Văn học viết Tiền Giang từ đầu thế kỷ XX đến 1945

1. Văn học viết Tiền Giang trên đường hiện đại hóa

Từ đầu thế kỷ XX đến 1945, theo sự vận động chung của nền văn học dân tộc, văn học viết Tiền Giang cũng làm cuộc chuyển mình trên đường hiện đại hóa.

Lúc này, văn học Việt Nam thực sự thoát khỏi ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Trung Hoa cổ; chuyển sang tiếp nhận thành tựu tiến bộ của văn hóa phương Tây với tinh thần nhân văn sâu sắc.

Đây là nền “văn học mới”, còn được gọi là văn học ở các đô thị. Bởi lực lượng tác giả chủ yếu là trí thức tân học; công chúng là những thị dân. Ở Tiền Giang, đời sống văn học chủ yếu tập trung ở thị xã Mỹ Tho và Gò Công.

Lúc này, sự phát triển của chữ Quốc ngữ, báo chí, nhà in tiếp sức cho văn học đổi thay toàn diện. Thay văn tự Hán – Nôm, nhà văn chuyển sang dùng chữ Quốc ngữ. Thể loại cũ được cách tân (thơ, tiểu thuyết, tùy bút ), thể loại mới được đẩy mạnh (truyện ngắn, kịch nói, phóng sự, dịch thuật, phê bình ). Nhà văn cũng mạnh dạn thay đổi cách chọn đề tài, cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ về hiện thực. Lần đầu tiên, viết văn được xem là một nghề; nhà văn có thể sống nhờ nhuận bút

Lúc này, do hoàn cảnh chính trị – xã hội tác động, văn học phân hóa phức tạp thành nhiều khu vực (hợp pháp, bất hợp pháp, bán hợp pháp); tách ra nhiều xu hướng (lãng mạn, hiện thực, cách mạng).

Những đặc điểm trên, nhìn chung, đều hiện diện ở văn học viết Tiền Giang.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn học viết Tiền Giang từ đầu thế kỷ XX đến 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN HỌC VIẾT TIỀN GIANG TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN 1945 VÕ PHÚC CHÂU (biên soạn) Bài viết này đã được biên tập lại và in trong Địa chí Tiền Giang *** 1. Văn học viết Tiền Giang trên đường hiện đại hóa Từ đầu thế kỷ XX đến 1945, theo sự vận động chung của nền văn học dân tộc, văn học viết Tiền Giang cũng làm cuộc chuyển mình trên đường hiện đại hóa. Lúc này, văn học Việt Nam thực sự thoát khỏi ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Trung Hoa cổ; chuyển sang tiếp nhận thành tựu tiến bộ của văn hóa phương Tây với tinh thần nhân văn sâu sắc. Đây là nền “văn học mới”, còn được gọi là văn học ở các đô thị. Bởi lực lượng tác giả chủ yếu là trí thức tân học; công chúng là những thị dân. Ở Tiền Giang, đời sống văn học chủ yếu tập trung ở thị xã Mỹ Tho và Gò Công. Lúc này, sự phát triển của chữ Quốc ngữ, báo chí, nhà in… tiếp sức cho văn học đổi thay toàn diện. Thay văn tự Hán – Nôm, nhà văn chuyển sang dùng chữ Quốc ngữ. Thể loại cũ được cách tân (thơ, tiểu thuyết, tùy bút …), thể loại mới được đẩy mạnh (truyện ngắn, kịch nói, phóng sự, dịch thuật, phê bình …). Nhà văn cũng mạnh dạn thay đổi cách chọn đề tài, cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ về hiện thực. Lần đầu tiên, viết văn được xem là một nghề; nhà văn có thể sống nhờ nhuận bút … Lúc này, do hoàn cảnh chính trị – xã hội tác động, văn học phân hóa phức tạp thành nhiều khu vực (hợp pháp, bất hợp pháp, bán hợp pháp); tách ra nhiều xu hướng (lãng mạn, hiện thực, cách mạng). Những đặc điểm trên, nhìn chung, đều hiện diện ở văn học viết Tiền Giang. 