Tuần 20 Tiết 41 Bài 1 Mở đầu về phương trình

I . MỤC TIÊU.

1. Kiến thức :

- Học sinh hiểu khái niệm phương trình và các thuật ngữ như: Vế phải, vế trái, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình.

- Hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết khác để diển đạt bài giải phương trình sau này.

- Hiểu được khái niệm giải phương trình, bước đầu là quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân.

2. Kỹ năng:

Có kỹ năng lấy ví dụ về phương trình, tính giá trị để đi đến nghiệm của phương trình, ghi tập hợp nghiệm và lấy ví dụ về hai phương trình tương đương.

3. Thái độ:

Có thái độ hào hứng khi học về phương trình.

II . CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ ghi các nội dung cơ bản và bài tập.

- Học sinh: Bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

- Đặt vấn đề ,giảng giải vấn đáp.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài củ: ( kg kiểm tra)

3. Nội dung bài mới:

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 20 Tiết 41 Bài 1 Mở đầu về phương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:20 Ngày soạn: 30/12/2012 Tiết: 41 Ngày dạy: Chương II: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN Bài 1: MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH I . MỤC TIÊU. 1. Kiến thức : - Học sinh hiểu khái niệm phương trình và các thuật ngữ như: Vế phải, vế trái, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình. - Hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết khác để diển đạt bài giải phương trình sau này. - Hiểu được khái niệm giải phương trình, bước đầu là quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân. 2. Kỹ năng: Có kỹ năng lấy ví dụ về phương trình, tính giá trị để đi đến nghiệm của phương trình, ghi tập hợp nghiệm và lấy ví dụ về hai phương trình tương đương. 3. Thái độ: Có thái độ hào hứng khi học về phương trình. II . CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Bảng phụ ghi các nội dung cơ bản và bài tập. - Học sinh: Bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Đặt vấn đề ,giảng giải vấn đáp. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài củ: ( kg kiểm tra) 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: Phương trình một ẩn. GV: Giới thiệu phương trình một ẩn. Trong bài toán: Tìm x, biết 2x + 5 = 3(x-1) + 2, ta gọi hệ thức 2x + 5 = 3(x-1) + 2 là một phương trình với ẩn số x. ? Vậy phương trình với ẩn x là phương trình có dạng như thế nào? HS: Trả lời khái niệm về phương trình một ẩn. GV: Lấy ví dụ mẩu sau đó cho học sinh làm [?1] và [?2] 1.Hãy cho ví dụ về : a) Phương trình với ẩn y; b) Phương trình với ẩn u. 2. Khi x = 6, tính giá trị mỗi vế của phương trình : 2x + 5 = 3(x-1) + 2 VT = 2x + 5 =……. VP = 3(x - 1) + 2 = ……. HS: Cả lớp thực hiện. ? Ta thấy tai giá trị x = 6 hai vế của phương trình 2x + 5 = 3(x-1) + 2 như thế nào với nhau ? HS: Tại giá trị x = 6 hai vế của phương trình bằng nhau. GV: Giới thiệu đó là nghiệm của phương trình 2x + 5 = 3(x-1) + 2. ? Vậy nghiệm của phương trình là gì ? HS: Trả lời. GV: Chốt lại vấn đề. - Củng cố: Cho phương trình: 2( x+2) - 7 = 3 - x a) x = 2 có phải là nghiệm của phương trình không ? b) x = -2 có phải là nghiệm của phương trình không? HS: lên bảng trả lời. ? Hệ thức x = m có phải là một phương trình không? ? Phương trình có thể có bao nhiêu nghiệm? GV: Rút ra điều cần chú ý. * Hoạt động 2: Giải phương trình. GV: Giới thiệu thuật ngữ giải phương trình và tập hợp nghiệm của phương trình. BT. Hãy điền vào chổ trống(…) a)Phương trình x = 2 có tập nghiệm là S =… b) Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là S = … HS: Tiến hành làm và lên bảng trình bày. * Hoạt động 3: Phương trình tương đương. GV: Phương trình x = -1 và phương trình x + 1 = 0 có nghiệm như thế