Vi nấm (Microfungi)

Nấm (Fungi, số ít là Fungus) là một giới riêng- Giới nấm (Fungi), khoa học nghiên cứu về nấm được gọi là Nấm học (Mycology).

 Căn cứ vào hình thái người ta chia vi nấm thành hai nhóm khác

nhau: nhóm Nấm men ( Yeast ) và nhóm Nấm sợi (Filamentous fungi). Chúng chỉ khác nhau về hình thái chứ không phải là những taxon phân loại riêng biệt. Nhiều nấm men cũng có dạng sợi và rất khó phân biệt với nấm sợi.

 Nấm sợI còn được gọI là nấm mốc là tên chung để chỉ các nhóm nấm không phảI là nấm men mà cũng không phảI là nấm lơn có mũ như nấm rơm

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3956 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vi nấm (Microfungi), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vi nấm (Microfungi) Ngô xuân Cảnh K47 NÔNG HỌC-DH TÂY BẮC Chương trình Vi sinh vật 0_0-NẤM MỐC-0_0                     Nấm (Fungi, số ít là Fungus) là một giới riêng- Giới nấm (Fungi), khoa học nghiên cứu về nấm được gọi là Nấm học (Mycology).        Căn cứ vào hình thái người ta chia vi nấm thành hai nhóm khác nhau: nhóm Nấm men ( Yeast ) và nhóm Nấm sợi (Filamentous fungi). Chúng chỉ khác nhau về hình thái chứ không phải là những taxon phân loại riêng biệt. Nhiều nấm men cũng có dạng sợi và rất khó phân biệt với nấm sợi. Nấm sợI còn được gọI là nấm mốc là tên chung để chỉ các nhóm nấm không phảI là nấm men mà cũng không phảI là nấm lơn có mũ như nấm rơm Nấm mốc có cấu trúc tế bào xác định vách tế bào là xenlulozo có chất nguyên sinh và nhân Nấm là nhóm cơ thể không có diệp lục ,dị dưỡng bằng cách hoạI sinh và kí sinh Nấm phát triển trên thực phẩm và dày dép , trên chiếu ,quần áo, dụng cụ vật liệu….Chúng phát triển nhanh trên nhiều nguồn cơ chất hữu cơ khi gặp điều kiện thuận lợi.   I-       CẤU TẠO CHUNG CỦA SỢI NẤM 1.     Hình thái và cấu tạo của sợi nấm Sợi nấm  (hypha) có dạng hình ống phân nhánh bên trong chứa nguyên sinh có thể lưu động. Về chiều dài chúng có sự sinh trưởng vô hạn nhưng về đường kính thì thưong chỉ thay đổi trong phạm vi 1-30µm (thông thường là 5-10 µm). Từng sợI được gọI là khuẩn ti hay sợi nấm. Cả đám sợi nấm thì gộI là khuẩn ti thể hay hệ sợI nấm.  Hệ sợi nấm   Sự phát triển của hệ sợi nấm Cấu trúc của sợi nấm (lát cắt dọc) *)Cấu tạo của sợI nấm:     +) Thành tế bào (cell wall) của nấm có thành phần hóa học khác nhau. Đây là một tiêu chí quan trọng khi định loại nấm. +) Với màng nguyên sinh chất (protoplasmic membrane) thì thành phần ít thay đổi ở các loài nấm sợi, có khác nhau với dạng nấm men.      +) Nhân tế bào được bao bọc bởi màng nhân, trên màng nhân có nhiều lỗ thủng, trong nhân có hạch nhân (nucleolus). Thường có nhiều nhân tập trung ở phần ngọn của sợi nấm. Trong các tế bào phía sau ngọn thường chỉ có 1-2 nhân.         Nhân của nấm thường nhỏ, khó thấy rõ dưới kính hiển vi quang học. Nhiễm sắc thể trong nhân thường không dễ nhuộm màu, số lượng tương đối nhỏ.    +) Trong tế bào nấm còn có các cơ quan giống như trong tế bào các sinh vật có nhân thực (Eukaryote) khác. Đó là: ty thể (mitochondrion), mạng nội chất (endoplasmic reticulum), dịch bào hay không bào (vacuolus), thể ribô (ribosome), bào nang (vesicle) , thể Golgi sinh bào nang (Golgi body, Golgi apparatus, dictyosome), các giọt lipid (lipid droplet), các tinh thể (chrystal) và các vi thể đường kính 0,5-1,5 nm (microbody), các thể Vôrônin đường kính 0,2µm(Woronin body), thể Chitô đường kính 40-70nm(chitosome)… Ngoài ra trong tế bào chất còn có các vi quản rỗng ruột, đường kính 25nm (microtubule), các vi sợi đường kính 5-8nm( microfilament), các thể màng biên ( plasmalemmasome) Ti thể(mitochondrion)   Thể Golgi và Mạng lưới nội chất +)  Ribosome  của nấm thuộc loại  80S ( S là đơn vị hệ số lắng Svedberg) có đường kính khoảng 20-25nm, gồm có 2 bán đơn vị ( subunit); bán đơn vị lớn (large subunit ) 60S (gồm 3 loại ARN- 25S;5,8S và 5S cùng với 30-40 loại protein). Bán đơn vị nhỏ (small subunit) 40S (gồm loại ARN 18S và 21-24 loại protein) Ví dụ cấu trúc của Ribosome ở Eukaryote          +) Sợi nấm không ngừng phân bậc cao nhưng lại ít gặp ở các sợi nấm dinh dưỡng  của nấm bậc thấp. Hình thái, kích thước màu sắc, bề mặt của chất dinh dưỡng đến toàn bộ hệ sợi nấm. Hiện tượng kết mạng thường khuẩn lạc…có ý nghĩa nhất định trong việc định tên nấm. nhiều- mycelia), sau 3-5 ngày có thể tạo thành một đám nhìn thấy được gọi là khuẩn lạc (colony). Vào giai đoạn cuối của sự phát triển khuẩn lạc sẽ xảy ra sự kết mangh (anastomosis) giữa các khuẩn ty với nhau, làm cho cả nhánh và vì vậy khi một bào tử nẩy mầm trên một môi trường đặc sẽ phát triển thành một hệ sợi nấm (mycelium, số gặp ở nấm khuẩn lạc là một hệ thống liên thông mật thiết với nhau, thuận tiện cho việc vận chuyển *)Cấu trúc của sợi nấm: Cấu tạo của phần ngọn sợi nấm - Đỉnh sợi nấm bao gồm một chóp nốn không tăng trưởng và có tác dung che chở , bảo vệ cho phần ngọn của sợi nấm, đây là phần chất nguyên sinh không có nhân và ít chứa các cơ quan tử phần này rất dễ tách rời với các phần còn lại của ngon sợi nấmvì dưới chop nón là phần có thành rất mỏng. - Phía dưới thành mỏng là phần tạo ra màng tế bào - Dưới màng tế bào là phần tăng trưởng, thành của phần này có cấu trúc sợi dạng mạng lưới. Nhờ có phần này mà ngọn sợi nấm tăng trưởng dược. Phần này chứa chất nguyên sinh và nhân, nhiều cơ quan tử, enzim , axit nucleic đây là phần quyết định sự tăng trưởng và sự phân nhánh của sợi nấm. - Tiếp theo là phần thành cứng hay còn gọi là phần thành thục của sợi nấm gồm các sợi ngang và sợi dọc , bắt đầu từ phần này trở xuống là chấm dứt sự tăng trưởmg của sợi nấm. Giữa miền tăng trưởng và phần thành thục là một miền yếu và dễ gãy. 2-Vách ngăn ở sợi nấm: Sợi nấm ở một số nấm có vách ngăn ngang (septa, cross wall), đó là các sợi nấm có vách ngăn (septate hyphae). Cũng có nhiều nấm sợi nấm không có vách ngăn ngang- sợi nấm không vách ngăn (aseptate hyphae). Các nấm bậc thấp thường có sợi nấm không vách ngăn, ngược lại các nấm bậc cao thường mang sợi nấm có vách ngăn. Sợi nấm có vách ngăn là cơ thể đa bào. Mỗi tế bào có 1 nhân hoặc nhiều nhân. Tuy nhiên sợi nấm vẫn không phải do nhiều tế bào hợp thành mà là do các vách ngăn tách sợi nấm ra thành nhiều tế bào. Sợi nấm không vách ngăn mang nhiều nhân nhưng vẫn có thể gọi là đơn bào. Ở các nấm không vách ngăn thì vách ngăn vẫn có thể hình thành khi sản sinh thể sinh sản hay cơ quan sinh sản. tại các bộ phận bị thương tổno sựi nám cũng có thể hình thành vách ngăn. Đó là loại vách ngăn liên, không có lỗ thủng, có tác dụng bảo vệ cơ thể. Vách ngăn ngang được hình thành từ thành tế bào. Lúc đầu là một gờ nhỏ hình khuyên sao đó tiến dần vào trong và lấp kín lại. Tuy nhiên vách ngăn thường có 1 hay nhiều lỗ thửng. các lỗ có kích thước bằng nhau hay có 1 lỗ lớn nhất ở giữa và nhiều lỗ nhỏ ở xung quanh. Trong điều kiện khô hạn việc hình thành vách ngăn có thể giúp sợi nấm đề kháng được tốt hơn đối với môi trường.         