A. Mục tiêu.
- Giúp học sinh nắm được những hiểu biết chung nhất về văn bản miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập loại văn bản này. Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả.
- Biết được trong những tình huống nào thì người ta thường dùng văn miêu tả.
- Giáo dục cho học sinh niềm say mê với văn miêu tả.
- Rèn cho các em kĩ năng: xác định những tình huống cần dùng văn miêu tả, xác định đoạn văn miêu tả, bài văn miêu tả, viết đoạn văn miêu tả
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
- Thầy: Giáo án, máy chiếu.
- Trò: Xem trước bài, bảng phụ (giấy nháp).
C. Các bước lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 2 phút.
Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất:
H1: Trong học kì I các em đã được học kiểu văn bản ?
A. Biểu cảm. B. Tự sự.
C. Miêu tả. D. Nghị luận.
H2: Yếu tố chính trong văn bản tự sự là ?
A. Tình cảm, cảm xúc. B. Quan điểm, tư tưởng.
C. Kể. D. Tái hiện (giới thiệu).
3. Giới thiệu bài mới: 3 phút.
- Giáo viên chiếu tranh, gọi học sinh giới thiệu về bức tranh.
- Sau học sinh giới thiệu, giáo viên gới thiệu bài mới: Các em vừa giới thiệu về bức tranh, chính là các em đã miêu tả bức tranh. Đây là kiểu văn các em đã được học ở lớp 4 và lớp 5. Để giúp các em hiểu sâu sắc hơn nữa về kiểu văn này, hôm nay cô cùng các em tìm hiểu tiết 76: Tìm hiểu chung về văn miêu tả.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 19 - Bài 18, tiết 76: Tìm hiểu chung về văn miêu tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Ngày soạn: 21/ 01/ 2008
Bài 18 Ngày dạy: 26/ 01/ 2008
Tiết 76: Tìm hiểu chung về văn miêu tả
A. Mục tiêu.
- Giúp học sinh nắm được những hiểu biết chung nhất về văn bản miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập loại văn bản này. Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả.
- Biết được trong những tình huống nào thì người ta thường dùng văn miêu tả.
- Giáo dục cho học sinh niềm say mê với văn miêu tả.
- Rèn cho các em kĩ năng: xác định những tình huống cần dùng văn miêu tả, xác định đoạn văn miêu tả, bài văn miêu tả, viết đoạn văn miêu tả
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
- Thầy: Giáo án, máy chiếu.
- Trò: Xem trước bài, bảng phụ (giấy nháp).
C. Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 2 phút.
Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất:
H1: Trong học kì I các em đã được học kiểu văn bản ?
A. Biểu cảm. B. Tự sự.
C. Miêu tả. D. Nghị luận.
H2: Yếu tố chính trong văn bản tự sự là ?
A. Tình cảm, cảm xúc. B. Quan điểm, tư tưởng.
C. Kể. D. Tái hiện (giới thiệu).
3. Giới thiệu bài mới: 3 phút.
- Giáo viên chiếu tranh, gọi học sinh giới thiệu về bức tranh.
- Sau học sinh giới thiệu, giáo viên gới thiệu bài mới: Các em vừa giới thiệu về bức tranh, chính là các em đã miêu tả bức tranh. Đây là kiểu văn các em đã được học ở lớp 4 và lớp 5. Để giúp các em hiểu sâu sắc hơn nữa về kiểu văn này, hôm nay cô cùng các em tìm hiểu tiết 76: Tìm hiểu chung về văn miêu tả.
4. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hình thành khái niệm về văn miêu tả. (15 phút)
- Gọi HS đọc 3 tình huống.
- Chia lớp làm 3 nhóm (mỗi nhóm một dãy), yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
- Gọi đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
- Nhận xét phần trả lời của HS và nhấn mạnh: Trong ba tình huống trên, các em dã phải dùng văn miêu tả.
H: Nêu một số tình huống tương tự ba tình huống trên ?
- Nhấn mạnh: Như vậy trong cuộc sống hàng ngày có vô số tình huống phải dùng văn miêu tả.
