Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 28 tiếng việt- Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

A - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được những đặc điểm về tình huống giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ chủ yếu và các phương tiện hỗ trợ của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

- Có kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thích hợp với dạng nói và dạng viết.

B - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết xét theo các phương diện :

- Phương tiện ngôn ngữ : âm thanh / chữ viết.

- Tình huống giao tiếp : các nhân vật giao tiếp tiếp xúc trực tiếp, có sự đổi vai, phản hồi tức khắc, nhưng người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ, người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích (dạng nói) / không tiếp xúc trực tiếp, không đổi vai, có điều kiện lựa chọn, suy ngẫm, phân tích (dạng viết).

- Phương tiện phụ trợ : ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,. (dạng nói) / dấu câu, kí hiệu văn tự, sơ đồ, bảng biểu,.(dạng viết).

- Từ, câu, văn bản : từ khẩu ngữ, câu văn linh hoạt về kết cấu, về kiểu câu, văn bản không thật chặt chẽ, mạch lạc (dạng nói) / từ được lựa chọn, câu và văn bản có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc ở mức độ cao (dạng viết).

2. Kĩ năng

- Những kĩ năng thuộc về hoạt động nói và hoạt động nghe trong giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói (nói : phát âm, ngữ điệu, phối hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, quan sát người nghe, điều chỉnh lời nói,. ; nghe : chăm chú theo dõi, phản ứng lại, đổi vai nói, hồi đáp người nói,.)

 - Những kĩ năng thuộc hoạt động viết và hoạt động đọc trong giao tiếp ở dạng ngôn ngữ viết (viết : xác định các nhân tố giao tiếp, lập đề cương, lựa chọn từ ngữ, thay thế từ ngữ, lựa chọn kiểu câu, dùng dấu câu, liên kết câu,. ; đọc : đọc thành tiếng, đọc diễn cảm, đọc hiểu, tóm tắt nội dung,.)

- Kĩ năng phân biệt để không sử dụng nhầm lẫn giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết : tránh nói như viết, hoặc viết như nói.

C-CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN :

- Giao tiếp, trình bày suy nghĩ/ý tưởng về các đặc điểm chung và riêng của ngôn ngữ nói và viết .

- Ra quyết định trong viêc sử dụng ngôn ngữ để tạo lập các văn bản nói và viết phù hợp với mục đích, đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp.

D. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :

- Phân tích một số tình huống sử dụng ngôn ngữ, qua đó so sánh để nhận ra các đặc điểm của ngôn ngữ nói và viết.

- Thực hành luyện tập sử dụng ngôn ngữ phù hợp với văn phong nói và viết .