2. Điều kiện phát triển thuận lợi của văn học viết Tiền Giang Văn học viết Tiền Giang nửa đầu thế kỷ XX có nhiều thành tựu là nhờ khởi hành và vận động trong một môi trường văn hóa đầy thuận lợi. 2.1. Sự hình thành và phát triển đô thị – trung tâm kinh tế - văn hóa Từ đầu thế kỷ XX, Mỹ Tho đã là vùng đất thịnh vượng về cả kinh tế và văn hóa: “Mỹ Tho nguyên tỉnh Định Tường Phía tiền một dãy phố phường quá đông Trên bờ hàng hóa thạnh sung Dưới sông ghe đậu chật cùng ngoài trong ……… Định Tường danh tiếng ăn chơi Ruộng vườn phi mỹ rạng ngời thủy sơn” (Trích Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca (1909) – Nguyễn Liên Phong) Sự hình thành thị xã Mỹ Tho, chính là không gian thuận lợi để chào đón một đội ngũ nhà văn và người đọc mới - khai sinh nền văn học đô thị. Đây cũng là nơi văn học dễ tìm thấy đất sống: báo chí phát hành rộng rãi, nhà in xuất hiện, các thư quán lần lượt ra đời. Sau Mỹ Tho, thị xã Gò Công cũng là một không gian văn hóa như vậy. 2.2. Sự phát triển của báo chí và sự ra đời các nhà in, thư quán Ở nhiều nền văn học dân tộc, giai đoạn phôi thai của nền văn học hiện đại thường có sự gắn bó mật thiết giữa báo chí và văn học. Ở Việt Nam, báo chí là bạn đường, là “bà đỡ” của nền văn học hiện đại. Báo chí là nơi trình làng, là nơi luyện bút của nhiều nhà văn. Báo chí có công tạo ra và thu hút một đội ngũ công chúng mới. Hầu hết tác giả Tiền Giang giai đoạn này có được tên tuổi nhờ báo chí: Nguyễn Thị Manh Manh và Phụ nữ tân văn; Nguyễn Văn Nguyễn và La Lutte (Sài Gòn), Dân Quyền; Sơn Vương và Tiếng chuông rè cùng nhiều báo khác, … Bên cạnh vai trò của báo chí là nhà in. Nhà in là nơi khẳng định sự tồn tại chính thức, trọn vẹn, lâu bền của các tác phẩm văn học. Những trang tiểu thuyết, phóng sự nhiều kỳ trên báo đã được nhà in tập hợp lại, công bố với tư cách một chỉnh thể nghệ thuật. Nhà in cũng là nơi thay mặt xã hội, bước đầu khẳng định sự nghiệp và phong cách của nhà văn. Điểm lại một số nhà in quan hệ mật thiết với các cây bút Tiền Giang: Imprimerie F.H. Schneider, Imprimerie de L’Union, Lửa Hồng, Tấn Phát, Phan Yên, Sông Kiên, Phương Nam, Bốn Phương,… cùng tôn vinh Hồ Biểu Chánh; Đông Phương Thư Xã tiếp sức cho Nguyễn Văn Nguyễn; Đức lưu phương khẳng định tầm vóc Sơn Vương, vẽ chân dung Trần Quang Nghiệp; Xưa và Nay tạo dáng Bửu Đình; … Sau nữa, thư quán cũng có vai trò tiếp sức cho công cuộc hiện đại hóa văn học. Người đọc biết đến tác phẩm, tác giả nhờ thường xuyên giao lưu, mua và đọc sách ở các thư quán. Từ 1928 đến 1945, Mỹ Tho có nhiều thư quán: Chiêu Anh thơ quán, Đông Phương thơ xã, Nam Cường thơ xã, Ánh sáng thơ viện. Ở Gò Công, nổi tiếng nhất là Nữ lưu thơ quán . 2.3. Tinh thần dân tộc của các nhà văn Lúc này, Nam Bộ là nơi thực hiện tích cực nhất, có hiệu quả nhất chủ trương của các nhà văn: viết bằng thứ “tiếng An Nam ròng”. Đây là chủ trương đề cao lối văn đơn sơ, dễ hiểu, ít điển tích, ít chữ Nho. Nó chú ý khai thác những từ ngữ mà mọi người hằng nói. Nó là một cách chống lại sự ảnh hưởng quá sâu đậm của tiếng Hán, là cách hiệp sức để tiêu hóa tình trạng “phát ách tiếng chệch”. Nó gắn liền với ước vọng chân thành: “muốn cho tiếng nước ta đứng riêng một cõi, chẳng còn làm mọi Tàu nữa” (Nguyễn Háo Vĩnh), để “cái hồn của tiếng mẹ đẻ” không chết mất. Ủng hộ chủ trương này, các nhà văn đã phổ cập được văn chương đến với rộng rãi nhân dân, nhất là giới bình dân. Thực tế, các nhà văn Tiền Giang đều định hình văn phong của mình qua “tiếng An Nam ròng” ấy. 3. Đặc điểm, thành tựu của các thể loại 3.1. Truyện ngắn, tiểu thuyết Đây là lĩnh vực gắn liền với công cuộc hiện đại hóa văn học đầu thế