Vận dụng những hiểu biết về quá trình sáng tạo văn học của nhà văn và tiếp nhận thưỏng thức văn học của bạn đọc, anh chị hãy phân tích bài “Đêm Côn Sơn” của Trần Đăng Khoa

Côn Sơn như một điểm hứa hẹn đối với các thi nhân. Nếu một thời Nguyễn Trãi đã gieo vào lòng ta bao ấn tượng về vẽ đẹp của Côn Sơn với tiếng suối rì rầm , với đá rêu phơi, cảnh rừng thông mọc như nêm Thì sau đó trải qua nhiều thế kỉ , Trần Đăng Khoa đã làm sống lại lòng ta với “Đêm Côn Sơn”.

 

Nếu so về thời điểm sáng tác và bối cảnh lịch sử xã hội thì thời điểm Trần Đăng Khoa đang sống khác khá xa với Nguyễn Trãi. Thế nhưng trong bài thơ này tác giả cũng đã mơ về Nguyễn Trãi.

 

Khung cảnh trong bài thơ thuộc về màn đêm, ta thử lắng nghe Khoa đã cảm nhận được điều gì ở Côn Sơn lúc đêm về? “Tiếng chim”, “vách núi”, “nhỏ dần” như vậy hình ảnh ban đầu gợi cho ta thấy về Côn Sơn là chim chóc với tiếng hót vang đang dần tắt liệm đi lúc màn đêm buông xuống, nó “nhỏ dần” và như sắp lặn hẳn cũng như “vách núi” kia cùng “cánh chim” về tổ đang “nhỏ dần” trong mắt Khoa vậy. Ngày thì rộn tiếng chim ca , đêm về cảnh cũng thật hữu tình với thanh âm “rì rầm” của suối “khi gần khi xa”, gợi cho ta có một cảm giác thật rộn ràng trong lòng . Dù cách xa thời Nguyễn Trãi nhưng trước thực cảnh Côn Sơn, Trần Đăng Khoa cũng đã bằng trực giác của mình quan sát và tái hiện lại khung cảnh rất đặc sắc , đặc biệt là vẻ đẹp lúc đêm về ở Côn Sơn. Chính thực cảnh ấy đã gợi nên ở tác giả biết bao cảm xúc, Khoa cũng đã khắc họa vào thơ với tâm hồn của một người thưởng ngoạn. Gần hơn nữa trước mắt tác giả là hình ảnh “chiếc lá đa rơi”,Khoa còn cảm nhận được cả tiếng rơi ấy: “Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”. Khả năng tưởng tượng của Khoa đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. Trước hết Khoa đã mượn hình ảnh chiếc lá đa dù ở Côn Sơn không có loại cây này và tạo dáng cho nó như một nhà nghệ sĩ đang vẽ, âm thanh toát ra từ chiếc lá với độ “mỏng” và có hướng “nghiêng” quả là chỉ có ở Khoa mà thôi. Nhưng điều đó chứng tỏ Khoa là người có kinh nghiệm quan sát và đã thẩm thấu đựơc hình ảnh một “chiếc lá chao nghiêng trong gió”, một điều mà hẳn chúng ta cũng thấy nhưng mà không dễ nhận ra. Độc đáo của Khoa là ở chỗ ấy.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4279 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng những hiểu biết về quá trình sáng tạo văn học của nhà văn và tiếp nhận thưỏng thức văn học của bạn đọc, anh chị hãy phân tích bài “Đêm Côn Sơn” của Trần Đăng Khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÍ LUẬN VĂN HỌC Học phần :Nhà văn và bạn đọc Bài thực hành viết Yêu cầu: Vận dụng những hiểu biết về quá trình sáng tạo văn học của nhà văn và tiếp nhận thưỏng thức văn học của bạn đọc, anh chị hãy phân tích bài “Đêm Côn Sơn” của Trần Đăng Khoa: “Tiếng chim vách núi nhỏ dần, Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa Ngoài thềm rơi chiếc lá đa, Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm Nghĩ gì, ông vẫn ngồi yên lưng đền… …Bỗng đâu vang tiếng sấm rền, Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương. Ngang trời kêu một tiếng chuông, rừng xưa nổi gió suối tuôn ào