Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kĩ thuật quan trọng của cả nước. Lãnh thổ của thành phố trải dài theo hướng tây bắc – đông nam và nằm trong khoảng từ 10022’13’’ đến 11022’17’’ vĩ độ Bắc và từ 106001’2’’ đến 10701’10’’ kinh độ Đông. Điểm cực bắc của thành phố là xã Phú Mỹ Hưng (huyện Củ Chi), điểm cực nam ở xã Long Hòa (huyện Cần Giờ), điểm cực tây tại xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi) và điểm cực đông là xã Thanh An (huyện Cần Giờ).
Tính theo đường chim bay, chiều dài của thành phố theo hướng tây bắc – đông nam khoảng 100 km và chiều ngang nơi rộng nhất là hơn 40 km.
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp với 6 tỉnh: phía bắc và phía đông là các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và một phần tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; phía tây là các tỉnh Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang. Về phía nam, thành phố tiếp giáng với Biển Đông, mà trực tiếp là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái.
38 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tư liệu dạy và học Địa lý - Lê Thanh Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GS. TS. LÊ THÔNG
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH
1. Vị trí và lãnh thổ
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kĩ thuật quan trọng của cả nước. Lãnh thổ của thành phố trải dài theo hướng tây bắc – đông nam và nằm trong khoảng từ 10022’13’’ đến 11022’17’’ vĩ độ Bắc và từ 106001’2’’ đến 10701’10’’ kinh độ Đông. Điểm cực bắc của thành phố là xã Phú Mỹ Hưng (huyện Củ Chi), điểm cực nam ở xã Long Hòa (huyện Cần Giờ), điểm cực tây tại xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi) và điểm cực đông là xã Thanh An (huyện Cần Giờ).
Tính theo đường chim bay, chiều dài của thành phố theo hướng tây bắc – đông nam khoảng 100 km và chiều ngang nơi rộng nhất là hơn 40 km.
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp với 6 tỉnh: phía bắc và phía đông là các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và một phần tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; phía tây là các tỉnh Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang. Về phía nam, thành phố tiếp giáng với Biển Đông, mà trực tiếp là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái.
Diện tích tự nhiên của thành phố là 2.095, 01 km2, chiếm hơn 6,36% diện tích cả nước, trong đó gồm 442,13 km2 nội thành và 1.652,88km2 ngoại thành với số dân năm 2002 lên tới 5.449.217 người (*), bằng 6,83% dân số của cả nước.
__________________
* Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh 2002. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh. 4/2003, trang 17.
Lược đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Về mặt kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời cũng là một đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế trong vùng. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế của thành phố.
Thành phố là đầu mối giao thông vào loại lớn nhất nước ta với sự có mặt của các tuyến giao thông huyết mạch như đường ô tô, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không. Do đó, việc giao lưu với các vùng trong nước và các nước trong khu vực cũng như trên thế giới rất thuận lợi.
Như vậy, vị trí địa lí của Thành phố Hồ Chí Minh là một thế mạnh, góp phần mở rộng giao lưu liên kết ở trong và ngoài nước, giúp kinh tế của thành phố nhanh chóng hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
2. Sự phân chia hành chính
Cho đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 300 năm lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, đây là thủ phủ của xứ Nam Kỳ với tên cũ là Sài Gòn. Năm 1906, Sài Gòn hợp nhất với Chợ Lớn thành Sài Gòn - Chợ Lớn với số dân khoảng 16 vạn người. Dưới thời Mỹ - ngụy, thành phố là Đô thành của chính quyền ngụy Sài Gòn, được chia thành 8 quận nội thành với 54 phường.
Sau khi đất nước tái thống nhất, thể theo nguyện vọng của nhân dân, sài gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập từ tháng 7 năm 1976 trên cơ sở Đô thành Sài Gòn, tỉnh Gia Định, huyện Củ Chi (tỉnh Hậu Nghĩa), Bến Cỏ (Bình Dương) và từ năm 1978 sát nhập thêm một phần của tỉnh Đồng Nai.