kỷ XX. Trong văn học viết Tiền Giang, nó tập hợp được nhiều tác giả nhất, có số lượng tác phẩm nhiều nhất. Những tìm tòi, đổi mới của các nhà văn Tiền Giang hầu hết được ghi nhận qua lĩnh vực này. Đặc biệt, đây là nơi các nhà văn thể hiện rõ nhất thứ tiếng “An Nam ròng”. Nó gắn liền các tên tuổi: Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Văn Nguyễn, Sơn Vương, Trần Quang Nghiệp, Bửu Đình, Trần Thiên Trung, Huỳnh Khắc Dụng, … 3.2. Thơ ca Đây là thể loại truyền thống của văn học Việt Nam. Hầu hết tác giả Tiền Giang đầu thế kỷ XX vẫn theo lối mòn xưa cũ của thơ ca trung đại. Phổ biến vẫn là những bài thơ Đường luật, đề tài ngâm vịnh quen thuộc, chưa phát minh gì về hình thức. Tác giả theo lối thơ này là những người am tường Hán học: Hồ Biểu Chánh (di cảo), Trần Quang Văn, Võ Thành Ký (Gò Công phụng cảnh vịnh), Trần Phong Sắc (Hậu Lục Vân Tiên), … Thời gian từ 1932 đến 1945, “Thơ Mới” phát triển mạnh ở miền Bắc và miền Trung nhưng không khí ấy chưa đến được đất Tiền Giang. Có lẽ nơi đây thịnh cho việc buôn bán, phát hành báo chí và cổ súy lối văn chương bình dân hơn là cho thơ ca. Vì vậy, Tiền Giang chỉ có duyên đón chàng công chức Xuân Diệu đến làm việc, chứ không níu giữ được nhà thơ lớn Xuân Diệu: Mỹ Tho, tim của ta ơi Trái tim ta của một thời tuổi xanh Gió sông mát rượi hồn thanh Con phà Rạch Miễu vòng quanh đảo Rồng Ba mươi năm trước mơ mòng Ta vào sống bốn năm ròng tại đây Cầu Quay phố xá đôi bên Ta không mua bán, chỉ ghiền văn thơ (Về lại Mỹ Tho – Xuân Diệu) Dẫu sao, trong cuộc “cải lão hoàn đồng”, thơ ca Việt Nam cũng kịp ghi tên nữ thi sĩ có công bồi sức sống cho “Thơ mới”: Nguyễn Thị Manh Manh. 3.3. Dịch thuật Đây là thể loại tuy mới xuất hiện nhưng đáp ứng kịp thời sở thích và khát khao của người đọc: thưởng thức truyện Tàu, khám phá truyện Tây. Các nhà văn Tiền Giang đầu thế kỷ XX hầu hết đều có một vốn Hán văn đầy đặn. Họ lại sẵn có một kho từ ngữ “An Nam ròng”. Dang tay tiếp đón họ là hàng loạt tòa báo, nhà in. Háo hức chờ đọc họ là đội ngũ thị dân mới. Vì vậy, khá nhiều tác phẩm, tác giả dịch thuật (người Tiền Giang) được ghi nhận trong giai đoạn này: Liêu Trai chí dị (Trần Thế Vĩnh – quê Cai Lậy), Càn Long hạ Giang Nam (Huỳnh Tứ Phú – quê Mỹ Tho), Thanh Xà – Bạch Xà diễn nghĩa (Cao Hải Để – quê Cai Lậy), Phản Đường diễn nghĩa (Lê Sum – quê Gò Công), Lửa ngúng thình lình (Hồ Biểu Chánh – quê Gò Công), … Đặc điểm chung của tác phẩm dịch là văn phong rất bình dân, thậm chí nôm na, thô mộc. Hiện tượng câu văn lủng củng, sai chính tả, … không hiếm trong nhiều trang sách. Các dịch giả chưa chú trọng tạo ra phong cách, dấu ấn riêng cho mình. Do vậy, kết quả lĩnh vực dịch thuật chỉ tính bằng lượng chứ chưa có chất. 3.4. Phóng sự, biên khảo,… Hai thể loại này đến với bạn đọc nhanh nhất, phù hợp nhất qua con đường báo chí. Nhiều nhà văn đã nhạy bén lập danh bằng cách viết phóng sự và biên khảo. Bấy giờ, hiện thực đời sống phong phú, đa dạng giúp các nhà văn rộng đường khai thác. Nhiều vấn đề văn hóa – xã hội trong di sản và hiện tại vẫn còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, số nhà văn đeo đuổi và thành đạt ở lĩnh vực này không nhiều. Có thể kể: Thu Giang – Nguyễn Duy Cần (đề tài tâm lý, rèn nhân cách,…); Hồ Biểu Chánh (đề tài các nhân vật lịch sử), Nguyễn Thị Manh Manh (đề tài đời sống phụ nữ tân thời), Nguyễn Văn Nguyễn (đề tài Côn Đảo), Phù Ngọc Lũy (đất và người Phan Thiết), Phan Văn Gia (đề tài Khám Lớn Sài Gòn), … 4. Những gương mặt văn học tiêu biểu Từ đầu thế kỷ XX đến 1945, văn học viết Tiền Giang quy tụ được một lực lượng tác giả nhiệt tình, có học thức. Họ có quê quán ở Tiền Giang hoặc được sinh ra trên đất Tiền Giang. Đó là Nguyễn Văn Nguyễn, Thu Giang, Ngô Tấn Lương, Trịnh Hoài Nghĩa… ở Mỹ Tho; Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Thị Manh Manh, Sơn Vương, Trần Quang Văn, Lê Sum … ở Gò Công; Trần Quang Nhiễu, Trần Quang Nghiệp ở Chợ Gạo; Phan Văn Gia ở Châu Thành … Đặc biệt, nhà văn Bửu Đình người gốc Huế nhưng lấy vợ Gò Công, được vợ động viên, chăm sóc, càng thêm nhiệt tình sáng tạo. Ông là con rể của đất Tiền Giang. Về tư tưởng, các tác giả Tiền Giang đều có nền tảng Hán học vững chắc, có kiến thức Tây học rất bài bản từ nhà trường. Về nghề nghiệp xuất thân, họ là giáo viên trung học, ký lục, luật sư , nhà báo … Phần lớn họ mới có tác phẩm riêng lẻ chứ chưa đủ bút lực để trình làng một sự nghiệp đầy đặn, một phong cách nghệ thuật riêng. Tuy nhiên, một số đã thành cây bút nổi tiếng khắp khu vực và cả nước. Dưới đây là lai lịch, sự nghiệp của một số nhà văn Tiền Giang tiêu biểu. 4.1. Hồ Biểu Chánh Hồ Biểu Chánh (1885 – 1958) tên thật Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, là nhà văn, nhà báo theo xu hướng hiện thực. Bút hiệu khác: Thứ Tiên. Ông sinh ngày 1/10/1885 (Ất Dậu), (theo khai sinh là 15/8/1884) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công. Là con thứ năm trong số 12 anh chị em. Nhà nghèo, thuở nhỏ chịu nhiều vất vả, thiếu thốn. Chín tuổi, học chữ Nho. Mười tuổi, học quốc ngữ. Sau vào trường trung học Mỹ Tho và Sài Gòn. Năm 1905, đậu Thành chung, thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ. Từ 1906, làm việc trong Dinh Thượng thơ ở Sài Gòn. Năm 1911, bị nghi thân thiện với nhóm “nghịch Pháp” của Trần Chánh Chiếu, bị đổi đi Bạc Liêu. Năm 1912, xuống Cà Mau làm việc tám tháng rồi đổi đi Long Xuyên. Đến 1918, trở lại Gia Định làm việc. Năm 1921, thi đậu Tri huyện. Năm 1927, được thăng Tri phủ, nhậm chức chủ quận ở Càng Long (Vĩnh Long), Ô Môn, Phụng Hiệp (Cần Thơ). Năm 1936, được thăng Đốc phủ sứ. Ngày 1/1/1937, xin hưu trí nhưng được trưng dụng đến cuối tháng sáu năm 1941. Tháng 8/1941, được cử làm Nghị viên Hội đồng liên bang Đông dương. Từ 1942 đến 1944, làm Nghị viên Hội đồng Quản trị Sài Gòn Chợ Lớn. Năm 1946, nhận lời làm Cố vấn và Đổng lý Văn phòng cho Chính phủ Nam kỳ Cộng hòa Tự trị (thực chất là chính phủ bù nhìn do Pháp giật dây). Mấy tháng sau, chính phủ này tan rã, ông về ẩn dật và mất ở Phú Nhuận, Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh). Về chính trị, tuy theo con đường thân Pháp nhưng ông làm việc rất thanh liêm và tận tụy giúp đỡ đồng bào. Sang lĩnh vực văn chương, ông càng hết lòng đứng về phía nhân dân lao động, bênh vực người nghèo. Bút danh Hồ Biểu Chánh đã thể hiện quan điểm sáng tác và phương châm sống cao đẹp ấy của ông: biểu dương chánh nghĩa. Nhìn chung, cuộc đời Hồ Biểu Chánh chia thành hai chặng: thời sĩ hoạn (1906 – 1946); thời hưu trí (1946 – 1958). Riêng sự nghiệp sáng tác có 5 giai đoạn: tập sự viết văn, làm thơ (1907 – 1917); viết báo (1918 - 1925); chuyên viết tiểu thuyết (1925 – 1941); làm báo, biên khảo (1942 – 1955); trở lại viết tiểu thuyết (1953 – 1958). Là nhà văn, nhà báo có bút lực dồi dào, Hồ Biểu Chánh sáng tác không mệt mỏi. Ông xông xáo thử sức qua nhiều lĩnh vực, với khối lượng