A. Friederich, and J. Chazelas, Giant
Magnetoresistance of (001)Fe/(001)Cr Magnetic Superlattices, Phys. Rev. Lett. 61 (1988) 2472. (http:/ / prola. aps. org/ abstract/ PRL/ v61/
i21/ p2472_1)
[8] G. Binasch, P. Grünberg, F. Saurenbach, W. Zinn, Enhanced magnetoresistance in layered magnetic structures with antiferromagnetic
interlayer exchange, Phys. Rev. B 39 (1989) 4828. (http:/ / prola. aps. org/ abstract/ PRB/ v39/ i7/ p4828_1)
[9] I. Zutic, J. Fabrian, S.D. Sarma, Spintronics: Fundamentals and applications, Rev. Mod. Phys. 76 (2004) 323 (http:/ / link. aps. org/ abstract/
RMP/ v76/ p323)
Từ học 6
Xem thêm
• Vi từ học
• Sắt từ
• Năng lượng vi từ
• Nam châm vĩnh cửu
Liên kết ngoài
• Lịch sử của từ học (http:/ / www. rare-earth-magnets. com/ magnet_university/ history_of_magnetism. htm)
• Sơ lược về từ học và vật liệu từ (http:/ / ndthe. multiply. com/ journal/ item/ 5)
• Magnetism flash (http:/ / www. albinoblacksheep. com/ flash/ magnetism)
• Electricity and Magnetism: Video lectures (http:/ / web. mit. edu/ smcs/ 8. 02/ )
• P10D Electricity and Magnetism P10D Electricity and Magnetism, online lectures (http:/ / scitec. uwichill. edu.
bb/ cmp/ online/ P10D/ p10D. htm)
• Exploring magnetism lesson series (http:/ / cse. ssl. berkeley. edu/ SEGwayed/ lessons/ exploring_magnetism/ )
Độ từ hóa
Độ từ hóa hay từ độ (tiếng Anh: Magnetization) là một đại lượng sử dụng trong từ học được xác định bằng tổng
mômen từ nguyên tử trên một đơn vị thể tích của vật từ. Đôi khi, từ độ còn được định nghĩa là tổng mômen từ trên
một đơn vị khối lượng. Từ độ là một đại lượng véctơ.
Định nghĩa
Từ độ , M, được định nghĩa là tổng mômen từ trên một đơn vị thể tích. Về mặt toán học, nó được cho bởi công thức:
với m là mômen từ nguyên tử, ΔV là thể tích.
Từ độ có cùng thứ nguyên với cường độ từ trường, đuợc liên hệ với từ trường qua hệ số từ hóa (hay còn gọi là độ
cảm từ của vật liệu, ký hiệu là χ):
M = χH
Đơn vị
Do có cùng thứ nguyên với cường độ từ trường nên từ độ mang đơn vị của từ trường, đơn vị trong SI là A/m. Trong
từ học, người ta còn sử dụng đơn vị khác cho từ độ được ký hiệu là emu/cm3 = 1000 A/m. emu là chữ viết tắt của
electromagnetic unit - đơn vị điện từ. Đơn vị này được dùng phổ biến trong từ học, xuất phát từ hệ đơn vị CGS.
Từ độ tự phát
Là khái niệm mô tả từ độ của các chất sắt từ ở không độ tuyệt đối (0 K). Đại lượng từ độ tự phát mang đặc trưng của
mỗi chất sắt từ, ở 0 K, tất cả các mômen từ của chất sắt từ song song với nhau, tạo nên từ độ tự phát của chất sắt từ
(tạo nên từ tính mà không cần có từ trường ngoài). Ở không độ tuyệt đối, do không có các thăng giáng nhiệt, tương
tác trao đổi giữa các mômen từ sẽ khiến cho tất cả các mômen từ song song với nhau (giống như trạng thái bão hòa
từ) tạo nên từ độ tự phát của vật liệu sắt từ.
Độ từ hóa 7
Xem thêm
• Từ học
• Sắt từ
• Mômen từ
• Sơ lược về từ học và vật liệu từ [1]
Tài liệu tham khảo
1. ^ Buschow K.H.J, de Boer F.R. (2004). Physics of Magnetism and Magnetic Materials. Kluwer Academic /
Plenum Publishers. ISBN 0-306-48408-0.