Trong những năm vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh có sự thay đổi về các đơn vị hành chính với việc hình thành các quận mới như Quận 2, quận 9, quận Thủ Đức (được tách ra từ huyện Thủ Đức), Quận 7 (từ huyện Nhà Bè), Quận 12 (từ huyện Hóc Môn). Vào cuối năm 2003, hai quận nữ tiếp tục được thành lập là Bình Tân và Tân Phú.
CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (*)
Các quận, huyện
Số phường, xã và thị trấn
Diện tích (km2)
Dân số (người)
Mật độ (người/km2)
Toàn thành phố
Các quận
Quận 1
Quận 2
Quận 3
Quận 4
Quận 5
Quận 6
Quận 7
Quận 8
Quận 9
Quận 10
Quận 11
Quận 12
Gò Vấp
Tân Bình
Bình Thạnh
Phú Nhuận
Thủ Đức
Các huyện
Củ Chi
Hóc Môn
Bình Chánh
Nhà Bè
Cần Giờ
303
238
10
11
14
15
15
14
10
16
13
15
16
10
12
20
20
15
12
65
21
10
20
7
7
2.095,01
442,13
7,73
49,74
4,92
4,18
4,27
7,19
35,69
19,18
114,00
5,72
5,14
52,78
19,74
38,45
20,76
4,88
47,76
1.652,88
434,50
109,18
304,57
100,41
704,22
5.449.217
4.454.695
230.544
108.141
224.579
199.925
212.410
265.806
132.319
347.262
160.012
247.465
246.217
215.476
370.814
664.149
410.305
185.081
234.190
944.522
260.702
214.952
389.075
67.688
62.105
2.601
10.076
29.825
2.174
45.646
47.829
49.745
36.969
3.707
18.105
1.404
43.263
47.902
4.083
18.785
17.273
19.764
37.926
4.903
602
600
1.969
1.277
674
88
(*) Ngày 02 – 12 – 2003. hai quận mới được thành lập ở Thành phố Hồ Chí Minh là Bình Tân (10 phường) và Tân Phú (11 phường) trên cơ sở chia tách huyện Bình Chánh và quận Tân Bình.
Tính đến tháng 1 – 2004, về mặt hành chính Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 19 quận nội thành (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức, Bình Tân, Tân Phú), 5 huyện ngoại thành (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) với 253 phường, 5 thị trấn và 59 xã.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Địa hình
a) Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở đồng bằng hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn, giữa khu vực chuyển tiếp từ cự Nam Trung Bộ sang đồng bằng sông Cửu Long. Về mặt địa hình, thành phố có 2 đặc điểm chủ yếu sau:
- Đây là địa hình đồng bằng thấp (nơi caonhất không vượt quá 40 m, nhiều chỗ còn thấp trũng), bề mặt tương đối bằng phẳng và bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc.
- Địa hình có xu hướng thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, nhưng độ dốc nhỏ.
b) Do nằm vị trí chuyển tiếp giữa vùng đồi và đồng bằng nên địa hình của thành phố có nhiều kiểu với nguồn gốc hình thành khác nhau.
Trước hết là địa hình đồi bốc mòn, được phân bố nhiều nhất ở khu vực Long Bình quận Thủ Đức. Đặc trưng cho dạng địa hình này là các đồi hình bát úp,đỉnh tròn, sườn thoải với độ cao từ 20 25m, bề mặt bị phong hóa mạnh, tạo nên lớp vỏ phong hóa tương đối dày và dễ bị bóc mòn, rửa trôi.
Tiếp theo là địa hình đồng bằng thềm với 3 bậc khác nhau. Thềm bậc 1 phân bố ở Bình Chánh, Đông Hóc Môn, Nam Củ Chi, Thủ Đức và toàn bộ huyện Nhà Bè với độ cao trung bình 1 m được cấu tạo bởi trầm tích hỗn hợp sông và biển. Thềm bậc 2 phân bố củ yếu ở phái tây nội thành và chạy dọc theo thung lũng sông thuộc huyện Củ Chi, độ cao trung bình tăng dần từ nội thành (3 – 3,5m) ra đến Củ Chi (6 – 8m). Vật liệu chính tạo nên dạng địa hình này là trầm tích sét bột có nguồn gốc hỗn hợp sông – biển. Thềm bậc 3 có độ cao khác nhau tùy từng khu vực, từ 5 – 10m ở Hóc Môn cho đến 10 – 25m ở Củ Chi, một phần thủ đức và được tạo nên bởi trầm tích cuộn sỏi, cát sét, cát bột.
