Tư liệu về thành nhà Mạc

Thành nhà Mạc là một di tớch lịch sử quan trọng nằm ngay trong lũng thị xó của quờ hương cách mạng Tuyên Quang, trường THPT Tân Trào nay nằm gọn trong lòng thành. Trong quá trình xây dựng, phát triển của thị xã, một số trục đường chạy cắt qua vị trí thành cổ nên thành bị chia cắt, hiện còn lại hai cổng và một đoan tường thành bằng loại ghạch nhỏ. Đứng trước nguy cơ bị mai một của thành bởi xung quanh khu vực thành cổ, nhiều người dân tự do bày bán hàng hoa quả, tạp hoá, vứt rác bừa bãi làm mất mỹ quan và ảnh hưởng trực tiếp đến khu di tích.

Để bảo tồn khu di tích lịch sử quan trọng Thành nhà Mạc, vừa qua UBND tỉnh Tuyên Quang đó phờ duyệt dự ỏn trựng tu khu di tớch này với tổng kinh phớ lờn tới 6 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trỡnh mục tiờu do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cấp. Sở Văn hóa - Thông tin được giao làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch, dự án sẽ thực hiện tu bổ bảo trỡ hai cổng thành và đoạn tường thành cũn lại và sẽ khỏnh thành vào cuối năm 2009.