tác phẩm đáng kể: 64 tiểu thuyết, 8 đoản thiên tiểu thuyết, 3 tập truyện ngắn, 2 truyện dịch, 5 vở hài kịch, 4 vở hát bội, 3 vở cải lương, 3 bài văn vần, 5 bài tùy bút - phê bình, 6 bài hồi ký, 8 bài diễn thuyết. Ngoài ra, ông còn hai tập di cảo thơ: Tâm hồn tôi và Biểu Chánh thi văn. Trong đó, ông sáng tác và dịch được 192 bài thơ luật, 4 bài song thất lục bát, 4 bài ca khúc, 2 bài lục bát, 1 bài thơ tự do; kèm theo 16 câu đối, 9 bài văn tế, 3 bài thư tín. Xét qua khối lượng sáng tác, Hồ Biểu Chánh tự khẳng định sở trường của ông ở lĩnh vực tiểu thuyết. Tác phẩm lấy khung cảnh chủ yếu ở các thành thị và miền quê Nam Bộ. Về đề tài gia đình, nổi trội là cảnh hôn nhân éo le: ép gả, vụ lợi, tiền dâm hậu thú, môn đăng hộ đối, bất đồng tín ngưỡng, đa thê … Kế đến là cảnh tranh giành gia tài, cảnh mẹ ghẻ cha ghẻ … Về đề tài xã hội, ở thành thị là cảnh khổ của thợ thuyền, trẻ bán báo, gái điếm; … cảnh xa hoa phè phỡn của giới thông ngôn ký lục, giới thượng lưu trưởng giả… Ở nông thôn là cảnh khổ của tá điền, là tội ác của bọn điền chủ, cường hào ác bá, hương chức hội tề… Ngoài ra, có một số tác phẩm tuy lấy bối cảnh ở Việt Nam nhưng được phóng tác từ tiểu thuyết phương Tây. Về tư tưởng, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh vận dụng triết lý của cả Nho, Phật và Đạo giáo. Tuy nhiên, ông tập trung đề cao đạo làm người: nhân ái hiếu nghĩa, trong sạch thẳng ngay. Ông xây dựng nhân vật và giải quyết vấn đề theo quan điểm: lòng thương người, sự rộng lượng, sự tu thân lập chí, sự hiếu hạnh, sự cải tà quy chánh, ở hiền gặp lành, thiện ác đáo đầu chung hữu báo… Nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh thường có tính cách điển hình. Tên nhân vật thường nhất quán hoặc nghịch với tính cách, phẩm chất (Thủ Nghĩa trong Chúa tàu Kim Quy ăn ở thủy chung, thằng Được trong Cay đắng mùi đời là đứa trẻ xí được, Kỳ Tâm trong Tỉnh mộng có tâm tính khác thường, Thái Dương trong Hai khối tình lại có những hành vi ám muội …). Nhân vật là những mẫu người thực, đa diện, nhiều dục vọng, sản phẩm đích thực của xã hội thuộc địa miền Nam đầu thế kỷ XX. Về nghệ thuật, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh thường chọn những cốt truyện gay cấn, éo le với những biến cố ly kỳ, tai họa bất ngờ nhưng rồi kết cục hợp lý, luôn có hậu. Cách kể vẫn nghiêng về truyền thống, theo kiểu phân tuyến và thời gian trình tự. Văn phong của ông thực sự là “tiếng An Nam ròng”, đậm đặc từ ngữ địa phương và khẩu ngữ. Ông thích dùng nhiều thành ngữ, tính từ, từ láy, từ tượng hình, tượng thanh. Hạn chế của ông là thỉnh thoảng dùng chữ không đúng nghĩa hoặc sai chính tả. Nhiều tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh được người đọc các thế hệ yêu mến, gần đây được dựng thành phim. Riêng Con nhà nghèo và Cha con nghĩa nặng được chọn giảng dạy trong nhà trường. Nhìn chung, về lĩnh vực tiểu thuyết, Hồ Biểu Chánh là nhà tiểu thuyết bình dân, đã sớm khơi dậy không khí sáng tác và tiếp nhận tiểu thuyết giữa lúc truyện ngắn và đoản thiên bằng tiếng Việt còn ít ỏi và lạ lẫm. Ông có công góp phần hình thành thể loại tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai bằng chữ Quốc ngữ. Ở lĩnh vực báo chí và biên khảo, Hồ Biểu Chánh quan tâm đặc biệt đến các vấn đề lịch sử – xã hội. Làm báo, ông thường bênh vực quyền lợi thương mãi cho đồng bào nhà nông. Viết biên khảo, ông nêu cảm nhận của mình về tư tưởng, sự nghiệp của các nhân