H: Khi nào cần dùng văn miêu tả ?
- Nhấn mạnh: Như vậy trong cuộc sống, văn miêu tả có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
- Chuyển: Thế còn trong văn chương, miêu tả có ý nghĩa như thế nào và người ta sử dụng nó ra sao ? Cô và các em cùng tìm hiểu ngữ liệu 2.
H: Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài, có hai đoạn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy tìm giúp cô hai đoạn trích đó ?
- Chiếu hai đoạn.
H: Để miêu tả Dế Mèn tác giả đã sử dụng những chi tiết và hình ảnh nào ?
- Chiếu đáp án lên màn hình.
H: Dế Choắt được miêu tả bằng những hình ảnh và chi tiết nào ?
- Chiếu đáp án lên màn hình.
H: Em có nhận xét gì về việc lựa chọn hình ảnh và cách miêu tả hai chú Dế của tác giả ?
- Thế nào là so sánh ? Tác dụng dụng của so sánh các em sẽ được học ở bài 19.
H: Qua những chi tiết hình ảnh đó, em hình dung ra được đặc điểm nổi bật gì của hai chú Dế này ?
- Hai chú Dế này hoàn toàn đối lập nhau, rất độc đáo.
H: Nhờ đâu mà tác giả làm được điều này ?
- Nhấn mạnh: Quan sát là việc làm vô cùng quan trọng không thể tiếu được trước khi làm văn miêu tả.
- Chốt: Như vậy bằng việc lựa chọn và miêu tả những hình ảnh tiêu biểu nhất, tác giả đã làm cho hai con vật trở nên sinh động trước mắt người đọc, người nghe; và đặc biệt ông đã hoàn thành xuất sắc công việc miêu tả của mình.
H: Từ việc tìm hiểu hai ngữ liệu trên, cho biết thế nào là văn miêu tả ?
- Phần đầu của ghi nhớ.
- Gọi HS đọc phần đầu ghi nhớ.
- Nhấn mạnh: Đây cũng chính là bản chất và đặc điểm chủ yếu của văn miêu tả.
H: Bài học cần ghi nhớ điều gì ?
- Chiếu ghi nhớ. Gọi HS đọc ghi nhớ.
* Để giúp các em khắc sâu kiến thức về văn miêu tả cô và các em cùng chuyển sang phần II: Luyện tập.
Hoạt động II: Hướng dẫn HS luyện tập. (20 phút)
- Gọi HS đọc đề bài.
- Chia lớp làm 3 nhóm (mỗi dãy một nhóm), mỗi nhóm làm một đoạn.
- Gợi ý cho HS: Đối tượng, nội dung, đặc điểm nổi bật, hình ảnh.
- GV tích hợp với văn tả người và tả cảnh ở những bài sau.
- GV chốt rồi chuyển.
- GV chiếu bài tập. Gọi HS đọc và làm.
- Đáp án: 1 - B, 2 - C.
H: Vì sao chọn ?
- Yêu cầu HS tìm thêm một số đặc điểm nổi bật khác.
H: Em hãy viết một đoạn văn miêu tả khuôn mặt mẹ em.
- Chiếu bài; gọi HS đọc, nhận xét; chữa.
- Chiếu hai đoạn văn, gọi HS đọc.
H: Hai đoạn văn trên, đoạn nào là đoạn miêu tả, đoạn nào là đoạn tự sự ? Vì sao ?
- GV chốt rồi chuyển.
- Đọc 3 tình huống.
*HS thảo luận nhóm (2 phút).
- Tình huống 1:
+ Giới thiệu con đường (tên; dài, rộng; bao nhiêu lối rẽ; bên đường có gì đặc biệt.
+ Giới thiệu ngôi nhà (số, kiểu dáng, màu sắc…
- Tình huống 2:
+ Giới thiệu cụ thể chiếc áo (vị trí, kiểu, màu sắc…).
- Tình huống 3:
+ Giới thiệu chân dung lực sĩ (vóc dáng, cơ bắp, da…)
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét.
- HS tìm tình huống.
