Tư liệu Ngữ văn 9

I.Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Xuất xứ

Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà.

2. Bố cục của văn bản

Văn bản có thể chia làm 2 phần:

- Từ đầu đến “rất hiện đại”: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa dân tộc nhân loại.

- Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.

II. Đọc – hiểu văn bản

1.Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa

- Hoàn cảnh: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuyên.

+ Gian khổ, khó khăn.

+ Tiếp xúc văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới.

- Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước.

- Đi nhiều nước, tiếp xúc với văn hóa nhiều vùng trên thế giới.

- Biết nhiều ngoại ngữ, làm nhiều nghề.

- Học tập miệt mài, sâu sắc đến mức uyên thâm.

 

doc109 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tư liệu Ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A-KIẾN THỨC CƠ BẢN PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Lê Anh Trà I.Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Xuất xứ Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà. 2. Bố cục của văn bản Văn bản có thể chia làm 2 phần: - Từ đầu đến “rất hiện đại”: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa dân tộc nhân loại. - Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh. II. Đọc – hiểu văn bản 1.Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa - Hoàn cảnh: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuyên. + Gian khổ, khó khăn. + Tiếp xúc văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới. - Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước. - Đi nhiều nước, tiếp xúc với văn hóa nhiều vùng trên thế giới. - Biết nhiều ngoại ngữ, làm nhiều nghề. - Học tập miệt mài, sâu sắc đến mức uyên thâm. 2. Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phóng cách sống vô cùng giản dị: - Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: chiếc nhà sàn nhỏ vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi làm việc, đồng thời cũng là nơi ngủ. - Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp… - Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa… Biểu hiện của đời sống thanh cao: - Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó. - Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời. - Đây là cách sống có văn hóa, thể hiện 1 quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên. Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa: - Nguyễn Trãi: Bậc thầy khai quốc công thần, ở ẩn. - Nguyễn Bỉnh Khiêm: làm quan, ở ẩn. 3. Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp trong cách sống của Hồ Chí Minh - Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen những lời kể là những lời bình luận rất tự nhiên: “Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh”… - Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu. - Đan xen thơ của các vị hiền triết, cách sử dụng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa chủ tịch Hồ Chí Minh với các vị hiền triết của dân tộc. - Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại, hiệu đại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam,… III. Tổng kết Về nghệ thuật: - Kết hợp hài hòa giữa thuyết minh với lập luận. - Chọn lọc chi tiết giữa thuyết minh với lập luận. - Ngôn từ sử dụng chuẩn mực. Về nội dung: - Vẻ đẹp trong phẩm chất Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại. - Kết hợp giữa vĩ đại và bình dị. - Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH (GA-BRI-EN Gác-xi-a Mác-két) I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản 1. Tác giả - tác phẩm. - Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn Cô-lôm-bi-a. - Sinh năm 1928. - Viết tiểu thuyết với khuynh hướng hiện thực. - Nhận giải Nôben về văn học năm 1982. 