Được sự nhất trí của lãnh đạo các cấp, trường THPT Tân Trào xác định rõ vai trò, trách nhiệm của đơn vị mình trong việc gìn giữ, chăm sóc và bảo vệ thành Nhà Mạc (thành Tuyên Quang). Đây là một việc làm thiết thực trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2008-2009; thiết thực hoạt động nhằm xây dựng trường THPT Tân Trào trở thành trường chuẩn quốc gia; thực hiện kế hoạch xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động; nhằm giáo dục cho học sinh trong toàn trường ý thức giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ di tích lịch sử của địa phương; Việc làm này cần được tiến hành thường xuyên, phù hợp với nhiệm vụ của nhà trường.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư liệu về thành nhà Mạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thành cổ Tuyên Quang I. Lý do chọn chuyên đề: Thành nhà Mạc là một di tớch lịch sử quan trọng nằm ngay trong lũng thị xó của quờ hương cỏch mạng Tuyờn Quang, trường THPT Tân Trào nay nằm gọn trong lòng thành. Trong quá trình xây dựng, phát triển của thị xã, một số trục đường chạy cắt qua vị trí thành cổ nên thành bị chia cắt, hiện còn lại hai cổng và một đoan tường thành bằng loại ghạch nhỏ. Đứng trước nguy cơ bị mai một của thành bởi xung quanh khu vực thành cổ, nhiều người dân tự do bày bán hàng hoa quả, tạp hoá, vứt rác bừa bãi làm mất mỹ quan và ảnh hưởng trực tiếp đến khu di tích. Để bảo tồn khu di tớch lịch sử quan trọng Thành nhà Mạc, vừa qua UBND tỉnh Tuyờn Quang đó phờ duyệt dự ỏn trựng tu khu di tớch này với tổng kinh phớ lờn tới 6 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trỡnh mục tiờu do Bộ Văn húa - Thể thao và Du lịch cấp. Sở Văn húa - Thụng tin được giao làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch, dự ỏn sẽ thực hiện tu bổ bảo trỡ hai cổng thành và đoạn tường thành cũn lại và sẽ khỏnh thành vào cuối năm 2009. Được sự nhất trí của lãnh đạo các cấp, trường THPT Tân Trào xác định rõ vai trò, trách nhiệm của đơn vị mình trong việc gìn giữ, chăm sóc và bảo vệ thành Nhà Mạc (thành Tuyên Quang). Đây là một việc làm thiết thực trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2008-2009; thiết thực hoạt động nhằm xây dựng trường THPT Tân Trào trở thành trường chuẩn quốc gia; thực hiện kế hoạch xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động; nhằm giáo dục cho học sinh trong toàn trường ý thức giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ di tích lịch sử của địa phương; Việc làm này cần được tiến hành thường xuyên, phù hợp với nhiệm vụ của nhà trường. II. Nội dung: 1. Vị trí và cấu tạo: Trong khu vực thị xã Tuyên Quang có một ngôi thành cổ gọi là thành Tuyên Quang hay thành nhà Mạc. Thành này tương truyền được xây dựng năm 1592 chỉ trong có một đêm dưới thời nhà Mạc (thế kỷ XVI) và được sửa chữa vào thời đầu nhà Nguyễn (thế kỉ XIX), tồn tại đến nay đã hơn 400 năm tuổi. Trên cơ sở nghiên cứu những dấu vết tại thành và đặc điểm chung của thành luỹ thời Mạc thì thành Tuyên Quang có những đặc điểm sau: Thành cấu trúc theo kiểu hình vuông với tổng diện tích là 75.625m2, mỗi bề tường dài 275m cao 3,5m, dày 0,8m . ở giữa mỗi mặt thành có một vành bán nguyệt, giữa vành bán nguyệt đó là cửa, trên cửa xây tháp, mái ngói. Trong tường có một con đường nhỏ xung qoanh dùng làm đường tiếp đạn lên thành. Bao bọc tường thành là một lớp hào sâu ngập nước theo kiểu phòng thủ "thành cao, hào sâu" thời trung cổ. Gạch xây thành là loại ghạch có kích thước lớn hơn nhiều so với ghạch hiện nay được làm bằng thứ đất nhiều quặng sắt rất rắn - đó là đặc trưng của kiểu gạch thời Lê. Đến đầu thời Nguyễn, thành được sửa chữa, gia cố thêm bằng loại ghạch nhỏ. Trong thành chếch hướng Bắc là núi Thổ (Thổ Sơn - núi đất) cao gần 50 mét dốc đứng. Muốn lên tới đỉnh núi này phải qua 193 bậc đá và qua một đường vòng. Quả núi này theo truyền thuyết cũng được đắp xong trong có một đêm. Với địa hình và cấu trúc trên, thành nhà Mạc thời điểm đó trở thành một vị trí phòng thủ lợi hại, bao quát cả một địa bàn rộng lớn, án ngữ trên bờ sông Lô và nằm trên trục giao thông thuỷ bộ thuận lợi. Đó là một vị trí quân sự quan trọng. Từ đời Lê trở về sau các đơn vị quân đội đều dùng thành làm nơi đóng quân. Ngoài giá trị về mặt quân sự, thành nhà Mạc còn là một địa điểm thương nghiệp thuận lợi, có lái buôn từ nhiều nơi lui tới.Vì vậy, dưới triều Lý, Tuyên Quang gọi là Tam Kì. Sang đầu thời Nguyễn, nhà Nguyễn vẫn sử dụng thành nhà Mạc xưa làm cơ sở cho bộ máy quan lại phong kiến đương triều. Tuy nhiên, nhà Nguyễn đã cho tu sửa lại nhiều phần cho phù hợp với chức năng quân sự và hành chính, đồng thời với việc đổi tên xứ Tuyên Quang thành tỉnh Tuyên Quang thì tòa thành nhà Mạc xưa cũng được mang tên là thành Tuyên Quang (còn gọi là thành Tuyên) . Trải qua nhiều biến động của lịch sử và sự phát triển của đô thị, Thành nhà Mạc đã bị xuống cấp nhiều. Hiện nay Thành chỉ còn lại một phần dấu vết oanh liệt khi xưa với hai cổng thành có kiến trúc vòm: Chính Nam Môn (khu