Ngoài ra, ở Thành phố Hồ Chí Minh còn có dạng địa hình đồng bằng đầm lầy kéo dài từ Thái Mỹ đến nông trường Lê Minh Xuân; địa hình bãi bồi đầm lầy sú vẹt phần lớn tập trung ở huyện cần giờ với độ cao 0,5 – 1,0m và địa hình giồng cát ven biển.
c) Tuy một số nơi có địa hình đất cao, nhưng nhìn chung địa hình của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là đồng bằng thấp. Mặc dù có một phần tương đối lớn lãnh thổ là vùng trũng, nhưng do tác động của chế độ bán nhật triều nên khả năng thoát nước nhanh, ít gây ngập úng kéo dài, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình dân dụng và phát triển các ngành kinh tế.
2. Đất đai
a) Với diện tích tự nhiên 209,5 nghìn ha, đất đai của thành phố được chia thành 4 nhóm đất chính: nhóm đất phèn, nhóm đất phù sa, nhóm đất xám và nhóm đất mặn.
- Nhóm đất phèn chiếm ưu thế với 27,5% tổng diện tích tự nhiên. Loại đất phèn trung bình đang được khai thác để trồng lúa. Còn loại đất bị phèn nhiều hay đất phèn mặn được khai thác đề trồng mía, dứa (thơm) hay lạc (đậu phộng) phụ thuộc vào mức độ cải tạo đất.
- Nhóm đất phù sa ít bị nhiễm phèn chiếm diện tích nhỏ, khoảng 12,6% tổng diện tích đất đai. Tuy nhiên, đây là nhóm đất thích hợp cho việc trồng lúa, trong đó có 5,2 nghìn ha đất phù sa ngọt trồng lúa cho năng suất cao.
- Nhóm đất xám phát triển trên phù sa cổ chiếm 19,3%, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm
- Nhóm đất mặn chiếm 12,2%, tập trung ở huyện Cần Giờ hiện nay đang khai thác để trồng rừng, đặc biệt là đước.
Ngoài bốn nhóm đất trên, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một vài nhóm đất khác như đất đỏ vàng (1,5%, phân bố ở vùng gò đồi thuộc Củ Chi, Thủ Đức); đất cồn cát – cát biển (3,2%, tập trung ở Cần Giờ), diện tích sông suối,(23,7%).
b) Về cơ cấu sử dụng đất, trong tổng số 209,5 nghìn ha đất tự nhiên của thành phố thì diện tích đất đang được sử dụng vào mục đích nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất với 95.288 ha (chiếm 45,48%). Phần lớn đất nông nghiệp là đất trồng cây hàng năm (68.712 ha), trong đó chủ yếu là đất trồng lúa và màu lương thực (55.072 ha).
45.48%
15.98%
11.38%
7.97%
19.19%
Biểu đồ: Cơ cấu sử dụng đất của Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2000.
Đất lâm nghiệp đứng hàng thứ hai về tỉ trọng trong tổng số đất đang được sử dụng với 33.471 ha (15,98%), trong đó phần nhiều là đất có rừng trồng. Tiếp theo là đất chuyên dùng (đất cho giao thông, thủy lợi, an ninh quốc phòng, nghĩa trang,) khoảng 23.844 ha (11,38%) và đất ở là 16.688 ha (7,97%)
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, đất chưa sử dụng bao gồm diện tích mặt nước, sông suối còn 40.210 ha, chiếm 19,19% diện tích tự nhiên. Trong số này có 4.409 ha có thể cải tạo để đưa vào khai thác.