Chú thích
[1] http:/ / ndthe. multiply. com/ journal/ item/ 5
Độ cảm từ
Độ cảm từ là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng từ hóa của vật liệu, hay nói lên khả năng phản ứng của chất
dưới tác dụng của từ trường ngoài. Độ cảm từ còn có tên gọi khác là hệ số từ hóa (không nhầm với độ từ hóa). Độ
cảm từ thể hiện mối quan hệ giữa từ độ (là đại lượng nội tại) và từ trường ngoài, nên thường mang nhiều ý nghĩa vật
lý gắn với các tính chất nội tại của vật liệu.
Độ cảm từ, thường được ký hiệu là , hay (để phân biệt với - độ cảm điện) được định nghĩa là tỉ số giữa
độ từ hóa và độ lớn của từ trường:
với M là độ từ hóa, H là cường độ từ trường. Từ độ M và từ trường H có cùng thứ nguyên do đó là đại lượng
không có thứ nguyên.
Độ cảm từ và từ thẩm
Cảm ứng từ, B quan hệ với từ độ và cường độ từ trường theo biểu thức:
với là hằng số từ, hay độ từ thẩm của chân không, có độ lớn . Như vậy:
Đại lượng được gọi là độ từ thẩm. Độ từ thẩm có cùng ý nghĩa với độ cảm từ, đều nói lên khả
năng phản ứng của các vật liệu dưới tác dụng của từ trường ngoài.
Trong kỹ thuật, người ta thường quan tâm đến giá trị độ từ thẩm hiệu dụng được định nghĩa bởi:
.
Độ cảm từ 8
Độ cảm từ vi phân
Trong các vật liệu sắt từ, độ cảm từ không phải là một hằng số, mà có giá trị biến thiên phụ thuộc vào từ trường
ngoài và phụ thuộc cả vào tiền sử từ (tức là phụ thuộc cả vào các quá trình từ diễn ra trước đó), nên người ta sử dụng
khái niệm độ cảm từ vi phân:
Độ cảm từ xoay chiều
Hay là hệ số từ hóa xoay chiều, là độ cảm từ tạo ra khi vật liệu được đặt trong từ trường xoay chiều. Các phép đo độ
cảm từ xoay chiều phụ thuộc vào nhiệt độ rất quan trọng trong các nghiên cứu chuyển pha từ trong các vật liệu sắt
từ. Độ cảm từ xoay chiều thường được ký hiệu là (chữ AC là ký hiệu của dòng điện xoay chiều).
Xem thêm
• Sắt từ
• Vật liệu từ mềm
• Độ từ hóa
Tài liệu tham khảo
1. ^ Buschow K.H.J, de Boer F.R. (2004). Physics of Magnetism and Magnetic Materials. Kluwer Academic /
Plenum Publishers. ISBN 0-306-48408-0.
2. ^ Derek Craik (1995). Magnetism: Principles and Applications. John Wiley & Sons. ISBN 0 471 92959 X.
Độ từ thẩm
Sự thay đổi của độ từ thẩm ban đầu của permalloy theo hàm lượng Ni 1) Chế tạo
bằng phương pháp cán lạnh, 2) Chế tạo bằng cán nóng
Độ từ thẩm (tiếng Anh: Magnetic
permeability, thường được ký hiệu là μ là
một đại lượng vật lý đặc trưng cho tính thấm
của từ trường vào một vật liệu, hay nói lên
khả năng phản ứng của vật liệu dưới tác
dụng của từ trường ngoài. Khái niệm từ
thẩm thường mang tính chất kỹ thuật của vật
liệu, nói lên quan hệ giữa cảm ứng từ (đại
lượng sản sinh ngoại) và từ trường ngoài.
Độ từ thẩm thực chất chỉ đáng kể ở các vật
liệu có trật tự từ (sắt từ và feri từ).
Mối quan hệ giữa từ thẩm và
độ cảm từ
Cảm ứng từ, B quan hệ với từ độ và cường
độ từ trường theo biểu thức:
Độ từ thẩm 9
với là hằng số từ, hay được gọi là độ từ thẩm của chân không, có độ lớn
Như vậy:
Như vậy, đại lượng độ từ thẩm và độ cảm từ quan hệ với nhau qua biểu thức[1] :
Độ từ thẩm có cùng ý nghĩa với độ cảm từ, đều nói lên khả năng phản ứng của các vật liệu dưới tác dụng của từ
trường ngoài.