nào với nhau? HS: Chúng có cùng tập nghiệm với nhau. GV: Hai phương trình đó được gọi là hai phương trình tương đương với nhau, vậy hai phương trình như thế nào gọi là tương đương? HS: Tả lời. GV: Giới thiệu ký hiệu tương đương. - Củng cố: 1. Nối mỗi phương trình sau với các nghiệm của nó (theo mẫu) 3(x - 1) = 2x - 1 (a) -1 (b) 2 x2 - 2x - 3 = 0 (c) 3 2.Hai phương trình x = 0 và x(x-1) = 0 có trương đương với nhau hay không? vì sao? HS: Suy nghỉ và lên bảng trả lời. GV: Chốt lại bài học. 1. Phường trình một ẩn: Phương trình có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trai A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x. Ví dụ: 2x + 1 = x; 2t - 5 = 3(4 - t) - 7. [?1] Học sinh tự nêu. [?2] Khi x = 6, ta có: VT = 2x + 5 = 2.6 + 5 = 17 VP = 3(6 - 1) + 2 = 17 Vậy x = 6 thoả mãn phương trình, x = 6 là nghiệm của phương trình trên. * Vậy nghiệm của phương trình là giá trị của ẩn làm cho phương trình thoả mãn. - Củng cố: Cho phương trình: 2( x+2) - 7 = 3 - x a) x = 2 không phải là nghiệm. b) x = -2 là nghiệm của phương trình. * Chú ý: SGK. 2. Giải phương trình. - Quá trình tìm nghiệm của phương trình gọi là giải phương trình. - Tập hợp tất cả các nghiệm của phương trình gọi là tập hợp nghiệm của phương trình. [?4] a)Phương trình x = 2 có tập nghiệm là S ={2} b) Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là S = {f} 3. Phương trình tương đương. Hai phương trình được gọi là tương đương khi chúng có cùng tập hợp nghiệm. Kí hiệu: Û ( dấu tương đương) Củng cố: 1. Nối mỗi phương trình sau với các nghiệm của nó (theo mẫu) 3(x - 1) = 2x - 1 (a) -1 (b) 2 x2 - 2x - 3 = 0 (c) 3 2.Hai phương trình x = 0 và x(x-1) = 0 không tương đương với nhau . 4. Củng cố - Dặn dò: -Khái niệm về phương trình một ẩn, các thuật ngữ về nghiệm, phương trình tương đương. - Học kỷ các khái niệm và các thuật ngữ đã nêu trên. - Làm bài tập 1, 2, 3 SGK. - Đọc phần có thể em chư biết, và xem trước bài phương trình bậc nhất một ẩn. V. RÚT KINH NGHIỆM: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tuần: 20 Ngàysoạn:30/12/2012 Tiết: 42 Ngày dạy: Bài 2: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI I. MỤC TIÊU. 1.Kiến thức : Học sinh nắm được: - Khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn. - Quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân và vận dụng được quy tắc để giải phương trình. 2.Kỹ năng: Rèn kỉ năng giải phương trình bậc nhất một ẩn. 3.Thái độ: Có thái độ hào hứng, nghiêm túc. II..CHUẨN BỊ: Giáo viên: Bảng phụ ghi các nội dung cơ bản và bài tập. Học sinh: Bài tập về nhà. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Đặt vấn đề, giảng giải vấn đáp. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài củ: - Phát biểu khái niệm phương trình, định nghĩa hai phương trình tương đương. - Hai phương trình sau có tương đương với nhau hay không x - 2 = 0 và 4x - 8 = 0 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn. GV: Căn cứ vào phương trình như đã nêu, em nào có thể hình dung được phương trình bậc hai là như thế nào? HS: Phát biểu định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn. GV: Chốt lại và lấy ví dụ minh hoạ. * Hoạt động 2: Hai quy tắc biến đổi phương trình. GV: Em nào còn nhớ quy tắc chuyển vế trong một đẵng thức số? HS: Phát biểu quy tắc chuyển vế trong đẵng thức số. GV: Đối với phương trình ta cũng làm tương tự, vậy em nào có thể nêu được quy tắc chuyển vế của phương trình? HS: Phát biểu quy tắc. BT1: Giải các phương trình sau: a) x - 4 = 0; b) + x = 0; c) 0,5 - x = 0 ; d) x- a = 0 ; ( a là hằng số) HS: Làm nài tập trên . GV: Nhận xét và chốt lại quy tắc chuyển vế. GV: Hãy phát biểu quy tắc nhân hai vế với cùng một số trong đẵng thức số ? HS: Phát biểu. GV: Tương tự hãy phát biểu quy tắc nhân với một số vào hai vế của phương