2. Hệ thống luận đề, luận điểm của văn bản. * Luận đề: đấu tranh cho một thế giới hòa bình. * Luận điểm: - Luận điểm 1: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất. - Luận điểm 2: Đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại. 3. Hệ thống luận cứ. - Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời. - Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người. - Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại với lý trí của loài người mà còn đi ngược lại với lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa. - Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân - Xác định cụ thể thời gian: “Hôm nay ngày 8-8-1986”. - Đưa ra những tính toán lý thuyết để chứng minh: con người đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Dẫn chứng: + “Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng bốn tấn thuốc nổ - tất cả chỗ đó nổ tung sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”. + Kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời. 2. Tác động của cuộc đua chiến tranh hạt nhân đối với đời sống xã hội: -Cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn. Dẫn chứng: + Sự đối lập giữa nguồn kinh phí quá lớn (đến mức không thể thực hiện nổi) và nguồn kinh phí thực tế đã được cấp cho công nghệ chiến tranh. + So sánh cụ thể qua những con số thống kê ấn tượng(Ví dụ: giá của 10 chiếc tàu sân bay đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ hơn 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét, cứu hơn 1 triệu trẻ em Châu Phi, chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân cũng đủ tiền để xóa nạn mù chữ trên toàn thế giới…). -Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại ý chí của con người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự nhiên. Dẫn chứng: Tác giả đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất. Chỉ ra sự đối lập lớn giữa quá trình phát triển hàng triệu năm của sự sống trên trái đất và một khoảng thời gian ngắn ngủi để vũ khí hạt nhân tiêu hủy toàn bộ sự sống. Tác giả đã đưa ra những lập luận cụ thể, giàu sức thuyết phục, lấy bằng chứng từ nhiều lĩnh vực: khoa học, xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục… là những lĩnh vực thiết yếu trong cuộc sống con người để chứng minh. 3. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình. - Khẳng định vai trò của cộng đồng trong việc đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. - Đưa ra lời đề nghị thực tế: mở nhà băng lưu trữ trí nhớ để có thể tồn tại được sau khi (giả thiết) chiến tranh hạt nhân nổ ra. III. Tổng kết Về nghệ thuật Hệ thống luận điểm, luận cứ ngắn gọn, rành mạch, dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, gây được ấn tượng mạnh đối với người đọc. Về nội dung - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự hủy diệt của nó. - Kêu gọi mọi người: hãy ngăn chặn nguy cơ đó, bảo vệ con người, bảo vệ sự sống. TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản 1. Đọc 2. Tìm hiểu chú thích 3. Bố cục Văn bản được chia làm 3 phần: - Sự thách thức: Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực, về tình trạng bị rơi vào hiểm họa của trẻ em trên thế giới. - Cơ hội: Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. - Nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, sự phát triển của trẻ em. II. Tìm hiểu văn bản 1.Sự thách thức - Chỉ ra cuộc