c) Đến năm 2010, cơ cấu sử dụng đất của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có những thay đổi nhất định. Đất nông nghiệp sẽ giảm dần, nhất là đất trồng cây hàng năm. Khu vực nội thành sẽ hầu như không còn đất nông nghiệp. Ngược lại, đất sử dụng cho các mục đích khác (xây dựng, đất ở, đất lâm nghiệp, giao thông) sẽ tăng nhanh. Riêng đất dành cho xây dựng sẽ tăng gần 1,5 vạn ha nhằm phục vụ cho việc phát triển các khu công nghiệp tập trung, các khu hành chính, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao và các nhu cầu khác của thành phố.
3. Khí hậu
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất cận xích đạo. Lượng bức xạ tương đối lớn, đạt trung bình khoảng 140 kcal/ cm2/năm. Số giờ nắng trung bình trong ngày là gần 6 giờ. Nền nhiệt khá cao và ổn định với nhiệt độ bình quân hàng năm là 27,50C. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm thấp, từ 2 – 30C.
MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRUNG BÌNH VỀ KHÍ HẬU CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tháng
Nhiệt độ (0C)
Số giờ nắng
Lượng mưa (mm)
1995
2001
1995
2001
1995
2001
Cả năm
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
27,5
26,3
26,7
27,9
29,6
29,1
28,1
27,6
27,5
27,2
27,6
26,9
25,7
28,2
27,3
27,6
28,9
30,0
29,3
28,1
28,7
27,7
28,4
27,9
26,8
27,2
2.155
214
234
227
252
196
185
148
149
122
159
116
152
2.067
175
167
201
195
204
147
198
144
184
137
136
179
2.084
12
0
12
18
269
295
366
493
188
274
106
51
1.829
6
0,5
136
40
247
346
124
361
224
157
154
16
Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh 4/2003.
Khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng V đến tháng XI, còn mùa khô từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Lượng mưa trung bình đạt trên dưới 2.000mm/năm và phân bố không đều theo thời gian. Khoảng 90% lượng mưa trong năm tập trung vào mùa mưa. Theo không gian, lượng mưa có xu hướng tăng dần từ tây nam lên đông bắc. Ở các huyện phía nam và tây nam của thành phố như Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, lượng mưa trung bình năm chỉ dao động trong khoảng 1.000 – 1.400mm; còn các quận nội thành, Thủ Đức, phía bắc huyện củ chi, lượng mưa thường vượt quá 2.000mm/năm.
Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở khu vực ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão.
Nhìn chung, khí hậu của thành phố tương đối ôn hòa, không có những ngày đông tháng giá cũng như không có những tháng nóng gắt, ít bão lụt. Đây là điều kiện thuận lợi đối với việc phát triển các ngành kinh tế cũng như đối với đời sống của người dân. Tuy nhiên, việc phân hóa gay gắt giữa mùa mưa và mùa khô đặt ra vấn đề cần giải quyết nguồn nước ngọt vào mùa khô.
4. Thủy văn
Nằm ở hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở thành phố khá dày đặc với mật độ 3,38 km/km2.
Thành phố nằm giữa hai con sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, nhưng lại chịu ảnh hưởng nhiều của hệ thống sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai dài 850 km, bắt nguồn từ vùng Lang Biang do hai nhánh Đa Dung và Đa Nhim hợp thành. Sông Đồng Nai còn được tiếp nước từ một phụ lưu khác là sông La Ngà từ cao nguyên đổ xuống nên có nhiều thác ghềnh. Ở đoạn uốn khúc giữa đồng bằng, sông Đồng Nai tiếp nhận thêm nước của sông Bé rồi hội lưu với sông Sài Gòn tại Nhà Bè. Từ đây sông chia làm nhiều nhánh (lớn nhất là sông Lòng Tàu) chảy qua vùng rừng Sác rồi đổ ra biển ở vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái.
Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quảng chảy qua lãnh thổ các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương rồi chảy vào địa phận thành phố. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều rạch nối với sông Sài Gòn (rạch Láng Tre, rạch Tra, rạch Bến Cát, rạch Thị Nghè,) và một số kênh đào (kênh Tham Lương, kênh An Hạ, kênh Thái Mỹ, kênh Đông). Quan trọng hơn cả trong số này là rạch Bến Nghé. Đây là điểm khởi đầu của các tuyến đường sông, nối Sài Gòn với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1819, một đoạn rạch Bến Nghé được mở rộng và lấy tên là An Thông Hà (tức kênh Tàu Hủ). Năm 1905 kênh Tẻ (từ cầu chữ Y ra Tân Thuận) được đào mới, sau đó là kênh Đôi song song với rạch Bến Nghé. Nhờ hệ thống kênh rạch trên, việc đi lại bằng đường thủy trong khu vực trở nên thuận lợi hơn nhiều.
Sông Vàm Cỏ Đông có lưu lượng nước không lớn, được nối thông với sông Vàm Cỏ Tây và Đồng Tháp bởi nhiều sông nhánh và hệ thống các kênh, rạch.
Chế độ thủy văn của thành phố chịu tác động qua lại giữa các hệ thống sông (Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông) cùng với thuỷ triều. Hầu hết kênh rạch và một phần hạ lưu các sông Đồng Nai, Sài Gòn đều chịu ảnh hưởng của thủy triều. Tùy theo những điều kiện cụ thể (mùa, lưu lượng nước sông), nước biển có thể ngược dòng xâm nhập đến tận Bình Dương (trên sông Sài Gòn) và Long Đại (trên sông Đồng Nai).
Việc xây dựng thủy lợi Dầu Tiếng (trên sông Sài Gòn) và hồ thủy điện Trị An (trên sông Đồng Nai) đã có ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường và các yếu tố kinh tế - xã hội của vùng hạ lưu. Cụ thể là đã làm thay đổi chế độ thủy văn, trầm tích và tạo nên những biến đổi nhất định về mặt địa mạo của vùng cửa sông.
5. Sinh vật
a) Rừng của Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu tập trung ở huyện Cần Giờ, đây là rừng ngập mặn ven biển. Năm 2002, cả thành phố còn 33,5 nghìn ha rừng, trong đó có 10,2 nghìn ha rừng tự nhiên và 23,3 nghìn ha rừng trồng.
Trong những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đã dầu tư phục hồi trên 33 nghìn ha rừng ngập mặn ở khu vực Cần Giờ - Thị Vải. Hiện nay khu vực này đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
b) Thành phố Hồ Chí Minh giáp biển ở phía huyện Cần Giờ. Nguồn thủy sản ở đây khá phong phú, giàu cả tầng cá nổi lẫn tầng cá đáy và gần đáy. Những loài cá phổ biến là cá chìa vôi, cá chẻm, cá măng, cá đao,
Động vật ở trên cạn, nhìn chung nghèo nàn. Có giá trị hơn cả là vườn chim Thủ Đức, có ý nghĩa phục vụ cho phát triển du lịch.
6. Khoáng sản
Thành phố Hồ Chí Minh nghèo khoáng sản. Trên địa bàn thành phố chủ yếu có vật liệu xây dựng (như sét gạch ngói, cát, sỏi,), nguyên liệu cho gốm sứ, chất trợ dung và một ít than bùn. Các loại khoáng sản này chỉ có thể đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của thành phố.
III. DÂN CƯ
1.Dân số và động lực tăng dân số
a) Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh – thành phố có số dân lớn nhất cả nước và xu hướng tăng nhanh trong những năm qua.
Dân số của thành phố từ 3.419.978 người năm 1979 tăng lên 3.988.124 người năm 1989 và đạt 5.037.155 người vào thời điểm (1 – 4 – 1999). Cho đến năm 2002, dân số của thành phố đã lên tới 5.499.217 người và chiếm hơn 6,83% dân số của cả nước. Với con số này, số dân của thành phố gấp hơn 1,5 lần số dân của Thanh Hóa – tỉnh đứng hàng thứ hai về quy mô dân số; gấp 2,3 lần số dân của cả vùng Tây Bắc cộng lại và gấp hơn 19 lần số dân của Bắc Cạn – tỉnh có số dân ít nhất cả nước.
