Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc: đất nước độc lập, chấm dứt hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc, nhà nước phong kiến Việt Nam hình thành và phát triển. Từ đây bắt đầu một giai đoạn hào hùng với những chiến công vô cùng hiển hách của các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần.
Văn học viết Việt Nam hình thành, TK X có sự xuất hiện của văn học viết chữ Hán và đến TK XIII đấnh dấu sự ra đời của văn học viết bằng chữ Nôm. Bên cạnh đó văn học dân gian vẫn tồn tại và phát triển song song với văn học viết. Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng yêu nước với âm hưởng hào hùng, đặc biệt là giai đoạn nhà Trần với hào khí Đông A sục sôi.
Các tác phẩm tiêu biểu: Thiên đô chiếu (Lí Công Uẩn), Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận), Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Bạnh Đằng giang kí (Trương Hán Siêu)
Thời kì này có sự xuất hiện của nhiều thể loại văn học như văn nghị luận (chiếu, hịch), văn xuôi lịch sử (Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu) và thơ. Do tư duy nguyên hợp nên văn học giai đoạn này có hiện tượng văn-sử-triết bất phân. Văn học viết bằng chữ Hán là chủ đạo, văn học viết bằng chữ Nôm chưa có thành tựu gì nổi bật.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2544 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn học trung đại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn học trung đại Việt Nam
Nguồn: sách ngữ văn lớp 9 - 10
I_ Các giai đoạn phát triển:1.Chặng 1: (TK X - hết TK XIV)Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc: đất nước độc lập, chấm dứt hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc, nhà nước phong kiến Việt Nam hình thành và phát triển. Từ đây bắt đầu một giai đoạn hào hùng với những chiến công vô cùng hiển hách của các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần.Văn học viết Việt Nam hình thành, TK X có sự xuất hiện của văn học viết chữ Hán và đến TK XIII đấnh dấu sự ra đời của văn học viết bằng chữ Nôm. Bên cạnh đó văn học dân gian vẫn tồn tại và phát triển song song với văn học viết. Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng yêu nước với âm hưởng hào hùng, đặc biệt là giai đoạn nhà Trần với hào khí Đông A sục sôi.Các tác phẩm tiêu biểu: Thiên đô chiếu (Lí Công Uẩn), Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận), Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Bạnh Đằng giang kí (Trương Hán Siêu)Thời kì này có sự xuất hiện của nhiều thể loại văn học như văn nghị luận (chiếu, hịch), văn xuôi lịch sử (Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu) và thơ. Do tư duy nguyên hợp nên văn học giai đoạn này có hiện tượng văn-sử-triết bất phân. Văn học viết bằng chữ Hán là chủ đạo, văn học viết bằng chữ Nôm chưa có thành tựu gì nổi bật.2.Chặng 2: (TK XV - hết TK XVII)Triều Trần suy vong, Hồ Quý Li tiếm ngôi nhà Trần mở ra triều đại nhà Hồ (1400-1407). Triều Minh lấy có phò Trần diệt Hồ sang xâm lược nước ta. Lê Lợi sau đó dấy binh khởi nghĩa và khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài suốt 10 năm (1418-1427). Lê Lợi lên ngôi mở ra triều đại Hậu Lê (1428-1789). Nhà Lê đi vào xây dựng đất nước và đạt tới cực thịnh vào TK XV. Tuy nhiên bên trong cung đình nhà Hậu Lê không tránh khỏi xung đột. Đặc biệt là sau cái chết của Lê Thánh Tông, quan lại nhiều lần chia bè phái đánh nhau. Mạc Đăng Dung do có công dẹp loạn mà có nhiều quyền bính trong tay, thậm chí lấn át cả vua. Đến năm 1527 thì Mạc Đăng Dung phế truất ngôi vua và lập ra nhà Mạc. Từ đây lịch sử Việt Nam bước vào thời kì đen tối nhất: thời kì nội chiến. Cuộc chiến Lê Mạc, Trịnh Nguyễn phần nào cũng cản trở quá trình phát triển của đất nước.TK XV văn học viết còn kế thừa được cảm hứng yêu nước và âm hưởng còn sót lại của hào khí Đông A. Dần dần văn học Việt Nam chuyển sang cảm hứng thế sự, đi vào chuyện đời, chuyện người, phê phán các tệ nạn xã hội, sự suy thoái về mặt đạo đức. Văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm đều đạt được nhiều thành tựu. Các tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), thơ Lê Thánh Tông, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ).Thời kì này có nhiều thể loại được bổ sung. Hiện tượng văn-sử-triết bất phân nhạt dần bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều các tác phẩm giàu chất văn chương, hình tượng. Thơ Nôm có nhiều thành tựu lớn qua sáng tác của Nguyễn Trãi. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của văn xuôi tự sự (Truyền kì mạn lục). Và văn chính luận có sự phát triển tột bậc qua những sáng tác của Nguyễn Trãi như Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập...____________Tư duy nguyên hợp: ''nguyên'' có nghĩa là khởi nguồn, ''hợp'' là kết hợp, ''nguyên hợp'' là kết hợp từ lúc khởi nguồn, có nghĩa là sự kết hợp của nhiều nội dung, nhiều mục đích sáng tạo. Chẳng hạn truyện ''Sơn Tinh - Thủy Tinh'' không chỉ phản ánh quá trình chống lũ của nhân dân vùng đồng bằng sông Hồng mà còn cho thấy tục lệ hôn nhân từ thời thượng cổ (thách cưới và cướp vợ)
3.Chặng 3: (đầu TK XVIII - hết nửa đầu TK XIX)Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. Các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, đấu đá, tiêu diệt lẫn nhau. Cuộc sống của người dân vô cùng khổ cực. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi mà đỉnh cao là khởi nghia Tây Sơn diệt Trịnh Nguyễn, đánh đuổi quân Xiêm, quân Thanh, thống nhất đất nước. Vua Quang Trung lên ngôi. Nguyễn Ánh không thể chống lại vua Quang Trung với hạm đội manh nhất Thái Bình Dương bèn cầu cứu thực dân Pháp. Cuối cùng Nguyễn Ánh có được sự trợ giúp của thực dân Pháp, đổi lại sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh phải để chúng buôn bán tự do tại của biển Sơn Trà, Đà Nẵng. Không lâu sau khi thành lập, triều đại Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh khôi phục lại vương triều phong kiến chuyên chế (1802-1945).Đây được xem là giai đoạn phát triển tột bậc, rực rỡ nhất của văn học phong kiến Việt Nam. Cảm hứng xuyên suốt thời kì này là cảm hứng nhân đạo. Bởi lúc này số phận và quyền sống của con người bị đe dọa. Văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, đấu tranh đòi giải phóng con người cá nhân. Các tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn; Đoàn Thị Điểm dịch), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ), Thường kinh kí sự (Lê Hữu Trác), thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,Truyện Kiều (Nguyễn Du). Thời kì này có sự phát triển mạnh mẽ của những sáng tác văn học viết bằng chữ Nôm, và sự xuất hiện của nhiều thể loại văn học như tùy bút, tiểu thuyết chương hồi, kí.4.Chặng 4: (cuối TK XIX)Sau một thời gian nắm quyền, nhà Nguyễn dừng việc cho quân Pháp tự do buôn bán tại của biển Sơn Trà và chém đầu tất cả những người truyền đạo thiên chúa giáo ở Việt Nam. Và đến năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng. Đất nước rơi vào tay thực dân Pháp. Từ chế độ phong kiến, Việt Nam chuyển sang chế độ thực dân nửa phong kiến và văn hóa phương Tây bắt đầu ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam.Cảm hứng xuyên suốt của văn học cuối TK XIX là cảm hứng yêu nước chống giặc ngoại xâm và mang một âm hưởng bi tráng bởi nó ghi lại một thời khổ nhục nhưng vĩ đại, thất bại nhưng vẫn hiên ngang của dân tộc Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chạy giặc... của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Quang Bích, Phan Văn Trị, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Thượng Hiền...Đặc biệt trong thời kì này có sự xuất hiện của một số tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ của Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của đem đến những đổi mới bước đầu theo hướng hiện đại hóa. Văn thơ chữ Hán và chữ Nôm của các tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương đều có những bước phát triển mạnh mẽ.