sống cực khổ nhiều mặt của trẻ em trên thế giới hiện nay. + Trở thành nạn nhân chiến tranh, bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Một số ví dụ: trẻ em các nước nghèo ở Châu Á, châu Phi bị chết đói; nạn nhân chất độc màu da cam, nạn nhân của chiến tranh bạo lực; trẻ em da đen phải đi lính, bị đánh đập; trẻ em là nạn nhân của các cuộc khủng bố ở Nga,… Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật. + Chịu đựng những thảm họa đói nghèo, khủng hoảng kinh tế; tình trạng vô gia cư, nạn nhân của dịch bệnh, mù chữ, môi trường ô nhiễm… - Đây là thách thức lớn với toàn thế giới. 2. Cơ hội Điều kiện thuận lợi cơ bản để thế giới đẩy mạnh việc chăm sóc bảo vệ trẻ em: + Hiện nay kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển, tính cộng đồng hợp tác quốc tế được củng cố mở rộng, chúng ta có đủ phương tiện và kiến thức để làm thay đổi cuộc sống khổ cực của trẻ em. + Sự liên kết của các quốc gia cũng như ý thức cao của cộng đồng quốc tế có Công ước về quyền của trẻ em tạo ra một cơ hội mới. + Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh, tăng cường phúc lợi xã hội. 3.Nhiệm vụ - Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em là nhiệm vụ hàng đầu. - Đặc biệt quan tâm đến trẻ em bị tàn tật có hoàn cảnh khó khăn. - Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ vì lợi ích của trẻ em. - Giữa tình trạng, cơ hộ và nhiệm vụ có mối quan hệ chặt chẽ. Bản tuyên bố đã xác định những nhiệm vụ câp thiết của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia: từ tăng cường sức khỏe và đề cao chế độ dinh dưỡng đến phát triển giáo dục trẻ em, từ các đối tượng quan tâm hàng đầu đến củng cố gia đình, xây dựng môi trường xã hội; từ bảo đảm quan hệ bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội. + Quan tâm việc giáo dục phát triển trẻ em, phổ cập bậc giáo dục cơ sở. + Nhấn mạnh trách nhiệm kế hoạch hóa gia đình. + Gia đình là cộng đồng, là nền móng và môi trường tự nhiên để trẻ em lớn khôn và phát triển. + Khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội. III. Tổng kết. - Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách có ý nghĩa toàn cầu hiện nay. - Bố cục mạch lạc, hợp lý; các ý trong văn bản tuyên ngôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Trích Truyền kỳ mạn lục) Nguyễn Dữ 1. Đọc - tìm hiểu chú thích a) Tác giả: Nguyễn Dữ(?-?) - Là con của Nguyễn Tướng Phiên (Tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 27, đời vua Lê Thánh Tông 1496). Theo các tài liệu để lại, ông còn là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Quê: Huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương. b) Tác phẩm * Truyền kỳ mạn lục: Tập sách gồm 20 truyện, ghi lại những truyện lạ lùng kỳ quái. Truyền kỳ: là những truyện thần kỳ với các yếu tố tiên phật, ma quỷ vốn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Mạn lục: Ghi chép tản mạn. Truyền kỳ còn là một thể loại viết bằng chữ Hán (văn xuôi tự sự) hình thành sớm ở Trung Quốc, được các nhà văn Việt Nam tiếp nhận dựa trên những chuyện có thực về những con người thật, mang đậm giá trị nhân bản, thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân về một xã hội tốt đẹp. -Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời và nỗi oan khuất của người phụ nữ Vũ Nương, là một trong số 11 truyện viết về phụ nữ. - Truyện có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương” tại huyện Nam Xương (Lý Nhân - Hà Nam ngày nay). c) Chú thích (SGK) 2. Tóm tắt truyện - Vũ Nương là người con gái thuỳ mị nết na, lấy Trương Sinh (người ít học, tính hay đa nghi). - Trương Sinh phải đi lính chống giặc Chiêm. Vũ Nương sinh con, chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Mẹ chồng ốm rồi mất. - Trương Sinh trở về, nghe câu nói của con và nghi ngờ vợ. Vũ Nương bị oan nhưng không thể minh oan, đã tự tử ở bến Hoàng Giang, được Linh Phi cứu giúp. - Ở dưới thuỷ cung, Vũ Nương gặp Phan Lang (người cùng làng). Phan Lang được Linh Phi giúp trở về trần gian - gặp Trương Sinh, Vũ Nương được giải oan - nhưng nàng không thể trở về trần gian. 3. Đại ý. Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phụ quyền phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị đẩy đến bước đường cùng phải tự kết liễu cuộc đời của mình để chứng tỏ tấm lòng trong sạch. Tác phẩm thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân: người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Nhân vật Vũ Nương. * Tình huống 1: Vũ Nương lấy chồng. Trước bản tính hay ghen của chồng, Vũ Nương đã “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hoà”. * Tình huống 2: Xa chồng Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ chung thuỷ, yêu chồng tha thiết, một người mẹ hiền, dâu thảo. Hai tình huống đầu cho thấy Vụ Nương là người phụ nữ đảm đang, thương yêu chồng hết mực. *Tình huống 3: Bị chồng nghi oan. - Trương Sinh thăm mộ mẹ cùng đứa con nhỏ (Đản). - Lời nói của đứa con: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cho tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít… Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến…”. Trương Sinh nghi ngờ lòng chung thuỷ của vợ chàng. - Câu nói phản ánh đúng ý nghĩ ngây thơ của trẻ em: nín thin thít, đi cũng đi, ngồi cũng ngồi (đúng như sự thực, giống như một câu đố giấu đi lời giải. Người cha nghi ngờ, người đọc cũng không đoán được). - Tài kể chuyện (khéo thắt nút mở nút) khiến câu chuyện đột ngột, căng thẳng, mâu thuẫn xuất hiện. - La um lên, giấu không kể lời con nói. Mắng nhiếc, đuổi đánh vợ đi. Hậu quả là Vũ Nương tự vẫn. - Trương Sinh giấu không kể lời con nói: khéo léo kể chuyện, cách thắt nút câu chuyện làm phát triển mâu thuẫn. - Ngay trong lời nói của Đản đã có ý mở ra để giải quyết mâu thuẫn: “Người gì mà lạ vậy, chỉ nín thin thít”. - Phân trần để chồng hiểu rõ nỗi oan của mình. Những lời nói thể hiện sự đau đớn thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công. Vũ Nương không có quyền tự bảo vệ. Hạnh phúc gia đình tan vỡ. Thất vọng tột cùng, Vũ Nương tự vẫn. Đó là hành động quyết liệt cuối cùng. - Lời than thống thiết, thể hiện sự bất công đối với người phụ nữ đức hạnh. *Tình huống 4: Khi ở dưới thuỷ cung. Đó là một thế giới đẹp từ y phục, con người đến quang cảnh lâu đài. Nhưng đẹp nhất là mối quan hệ nhân nghĩa. - Cuộc sống dưới thuỷ cung đẹp, có tình người. Tác giả miêu tả cuộc sống dưới thuỷ cung đối lập với cuộc sống bạc bẽo nơi trần thế nhằm mục đích tố cáo hiện thực. - Vũ Nương gặp Phan Lang, yếu tố ly kỳ hoang đường. - Nhớ quê hương, không muốn mang tiếng xấu. Thể hiện ước mơ khát vọng một xã hội công bằng tốt đẹp hơn, phù hợp với tâm lý người đọc, tăng giá trị tố cáo. - Thể hiện thái độ dứt khoát từ bỏ cuộc sống đầy oan ức. Điều đó cho thấy cái nhìn nhân đạo của tác giả. - Vũ Nương được chồng lập đàn giải oan - còn tình nghĩa với chồng, nàng cảm kích, đa tạ tình chàng nhưng không thể trở về nhân gian được nữa. Vũ Nương muốn trả ơn nghĩa cho Linh Phi, muốn trở về với chồng con mà không được. 2. Nhân vật Trương Sinh - Con nhà giàu, ít học, có tính hay đa nghi. - Cuộc hôn nhân với Vũ Nương là cuộc hôn nhân không bình đẳng. - Tâm trạng Trương Sinh nặng nề, buồn đau vì mẹ mất. Lời nói của Đản - Lời nói của Đản kích động tính ghen tuông, đa nghi của chàng. - Xử sự hồ đồ, độc đoán, vũ phu thô bạo, đẩy vợ đến cái chêt oan nghiệt. - Mắng nhiếc vợ thậm tệ, không nghe lời phân trần. - Không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng. III. Tổng kết 1. Về nghệ thuật - Kết cấu độc đáo, sáng tạo. - Nhân vật: diễn biến tâm lý nhân vật được khắc hoạ rõ nét. - Xây dựng tình huống truyện đặc sắc kết hợp tự sự + trữ tình + kịch. - Yếu tố truyền kỳ: Kỳ ảo, hoang đường. - Nghệ thuật viết truyện điêu luyện. 