1.622,1
1.890,3
2.424,4
2.625,4
1.622,1
1.890,3
2.424,4
2.625,4
Biểu đồ : Dân số Thành phố Hồ Chí Minh qua một số năm
Về quy mô dân số phân theo các quận, huyện tính đến 10 – 2003, đông nhất là các quận Tân Bình (hơn 66,4 vạn người), Bình Thạnh (trên 41 vạn người), huyện Bình Chánh (gần 39 vạn) và ít nhất là hai huyện Nhà Bè (gần 6,8 vạn) và Cần Giờ (hơn 6,2 vạn).
b) Động lực tăng dân số của thành phố phụ thuộc vào cả gia tăng tự nhiên lẫn gia tăng cơ học.
- Trong những năm qua, tỉ suất sinh thô của thành phố liên tục giảm, từ 18,4%0 năm 1995 xuống 17,3%0 năm 2000 và 16,7%0 năm 2002. Mức sinh có sự phân hoá giữa nội thành và ngoại thành. Ở nội thành, mức sinh thấp hơn (16,3%0 năm 2002), còn ở ngoại thành lại cao hơn (17,2%0). Trong khi đó, tỉ suất tử thô hầu như ít thay đổi và ở mức trung bình năm khoảng 4%0. Sự phân hoá về mức độ tử giữa khu vực nội thành và ngoại thành không đáng kể.
Tổng tỉ suất sinh giảm nhanh trong thời gian giữa 3 cuộc tổng điều tra dân số gần đây nhất. Năm 1979 tổng tỉ suất sinh là 2,8 con; năm 1989 giảm xuống 2,1 con và năm 1999 chỉ còn 1,8 con. Con số này thấp hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước (số liệu tương ứng là 4,8; 3,8 và 2,3).
Kết quả là tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh giảm liên tục, từ 1,78% năm 1979 xuống 1,67% năm 1990 và 1,36% năm 1999. Đến năm 2002, mức gia tăng chỉ còn 1,27%, thpấ hơn mức trung bình của cả nước. Như vậy, bình quân mỗi năm mức gia tăng sdân số tự nhiên của thành phố giảm 0,02%.
Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên có sự khác nhau giữa khu vực nội thành và khu vực ngoại thành và giữa các quận, huyện. Năm 2002, mức tăng ở các quận nội thành là gần 1,24%, còn ở các huyện ngoại thành là 1,39%. Nơi có mức tăng cao nhất thuộc các huyện Nhà Bè (1,46%), Cần Giờ (hơn 1,46%) và thấp nhất ở Quận 3 (1,14% và Quận 1 (1,15%).
Mặc dù tốc độ gia tăng tự nhiên giảm mạnh, nhưng do số dân đông nên số người tăng thêm hàng năm vẫn còn lớn. Số trẻ em sinh ra trung bình năm vào nửa đầu thập niên 90 của thế kỉ XX là 61.169 và vào nửa sau vẫn đạt 67.451.
- Gia tăng cơ học đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển dân số ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong khoảng 10 năm sau khi đất nước tái thống nhất, gia tăng cơ học luôn có giá trị âm, nghĩa là số người đi nhiều hơn số người đến. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là chủ trương đưa một bộ phận dân cư trở về quê hương sinh sống và đi xây dựng vùng kinh tế mới.
Từ sau năm 1986, xu hướng chung đã diễn ra theo chiều ngược lại. Tốc độ gia tăng cơ học trung bình năm cho thời kì 1986 – 1999 là 0,78%, nghĩa là bằng khoảng ½ tốc độ gia tăng tự nhiên của thành phố. Chỉ tính riêng 5 năm trong giai đoạn 1994 – 1999, số người nhập cư từ các tỉnh là 415.387 và từ nước ngoài là 5.831 người. Trong khi đó, số người xuất cư là 78.375 người. Như vậy, tỉ suất di cư thuần tuý đạt mức 7,22%, cao hơn nhiều so với các thành phố khác (Hà Nội 4,8%, Đà Nẵng 4,7%) và gấp 3,4 lần so với giai đoạn 1984 – 1989 (2,1%).