II_Đặc điểm của văn học trung đại Việt Nam:1.Nội dung:Văn học trung đại còn được gọi bằng những cái tên khác nhau như văn học thành văn, văn học phong kiến, văn học cổ điển. Bởi từ TK X đến TK XIX, văn học trung đại phát triển trong một môi trường xã hội phong kiến với ý thức hệ nho giáo, lực lượng sáng tác chủ yếu là tầng lớp trí thức, những người có trình độ cao, được đào tạo từ ''cửa Khổng sân Trình'' và những sánh tác chỉ lưu truyền trong tầng lớp công chúng ấy, bên cạnh đó văn học thời kì này còn chịu ảnh hưởng bởi thi pháp văn chương cổ điển. Văn học trung đại tồn tại và phát triển trong suốt mười thế kỉ nhưng không bao giờ tách rời khỏi cảm hứng yêu nước; cảm hứng nhân đạo, thế sự.Khi vận mệnh đất nước gặp nguy nan thì cảm hứng chủ đạo của văn học là cảm hứng yêu nước và văn học trung đại luôn bám sát lịch sử dân tộc, phản ánh những sự kiện trọng đại liên quan đến vận mệnh đất nước. Cảm hưng yêu nước luôn gắn liền với tư tưởng trung quân như là một tất yếu trong lịch sử xã hội phong kiến, bởi xã hội phong kiến quan niệm nước là vua, vua là nước. Do đó văn học có một quan niệm: yêu nước là phải trung với vua và trung với vua là phải yêu nước (trung quân ái quốc). Cảm hứng yêu nước được thể hiện phong phú, đa dạng qua mội thời kì lịch sử, khi đất nước có giặc ngoại xâm (căm thù giặc ngoại xâm, xót xa trước cảnh người bị đàn áp, ý chí tiêu diệt kẻ thù, sẵn sàng xả thân vì nước), khi đất nước hòa bình (khát khao xây dựng Tổ quốc, yêu thiên nhiên, con người, tự hào với truyền thống dân tộc), âm hưởng hào hùng, khi thì bi tráng, khi thì trầm lắng, thiết tha.Khi vận mệnh cá nhân con người, quyền sống, quyền hạnh phúc của con người bị đe dọa thì cảm hứng nhân đạo lại thăng hoa rực rỡ. Văn học trung đại Việt Nam luôn gắn bó với số phận con người. Cảm hứng nhân đạo có hàm chứa cảm hứng yêu nước bởi có những bài ca yêu nước thể hiện nỗi băn khoăn, day dứt trước số phận con người. Tư tưởng nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam là sự kế thừa của truyền thống tư tưởng lớn của con người Việt Nam: thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách; tư tưởng của phật giáo: từ bi bác ái, yêu thương con người rộng rãi; và tư tưởng của nho giáo: cái nhân cái nghĩa. ĐIều này được thể hiện một cách đa dạng qua việc ca ngợi vẻ đẹp con người, đồng cảm với bi kịch con người, đồng tình với ước mơ, khát vọng của con người, lên án các thế lực bạo tàn. Tư tưởng nhân đạo được thể hiện một cách đầy đủ nhất trong nội dung của tác phẩm Truyện Kiều, đỉnh cao của tư tưởng nhân văn chủ nghĩa.Các tác phẩm trong giai đoạn văn học này cũng thể hiện một quan niệm thẩm mĩ truyền thống của người Việt Nam. Người Việt Nam rất yêu thiên nhiên, yêu đời sống vui vẻ, lạc quan, có nghị lực và sức mạnh vượt qua thử thách:
"Đừng than phận khó ai ơiCòn da lông mọc, còn chồi nảy cây"
Người Việt Nam còn có ý thức không vượt ngưỡng. Họ yêu say đắm, mãnh liệt nhưng không đến mức phải chết cho ái tình, yêu đến chết chỉ là sự ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây. Và đặc biệt họ thích cái đẹp tinh tế, xinh xắn nhỏ nhắn mà biểu hiện là người Việt không hề có những tác phẩm hoành tráng như Ramayana của Ấn Độ, Chiến tranh và hòa bình của Nga...