trình. BT 2: Giải phương trình: a) = -1 ; b) 0,1x = 1,5 ; c) -2,5x = 10 ; HS: Làm tại chổ và phát biểu. GV: Nhận xét và chốt lại quy tắc. * Hoạt động 3: Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn. Ví dụ 1: Giải phương trình: 3x - 9 = 0. Làm theo các bước sau: - Hãy chuyển -9 sang vế phải rồi đổi dấu. - Chia cả hai vế cho 3. GV: Các phương trình đó có tương đương với nhau không? HS: Trả lời nghiệm của phương trình. Ví dụ 2: Giải phương trình 1 - x = 0 GV: Tương tự giải phương trình trên như thế nào ? HS: Trả lời cách giải. GV: Từ đó rút ra cách giải tổng quát phương trình ax + b = 0 (a ¹ 0 ) BT 3: Giải phương trình - 0,5x + 2,4 = 0. 1. Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn. Phương trình dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ¹ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn. Ví dụ: 2x + 3 = 0 ; 2 - 3x = 1; … 2. Hai quy tắc biến đổi phương trình. a) Quy tắc chuyển vế. Trong một phương trình, ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó. BT1: Giải các phương trình sau: a) x - 4 = 0 Û x = 4 b) + x = 0 Û x = - c) 0,5 - x = 0 Û x = 0,5 d) x- a = 0 Û x = a b) Quy tắc nhân với một số. - Trong một phương trình, ta có thể nhân cả hai vế với cùng một số khác không. - Trong một phương trình, ta có thể chia cả hai vế với cùng một số khác không. BT2: Giải phương trình: a) = -1 Û x = 2 b) 0,1x = 1,5 Û x = 1,5:0,1 = 15 c) -2,5x = 10 Û x = 10:(-2,5) = -4 3. Cách giải phương trình bậc nhất mọt ẩn. Ví dụ 1: Giải phương trình: 3x - 9 = 0. 3x - 9 = 0 Û 3x = 9 ( chuyển vế) Û x = 3 ( chia cả hai vế cho 3) Ví dụ 2: Giải phương trình 1 - x = 0 Û -x = -1 Û 7x = 3 Û x = * Tổng quát: Phương trình ax + b = 0 (a ¹ 0 ) luôn có nghiệm duy nhất x = - BT 3: Giải phương trình - 0,5x + 2,4 = 0. Û x = = 4,8 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn, các quy tắc biến đổi phương trình và cách giải phương trình bậc nhất một ẩn. - Học kỹ định nghiã, quy tắc của phương trình bậc nhất một ẩn. - Làm bài tập 7,8,9 SGK. - Xem trước bài phương trình đưa được về dạng ax + b = 0. V. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 21 Ngày soạn:06/01/2013 Tiết: 43 Ngày dạy: Bài 3: PHƯƠNG TRÌNH ĐƯA ĐƯỢC VỀ DẠNG ax + b = 0 I.MỤC TIÊU. 1.Kiến thức : - Củng cố kĩ năng biến đổi các phương trình bằng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân. - Nắm vững phương pháp giải các phương trình mà việc áp dụng các quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân và phép thu gọn có thể dưa chúng về dạng phương trình bậc nhất. 2.Kỹ năng: Rèn kỉ năng giải phương trình đưa được về dạng ax + b = 0. 3.Thái độ: Hiểu biết sâu sắc, nhanh nhẹn và sáng tạo. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Bảng phụ ghi các đề bài tập và lời giải. Học sinh: Bài tập về nhà. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Đặt vấn đề, giảng giải, vấn đáp. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: - Phát biểu định nghĩa, quy tắc biến đổi phương trình bậc nhất một ẩn. - Giải phương trình sau: 3x - 11 = 0 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1. Cách giải: GV: Tổ chức học sinh làm đồng thời ví dụ 1 và 2 trong SGK. BT1: Giải phương trình 2x - (3 - 5x) = 4(x + 3) - Thực hiện phép tính bỏ dấu ngoặc: - Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế, các hằng số sang vế kia: - Thu gọn và giải phương trình nhận được. BT2: Giải phương trình: + x = 1 + - Quy đồng mẫu hai vế: - Nhân hai vế với 6 để khử mẫu: - Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế, các hằng số sang vế kia: - Thu gọn và giải phương trình nhận được. BT3: Hãy nêu các bước chủ yếu để giải phương trình trong hai BT trên. HS: Tiến hành thực hiện . GV: Nhận xét kết quả. GV: Chốt lại cách giải các phường dạng như trên. * Hoạt động 2: Áp dụng. BT4: Giải phương trình. a) b) x - GV: Yêu cầu 2 học sinh lên bảng trình bày. HS: Lên bảng thực hiện . GV: Nhận xét kết quả. BT5: Giải phương trình. Yêu cầu HS giải theo nhiều cách khác nhau. HS: Lên bảng trình bày. GV: Chốt lại và nêu nhận xét, chú ý (SGK) BT6: Giải phương trình: x + 1 = x - 1 Û x - x = -1 - 1 Û 0x = 2 Vậy phương trình vô nghiệm. BT7: Giải phương trình: x + 1 = x+ 1 Suy ra phương trình vô nghiệm. 