vực chợ Thị xã) và Chính Tây Môn, và một đoạn tường thành dài chưa đến 100m . Núi Thổ Sơn xưa nay là khu vực UBND Thị xã và trạm thu phát sóng di động. Mặc dù thành nhà Mạc không còn nguyên kiến trúc nhưng với những giá trị và tầm vóc lịch sử, thành nhà Mạc đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lich sử quốc gia. 2. Thành Tuyên Quang - chứng nhân lịch sử: Ngoài những giá trị về mặt kiến trúc quân sự thời cổ, thành Tuyên Quang còn có giá trị văn hoá và là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của địa phương: Năm 1884, sau khi chiếm Hà Nội và các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ, thực dân Pháp đem quân đánh chiếm thành Tuyên Quang và đóng quân trong thành. Vốn giàu lòng yêu nước căm thù quân xâm lược dày xéo quê hương, đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao, Cao Lan... suốt một vùng quanh thị xã Tuyên Quang đã tập hợp lực lượng cùng với đạo quân của Lưu Vĩnh Phúc vây đánh quân địch trong thành. Từ tháng 8-1884 đến tháng 4-1885, nghĩa quân chặn đánh các chiến thuyền tiếp tế của địch đồng thời mở nhiều đợt tiến công mạnh vào quân địch trong thành đẩy địch vào thế bị vây chặt, thiếu lương ăn, nước uống, bị sốt rét, kiết lị hoành hành... khiến quân địch hết sức hoang mang và bị thiệt hại nặng nề, một phần ba lực lượng địch (200 tên) bị tiêu diệt, hầu hết các sĩ quan và một nửa binh lính địch bị trúng đạn. Trong những ngày khởi nghĩa tháng 8-1945 lịch sử, quân dân Tuyên Quang đã góp công lớn đánh vào dinh luỹ cuối cùng của giặc Nhật ở trong thành. Trước tình thế bị bao vây, quân Nhật trong thành phải xin điều đình, đề nghị Việt Minh đừng tấn công và mở đường cho quân Nhật rút về Hà Nội để về nước. Ngày 21-8-1945 thị xã Tuyên Quang được hoàn toàn giải phóng. Thế nhưng, với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, nhân dân thị xã Tuyên Quang lại tiếp tục cầm vũ khí đứng lên chống Pháp xâm lược. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, thành cổ Tuyên Quang lại hai lần chứng kiến thất bại thảm hại của quân Pháp vào năm 1947 và năm 1949. Hoà bình lập lại, ngày 20-3-1961 lần đầu tiên kể từ khi Chính phủ về Hà Nội, cán bộ, chiến sĩ,đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang vinh dự đón Bác Hồ về thăm lại quê hương cách mạng. Người đã có buổi nói chuyện với toàn thể nhân dân ở sân vận động phía Bắc núi Thổ Sơn ngay trong thành cổ. Người căn dặn cán bộ nhân dân phải đoàn kết chặt chẽ, phải ra sức bảo vệ Tổ quốc, phải tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, phải xây dựng con người mới... Khắc ghi lời dạy của Người, đồng bào các dân tộc, cán bộ, bộ đội tỉnh Tuyên Quang xưa - nay luôn đoàn kết vượt qua gian khó, sáng tạo trong lao động, xây dựng mảnh đất Tuyên Quang ngày càng giầu đẹp, phồn vinh - xứng đáng với niềm tin yêu của Người. 3. Kế hoạch gìn giữ, chăm sóc và bảo vệ thành Nhà Mạc: Trong kế hoạch gìn giữ, chăm sóc và bảo vệ thành Nhà Mạc (thành Tuyên Quang) của trường THPT Tân Trào, vấn đề giữ gìn vệ sinh trong và ngoài thành được đặt lên hàng đầu. Trong lòng thành chính là khuôn viên trường THPT Tân Trào. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã giao nhiệm vụ cho từng lớp học có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, vệ sinh cảnh quan sân trường theo khu vực đã được giao với khẩu hiệu “Mỗi viên gạch, bồn cây đều có chủ”. Theo đó, các lớp chủ động trồng cây, dãy cỏ, chăm sóc khu vực bồn hoa, cây cảnh lớp mình, chủ động trong việc tạo ra một khuôn viên nhà trường sạch đẹp, đồng bộ. Học sinh cũng có trách nhiệm trong việc vệ sinh sạch sẽ phòng học hàng ngày. Các lớp trực tuần có trách nhiệm vệ sinh sân trường sạch sẽ trước các buổi học, học sinh toàn trường có nhiệm vụ giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi ra khuôn viên trường học. Việc giữ gìn vệ sinh cảnh quan khu vực trường học gắn liền với việc tu dưỡng ý thức đạo đức của học sinh khi tham gia học tập và rèn luyện tại trường. Ban giám hiệu nhà trường xem đây cũng là một tiêu chí xếp loại hạnh kiểm học sinh cũng như đánh giá xếp loại lớp học cuối mỗi học kỳ. Ngoài thành nhà Mạc, hàng ngày đã có công ty đô thị thị xã Tuyên Quang vệ sinh sạch sẽ rác thải, học sinh trường THPT Tân Trào có nhiệm vụ giữ gìn vệ sinh chung, không leo trèo, bẻ cây, hái lá bừa bãi khu vực cổng thành và tường thành. Không đập phá, tùy tiện sửa chữa thành khi chưa có sự chỉ đạo của cấp trên. III. Kết luận: Thành Tuyên Quang là một biểu tượng của lịch sử vùng đất Tuyên Quang, là biểu tượng tinh thần quật khởi của các dân tộc Tuyên Quang và là một trong số ít tòa thành còn lại trong cả nước. Việc bảo vệ, tu sửa, phục hồi những phần cơ bản của tòa thành là một việc làm cần thiết không những góp phần tích cực bảo vệ lịch sử của địa phương, lịch sử dân tộc và cải tạo mỹ quan đô thị mà còn hứa hẹn đây trở thành một địa điểm du lịch văn hóa lịch sử hấp dẫn của Tỉnh nhà. Người viết: Nguyễn Thị Vân Anh

File đính kèm:

  • docTu lieu ve thanh nha Mac .doc
Giáo án liên quan