ào. Đồi thông sáng dưới trăng cao, Như hồn Nguyễn Trãi năm nào về thăm. Em nghe có tiếng thơ ngâm * * * Ngoài kia nòng pháo ướt đầm sương khuya. (1968) Bài viết: Côn Sơn như một điểm hứa hẹn đối với các thi nhân. Nếu một thời Nguyễn Trãi đã gieo vào lòng ta bao ấn tượng về vẽ đẹp của Côn Sơn với tiếng suối rì rầm , với đá rêu phơi, cảnh rừng thông mọc như nêm… Thì sau đó trải qua nhiều thế kỉ , Trần Đăng Khoa đã làm sống lại lòng ta với “Đêm Côn Sơn”. Nếu so về thời điểm sáng tác và bối cảnh lịch sử xã hội thì thời điểm Trần Đăng Khoa đang sống khác khá xa với Nguyễn Trãi. Thế nhưng trong bài thơ này tác giả cũng đã mơ về Nguyễn Trãi. Khung cảnh trong bài thơ thuộc về màn đêm, ta thử lắng nghe Khoa đã cảm nhận được điều gì ở Côn Sơn lúc đêm về? “Tiếng chim”, “vách núi”, “nhỏ dần” như vậy hình ảnh ban đầu gợi cho ta thấy về Côn Sơn là chim chóc với tiếng hót vang đang dần tắt liệm đi lúc màn đêm buông xuống, nó “nhỏ dần” và như sắp lặn hẳn cũng như “vách núi” kia cùng “cánh chim” về tổ đang “nhỏ dần” trong mắt Khoa vậy. Ngày thì rộn tiếng chim ca , đêm về cảnh cũng thật hữu tình với thanh âm “rì rầm” của suối “khi gần khi xa”, gợi cho ta có một cảm giác thật rộn ràng trong lòng . Dù cách xa thời Nguyễn Trãi nhưng trước thực cảnh Côn Sơn, Trần Đăng Khoa cũng đã bằng trực giác của mình quan sát và tái hiện lại khung cảnh rất đặc sắc , đặc biệt là vẻ đẹp lúc đêm về ở Côn Sơn. Chính thực cảnh ấy đã gợi nên ở tác giả biết bao cảm xúc, Khoa cũng đã khắc họa vào thơ với tâm hồn của một người thưởng ngoạn. Gần hơn nữa trước mắt tác giả là hình ảnh “chiếc lá đa rơi”,Khoa còn cảm nhận được cả tiếng rơi ấy: “Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”. Khả năng tưởng tượng của Khoa đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. Trước hết Khoa đã mượn hình ảnh chiếc lá đa dù ở Côn Sơn không có loại cây này và tạo dáng cho nó như một nhà nghệ sĩ đang vẽ, âm thanh toát ra từ chiếc lá với độ “mỏng” và có hướng “nghiêng” quả là chỉ có ở Khoa mà thôi. Nhưng điều đó chứng tỏ Khoa là người có kinh nghiệm quan sát và đã thẩm thấu đựơc hình ảnh một “chiếc lá chao nghiêng trong gió”, một điều mà hẳn chúng ta cũng thấy nhưng mà không dễ nhận ra. Độc đáo của Khoa là ở chỗ ấy. Và trong khung cảnh ấy, Khoa còn nhận ra một “ông Bụt ngồi nghiêm lưng đền”, Khoa chợt nảy lên câu hỏi “ông đang nghĩ gì?” , trái tim nhạy cảm của Khoa đã muốn chia sẽ với tất cả . Đến đây như một khoảng lặng đi… Rồi sau đó một âm thanh lạ bất chợ nổi lên đó không còn là tiếng suối rì rầm nữa mà là một âm thanh kinh hãi đã bất chợt làm cho nhân vật “Em” – chính là Trần Đăng Khoa lúc đang ở độ tuổi lên mười - bừng tỉnh “tiếng sấm rền”. Đương khi ấy Khoa lại thấy “trong đền đỏ hương”, người ta thắp hương cầu nguyện chăng? rồi một âm thanh khác lại tiếp đến “Ngang trời kêu một tiếng chuông”, tiếng chuông giữa trời? Tất cả thật độc đáo, không chỉ ở khả năng tưởng tượng, hình ảnh đưa ra đã đủ để đánh bật vào suy nghĩ của người đọc, mà còn hấp dẫn bởi sức lôi cuốn từ phong cách cấu tứ . Ta thử cảm nhận lại để thấy rõ hơn từ đầu bài cho đến dấu(…) ngăn bỏ lửng là một khúc nhạc khá êm ái tươi vui có phần vắt vẻo âm vang trầm bổng hữu tình và