Trong kỹ thuật, người ta thường quan tâm đến giá trị độ từ thẩm tương đối được định nghĩa bởi:
Khi nói độ từ thẩm thì người ta thường ngầm hiểu là là độ từ thẩm tương đối, và đại lượng này là đại lượng không
có thứ nguyên.
Các khái niệm về độ từ thẩm ở các vật liệu có trật tự từ
Trên thực tế, giá trị độ từ thẩm chỉ đáng kể ở các vật liệu có trật tự từ. Từ trên đường cong từ hóa của vật liệu, người
ta có quan tâm đến một số độ từ thẩm khác nhau:
Độ từ thẩm ban đầu
Được định nghĩa là độ từ thẩm của vật liệu dưới từ trường ngoài bằng không, hay thông qua biểu thức:
Trên thực tế, không thể xác định giá trị độ từ thẩm ban đầu khi từ trường ngoài chính xác bằng 0 nên người ta xác
định bằng cách đặt từ trường từ hóa rất nhỏ trong lõi dẫn từ được chế tạo thành dạng mạch từ kín (để khử hiệu ứng
trường khử từ dẫn đến việc dễ từ hóa) và nếu phải đo trong từ trường xoay chiều thì đo trong tần số rất nhỏ (gọi là
phép đo chuẩn tĩnh). Giá trị độ từ thẩm ban đầu rất có ý nghĩa trong việc sử dụng các vật liệu sắt từ mềm vì vật liệu
từ mềm rất dễ bão hòa và cần sử dụng trong từ trường nhỏ.
Trong các vật liệu từ mềm có kích thước hạt lớn (vượt kích thước vách đômen), độ từ thẩm ban đầu tỉ lệ thuận với
kích thước hạt theo công thức[2] :
Còn ở các vật liệu có kích thước hạt mịn, độ từ thẩm ban đầu tỉ lệ nghịch với lũy thừa bậc 6 của kích thước hạt[3] :
Với: là hệ số tỉ lệ, là từ độ bão hòa, lần lượt là hằng số trao đổi và dị hướng từ tinh thể bậc 1.
Độ từ thẩm 10
Độ từ thẩm cực đại
Là giá trị cực đại của độ từ thẩm trong toàn dải từ trường từ hóa. Trên thực tế, nếu từ trường ngoài vượt ngưỡng (đủ
để quá trình từ hóa vượt qua quá trình từ hóa ban đầu (xảy ra bước nhảy Barkhausen) thì giá trị độ từ thẩm sẽ đạt cực
đại, sau đó sẽ giảm dần khi vật liệu tiến tới trạng thái bão hòa từ.
Tài liệu tham khảo
[1] Derek Craik (1995). Magnetism: Principles and Applications. John Wiley & Sons. ISBN 0 471 92959 X.
[2] Y. Yoshizawa, Nanocrystalline soft magnetic materials in Handbook of Advanced Magnetic Materials ed. by Y. Liu et al., Vol. 4, Springer,
2006, ISBN-10 1-4020-7983-4.
[3] Herzer, Grain size dependence of coercivity and permeability innanocrystalline ferromagnets, IEEE Trans. Magn. 26 (1990) 1397-1402.
(http:/ / ieeexplore. ieee. org/ xpls/ abs_all. jsp?arnumber=104389)
Xem thêm
• Sắt từ
• Độ cảm từ
• Permalloy
• Vật liệu từ mềm
Từ hóa 11
Từ hóa
Cấu trúc từ của màng mỏng hợp kim permalloy
(dày 20 nm) thay đổi trong quá trình từ hóa (ảnh
quan sát bằng kính hiển vi Lorentz Philips
CM20.
Từ hóa là quá trình thay đổi các tính chất từ (cấu trúc từ, mômen từ...)
của vật chất dưới tác dụng của từ trường ngoài. Khi được sử dụng như
một động từ, từ hóa có nghĩa là làm thay đổi tính chất từ của chất bằng
từ trường ngoài.