2. Về nội dung Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt cua người của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích: Vũ trung tuỳ bút) Phạm Đình Hổ I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản 1. Tác giả - Phạm Đình Hổ(1768-1839) - Quê: Hải Dương. - Sinh ra trong một gia đình khoa bảng. - Ông sống vào thời chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng nên có thời gian muốn ẩn cư, sáng tác văn chương, khảo cứu về nhiều lĩnh vực. - Thơ văn của ông chủ yếu là ký thác tâm sự bất đắc chí của một nho sĩ sinh không gặp thời. * Một số tác phẩm chính: Khảo cứu: - Bang giao điển lệ - Lê triều hội điển - An Nam chí - Ô Châu lục Sáng tác văn chương: - Đông Dã học ngôn thi tập. - Tùng, cúc, trúc, mai, tứ hữu. - Vũ trung tuỳ bút. - Tang thương ngẫu lực (Đồng tác giả với Nguyễn Án) 2. Tác phẩm - Vũ trung tuỳ bút là một tác phẩm văn xuôi xuất sắc ghi lại một cách sinh động và hấp dẫn hiện thực đen tối của lịch sử nước ta thời đó. Cung cấp những kiến thức về văn hoá truyền thống (nói chữ, cách uống chè, chế độ khoa cử, cuộc bình văn trong nhà Giám,…), về phong tục (lễ đội mũ, hôn lễ, tệ tục, lễ tế giáo, phong tục,…) về địa lý (những danh lam thắng cảnh), về xã hội, lịch sử,… 3. Chú thích (SGK) 4. Đại ý Đoạn trích ghi lại cảnh sống xa hoa vô độ của chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa. - Thể tuỳ bút: + Ghi chép sự việc con người theo cảm hứng chủ quan, không gò bó theo hệ thống kết cấu nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng cảm xúc chủ đạo. + Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức đánh giá của tác giả về con người và cuộc sống. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Cuộc sống của chúa Trịnh và bọn quan lại - Xây dựng nhiều cung điện, đền đài lãng phí, hao tiền tốn của. - Thích đi chơi, ngắm cảnh đẹp. - Những cuộc dạo chơi bày trò giải trí hết sức lố lăng tốn kém. - Việc xây dựng đền đài liên tục. - Mỗi tháng vài ba lần Vương ra cung Thuỵ Liên… - Việc tìm thú vui của chúa Trịnh thực chất là để cướp đoạt những của quý trong thiên hạ để tô điểm cho cuộc sống xa hoa. Bằng cách đưa ra những sự việc cụ thể, phương pháp so sánh liệt kê - miêu tả tỉ mỉ sinh động, tác giả đã khắc hoạ một cách ấn tượng rõ nét cuộc sống ăn chơi xa hoa vô độ của vua chúa quan lại thời vua Lê, chúa Trịnh. - “Cây đa to, cành lá… như cây cổ thụ”, phải một cơ binh hàng trăm người mới khiêng nổi. - Hình núi non bộ trông như bể đầu non… - Cảnh thì xa hoa lộng lẫy nhưng những âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn, tang tóc đau thương, báo trước điềm gở: sự suy vong tất yếu của một triều đại phong kiến. - Thể hiện thái độ phê phán, không đồng tình với chế độ phong kiến thời Trịnh - Lê. 2. Thủ đoạn của bọn quan hầu cận Được chúa sủng ái, chúng ngang nhiên ỷ thế hoành hành, vừa ăn cướp vừa la làng. Đó là hành vi ngang ngược, tham lam, tàn bạo, vô lý bất công. - Các nhà giàu bị vu cho là giấu vật cung phụng. - Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá thì thậm chí phải phá nhà, huỷ tường để khiêng ra. - Dân chúng bị