Thành phố Hồ Chí Minh có nền kinh tế phát triển vào bậc nhất ở nước ta. Vì vậy, có sức hút đối với lao động từ các địa phương khác. Điều đó không chỉ tác động đến quy mô dân số, mà còn ảnh hưởng cả đến cơ cấu dân số và tạo ra hàng loạt vấn đề kinh tế - xã hội nan giải mà thành phố cần phải giải quyết.
2. Cơ cấu dân số
a) Cơ cấu theo độ tuổi và giới tính
Mặc dù trong những năm qua, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm, nhưng nhìn chung, dân số của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn thuộc loại trẻ. Điều đó được thể hiện ở chỗ, theo kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1 – 4 – 1999, trên 23,8% dân số ở độ tuổi dưới 15 và chỉ có 5,25% số dân từ 65 tuổi trở lên. So với cả nước, cả hai chỉ tiêu này của thành phố đều thấp hơn. Và như vậy, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động là cao hơn.
Tháp dân số Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1999
Về cơ cấu giới tính, xu thế chung là tăng tỉ trọng của nam và giảm tỉ trọng của nữ trong tổng số dân, mặc dù không nhiều. Cụ thể là tỉ trọng của nam đã tăng từ 47,8% năm 1995 lên 48,2% năm 2002. Tương tự như hầu hết các tỉnh trong cả nước, cơ cấu giới tính của Thành phố Hồ Chí Minh nghiêng về phía nữ giới. Năm 2002, giới nữ của thành phố là 2.823.784 người, chiếm 51,8% dân số. Số nam ít hơn, chỉ có 2.625.433 người, chiếm 48,2%.
Tỉ số giới tính (số nam/100 nữ) của thành phố qua 3 cuộc tổng điều tra dân số gần đây nhất là 90,2 (1979); 90,1 (1989) và gần 93,0 (1999). Năm 2002, con số này là 93,0. Tỉ số giới tính ở các quận là 92,0 và các huyện là 96,4.
b) Cơ cấu theo lao động
- Nguồn lao động của Thành phố Hồ Chí Minh tương đối dồi dào do dân số trẻ và dòng người nhập cư đông đảo. Năm 2002 số dân trong độ tuổi lao động của thành phố là 3.582.428 người, chiếm hơn 65,7% dân số (mức trung bình của cả nước là 60,7%). Trên thực tế, quy mô nguồn lao động còn lớn hơn nữa bởi có những người ngoài độ tuổi vẫn tham gia lao động (năm 2002 có 84.903 người, trong đó có 57.878 người trên độ tuổi lao động và 27.025 người dưới độ tuổi lao động).
Nhìn chung, lao động của thành phố tăng khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm trong thời kì 1979 – 1989 là 3,48%, còn thời kì 1989 – 1999 lên tới 3,75%. Điều đó liên quan nhiều đến số lượng người nhập cư.
Trong những năm qua, việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của thành phố đã dẫn đến những thay đổi nhất định về tình hình sử dụng lao động theo các ngành. Nhìn chung, tỉ lệ lao động trong khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) giảm mạnh, từ 20,4% năm 1979 xuống 13,9% năm 1989 và 6,6% năm 1999. Năm 2002, khu vực này có 144.297 lao động và chỉ chiếm 6,2% số người đang làm việc của thành phố. Trong khi đó, tỉ lệ lao động trong khu vực III (dịch vụ) tăng nhanh, tương ứng với các mốc thời gian nói trên là 38,2%; 42,7% và 51,9%. Năm 2002, số lao động của khu vực này là 1.226.111 người, chiếm 52,5% số người đang làm việc của thành phố. Tỉ lệ lao động trong khu vực II (công nghiệp – xây dựng) tương đối cao và ít thay đổi. Năm 2002 có 965.291 lao động, chiếm 41,3%.