Quá trình từ hóa
Xét về mặt hiện tượng, từ hóa là sự thay đổi tính chất từ của vật chất
theo từ trường ngoài, xét về mặt bản chất, đây là sự thay đổi các
mômen từ nguyên tử. Khi đặt vào từ trường ngoài, các mômen từ
nguyên tử có xu hướng bị quay đi theo từ trường ngoài dẫn đến sự thay
đổi về tính chất từ. Tùy theo sự hưởng ứng này mà có thể phân ra nhiều
loại vật liệu từ khác nhau:
• Nghịch từ
Nghịch từ là bản chất cố hữu của mọi loại vật chất, ở đó, chất
không có mômen từ nguyên tử, và tạo ra một từ trường phụ
ngược với chiều của từ trường ngoài theo xu hướng của cảm ứng
điện từ (quy tắc Lenz). Vì thế, chất nghịch từ có mômen từ âm và
ngược với chiều từ trường ngoài.
• Thuận từ
Quá trình từ hóa ở chất thuận từ, chất có mômen từ nguyên tử
nhỏ và không liên kết, xảy ra đơn giản, các mômen từ nguyên tử
sẽ quay theo từ trường ngoài và tạo ra một từ trường phụ dương
(thắng thế hiệu ứng nghịch từ cố hữu). Vì thế, quá trình từ hóa
chỉ đơn giản là sự tăng tuyến tính của từ độ theo từ trường ngoài
và đạt bão hòa khi từ trường rất lớn và nhiệt độ rất thấp.
• Sắt từ và các vật liệu có trật tự từ khác (phản sắt từ, feri từ)
Trong các vật liệu này, mômen từ nguyên tử lớn và có liên kết với nhau thông qua tương tác trao đổi nên quá
trình từ hóa trở nên rất phức tạp. Quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cấu trúc từ, cấu trúc tinh thể
cũng như sự đồng nhất của vật liệu. Các quá trình từ hóa lúc này là sự thay đổi cấu trúc đômen của chất, và dẫn
đến nhiều loại chất khác nhau, ví dụ như vật liệu sắt từ mềm, vật liệu sắt từ cứng...
Từ hóa 12
Độ từ hóa
Độ từ hóa là một đại lượng vật lý nói lên khả năng bị từ hóa của một vật từ, được xác định bằng tổng mômen từ
nguyên tử trên một đơn vị thể tích, hoặc một đơn vị khối lượng.
Quá trình khử từ
Ngược với quá trình từ hóa là quá trình khử từ. Khử từ là quá trình làm triệt tiêu từ tính của vật từ, bằng cách đặt vào
một từ trường ngược đủ lớn, hoặc làm tăng nhiệt độ đến trên nhiệt độ định hướng của chất.
• Khử từ bằng từ trường:
Khử từ bằng từ trường là cách thông dụng nhất, bằng cách đặt vào từ trường ngược (với chiều của từ độ dư
trong chất) bằng với giá trị lực kháng từ của chất. Nếu từ trường ngược đặt vào tiếp tục tăng, từ độ của chất sẽ
bị đảo ngược, và ta có quá trình đảo từ. Để khử từ hoàn toàn, người ta không dùng từ trường ngược một chiều
mà dùng từ trường xoay chiều có biên độ giảm dần (tắt dần theo hàm số mũ và đổi chiều), như vậy, từ trường
dư trong mẫu sẽ bị nhỏ dần và đảo liên tục quay giá trị 0 và ngày càng tiến tới giá trị 0.
• Các cách khác:
Có nhiều các khác để khử từ, ví dụ đốt nóng vật từ đến trên nhiệt độ trật tự từ của chất (nhiệt độ Curie với các
chất sắt từ, hay nhiệt độ Neél với các chất phản sắt từ...), lúc này các chất từ trạng thái có từ độ lớn sẽ bị mất từ
tính và trở thành chất thuận từ. Ngoài ra, sự va đập cơ học và ăn mòn hóa học cũng là những cách khử đi từ
tính của chất.
Xem thêm
• Từ học
• Sắt từ
• Thuận từ
• Mômen từ
Liên kết ngoài
• Sơ lược về từ học và vật liệu từ [1]
Từ giảo 13
Từ giảo
Cơ chế hiện tượng từ giảo do tương tác spin-quỹ đạo và sự phân bố đám mây điện tử: a)
dạng đối xứng cầu: không có từ giảo; b) không có đối xứng cầu: có từ giảo
Từ giảo (tiếng Anh: magnetostriction)
là hiện tượng hình dạng, kích thước
của các vật từ (thường là sắt từ) bị thay
đổi dưới tác dụng của từ trường ngoài
(từ giảo thuận) hoặc ngược lại, tính
chất từ của vật t
File đính kèm:
- jkbd.pdf