- Khi cần tái hiện (giới thiệu) với ai đó về một sự vật, một người…
- Dế Mèn: “Bởi tôi ăn uống điều độ… trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”
- Dế Choắt: “Cái chàng Dế Choắt… như hang tôi.
- Hình dáng: Đôi càng - mẫm bóng, vuốt - cứng, nhọn hoắt, đôi cánh - dài, cả người - một màu nâu bóng mỡ, đầu - to, nổi từng tảng, hai răng - đen nhánh, râu - dài uốn cong.
- Hành động: Đạp - phanh phách, vũ - phanh phạch giòn giã, nhai - ngoàm ngoạp, trịnh trọng vuốt râu...
- Người - gầy gò, dài lêu nghêu (gã nghiện); cánh - ngắn củn (người cởi trần mặc áo gi-lê); Đôi càng - bè bè, nặng nề; râu - cụt; mặt mũi - ngẩn ngơ; tính nết - ăn xổi ở thì, cái hang… bới nông sát mặt đất.
-> Chọn hình ảnh phù hợp.
- Mèn: Cụ thể.
- Choắt: So sánh.
- Mèn: Khoẻ đẹp, hùng dũng, có phần kiêu ngạo.
- Choắt: Xấu xí, yếu ớt, không có sức khoẻ.
-> Nhờ tài quan sát, sự cảm nhận tinh tế của tác giả.
- Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh… làm cho những cái đó hiện lên trước mắt người đoc, người nghe.
- HS đọc.
- Hai em đọc ghi nhớ.
- HS đọc đề bài.
- Nhóm 1: Con vật; Dế Mèn; to khoẻ, mạnh mẽ (càng, vuốt - bộ phận; hành động).
- Nhóm 2: Con người; chú bé liên lạc; nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên (hình dáng, hoạt động điệu bộ).
- Nhóm 3: Phong cảnh; một vùng bãi ven ao hồ ngập nước sau cơn mưa; thế giớ động vật sinh động, ồn ào, huyên náo (cua cá… két, cãi cọ om).
- HS đọc, trả lời.
H1: Khi viết một đoạn văn tả cảnh mùa đông đến, em sẽ lựa chọn chi tiết nào sau đây ?
A. Cỏ cây xanh tốt.
B. Bầu trời có màu xám.
C. Buổi tối rất nhiều sao.
D. Nắng vàng tơi, rực rỡ.
H: Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả khuôn mặt mẹ, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau đây ?
A. Đôi mắt.
B. Nụ cười.
C. Hai má trắng hồng, bụ bẫm.
D. Vầng trán có nếp nhăn.
- HS viết 3 phút.
- Đọc, nhận xét.
- HS đọc hai đoạn văn:
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
(Trích: Sơn Tinh - Thuỷ Tinh)
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
(Trích: “Lão Hạc” - Nam Cao)
- Đoạn 1: Tự sự (kể, sự việc).
- Đoạn 2: Miêu tả (tái hiện)
-> Sự đau khổ.
I. Thế nào là văn miêu tả.
* Ngữ liệu: Sgk trang 15.
1. Một số tình huống.
2. Dế Mèn.
Dế Choắt.
* Ghi nhớ: Sgk trang 16.
II. Luyện tập.
Bài tập 1/ 16, 17.
Bài tập 2.
Bài tập 3: Viết đoạn văn.
5. Hướng dẫn về nhà: 5phút.
- Học thuộc bài (ghi nhớ).
- Sưu tầm các đoạn văn miêu tả.
- Viết đoạn văn tả cảnh mùa đông (dựa vào những đặc điểm đã tìm ở bài 2).
- Đọc và tìm hiểu bài đọc thêm: “Lá rụng” của Khái Hưng. (Giáo viên giới thiệu từ văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri -> bài đọc thêm).
Hướng dẫn: -> Bài văn thuộc kiểu văn nào ? Vì sao ?
- Soạn văn bản “Sông nước Cà Mau”
- Đoàn Giỏi –
Hướng dẫn: Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi.
-----------------------------bbaa-----------------------------
File đính kèm:
- GA Van 6 2.doc