vật lịch sử như Pétain, Võ Tánh, Hai Bà Trưng, Mạc Đăng Dung, Gia Long… Các bài viết tuy còn nặng cảm tính chủ quan, thiếu khoa học… nhưng chứng tỏ một kiến thức sâu rộng, một tấm lòng thiết tha với tiền đồ văn học, văn hóa nước nhà. Văn phong biên khảo của ông giản dị như lời nói thường. Ở lĩnh vực thơ ca, ông hoàn toàn theo lối cũ (thể Đường luật, hình ảnh ước lệ, từ ngữ cổ xưa, đăng đối chặt chẽ…). Ông làm thơ chỉ với mong muốn con cháu ngày sau hiểu được tâm chí mình: con người trong sạch, không chuộng lợi danh, ước mong cảnh đoàn tụ, hòa thuận một nhà… Có thể nói, tính cả những thành tựu và hạn chế, Hồ Biểu Chánh là nhà văn có công khai phá thể loại tiểu thuyết Việt Nam hiện đại vào buổi phôi thai, là người góp phần đặt nền móng cho sự hình thành trào lưu hiện thực phê phán (1930 – 1945). Sự hiện diện của ông trên văn đàn đã khiến nền văn học dân tộc có được một ngòi bút sung sức, rặt chất Nam Bộ, viết bởi thứ “tiếng An Nam ròng”. 4.2. Nguyễn Thị Manh Manh Nguyễn Thị Manh Manh (1914 - ?) tên thật Nguyễn Thị Kiêm, là nhà báo, diễn giả, nhà thơ theo xu hướng lãng mạn (giai đoạn 1932 – 1945). Bút danh khác: Mym, Nguyễn Văn Mym, Nguyễn Thị Kim… Bà sinh tại Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Cha là Nguyễn Đình Trị, làm tri huyện và nghị viên thành phố Sài Gòn – Gia Định. Người mẹ thông thạo cả Nho học lẫn Tây học, sớm định hướng cho các con hấp thụ một nền giáo dục toàn diện. Thuở nhỏ, bà học ở Nữ học đường Sài Gòn (Trường áo tím). Đậu Thành chung, bà dạy một thời gian tại trường này. Thích hoạt động xã hội, bà tham gia nhiều chương trình văn nghệ từ thiện với vai trò diễn viên. Bà chuyên viết cho Phụ nữ tân văn, cộng tác với các báo: Công luận, Việt Nam, Nữ lưu … Nhiều phóng sự, bút ký, nghị luận, phê bình… của bà từng bước gây được tiếng vang. Bà có công cổ động thành lập Hội Cựu học sinh nữ học đường Sài Gòn (ra mắt cuối 1933, do bà làm Tổng thư ký), Nữ lưu học hội, Hội Dục anh. Bà cũng là thành viên trong ban tổ chức Hội chợ phụ nữ ở Sài Gòn 1933. Vào những năm ba mươi, bà sáng tác “Thơ mới”. Số lượng không nhiều (chỉ tám, chín bài đăng trên Phụ nữ tân văn). Tác phẩm chịu ảnh hưởng rõ nét lối thơ hiện đại phương Tây. Thơ bà cất lên nhiều giọng điệu: trữ tình, trần thuật, suy tưởng, nghị luận - đối thoại… Câu thơ, nhịp thơ đa dạng: thơ bảy chữ xen tám chữ; biến thể của lục bát, song thất lục bát; thơ tự do… Bà thích dùng lối lặp đi lặp lại nhóm từ ngữ hoặc cả câu thơ để gợi tả tâm trạng phức tạp của những cô gái, chàng trai tân thời: vấn vương, hồi tưởng, nhớ nhung, xao xuyến, trăn trở, chơi vơi … Dường như bà làm thơ chỉ để nhằm chứng minh sự trẻ trung, linh hoạt của “Thơ mới” chứ không nhằm định hình phong cách riêng cho mình. Điểm lại vài vần thơ. Đây là dòng suy tưởng của người khách đến căn phòng xưa, nơi ở của người bạn yêu quá cố: “Gió lọt phòng không Tạt hơi đông Lạnh như đồng Ngồi mơ tưởng Ngày xưa phất phưởng Dấy động tơ lòng Gió lọt phòng không Tạt hơi đông Lạnh như đồng Ngồi mơ tưởng Tình xưa phất phưởng Ấm dịu cõi lòng” (Viếng phòng vắng) Còn đây là nỗi lạnh vắng của một tâm hồn cô đơn lúc canh tàn: “Canh tàn, nghe lòng nghe Gió đêm thoáng qua cửa Lụn tàn một góc lửa Lạnh ngắt chốn buồng the * Gió đêm thoáng qua cửa Não dạ gió tỉ tê Lạnh ngắt chốn buồng thư Em ơi, khêu chút lửa. * Não dạ gió tỉ tê Gió ru … “thiết chi nữa !” Em ơi khêu chút lửa Rồi lại ngồi đây nghe. * Gió ru thiết chi