1. Cách giải: Cách giải. Bước 1: Thực hiện phép tính để bỏ dấu ngặc hoặc quy đồng để khử mẫu. Bước 2: Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế, các hằng số sang vế kia: Bước 3: Giải phương trình mới nhận được. 2. Áp dụng: BT4: Giải phương trình. a) Û 2(3x - 1)(x+2) - 3(2x2 + 1) = 11.3 Û 6x2 + 12x - 2x - 4 - 6x2 - 3 = 33 Û 12x - 2x = 33 + 3 + 4 Û 10x = 40 Û x = 4. b) x - Û 12x - 2(5x + 2) = 3(7 -3x) Û 12x - 10x - 4 = 21 - 9x Û 12x - 10x + 9x = 21 + 4 Û 11x = 25 Û x = 25/11 BT5: Giải phương trình. Û (x - 1)() = 2 Û (x - 1). = 2 Û x - 1 = 3 Û x = 4. * Chú ý: SGK 4. Củng cố - Dặn dò: Cách giải phương trình đưa được về dạng ax + b = 0. - Nắm chắc cách giải phương trình đưa được về dạng ax + b = 0, một số thủ thuật khi giải dạng toán này. - Làm bài tập 11, 12, 13 SGK. - Xem trước bài tập trong phần ôn tập. V. Rút kinh nghiệm. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tuần:21 Ngày soạn:06/01/2013 Tiết: 44 Ngày dạy: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức : Cũng cố phương pháp giải phương trình tích. 2. Kỹ năng: Rèn kỉ năng giải phương trình, phân tích các đa thức thành nhân tử. 3. Thái độ: Thực hiện thành thạo, nhanh nhẹn. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Bảng phụ ghi các đề bài tập. Học sinh: Bài tập về nhà. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Đặt vấn đề, giảng giải, vấn đáp. IV .TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Giải các phương trình sau: (4x + 2)(x2- 1) = 0 2x(x - 3) + 5(x - 3) = 0 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Bài tập 1: Giải các phương trình sau: x(2x - 9) = 3x(x - 5) 0,5x(x - 3) = (x - 3)(1,5x - 1) 3x - 15 = 2x(x - 5) GV: Đưa đề bài tập trên lên bảng yêu cầu HS lần lượt thực hiện. HS: 3 em lên bảng thực hiện. GV: Gọi HS nhận xét từng bài một và chốt lại cách giải các bài tập trên. Bài tập 2: Giải các phương trình sau. (x2 - 2x + 1) - 4 = 0 x2 - 5x + 6 = 0 2x3 + 6x2 = x2+ 3x HS: Tương tự lên bảng thực hiện. GV: Nhận xét và chốt lại cách giải các bài tập trên. Bài tập 3: GV Đưa đề bài tập 26 lên bảng thể lệ cách chơi cho học sinh rõ, sau đó chia nhóm và tổ chức chơi. Bài tập 1: Giải các phương trình sau: x(2x - 9) = 3x(x - 5) Û x(2x - 9) - 3x(x - 5) = 0 Û x(2x - 9 - 3x + 15) = 0 Û x(6 - 3x) = 0 => x = 0 hoặc 6 - 3x = 0 Vậy x = 0 hoặc x = 2 b) 0,5x(x - 3) = (x - 3)(1,5x - 1) Û 0,5x(x - 3) - (x - 3)(1,5x - 1)= 0 Û (x - 3)(0,5x - 1,5x + 1) = 0 Û (x - 3)( 1 - x) = 0 => x - 3 = 0 hoặc 1 - x = 0 Vậy x = 3 hoặc x = 1 c) 3x - 15 = 2x(x - 5) Û 3x - 15 - 2x(x - 5) = 0 Û 3(x - 5) - 2x(x - 5) = 0 Û (x - 5)(3 - 2x) = 0 => x - 5 = 0 hoặc 3 - 2x = 0 Vậy nghiệm của phương trình là : S = {5, 3/2} Bài tập 2: Giải các phương trình sau. a) (x2 - 2x + 1) - 4 = 0 Û (x - 1)2 - 22 = 0 Û (x-1 +2)(x - 1 - 2) = 0 Û (x +1)(x - 3) = 0 Vậy nghiện của phương trình là: S = {-1; 3} b) x2 - 5x + 6 = 0 Û (x +1)(x- 6) = 0 Û x = -1 hoặc x = 6 c) 2x3 + 6x2 = x2+ 3x Û 2x3 + 6x2 - (x2+ 3x) = 0 Û 2x2(x +3) - x(x + 3) = 0 Û x(x + 3)(2x - 1) = 0 Û x = 0 hoặc x +3 = 0 hoặc 2x - 1 = 0 Vậy nghiệm của phương trình là: S = {0; -3; 1/2} Bài tập 3: Học sinh làm bài tập 26 (sgk) 4. Củng cố - Dặn dò: - Nắm chắc cách giải phương trình tích - Làm bài tập 24(b, d); 25b(SGK); 26 và 28(SBT) . - Xem trước bài phương trình chứa ẩn ở mẫu. V. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docDAI SO 8 TIET 4144.doc