đe doạ, cướp bóc, o ép sợ hãi. - Thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phỉa đập bỏ núi non bộ - hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ… Tăng tính thuyết phục, kín đáo bộc lộ thái độ lên án phê phán chế độ phong kiến. - Bằng cách xây dựng hình ảnh đối lập, dùng phương pháp so sánh liệt kê những sự việc có tính cụ thể chân thực, tác giả đã phơi bày, tố cáo những hành vi thủ đoạn của bọn quan lại hầu cận. III. Tổng kết 1. Về nghệ thuật Thành công với thể loại tuỳ bút: - Phản ánh con người và sự việc cụ thể, chân thực, sinh động bằng các phương pháp: liệt kê, miêu tả, so sánh. - Xây dựng được những hình ảnh đối lập. 2. Về nội dung Phản ánh cuộc sống xa hoa vô độ cùng với bản chất tham lam, tàn bạo, vô lý bất công của bọn vua chúa, quan lại phong kiến. HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (Hồi thứ 14, trích) Ngô Gia Văn Phái I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản 1. Tác giả Ngô gia văn phái là một nhóm các tác giả dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai (Hà Tây) - một dòng họ lớn tuổi vói truyền thống nghiên cứu sáng tác văn chương ở nước ta. * Ngô Thì Chí (1753-1788) - Con của Ngô Thì Sỹ, em ruột của Ngô Thì Nhậm, từng làm tới chức Thiên Thư bình chướng tỉnh sự, thay anh là Ngô Thì Nhậm chăm sóc gia đình không thích làm quan. - Văn chương của ông trong sáng, giản dị, tự nhiên mạch lạc. - Viết 7 hồi đầu của Hoàng Lê nhất thống chí cuối năm 1786. * Ngô Thì Du (1772-1840) - Cháu gọi Ngô Thì Sĩ là bác ruột. - Học rất giỏi, nhưng không dự khoa thi nào. Năm 1812 vua Gia Long xuống chiếu cầu hiền tài, ông được bổ làm đốc học Hải Dương, ít lâu lui về quê làm ruộng, sáng tác văn chương. - Là người viết tiếp 7 hồi cuối của Hoàng Lê nhất thống chí (trong đó có hồi 14). - Tác phẩm có tính chất chỉ ghi chép sự kiện lịch sử xã hội có thực, nhân vật thực, địa điểm thực. - Là cuốn tiểu thuyết lịch sử - viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi. - Gồm 17 hồi. 2. Chú thích (SGK) 3. Tác phẩm - Tác phẩm là bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Việt Nam khoảng 30 năm cuối thế kỷ XVII và mấy năm đầu thế kỷ XIX, trong đó hiện lên cuộc sống thối nát của bọn vua quan triều Lê - Trịnh. - Chiêu Thống lo cho cái ngai vàng mục rỗng của mình, cầu viện nhà Thanh kéo quân vào chiếm Thăng Long. - Người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, lập nên triều đại Tây Sơn rồi mất. Tây Sơn bị diệt, Vương triều Nguyễn bắt đầu (1802). 4.Bố cục Hồi 14 có thể chia làm ba phần: - Phần một (từ đầu đến “hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788)”): Được tin quan Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương lên ngôi hoàng đế và cầm quân dẹp giặc. - Phần hai (từ “Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh” đến “rồi kéo vào thành”): Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung. - Phần ba (còn lại): Hình ảnh thất bại thảm hại của bọn xâm lăng và lũ vua quan bán nước. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ - Tiếp được tin báo, Bắc Bình Vương “giận lắm”. - Họp các tướng sỹ - định thân chinh cầm quân đi ngay; lên ngôi vua để chính danh vị (dẹp giặc xâm lược trị kẻ phản quốc). Ngày 25-12: Làm lẽ xong, tự đốc suất đại binh cả thuỷ lẫn bộ, đến Nghệ An ngày 29-12. - Gặp người cống sĩ (người đỗ cử nhân trong kỳ thi Hương) ở La Sơn. - Mộ thêm quân (3 xuất đinh lấy một người), được hơn một vạn quân tinh nhuệ. a) Nguyễn Huệ là người bình tĩnh, hành động nhanh, kịp thời, mạnh mẽ, quyết đoán trước những biến cố lớn. b) Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén mưu lược - Khẳng định chủ quyền dân tộc. - Nêu bật chính nghĩa của ta - phi nghĩa của địch và dã tâm xâm lược của chúng - truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta. - Kêu gọi đồng tâm hiệp lực, ra kỷ luật nghiêm, thống nhất ý chí để lập công lớn. Lời dụ lính như một lời hịch ngắn gọn có sức thuyết phục cao (có tình, có lý). - Kích thích lòng yêu nước, truyền thống quật cường của dân tộc, thu phục quân lính khiến họ một lòng đồng tâm hiệp lực, không dám ăn ở hai lòng. c) Nguyễn Huệ là người luôn sáng suốt, mưu lược trong việc nhận định tình hình, thu phục quân sĩ. - Theo binh pháp “Quân thua chém tướng”. - Hiểu tướng sĩ, hiểu tường tận năng lực của bề tôi, khen chê đúng người, đúng việc. - Sáng suốt mưu lược trong việc xét đoán dùng người. - Tư thế oai phong lẫm liệt. - Chiến lược: Thần tốc bất ngờ, xuất quân đánh nhanh thắng nhanh (hơn 100 cây số đi trong 3 ngày). - Tài quân sự: nắm bắt tình hình địch và ta, xuất quỷ nhập thần. - Tầm nhìn xa trông rộng - niềm tin tuyệt đối ở chiến thắng, đoán trước ngày thắng lợi. d) Là bậc kỳ tài trong việc dùng binh: bí mật, thần tốc, bất ngờ. Trận Hà Hồi: vây kín làng, bắc loa truyền gọi, quân lính bốn phía dạ ran, quân địch “rụng rời sợ hãi”, đều xin hàng, không cần phải đánh. Trận Ngọc Hồi, cho quân lính lấy ván ghép phủ rơm dấp nước làm mộc che, khi giáp lá cà thì “quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao chém bừa…” khiến kẻ thù phải khiếp vía, chẳng mấy chốc thu được thành. Bằng cách khắc hoạ trực tiếp hay gián tiếp, với biện pháp tả thực, hình tượng người anh hùng dân tộc hiện lên đẹp đẽ tài giỏi, nhân đức. - Khi miêu tả trận đánh của Nguyễn Huệ, với lập trường dân tộc và lòng yêu nước, tác giả viết với sự phấn chấn, những trang viết chan thực có màu sắc sử thi. 2. Hình ảnh bọn xâm lược và lũ tay sai bán nước. a) Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh: - Không đề phòng, không được tin cấp báo. - Ngày mồng 4, quân giặc được tin Quang Trung đã vào đến Thăng Long: + Tôn Sĩ Nghị sợ mất mặt, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, nhằm hướng bắc mà chạy. + Quân sĩ hoảng hồn, tranh nhau qua cầu, xô nhau xuống sông, sông Nhị Hà bị tắc nghẽn. b) Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước, hại dân: - Vua Chiêu Thống vội cùng bọn thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền của dân để qua sông, “luôn mấy ngày không ăn”. - Đuổi kịp Tôn Sỹ Nghị, vua tôi “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt” đến mức “Tôn Sỹ Nghị cũng lấy làm xấu hổ”. III. Tổng kết 1.Về nội dung Với cảm quan lịch sử và lòng tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện một cách chân thực, sinh động hình ảnh Nguyễn Huệ và hình ảnh thảm bại của quân xâm lược cùng bọn vua quan bán nước. 2. Về nghệ thuật - Khắc hoạ một cách rõ nét hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ giàu chất sử thi. - Kể sự kiện lịch sử rành mạch chân thực, khách quan, kết hợp với miêu tả sử dụng hình ảnh so sánh độc lập. TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Du: (1765-1820) - Tên chữ: Tố Như - Tên hiệu: Thanh Hiên - Quê: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. 1. Gia đình - Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng, có tiếng là giỏi văn chương. - Mẹ là Trần Thị Tần, một người đẹp nổi tiếng ở Kinh Bắc (Bắc Ninh- đất quan họ). - Các anh đều học giỏi, đỗ đạt, làm quan to, trong đó có Nguyễn Khản (cùng cha khác mẹ) làm quan thượng thư dưới triều Lê Trịnh, giỏi thơ phú. Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn

File đính kèm:

  • docTu lieu Ngu van 9.doc