Tư liệu văn học trong dạy học Lịch sử

Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX và cuộc xâm lược của thực dân Pháp :

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây

Một bàn cờ thế phút sa tay !

Bỏ nhà luc trẻ lơ thơ chạy,

Mất ổ, đàn chim dáo dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

 Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

 (Chạy Tây – Nguyễn Đình Chiểu)

Chính sách cai trị hà khắc của thực dân Pháp :

Các hạng thuế các làng tăng mãi

Hết đinh điền rồi lại bò trâu

Thuế chó cũi, thuế lợn gà

Thuế diêm, thúe rượu, thuế đò, thuế xe .

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư liệu văn học trong dạy học Lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TƯ LIỆU VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX và cuộc xâm lược của thực dân Pháp : Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bàn cờ thế phút sa tay ! Bỏ nhà luc trẻ lơ thơ chạy, Mất ổ, đàn chim dáo dác bay. Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây... (Chạy Tây – Nguyễn Đình Chiểu) Chính sách cai trị hà khắc của thực dân Pháp : Các hạng thuế các làng tăng mãi Hết đinh điền rồi lại bò trâu Thuế chó cũi, thuế lợn gà Thuế diêm, thúe rượu, thuế đò, thuế xe ... Tình cảnh giai cấp công nhân Việt Nam: Cao su đi dễ khó về Khi đi trai tráng, khi về bủng beo... Cây cao su quý hơn người, Mỗi khi cây bệnh, cây thời nghỉ ngay. Lang ta cho chí lang Tây, Đêm dêm lo lắng, ngày ngày chăm nom. Còn ta đau yếu gầy còm, Đau không được nghỉ, chết hòm cũng không. (ca dao) Nguyễn Tất Thành đi tìm đường cứu nước : Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi, Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác. Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre. Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ, Sóng vỗ dưới dưới thân tầu đâu phải sóng quê hương. Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở, Xa Nước rồi càng hiểu Nước đau thương... (Người đi tìm hình của Nước – Chế Lan Viên) Ý nghĩa thành lập Đảng CSVN : Xưa là bóng tối, là đêm, Nay là ánh sáng, lại thêm ban ngày... Như đứa trẻ sinh nằm trên cỏ, Trong phong ba sương gió tơi bời... Đảng là đuốc sáng vô ngần Đảng là dòng máu chảy trong thân người Đảng như ánh sáng mặt trời Đảng đem cơm áo muôn đời ấm no Đảng giành độc lập tự do Đảng giành đất nước, cõi bờ về ta... Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, Mặt trời chân lí chói qua tim, Hồn tôi là một vườn hoa lá, Rất đậm hương và rộn tiếng chim (Tố Hữu) Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh : Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước, Nọ Thanh Chương tiếp bước bước lên, Nam Đàn,Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Anh Sơ, Hà Tĩnh một phen dậy rồi. Không có lẽ ta ngồi chịu chết, Phải cùng nhau cương quyết một phen, Tổng này, xã nọ kết liên, Ta hò, ta hét thét lên thử nào. Trên gió cả cờ đào phất thẳng, Dưới đất bằng giấy trắng tung ra, Giữa thành một trận xông pha, Bên kia đạn sắt, bên ta gan vàng. Hơi nghĩa sĩ dồn vang bốn mặt, Dải đồng tâm thặt chặt muôn người, Lợi quyền ta cố ta đòi, Dần xương đế quốc, xẻo môi quan trường. (Thơ ca Xô viết Nghệ - Tĩnh) Đấu tranh tuyệt thực, bảo vệ khí tiết CM trong tù (1931 – 35) : Suốt mấy ngày nằm nghỉ, Thuốc làm khuây mấy điếu, Vài ba hớp nước trong, Suy nghĩ chuyện bao đồng, Vẫn không ngoài chuyện đói. Ngoài sàn canh bốc khỏi, Chén cá nức mùi thơm, Lên họa với mùi cơm, Sao mà như cám dỗ ? Muốn ngủ mà không ngủ, Cái bụng cứ nằn nì : Ăn đi thôi, ăn đi! Ăn đi vài con cá, Dăm bảy cái chột nưa, Có ai biết, ai ngờ, Thế vẫn tròn danh dự! Đời mới hai mươi xuân, Chết làm chi cho khổ, Ăn đi vài con cá ... ... Im đi cái giọng mày, Tao thà cam chịu chết ! (Con cá chột nưa) Thời kì 1936 – 1939 (cuộc đấu tranh giữa nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh) Là thi sĩ nghĩa là ru với gió Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây Để tâm hồn treo ngược ở cành cây Khóc rả rích như ve sầu tháng hạ Đối lập với : Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền Chính sách kinh tế của Nhật (1940 – 