nữa… Sụt sùi mấy cành tre Em ngồi đây có nghe Tơ lòng bi đứt nửa !” (Canh tàn) Không chỉ làm thơ, bà còn hăng hái diễn thuyết, tranh luận, bênh vực “Thơ mới” ở Hội Khuyến học Sài Gòn (1933, 1935). Bà chỉ ra những ràng buộc chật chội của niêm luật thơ cũ và khẳng định con đường đổi mới thi ca theo hướng hiện đại là tất yếu. Có thể nói, sự xuất hiện của bà, một thiếu nữ tân thời đầu tiên dám đăng đàn, cùng những lời thuyết trình nồng nhiệt, sắc sảo đã góp phần giúp “Thơ mới” có được vị trí quan trọng, không thể thiếu trong văn học Việt Nam. Ngoài việc bênh vực “Thơ mới”, bà còn diễn thuyết tại Huế, Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, … để cất lên những đòi hỏi bức xúc của tầng lớp nữ lưu trong các thành thị. Dùng lối lập luận sắc bén pha chất dí dỏm, trào lộng, bà kêu gọi phá bỏ tệ tảo hôn Khi diễn thuyết, bà còn khẳng định địa vị quan trọng của người phụ nữ trong nền văn chương nước nhà. Ở lĩnh vực báo chí, các phóng sự và bút ký của bà được dư luận chú ý bởi lối văn mộc mạc, có duyên và những ý tưởng mới mẻ. Bà thương cảm cho tình cảnh những phụ nữ ở “nhà lục xì” (bán thân xác và chuốc lấy bệnh tật chỉ vì manh áo chén cơm). Bà cổ động phụ nữ sống theo lối mới. Bà phê phán lễ giáo hủ bại … Về đời sống riêng tư, năm 1937, bà kết duyên với Dương Tuấn Cảnh, bút danh Lư Khê, một nhà giáo kiêm nhà thơ, người Hà Tiên. Đến năm 1950, buồn chuyện gia đình, bà sang cư trú ở Pháp và mai danh ẩn tích từ đó.. Nhìn chung, Nguyễn Thị Manh Manh là “một nữ sĩ có tài và có gan” (Hoài Thanh), một nhà báo tiến bộ, nhàhùng biện tài giỏi, nhà thơ được ghi công trong phong trào “Thơ mới”. Một số tác phẩm của bà đã có sức sống vượt thời gian. Tên tuổi bà gắn liền với sự vận động của nền văn học hiện đại Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. 4.3. Nguyễn Văn Nguyễn Nguyễn Văn Nguyễn là nhà cách mạng Việt Nam, nhà văn theo xu hướng văn học Cách mạng (giai đoạn 1930 - 1945). Ông sinh ngày 15-2-1910 tại xã Điều Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là Mỹ Tho, Tiền Giang) là con thứ tư trong một gia đình nông dân nghèo. Năm ông 10 tuổi, cha mất. Bà mẹ một mình tần tảo nuôi dạy 6 người con. Học tiểu học ở Mỹ Tho rất giỏi, ông được học bổng lên học trường sư phạm ở Sài Gòn. Tại đây, ông háo hức tìm đến tư tưởng xã hội chủ nghĩa qua sách báo cách mạng, qua tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc. Năm 1925, ông ở hàng đầu trong phong trào học sinh Sài Gòn chống đế quốc. Bị đuổi học, ông xin việc ở Công ty xe lửa Đông Dương, gia nhập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, ông là đảng viên lớp đầu tiên. Sau hai lần bị bắt, bị dụ dỗ, tra tấn, ngày 23-4-1932, ông nhận án đày ra Côn Đảo. Nơi đây, các chiến sĩ cộng sản đối mặt với nhiều thử thách: cảnh sống tồi tệ, bọn cai ngục đọa đày, bọn tù Việt Nam Quốc dân Đảng luôn tìm cách khẩu chiến, bút chiến, kể cả đòi huyết chiến với các đảng viên cộng sản. Để giữ vững tinh thần cho đồng chí, tăng cường sức mạnh, ảnh hưởng của Đảng, ông tham gia thành lập chi bộ nhà tù Côn Lôn. Ông hăng hái dạy văn hóa cho anh em tù, viết báo, viết kịch, soạn cải lương, diễn văn nghệ. Nhiệt tình cách mạng cùng nhân cách cứng cỏi của ông khiến nhiều tù nhân và cai ngục phải kính nể những người cộng sản. Ngày 20-8-1934, ông mãn hạn tù. Về Mỹ Tho thăm mẹ, thăm anh em, làng xóm chỉ mấy ngày, ông liên lạc ngay với Đảng, lao vào cuộc chiến bằng ngòi bút. Do báo tiếng