tiếp theo đó là những âm thanh thật chát và khó lọt tai đồng thời nhịp độ cũng tăng dần lên thật nhanh “một tiếng vang rền”, rồi “tiếng chuông giữa trời” và tất cả như bật dậy “Rừng xưa nổi gió suối tuôn ào ào”, nó cũng tựa như xúc cảm nơi lòng tác giả đang dâng cao ngùn ngụt. Tiếng súng giặc nổ vang rền trên quê hương đất mẹ, dù không phải là nơi chôn nhau cắt rốn nhưng lòng cậu bé mười tuổi này vừa xiết nỗi kinh hoàng vừa lặng đi vì đau xót , nó cũng đã phá đi cái yên bình trong tâm trí và làm em bừng tỉnh. để lại trong lòng em một khoảng lặng suy nghĩ… Một ánh trăng cao trên đồi thông là một hình ảnh đẹp trong mắt Khoa và cả trong mắt chúng ta nữa, và cái hình ảnh vời vợi, lồng lộng ấy đã gợi cho Khoa hình ảnh thật kì vĩ : “hồn Nguyễn Trãi” trở về. Cái hồn ấy đã đứng cao hơn tất cả súng đạn, pháo bom và gót giày xâm lược của giặc, khẳng định sức mạnh dân tộc hay hồn Nguyễn Trãi đang ngày đêm canh giữ , ấp ủ mảnh đất của cha ông vậy. Tầm nhận thức của Khoa thật rộng và văn chương của Khoa cũng gợi mở cho ta thật nhiều khía cạnh vấn đề. Hẳn không ai khi đọc bài thơ này lại nghĩ rằng nó xuất phát từ trái tim, từ tâm hồn của một cậu bé mới ở độ tuổi lên mười. Vầng trăng được so sánh như hồn Nguyễn Trãi trở về là cực đắt không kém so với hình ảnh “chiếc lá đa rơi nghiêng” ở đoạn thơ đầu. Nó thể hiện cái tình của tác giả dành cho mảnh đất, dành cho dân tộc và dành cho cả Nguyễn Trãi vì chính Khoa cũng đang chia sẻ với Nguyễn Trãi vậy. Ở đây năng lực tưởng tượng kết hợp với xúc cảm thẫm mĩ đã giúp cho Khoa thành công và nâng giá trị tác phẩm lên tầm cao. Về phía bạn đọc, có lẽ điều này khơi gợi không ít những cảm nhận khác nhau song có lẽ qua hai hình ảnh ấn tượng “chiếc lá” và “vầng trăng” không ai trong chúng ta phủ nhận trong Khoa chứng đựng một thế giới tình cảm rất phong phú , trí tưởng tượng linh hoạt và một tầm nhận thức xã hội rất thoáng. “Em nghe có tiếng thơ ngâm…” Đó không chỉ là tưởng tượng mà còn là sự đồng cảm của Khoa với bậc vĩ nhân.Tiếng thơ ấy cao lắm , ai oán lắm trong lòng Khoa vậy. Thêm một khoảng lặng nữa để tác giả quay về và đối mặt với thực tế. “Ngoài kia nòng pháo ướt đầm sương khuya”. Đích thực Khoa đang thấy hay đang tưởng tượng ra hình ảnh bộ đội ta đang ngày đêm canh giữ biên cương? Có lẽ cũng không có lời giải đáp nào trả lời một cách minh bạch song điều làm ta cảm thấy xao xuyến nhất vẫn là cái tình của tác giả trong bài thơ. Cái tình ấy như trào dâng và muốn gửi đến tất cả, tất cả những người chiến sĩ đang quên mình chiến đấu , cái tình mênh mông tựa hồ đã thể hiện quá rõ qua câu thơ khép lại bài mà không có dấu chấm câu vậy. Trần Đăng Khoa đã thể hiện tài năng điêu luyện của mình trong phong cách sáng tác từ cảm nhận cho đến cấu tứ nghệ thuật và cho ra đời một sản phẩm hoàn chỉnh, để nó mãi lưu lại dấu ấn trong lòng chúng ta về năng lực đặc biệt của cậu bé mười tuổi này.Bài thơ là một sáng tác đầy sáng tạo vì mặt nghệ thuật và giàu giá trị về mặt nội dung, nó thật sự đạt đến độ hài hoà cả về hai mặt nội dung và hình thức. Đó quả điều làm chúng ta thật sự cảm phục ở “thần đồng” Trần Đăng Khoa .

File đính kèm:

  • docBai thi hoc phan Li luan van hoc.doc
Giáo án liên quan