Sợi nấm có vách ngăn     Sợi nấm không vách ngăn       Thể Woronin tụ tập ở lỗ thông của vách ngăn (nấm Penicillium)     4-Các dạng biến đổi của hệ sợi nấm: 4.1- Rễ giả (rhizoid) và Sợi bò (stolon): Sợi bò là đoạn sợi nấm khí sinh không phân nhánh phát sinh từ các sợi nấm mọc lên từ cơ chất, chúng có dạng thẳng hay hình cung. Phần chạm vào cơ chất  phát triển thành những rễ giả ngắn cắm vào cơ chất,và hấp thụ chất dinh dưỡng từ cơ chất. Do sự phát triển của sợi bò mà các nấm này lan rộng ra xung quanh, về cả mọi phía, kẻ cả trên thành của hộp lồng (hộp Petri). Rễ giả và thân bò đặc trưng cho các nấm thuộc chi Rhizopus (rễ giả mọc ngay chỗ cụm sợi nấm khí sinh), Abssidia (rễ giả không mọc dưới chõ cụm sợi nấm khí sinh) . Rễ giả còn gặp ở nhiều loài nấm thuộc các chi Rhizidiomyces, Sclerotinia…       Nấm Absidia 4.2-Sợi hút (haustorium): Sợi nấm ký sinh trên bề mặt tế bào cây chủ rồi mọc ra sợi nấm đâm sâu vào phía trong và tạo nên các sợi hút đâm vào các tế bào để hút chất dinh dưỡng của cây chủ. Sợi hút có thể có các hình dạng khác nhau : hình sợi, hình ngón tay, hình cầu…Nói chung các nấm ký sinh bắt buộc đều là những loài có sợi hút. Khi xuyên vào tế bào cây chủ một số  sợi hút không làm rách được màng nguyên sinh chất mà chỉ làm cho màng này lõm vào. Nhiều khi sợi hút phân ra khá nhiều nhánh bên trong tế bào để tăng diện tích hấp thu chất dinh dưỡng.   Sợi hút             4.3- Sợi áp (appressorium) và đệm xâm nhiễm (infection cushion): Từ một bào tử nấm nẩy mầm trên bề mặt vật chủ (thường là lá cây) sẽ mọc ra một sợi nấm và tiết ra chất nhầy để áp sát bề mặt này. Đầu sợi nấm phình to lên như chiếc đĩa và tạo thành sợi áp. Từ sợi áp mọc ra sợi hút đâm sâu vào tế bào vật chủ để hút chất dinh dưỡng. Mô ở vật chủ bị tiêu hủy dần dưới tác dụng của các enzym thủy phân của sợi áp. Đệm xâm nhiễm là một dạng mạng sợi phân nhánh và gắn với nhau như một tấm đệm ở tế bào vật chủ, đầu sợi nấm thường phình to lên. Việc hình thành đệm xâm nhiễm thường do cơ chế khống chế nội sinh và ảnh hưởng kích thích của môi trường.     4.4- Sợi nấm bắt mồi (traps):   Một số nấm sống trong đất có cơ chế bắt mồi (giun tròn-nematode, amip-amoeba..). Chúng hình thành nên những cấu trúc có dạng những cái bẫy và vì vậy được gọi là nấm bẫy mồi (trapping fungi). Có thể có mấy kiểu sợi nấm bẫy mồi sau đây: -         Bọng dính (adhesive knobs): Sợ nấm phát sinh những nhánh ngắn ,thường thẳng góc với sợi nấm chính. Đỉnh các nhánh này phìnhto lên thành những bọng hình cầu. các bọng này tiết ra chất dính có thể giữ chặt lấy con mồi. Sau đó từ bọng mọc ra sợi nấm xuyên qua vỏ con mồi. Cuối sợi này phồng lên thành bọng nhỏ bên trong con mồi và tiếp tục phân nhánh thành các sợi hút. -         Lưới dính (sticky nets): Các nhánh mọc ra được nối mạng với nhau thành dạng lưới. Bên ngoài lưới cũng phủ đầy chất dính để bẫy mồi. Sau đó một tế bào của lưới sẽ phát triển thành bọng nhỏ bên trong con mồi và từ bọng