Việt bị cấm đoán gắt gao, ông viết loạt phóng sự bằng tiếng Pháp Côn Lôn – hòn đảo địa ngục, đăng lần lượt trên báo La Lutte (Sài Gòn). Đây là bản tố khổ chế độ nhà tù thực dân, là cáo trạng hùng hồn, đanh thép về tội ác của kẻ thù trên hòn đảo địa ngục này. Tác phẩm làm rung động trái tim những người Việt Nam yêu nước, đồng thời tranh thủ được sự đồng tình rộng rãi của nhân dân Pháp, trí thức Pháp trong cuộc đấu tranh đòi ân xá chính trị phạm ở Đông Dương. Năm sau, ông viết thiên truyện Tình trong tù bằng tiếng Việt, bút danh Ngũ Yến, đăng báo Dân Quyền. Chuyện kể về những mối tình trai gái, chuyện đồng tính luyến ái, tình bầu bạn… đã giúp người tù ấp ủ niềm hy vọng trong cảnh đọa đày. Đây là những câu chuyện có thật được tác giả ghi lại chân thực, xúc động, chỉ đổi tên nhân vật đi. Tác phẩm có tính xác thực cao, vì vậy, khi Đông Phương Thư Xã in lại thành sách (1938), người giới thiệu gọi đây là “một thiên phóng sự dài”, “một tập văn tả chân xã hội chủ nghĩa”. Từ 1935 đến 1937, ông hoạt động không mệt mỏi: viết phê bình văn học, tiểu luận, viết truyện ngắn, ký sự, đăng đàn diễn thuyết, làm thư ký cho báo Đảng (tờ L’avant garde). Có thể kể: ký sự Theo sông Mêkông và tiểu luận Học thuyết Freud (báo Mai 1936), Lý thuyết phản động không đủ phá hoại Đông Dương đại hội nghị (báo Việt Nam 1936), Tiếng trả lời của anh em Nam Kỳ (báo Dân quyền 1936)… Ngày 19-7-1937, ông và Nguyễn An Ninh bị tòa án Trà Vinh truy tố tội hoạt động chính trị, xử hai năm tù và năm năm biệt xứ. Trong tù, ông vẫn tìm cách viết báo và bí mật gởi ra ngoài. Đầu năm 1940, bị đày trở lại Côn Lôn, lao động khổ sai, ông tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho những binh lính thiểu số, khiến họ có cảm tình với cách mạng và giúp đỡ tù nhân. Tháng 3-1945, ông cùng một số đồng chí vượt ngục về Sài Gòn, được cử làm Xứ ủy viên Nam bộ của Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngày 25-8-1945, ông thay mặt Xứ ủy và Mặt trận Việt minh Nam bộ, kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng. Ông cũng là đại biểu Quốc hội, đắc cử tại Mỹ Tho, dự khóa họp đầu tiên ở Hà Nội. Từ đây, ông đảm trách thêm nhiều chức vị quan trọng: Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ, Ủy viên Ban tuyên huấn Xứ ủy, Ủy viên Ban tuyên huấn Trung ương cục miền nam, Giám đốc Sở thông tin Nam bộ, Chủ bút báo Cứu quốc Nam bộ, Giám đốc đài phát thanh tiếng nói Nam bộ, Chủ tịch phân hội hữu nghị Việt – Xô Nam bộ. Đầu năm 1953, Trung Ương Đảng điều động ông ra Bắc nhận công tác mới. Không may, đến Bình Định, ông bị sốt thương hàn. Do hậu quả của nhiều năm bị tù đày, lại thiếu thuốc chữa, ông suy kiệt dần và từ trần ngày 25-3-1953. Để ghi nhớ công lao suốt đời hy sinh vì cách mạng của ông, ngày 30-4-1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số C15 truy tặng ông Huân chương độc lập hạng nhất và ngày 5-1-1980, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quyết định số 10-Ttg tặng bằng Tổ quốc ghi công. 4.4. Sơn Vương Sơn Vương (1909 - 1994) là nhà văn Nam Bộ đầu thế kỷ XX. Ông tên thật là Trương Văn Thoại, tự là Vạn Năng, hiệu Sơn Vương. Bút danh Sơn Vương được chiết tự từ tên thật (ba chữ Sơn, Vương và Nhi ghép lại thành chữ Thoại). Ông quê ở làng Bình Nghị (Gò Công), là con thứ năm trong gia đình có học thức, giàu tiền của và giàu lòng nhân ái. Cha là điền chủ

File đính kèm:

  • docVan hoc viet Tien Giang tu dau TK XX 1945.doc