Tuần 19 Tiết 76, 77 Tìm hiểu chung về văn miêu tả

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:

 - Nắm được những hiểu biết chung về văn miêu tả.

 - Những yêu cầu văn tả cảnh, tả người.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO : SGK, SGV, STK

D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 1/. Ổn định

Ngày:

Tiết:

Lớp:

SS:

VM:

 2/. Kiểm tra bài cũ

? Phó từ là gì? Đặt câu có phó từ?

? Nêu các loại phó từ?

 3/. Bài mới

Giới thiệu bài mới : Ở học kì I, các em đã học văn từ sự (gọi là kể chuyện) gồm có : Kể chuyện đời thường, kể chuyện sáng tạo. Qua Học kì II, các em sẽ học một thể loại mới: Văn miêu tả.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 19 Tiết 76, 77 Tìm hiểu chung về văn miêu tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/01/ 2005 Tuần 19 – Tiết 76-77 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Qua tiết học, HS cần tiếp thu được: - Nắm được những hiểu biết chung về văn miêu tả. - Những yêu cầu văn tả cảnh, tả người. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC C. TÀI LIỆU THAM KHẢO : SGK, SGV, STK D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/. Ổn định Ngày: Tiết: Lớp: SS: VM: 2/. Kiểm tra bài cũ ? Phó từ là gì? Đặt câu có phó từ? ? Nêu các loại phó từ? 3/. Bài mới Giới thiệu bài mới : Ở học kì I, các em đã học văn từ sự (gọi là kể chuyện) gồm có : Kể chuyện đời thường, kể chuyện sáng tạo. Qua Học kì II, các em sẽ học một thể loại mới: Văn miêu tả. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS BÀI HS GHI GV gọi HS đọc phần I SGK/15. ? Trong cuộc sống hằng ngày ở những tình huống nào ta dùng văn miêu tả? ? Em hãy nêu một số tình huống khác tương tự? (HS thảo luận) GV gọi HS đọc mục II SGK/15. ? Em hãy chỉ ra 2 đoạn văn đó? ? Hai đoạn văn trên có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế? ? Những chi tiết nào, hình ảnh nào đã giúp em hình dung được? ? Vậy tình huống 1,2,3 và hình ảnh đặc điểm của Dế Mèn, Dế Choắt, em hãy nhận xét thế nào là văn miêu tả? GV gọi HS đọc Ghi nhớ SGK/16. => Tình huống 1,2,3 => +Đoạn 1: Bởi tôi ăn uống … đưa cả hai chân lên vuốt râu. + Đoạn 2: Cái chàng Dế Choắt … như hang tôi. => Đặc điểm của hai chú dế hoàn toàn đối lập nhau: + Dế Mèn : Khoẻ mạnh, thân hình cường tráng -> đẹp. + Dế Choắt : sức khoẻ ốm yếu, thân hình xấu xí. I. TÌM HIỂU BÀI 1/. *Tình huống 1: Đến ngã tư, quẹo trái, căn thứ hai có cổng rào sơn màu vàng, trong sân có hai chậu hoa mai. *Tình huống 2: Chiếc áo màu hồng nhạt, ở hành cuối, phía tay trái ngoài cùng, xung quanh cổ có viền những bông hoa hồng nhỏ, màu trắng, tay ngắn. *Tình huống 3:Người có dáng cao, hơi gầy, mắt to, tóc tém. => Dùng văn miêu tả : nêu đặc điểm, tính chất nổi bật. 2/. Trong văn bản trích chương I “Dế Mèn phiêu lưu kí” miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt. a/. Dế Mèn - Đôi càng mẫm bóng. - Những cái vuốt ở chân, ở khoe cứ cứng dần và nhọn hoắt. - Đôi cánh thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. - Đầu to nổi từng mảng. - Hai cái răng đen nhánh. - Sợi râu dài và uốn cong. b/. Dế Choắt - Người gầy gò, dài lêu ngêu. - Cánh chỉ ngắn củn đến giữa lông, hở cả mang sườn. - Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. - Râu ria cụt, mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ ngơ. => Văn miêu tả -> Quan sát, nêu lên đặc điểm và tính chất nổi bật của hai chú dế. II. GHI NHỚ (SGK/16) 4/. Củng cố: ? Thế nào là văn miêu tả? LUYỆN TẬP BT1/16 * Đoạn 1 : Miêu tả hình ảnh Dế Mèn là chú dế cường tráng, khoẻ mạnh. => Điểm nổi bật : càng mẫm bóng, vuốt cứng nhọn hoắt, có sức mạnh (đạp phành phạch …) *Đoạn 2 : Sử dụng nhiều từ láy rất sinh động. => Điểm nổi bật : + Hình dáng : bé loắt choắt. + Trang phục : xắc xinh xinh, ca nô đội lệch. + Hành động : ch6an thoăn thoắt, huýt sáo vang. + Tính tình : vui vẻ (huýt sáo); tự hào (đầu nghênh nghênh); hồn nhiên đáng yêu (như con chim sáo … đường vàng) * Đoạn 3: Miêu tả quang cảnh tranh giành mồi của những con cò, sến, vạc, cốc, le le, sâm cầm. => Điểm nổi bật : Nước đầy, cua cá xuôi ngược … kiếm mồi. Họ cãi cọ om sòm, … chẳng được miếng nào. BT2/17 a/. Miêu tả mùa đông : Khí trời lạnh. Hoa lá xanh tươi. Những tia nắng yếu ớt len lõi qua kẻ lá. Ngoài đường mọi người mặc áo ấm đủ màu sắc trong đẹp mắt. b/. Tả khuôn mặt mẹ: + Khuôn mặt trái xoan, dịu hiền, phúc hậu. + Cặp mắt to, long lanh chan chứa tình yêu thương, trìu mến. + Miệng lúc nào cũng nở nụ cười xinh tươi. 5/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới: “Sông nước Cà Mau” + Tìm hiểu vế tác giả Đoàn Giỏi. + Cảnh diễn ra như thế nào?

File đính kèm:

  • docTIET76.doc
Giáo án liên quan