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5105 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 28 tiếng việt- Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28 Tiếng Việt ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT A - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được những đặc điểm về tình huống giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ chủ yếu và các phương tiện hỗ trợ của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. - Có kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thích hợp với dạng nói và dạng viết. B - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết xét theo các phương diện : - Phương tiện ngôn ngữ : âm thanh / chữ viết. - Tình huống giao tiếp : các nhân vật giao tiếp tiếp xúc trực tiếp, có sự đổi vai, phản hồi tức khắc, nhưng người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ, người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích (dạng nói) / không tiếp xúc trực tiếp, không đổi vai, có điều kiện lựa chọn, suy ngẫm, phân tích (dạng viết). - Phương tiện phụ trợ : ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,... (dạng nói) / dấu câu, kí hiệu văn tự, sơ đồ, bảng biểu,...(dạng viết). - Từ, câu, văn bản : từ khẩu ngữ, câu văn linh hoạt về kết cấu, về kiểu câu, văn bản không thật chặt chẽ, mạch lạc (dạng nói) / từ được lựa chọn, câu và văn bản có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc ở mức độ cao (dạng viết). 2. Kĩ năng - Những kĩ năng thuộc về hoạt động nói và hoạt động nghe trong giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói (nói : phát âm, ngữ điệu, phối hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, quan sát người nghe, điều chỉnh lời nói,... ; nghe : chăm chú theo dõi, phản ứng lại, đổi vai nói, hồi đáp người nói,...) - Những kĩ năng thuộc hoạt động viết và hoạt động đọc trong giao tiếp ở dạng ngôn ngữ viết (viết : xác định các nhân tố giao tiếp, lập đề cương, lựa chọn từ ngữ, thay thế từ ngữ, lựa chọn kiểu câu, dùng dấu câu, liên kết câu,... ; đọc : đọc thành tiếng, đọc diễn cảm, đọc hiểu, tóm tắt nội dung,...) - Kĩ năng phân biệt để không sử dụng nhầm lẫn giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết : tránh nói như viết, hoặc viết như nói. C-CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN : - Giao tiếp, trình bày suy nghĩ/ý tưởng về các đặc điểm chung và riêng của ngôn ngữ nói và viết . - Ra quyết định trong viêc sử dụng ngôn ngữ để tạo lập các văn bản nói và viết phù hợp với mục đích, đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp. D. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG : - Phân tích một số tình huống sử dụng ngôn ngữ, qua đó so sánh để nhận ra các đặc điểm của ngôn ngữ nói và viết. - Thực hành luyện tập sử dụng ngôn ngữ phù hợp với văn phong nói và viết . E-CHUẨN BỊ : I-Công việc chính: 1-Giáo viên: 2-Học sinh: II-Nội dung tích hợp: Tích hợp với Văn qua bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa và với Làm văn qua các bài đã học. G-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC I-Ổn định: II-Kiểm tra: III-Bài mới :Không phải ngẫu nhiên mà người ta chia ra phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ gọt giũa. Để thấy rõ sự khác nhau này, ta cùng nhau đi vào tìm hiểu hai đặc trưng tiêu biểu của nó. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ YÊU CẦU CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1 (Hình thành khái niệm chung ) *HS đọc kỹ phần I SGK và trả lời câu hỏi theo nhóm -Phương tiện chủ yếu dùng để nói là gì? -Khi nói, người nói và người nghe có quan hệ với nhau như thế nào ? ( quan hệ trực tiếp ) -Từ ngữ và câu được sử dụng để nói có gì đáng chú ý? *HS đọc kỹ phần II SGK và trả lời câu hỏi theo nhóm -Phương tiện chủ yếu để viết là gì? -Điều kiện để giao tiếp bằng ngôn ngữ viết? -Từ ngữ và câu được trong ngôn ngữ viết có gì đáng chú ý? (Từ ngữ và câuphải bám sát các chuẩn mực của ngôn ngữ cộng đồng ) -Cần phân biệt giữa nói và đọc như thế nào ? @ Lưu ý hai trường hợp: -Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong văn bản. -Ngôn ngữ viết được trình bày bằng lời nói miệng . HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập I-Đặc điểm của ngôn ngữ nói: -Là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày. Nó diễn ra tức thời, mau lẹ, nên người nói ít có điều kiện lựa chọn gọt giũa, người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích kỹ. -Ngữ điệu đa dạng và có vai trò quan trọng, có sự phối hợp của các phương tiện hỗ trợ (nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,… của người nói ). -Từ ngữ đa dạng, có sự tham gia của các lớp từ khác nhau. Câu thường tỉnh lược thành phần, đồng thời lại có những câu rườm rà, có yếu tố dư thừa, trùng lặp. II-Đặc điểm của ngôn ngữ viết: -Là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác -Người viết có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn gọt giũa, người đọc có điều kiện đọc lại, nghiền ngẫm để lĩnh hội được thấu đáo - phạm vi không gian lớn, thời gian lâu dài. -Có sự hỗ trợ của dấu câu, các ký hiệu văn tự, hình ành, bảng, biểu, sơ đồ,… -Từ ngữ lựa chọn, thay thế nên có điều kiện đạt được tính chính xác. Câu văn thường dài, nhiều thành phần và có kết cấu phức tạp, nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. III-Luyện tập: Bài tập 1,2,3 trang 88,89. Bài 1: - Đặc điểm của ngôn ngữ viết biểu hiện: + Chữ viết: đúng chuẩn chính tả. +Từ ngữ: Sử dụng lớp từ thuật ngữ của phong cách ngôn ngữ chính luận (vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, thể văn, văn nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật). Các từ ngữ chỉ thứ tự trình bày (1 là, 2 là, 3 là) ( đánh dấu luận điểm rõ ràng, mạch lạc. Sự lựa chọn và thay thế các từ: “tiếng ta” thay cho “ngữ pháp”( quá trình suy nghĩ, nghiền ngẫm của người viết. + Câu: các dấu câu (dấu phẩy tách vế, dấu chấm ngắt câu, dấu ba chấm biểu thị ý nghĩa liệt kê còn có thể tiếp tục) được sử dụng phù hợp. 2. Bài 2: - Từ ngữ: + Các từ hô gọi: kìa, này...ơi, nhỉ. + Khẩu ngữ: cô ả, nhà tôi, mấy , nói khoác, có khối, sợ gì, đằng ấy. + Từ tình thái: có khối...đấy, đấy, thật đấy. - Câu: Sử dụng kết cấu trong ngôn ngữ nói: Có...thì, Đã ...thì... - Sự phối hợp giữa lời nói và cử chỉ: Cười như nắc nẻ, con cớn, liếc mắt,... Bài 3: a. Các lỗi: - Ko phân biệt thành phần TN- CN. - Dùng các từ thuộc ngôn ngữ nói: thì, đã, hết ý. ( Sửa lại: Thơ ca Việt Nam đã thể hiện nhiều bức tranh mùa thu đặc sắc) b. Các lỗi: - Dùng từ khẩu ngữ: vống lên, đến mức vô tội vạ. - Từ thừa: như. ( Sửa lại: Còn máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì ko được kiểm soát, họ sẵn sàng khai quá mức thực tế một cách tuỳ tiện) c. Lỗi sai: - Câu tối nghĩa, lủng củng. - Từ khẩu ngữ: sất(hết). - Từ thừa: thì. ( Sửa lại: Chúng tiêu diệt ko thương tiếc các loài sống ở dưới nước như cá, rùa, ba ba, ếch, nhái, tôm, cua, ốc,... và ngay cả các loài chim quen kiếm ăn trên sông nước như cò, vạc, vịt, ngỗng,... chúng cũng chẳng buông tha!) IV-Củng cố:Hướng dẫn tự học - Kẻ bảng để đối chiếu ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết theo từng đặc điểm. - Xem lại các bài làm văn của anh (chị) để phát hiện và sửa các lỗi "viết như nói "(nếu có). - Tập chuyển đoạn hội thoại ở Bài tập 2 trong SGK (dạng ngôn ngữ nói) thành một đoạn văn thuộc ngôn ngữ viết theo hình thức kể lại diễn biến của cuộc hội thoại. V-Dặn dò: Chuẩn bị bài Ca dao hài hước. VI-Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTiet 28 Ngu van 10 co tich hop kN song.doc