1945) : Đất này đất tổ, đất tiên Đất này chống vợ bỏ tiền ra mua Bây giờ Tây, Nhật kéo hùa, Bắt trồng đay, lạc, ức chưa hỡi trời ? (Ca dao) Khởi nghĩa Bắc Sơn (1940) : Du kích Bắc Sơn Rừng Bắc Sơn năm xưa, Một mùa thu năm trước, Đã vấy máu quân thù, Đoàn du kích hiên ngang, Giết giặc giữ xóm làng, Bằng dao găm, lựu đạn. Họ là Tày, Nùng, Mán, Cùng sát cánh bên nhau, Không để giặc đè đầu, Vùng lên tiêu diệt chúng. Cả núi rừng vang động, Muôn tiếng thét căm hờn. Diệt đồn địch, cướp kho lương. Phá tan lũ giặc, Bắc Sơn anh hùng. Bác Hồ về nước (1941) : Ôi sáng xuân nay, xuân 41 (bốn mốt) Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về.... Im lặng. Con chim hót Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ Bác đã về đây, Tổ quốc ơi! Nhớ thương, hòn đất ấm hơi Người Ba mươi nǎm ấy, chân không nghỉ Mà đến bây giờ mới tới nơi! (Theo chân Bác – Tố Hữu) Thời kì Bác Hồ sống dưới nhà tù Tưởng Giới Thạch (1942-43) Lại thương nỗi: đọa đày thân Bác Mười bốn trǎng tê tái gông cùm Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc Mà thơ bay... cánh hạc ung dung! (Theo chân Bác – Tố Hữu) Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 : Tổng khởi nghĩa! Lệnh truyền đêm trước Sáng quân ra giải phóng Thái Nguyên Hà Nội, Huế, Sài Gòn, cả nước Đứng lên ta giành hết chính quyền! Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập (2-9-1945) : Sáng mùng 2 tháng 9 Tại vườn hoa Ba Đình. Bác Hồ trước cuộc mít tinh, Tuyên bố Nước mình độc lập, tự do. Ba Đình hôm ấy rợp cờ. Người như sóng biển, hoan hô vang trời... Hôm nay sáng mồng hai tháng chín Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình Muôn triệu tim chờ... chim cũng nín Bỗng vang lên tiếng hát ân tình Người đọc Tuyên ngôn.... Rồi chợt hỏi: "Đồng bào nghe tôi nói rõ không?" Ôi câu hỏi, hơn một lời kêu gọi Rất đơn sơ mà ấm bao lòng! Cả muôn triệu một lời đáp: "Có!" Như Trường Sơn say gió biển Đông Vâng, Bác nói, chúng con nghe rõ Mỗi tiếng Người mang nặng núi sông. (Theo chân Bác – Tố Hữu) Hình ảnh anh vệ quốc quân (thời kì 1945 – 1947) : Giọt giọt mồ hôi rơi, Trên má anh vàng nghệ. Anh vệ quốc quân ơi ! Sao mà yêu anh thế. Chiến dịch Biên giới thu đông (1950) : Chống gậy lên non xem trận địa, Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây. Quân ta khí mạnh nuốt ngưu, đẩu. Thề diệt xâm lăng, lũ sói cầy. (Thơ của Bác Hồ) Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) : Hoan hô chiễn sĩ Điện Biên, Chiến sĩ anh hùng đầu nung lửa sắt. Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt. Máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn. Những đồng chí thâm chôn làm giá súng. Đầu bịt lỗ châu mai, Băng mình qua lũy thép gai, Ào ào vũ bão. Những đồng chí chèn lưng cứu pháo, Nát thân, nhắm mắt, còn ôm. Những bàn tay xẻ núi, lăn bom, Nhất định mở đường cho xe ta ra chiến trường tiếp viện ... (Tố Hữu) Tầm gương anh hùng Nguyễn Văn Trỗi (hi sinh năm 1964) : Có những phút làm nên lịch sử, Có cái chết hóa thành bất tử Có những lời hơn mọi bài ca, Có con người như chân lí sinh ra. Nguyễn Văn Trổi. Anh đã chết rồi. Anh còn sống mãi. Chết như sống, anh hùng vĩ đại. Hỡi người anh của thế kỉ XX. Tiếng anh hô : “Hãy giữ lấy lời tôi!”. “Hồ Chí Minh muôn năm”! “Hồ Chí Minh muôn năm”! “Hồ Chí Minh muôn năm”! Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần, Súng đã nổ, mười viên đạn Mĩ. Anh gục xuống. Không ! anh thẳng dậy, Anh vẫn còn hô : “Việt Nam muôn năm”! Máu tim anh nhuộm đỏ đất anh nằm. Nhân dân miền Nam chống Mĩ Giặc Mỹ ngông cuồng đã đến đây Hắn thường đem súng dọa Đông Tây Lương tâm quen thói vàng mua bán Có chúng ta đây, diệt chúng mày! Máu đọng chưa khô, máu lại đầy Hỡi Miền Nam trǎm đắng nghìn cay Hǎm lǎm nǎm chẳng rời tay súng Đi trước về sau, đã dạn dày! Dáng đứng Việt Nam (anh hùng Lê Anh Xuân) Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và Anh chết trong khi đang đứng bắn Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm Vẫn đứng đoàng hoàng nổ súng tiến công Anh tên gì hỡi Anh yêu quý Anh vẫn đứng lặng im như bức tường đồng Như đôi dép dưới chân Anh dẫm lên bao xác Mỹ Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ: Anh là chiến sỹ giải phóng quân. Tên Anh đã thành tên đất nước Ôi anh Giải phóng quân! Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân. (3-1968) Tội ác của đế quốc Mĩ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc (1965 – 1969) Chúng mang bom nghìn cân, Dội lên trang giấy, Mỏng như một ánh trăng ngần, Hiền như lá mọc mùa xuân. Ôi ! từng trang giấy. Trong lòng anh đập khẽ đêm nay, Như một bàn tay vẫy, Như bàn tay ròng ròng máu chảy. Nếu em sống lại, Anh đi một ngàn đêm. Để giành lấy cho em, Một ngày không sợ hãi. Trận địa thức bên em, Bóng quan thù hung ác, Không che được ánh đèn, Soi cho em ngồi học. Ôi !ánh đèn thúc giục, Như mệnh lệnh hành quân. Mĩ ném bom Hà Nội và các thành phố (1972) : Tưởng đem đạn xối, bom trôi Cho bàn thương lượng giá còn đặt cao Nào ngờ Mĩ lại thua đau B52 cũng rụng đầu như sung Bên kia Nhà Trắng đã rung (Theo chân Bác – Tố Hữu) Bên này Hà Nội anh hùng tiếng vang. Bài thơ viết về 10 cô gái đã hi sinh ở ngã 3 Đồng Lộc Cúc ơi Tiểu đội đã xếp một hàng ngang Cúc ơi em ở đâu không về tập hợp? Chín bạn đã quây quần đủ hết Nhỏ-Xuân-Hà-Hường-Hợi-Rạng-Xuân- Xanh A trưởng Võ Thị Tần điểm danh Chỉ thiếu mình em (Chín bỏ làm mười răng được!) Bọn anh đã bới tìm vết cuốc Ðất sâu bao nhiêu bọn anh không cần Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng Cúc ơi! Em ở đâu? Ðất nâu lạnh lắm Da em xanh Áo em thì mỏng! Cúc ơi! Em ở đâu? Về với bọn anh tắm nước sông Ngàn Phố Ăn quýt đỏ Sơn Bằng Chăn trâu cắt cỏ Bài toán lớp Năm em còn chưa nhớ Gối còn thêu dở Cơm chiều chưa ăn Ở đâu hỡi Cúc Đồng đội tìm em Đũa găm, cơm úp Gọi em Gào em Khan cổ cả rồi Cúc ơi! (Yến Thanh) Bác ơi (Ngày Bác mất) Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa... Chiều nay con chạy về thǎm Bác Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa! Con lại lần theo lối sỏi quen Đến bên thang gác, đứng nhìn lên Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa? Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn! Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười! ... Trái bưởi kia vàng ngọt với ai Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài! Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm Quanh mặt hồ in mây trắng bay... Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi Nǎm canh bớt nặng nỗi thương đời Bác ơi, tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông, mọi kiếp người... (Tố Hữu, 6-9-1969) Công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc (1965 – 1973) : Cái mới đến buổi đầu sinh nở, Mỗi ngày vui một quả trứng hồng. Sức trẻ dậy mặt người rạng rỡ. Nước non này xanh cả mùa đông. Giặc Mĩ phá thì ta xây lại, Lấp hố bom mà dựng lò cao. Nhà máy tựa hang sâu vững chãi. Ta tựa lòng ta rất đỗi tự hào. Cuộc sống lớn có đôi mắt Đảng. Mỗi bước di gần nâng ước mơ xa. Hòn than nhỏ cũng bừng lên ánh sáng. Một Thác Bà reo gọi điện sông Đà... Miền Bắc chi viện cho miền Nam đánh Mĩ (1965-1975) Hỡi Miền Bắc đó, nặng đôi vai Gánh cả non sông, vượt dặm dài Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai! (Tố Hữu) Hình ảnh chiến sĩ giải phóng quân trong kháng chiến chống Mĩ : Hoan hô anh giải phóng quân, Kính chào anh con người đẹp nhất. Lịch sử hôn anh, chàng trai chân đất, Sống hiên ngang, bất khuất trên đời. Như Thạch Sạch của thế kỉ XX. Một dây ná, một cây chông cũng tiến công giặc Mĩ. Không tự ngắm mình, anh chẳng hay đâu, Hỡi chàng dũng sĩ. Cả năm châu, chân lí đang nhìn theo Bóng anh đi và vành mũ tai bèo, Của anh đó. Ôi chiếc mũ vải mềm dễ thương như một bàn tay nhỏ, Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành, Sáng trên đầu như mảnh trời xanh. Mà xông xáo, mà tung hoành ngang dọc, Mạnh hơn tất cả đạn bom, Làm run sợ cả lầu năm góc. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CMTS Pháp : “Và lớn, bé, đàn ông, đàn bà. Tất cả chiếm mỗi người đôi khí giới. Anh hàng thịt vung con dao sáng chói, Người lính già quắc thước múa chuôi gươm. Và anh hành giày quần áo rách bươm, Cũng trỗi dậy uy nghi như võ tướng...” (Tố Hữu)

File đính kèm:

  • docTu lieu lich su trong day van.doc