I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức cơ bản: củng cố sâu sắc các kiến thức về BCNN của hai hay nhiều số và cách tìm BC thông qua BCNN.
2. Kỹ năng cơ bản:
_ Học sinh rèn kỹ năng tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố.
_ Tìm BC thông qua BCNN.
_ Phân biệt được giữa quy tắc tìm BCNN và quy tắc tìm ƯCLN, biết tìm BCNN một cách hợp lý trong từng trường hợp cụ thể, biết vận dụng tìm BCNN và BC trong các bài toán thực tế đơn giản.
II/ Phương tiện dạy học: SGK
III/ Phương pháp:
_ Gợi mở, vấn đáp.
_ Luyện tập, thực hành.
_ Thảo luận nhóm.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2521 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần: 12 - Tiết 35: Bài luyện tập bội chung nho nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 Ngày soạn: 02/11/2012
Tiết: 35 Ngày dạy: 09/11/2012
BÀI: LUYỆN TẬP BCNN
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức cơ bản: củng cố sâu sắc các kiến thức về BCNN của hai hay nhiều số và cách tìm BC thông qua BCNN.
2. Kỹ năng cơ bản:
_ Học sinh rèn kỹ năng tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố.
_ Tìm BC thông qua BCNN.
_ Phân biệt được giữa quy tắc tìm BCNN và quy tắc tìm ƯCLN, biết tìm BCNN một cách hợp lý trong từng trường hợp cụ thể, biết vận dụng tìm BCNN và BC trong các bài toán thực tế đơn giản.
II/ Phương tiện dạy học: SGK
III/ Phương pháp:
_ Gợi mở, vấn đáp.
_ Luyện tập, thực hành.
_ Thảo luận nhóm.
IV/ Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu học sinh nêu khái niệm BCNN và cách tìm BCNN. Nhắc nhở chú ý quy tắc tìm BCNN khi có một số bằng 1 và tìm BC khi biết BCNN.
Kiểm tra bài tập về nhà: 150 SGK.
BCNN(10, 12, 15) = 60; BCNN(8, 9, 11) = 792; BCNN(24, 40, 168) = 840
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 152/SGK:
Hỏi: tức a là gì của 15 và 18?
Thêm điều kiện a nhỏ nhất khác 0, vậy a là gì?
Yêu cầu một em lên bảng làm bài 152.
Bài 153/SGK
Nhắc lại phương pháp tìm BC. Trước hết tìm BCNN, sau đó nhân lần lượt với 0, 1, 2, 3,…tương tự như ví dụ 3 bài BCNN.
Yêu cầu một em lên làm bài 153.
Bài 154/SGK:
Hướng dẫn học sinh làm bài: gọi a là số
Trả lời: số a là BC của 15 và 18.
Trả lời: BCNN của 15 và 18.
BCNN(15,18) = 90, a = 90.
BCNN(30,45) = 90
Các bội chung nhỏ hơn 500 của 30 và 45 là 0, 90, 180, 270, 360, 450.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
học sinh của lớp 6C. Nhận xét a là gì của 2?
Tương tự đối với 3, 4, 8, a đều là gì?
Vậy a là gì của cả bốn số 2, 3, 4, 8?
Lưu ý .
Gọi một em lên bảng làm bài.
Đến đây bài toán tương tự như các bài đã làm ở trên. Nhấn mạnh phương pháp để các em phát hiện những bài toán dạng như thế này và cách trình bày thứ tự bài làm.
Bài 155/SGK:
Phân các nhóm điền vào ô trống.
GV hỏi để đối chiếu kết quả giữa các nhóm.
So sánh tích ƯCLN(a, b).BCNN(a, b) với a.b?
Trả lời: là bội.
Trả lời: đều là bội.
Trả lời: là bội chung.
nên
BCNN(2, 3, 4, 8) = 24.
BC(2, 3, 4, 8) = {0, 24, 48, 72,…}
nên a = 48.
Học sinh thảo luận, điền ô.
Học sinh trả lời để đối chiếu.
Đều bằng nhau.
4. Củng cố:
_ Nhắc lại phương pháp tìm BCNN và tìm BC của hai hay nhiều số từ BCNN.
_ Cách đặt ẩn và giải các bài tập tương tự.
5. Hướng dẫn về nhà:
_ Học ôn thật vững các phương pháp tìm BCNN, tìm BC từ BCNN.
_ Xem lại các bài tập vừa học.
_ Làm các bài tập 189, 190, 191, 192/SBT.
6. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Luyen tap BCNN 1.doc