DÂN SỐ TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG PHÂN THEO TÌNH TRẠNG HOẠT ĐỘNG
1979
1989
1999
2002
Số người
%
Số người
%
Số người
%
Số người
%
Tổng số
1.605.692
100,0
2.274.885
100,0
3.311.530
100,0
3.582.428
100,0
- Đang làm việc
1.090.570
67,9
1.503.978
66,1
2.145.964
64,8
2.335.699
65,2
- Nội trợ
142.244
8,8
297.556
13,1
468.328
14,1
498.076
13,9
- Đi học
124.074
7,7
161.137
7,1
332.726
10,1
359.944
10,1
- Mất khả năng lao động
37.778
2,4
57.348
2,5
57.063
1,7
61.731
1,7
- Không làm việc
211.526
13,1
254.836
11,2
307.149
9,3
326.978
9,1
%
Biểu đồ: Chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế
- So với mức trung bình của cả nước và với các tỉnh, thành khác, chất lượng lao động của Thành phố Hồ Chí Minh có cao hơn. Theo số liệu thống kê lao động - việc làm năm 2002 của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, tỉ lệ lao động chưa biết chữ của thành phố chỉ có 0,49% (cả nước 2,06%), đã tốt nghiệp tiểu học là 31,03% (cả nước 36,39%), đã tốt nghiệp trung học cơ sở 26,12% (cả nước 22,37%), đã tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 32,30% (cả nước 22,99%).
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng vào loại dẫn đầu cả nước. Nơi đây tập trung đến 37% tổng số cán bộ khoa học của nước ta và đây là một trong những tiền đề quan trọng hang đầu để thành phố bước vào nền kinh tế tri thức của thế kỉ XXI. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Tỉ lệ người lao động không có chuyên môn kĩ thuật tuy đã giảm từ 63,8% nam9 1996 xuống 57,5% năm 2000, song như thế vẫn còn quá lớn so với yêu cầu. Tỉ lệ người lao động có bằng cấp từ công nhân kĩ thuật trở lên tăng từ 13,9% năm 1996 lên 19,4% năm 2000, nhưng rõ ràng còn chậm. Ngoài ra còn phải kể đến sự bất hợp lí về cơ cấu lao động phân theo trình độ dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.
Ở các ngành khác nhau thì đội ngũ lao động có chuyên môn kĩ thuật cũng rất khác nhau. Các ngành quản lí nhà nước, giáo dục – đào tạo, y tế, hoạt động khoa học công nghệ, tài chính ngân hang có đội ngũ lao động với chất lượng cao hơn hẳn so với các ngành khác. Tỉ lệ lao động có bằng cấp trong ngành khoa học công nghệ chiếm gần 80,7%, giáo dục đào tạo 77,4%, y tế 77,8%. Trong khi đó, tỉ lệ này trong công nghiệp – xây dựng là 11,8%, còn trong nông – lâm – ngư nghiệp chỉ vẻn vẹn có hơn 2,2%.
Sự phân hoá về trình độ chuyên môn kĩ thuật của người lao động còn thể hiện rõ qua các thành phần kinh tế. Nhìn chung, ở khu vực nhà nước, đội ngũ lao động có trình độ cao hơn các khu vực khác.
CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KĨ THUẬT
CỦA LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (%)
Trình độ
Nhà nước
Tập thể
Tư nhân
Cá thể
Đầu tư nhước ngoài
Tổng số
Không có bằng cấp
Có bằng cấp
Trong đó:
- Công nhân kĩ thuật
- Trung cấp
- Cao đẳng
- Đại học
- Trên đại học
100.00
59,95
40,05
6,59
9,54
3,15
19,82
0,95
100.00
68,97
31,03
16,37
3,84
1,38
8,98
0,46
100.00
76,99
23,01
6,87
3,59
0,99
11,39
6,18
100.00
94,11
5,89
3,30
1,02
0,30
1,26
0,01
100.00
76,53
23,47
4,65
2,47
0,76
15,24
0,35
Số lượng và chất lượng nguồn lao động cũng phân bố
File đính kèm:
- Dia li Thanh pho Ho Chi Minh.doc