2.Đặc điểm nghệ thuật:a,Tính quy phạm và bất quy phạm:Tính quy phạm là những quy định chặt chẽ trong những phạm vi giới hạn đã được định sẵn mà người sáng tác văn học buộc phải tuân theo trong quá trình sáng tác. Biểu hiện ở nhiều đặc điểm. Mục đích sáng tác là phải hướng tới việc giáo huấn đạo đức. Sáng tác có lúc để tiêu khiển, thù tạc nhưng mục đích chung của các vị thánh hiền là giáo hóa cuộc đời.''Văn dĩ tải đạo, thơ dĩ ngôn trí'', văn thơ sáng tác là để giáo huấn đạo đức, văn dùng để tải đạo, thơ dùng để bộc lộ ý trí, bày tỏ lòng mình. Ngôn ngữ sáng tác gồm chữ Hán và chữ Nôm nhưng chữ Hán được xem là chính thống.Tư duy nghệ thuật thì luôn cho rằng cái đẹp thuộc vào những khuôn mẫu định sẵn (xuân hạ thu đông, tùng trúc cúc mai, long li quy phượng, ngư tiều canh mục). Và thể loại chủ yếu là những thể loại văn học có kết cấu cố định, chặt chẽ về số câu, số chữ, niêm luật, đối (ví dụ thơ Đường luật, cáo, phú, văn tế). Còn hình ảnh trong thơ văn (văn liệu, thi liệu) là từ sử sách, rất lắm điển tích, điển cố hay có trong văn học Trung Hoa.(chẳng hạn mùa thu về thể hiện qua hình ảnh sen tàn, lá ngô đồng rụng, cúc nở hoa).Bất quy phạm có nghĩa là không chịu gò mình, tự cởi trói khỏi khuôn khổ, những quy định ràng buộc trong quá trình sáng tác. Suốt 10 TK văn học trung đại cũng đã phá bỏ dần tính quy phạm, ước lệ để phát huy cá tính, sáng tạo nội dung và hình thức thể hiện. Các tác giả đã có nhiều tác phẩm viết bằng chữ Nôm rất thành công như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du,...Bên cạnh đó còn đem vào trong sáng tác các thể thơ nội sinh như lục bát, hát nói, có sử dụng một số thể thơ Đường nhưng có ý thức đổi mới chẳng hạn thơ thất ngôn xen lục ngôn (''Ao cạn vớt bèo cấy muống/Đìa thanh phát cỏ ương sen'' - Nguyễn Trãi) Các tác giả cũng đã đưa vào trong thơ văn những hình ảnh dân dã, bình dị, gắn liền với đời sống con người Việt Nam. Chẳng hạn rau muống, bèo, quả mít, cái quạt, con ốc nhồi...Văn chương Trung đại Việt Nam có tính quy phạm là do nước ta giáp với Trung Quốc, một nền văn minh cổ của nhân loại. Hơn nữa Việt Nam còn phải chịu hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc. Phong kiến phương Bắc luôn có ý đồng hóa dân tộc Việt Nam nên người Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố Hán và văn hóa Hán. Và đến khi dân tộc ta giành được độc lập thì nước ta xây dựng nhà nước theo hình thái xã hội phong kiến, một xã hội của chữ lễ mà có thể coi quy phạm là một biểu hiện của chữ lễ đó. Tôn ti cao thấp là đặc trưng của xã hội phong kiến nên văn chương cũng có loại cao loại thấp. Tính chất cao quý từ quan niệm nguồn gốc, quan niệm sáng tác và sinh hoạt thơ văn xưa cũng đẻ ra tính quy phạm. Tuy vậy nhưng chúng ta một mặt tiếp thu những tinh hoa của văn học Trung Quốc nhưng mặt khác lại cũng không ngừng phát triển văn học của đất nước mình theo xu hướng dân chủ hóa, dân tộc hóa. Do vậy người Việt Nam đã cố gắng phá vỡ tính quy phạm.b,Tính tranh nhã:Văn học trung đại có đề tài hướng tới cái cao cả, trang trọng, hình tượng nghệ thuật hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ với ngôn ngữ cao quý, diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ. Dần dần, văn học Việt Nam cũng đã có những nỗ lực không nhỏ để tiếp cận với xu hướng bình dân, gần gũi với đời sống của con người Việt Nam.c,Yếu tố Hán, văn hóa Hán:Hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc, chuyện văn chương Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán là không thể tránh khỏi. Trong rất nhiếu năm, văn tự của nước ta là chữ Hán và đến tận khi chữ Nôm ra đời, văn tự Hán vẫn được coi là loại chữ chính thống trong một thời gian dài. Thể loại chủ yếu là các thể loại của văn học Trung Quốc, trong các tác phẩm có nhiều thi pháp cổ điển và hình ảnh trong văn học Trung Quốc. Tuy nhiên văn học Việt Nam cũng có ý thức để phá bỏ sự ảnh hưởng này bằng cách viết bằng chữ Nôm, sử dụng nhiều thể thơ dân tộc (như truyện thơ ngâm khúc hát nói, lục bát, song thất lục bát) và đưa vào trong thơ văn các hình ảnh đậm chất Việt .
III_Hình ảnh con người trong văn học:1.Mối quan hệ với thiên nhiên:Thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận của văn chương. Mây sớm, trăng khuya, núi non, cỏ cây hoa lá đều in đậm dấu ấn của mình trong văn chương. Con người và thiên nhiên luôn có mối quan hệ biện chứng, qua lại tác động lẫn nhau. Văn học phản ánh quá trình nhận thức, cải tạo, chinh phục thiên nhiên của con người, bắt thiên nhiên quy phục con người cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Với các tao nhân mặc khách, thiên nhiên là người bạn tri âm. Không ít người đã lánh đời phàm tục, hòa mình vào thiên nhiên, sống thanh đạm để chiêm nghiệm về vũ trụ, triết lí nhân sinh. Thiên nhiên đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Thiên nhiên là biểu hiện cho quê hương, đất nước. Hình ảnh thiên nhiên đã đi vào trong thơ văn với những nét riêng của từng vùng miền làm nên một bức tranh đa dạng về con người Việt Nam. Thiên nhiên còn là chuẩn mực của cái đẹp, là thước đo mọi giá trị của tạo vật. Nên văn học cổ điển tả người cũng phải so sánh với cái chuẩn mực là vũ trụ, thiên nhiên, đồng thời thiên nhiên thường gắn với lí tưởng, đạo đức thẩm mỹ. Chẳng hạn nhân cách của người quân tử xưa được ví như tùng, bách, vẻ đẹp của người giai nhân được ví với liễu mai.Các tác phẩm từ buổi bình minh của lịch sử đã kể lại quá trình cha ông ta nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên để xây dựng đất nước và tích lũy nhiều hiểu biết về tự nhiên. Với con người Việt Nam, thiên nhiên là người bạn thân thiết, tình yêu thiên nhiên là nội dung quan trọng của văn học. Trong văn học trung đại, hình tượng thiên nhiên gắn với đạo đức, lí tưởng, thẩm mĩ của con người.2.Mối quan hệ với quốc gia dân tộc:Cha mẹ cho ta cuộc sống nhưng đất nước mới làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa. Mỗi người đều được thừa hưởng tinh hoa về vật chất cũng như tinh thần mà cha ông ta để lại, nên mỗi cá nhân đều có mối quan hệ với quốc gia, dân tộc. Văn học trung đại, chủ nghĩa yêu nước thể hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, truyền thống văn hiến lâu đời.
3.Con người trong mối quan hệ xã hội:Văn học Việt Nam là dòng văn học đầy tính nhân văn bởi nó thể hiện mơ ước về cuộc sống công bằng, nhân ái. Trong văn học trung đại có hình ảnh xã hộ Nghiêu, Thuấn . Trong xã hội có các giai cấp đối kháng thì thi nhân đã lên tiếng tố cáo , phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông với những người dân bị áp bức. Văn học trung đại miêu tả thực tế đen tối của xã hội, phơi bày những cảnh đời đau đau khổ của nhân dân, đấu tranh cho quyền lợi của con người.4.Con người và ý thức về bản thân:Văn học Việt Nam ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định một đạo lí làm người của dân tộc. Đạo lí đó bao gồm nhiều phẩm chất tốt đẹp: lòng nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh chống lại cái chủ nghĩa khắc kỉ của tôn giáo, đấu tranh cho quyền sống của con người nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân cực đoan.Trong những thời điểm lịch sử khác nhau thì con người có những biểu hiện khác nhau trong ý thức về bản thân. Khi đất nước có chiến tranh hay những cuộc cải tạo thiên nhiên thì con người thường đề cao ý thức cộng đồng hơn là ý thức cá nhân. Họ hi sinh cái tôi cá nhân vì cộng đồng, vì Tổ quốc. Còn trong thời bình, con người cá nhân được đề cao, họ có ý thức sâu sắc về quyền sống của cá nhân, quyền được hưởng hạnh phúc, tình yêu.___________Xã hội Nghiêu, Thuấn: đây là một điển tích xuất phát từ văn học Trung Quốc.Các triều đại đều tôn Nghiêu, Thuấn là bậc minh quân thánh hiền.
File đính kèm:
- VAN HOC TRUNG DAI VIET NAM.doc