mọc ra các sợi hút. -         Vòng thắt ( constricting rings): Sợi nấm mọc ra các nhánh đặc biệt với các vòng thắt cấu tạo bởi 3 tế bào. Khi mặt trong của các tế bào này tiếp súc với con mồi thì không bào sẽ phình to lên và thắt chặt con mồi lại. Sau đó sẽ mọc ra các nhánh xuyên vào con mồi, rồi mọc ra các sợi hút nói trên Bào tử dính (Sticky spores): Có các bào tử phủ đầy chất dính và có tác dụng bẫy mồi tương tự như các trường hợp nói trên. Các chi nấm thường có sợi nấm bẫy mồi là Arthrobotrrys, Daxtylaria, Daxtylella, Trichothecium… Một số loài  nấm  như Zoopage phanera, Arthrobotrys anomala tiết ra chất dính trên toàn bộ mặt ngoài sợi nấm và cũng có tác dụng bẫy mồi như các trường hợp nói trên.                                                        4.5-Bào tử áo, bào tử, tế bào phình lớn: Đôi khi gặp những tế bào sợi nấm phình lớn một cách vô quy tắc. Nói chung khi gặp điều kiện ngoại cảnh bất lợi nguyên sinh chất co lại, vo tròn lại, phía ngoài tạo thành lớp màng dày, bên ngoài thường có gai hay các mấu lồi. Kết cấu này được gọi là bào tử áo hay bào tử màng dày (Chlamydospore). Loại bào tử này không phải loại bào tử sinh sản (vô tính hoặc hữu tính) giúp phát tán nấm ra môK trường xung quanh. Các loại bào tử này ta sẽ xem xét tới ở phần dưới.   II – SINH SẢN CỦA SỢI NẤM Khuẩn ti khí sinh có thể mọc ra những sợi sinh sản vô tính hoặc hữu tính sau: 1*-Đầu bào tử trần Là cơ quan sinh sản vô tính có thể chúa bào tử vô tính . Ở nấm thuộc các chi penicillium và aspergillus cóa các đầu bào tử trần có các sợI nấm phân hoá khác nhau . ở penicillum đoạn sợI chưa phân nhánh gọI là cuốn nấm , sợI phân nhánh bậc 1 gọI là cành sợI phân nhánh bậc 2 gọI là cành nhánh ,phân sinh bào tử trần gọI là thể bình nó có thể có 1 hoặc 2 lớp . Các bào tử trần o aspergillus có thể toả tròn hình phóng xạ hoặc hướng về một phía thành hình trụ 2*- Nang bào tử kín   Nang bào tử kín, bào tử kín, nang trụ và cuống nang mọc lên từ cuống nang .Mỗi nang bào tử kín có 1 nang trụ nỗI tiếp với cuông nang và nằm bên trong của nang bào tử kín .các bào tử kín sinh ra bên trong nang này. 3*- Đảm   Sự hình thành đảm và bào tử đảm Là cơ quan sinh sản hữu tính do tế bào song nhân ở dỉnh sợi phình to ra mà tạo thành. Trong đảm 2 nhân sẽ phối hợp với nhau để hình thanh 1 nhân lương bội, phân cắt giảm nhiễm sinh ra 4 nhân đơn bội.khi đó trên đảm sẽ mọc ra 4 cuống nhỏ đầu phình to ra. Các nhân đơn bội sẽ đi vào 4 cuống nhỏ này và sẽ phát triển thành 4 bào tử đảm. 4*- Túi giá Túi giá (Pycnidium) Có hình cầu hay hình chai , vỏ cấu tạo bởi các rợi nấm quấn chăt với nhau . Thành trong của vỏ mang các cuống bào tử trần.Các bào tử trần sinh ra từ đỉnh các cuống này . 5*- Cụm giá Cụm giá (sporodochium) Cấu tạo bởi các cuống bào tử trần nắn xếp liền với nhau tạo thành một khối khá dày. Bào tử trần sinh ra trên đỉnh cuống, tạo thành một cái đệm gồm nhiều cuống dính với nhau một phần hoặc tất cả. 6*- Đĩa giá Đĩa giá (Acervulus) Nằm bên dưới biểu bì gồm một đĩa phẳng cấu tạo bởi các sợi nấm quấn chặ với nhau trên đó có các cuống bào tử trần mọc thăng đứng . Khi biểu bì của cây chủ vỡ ra, đĩa giá sẽ lộ ra bên ngoài. 7*- Bó giá   Bó giá (synnema, coremium) Là nhiều cuống bào tử trần dài xếp song song với nhau ở phần gốc hoặc suốt dọc cuống, mang các bào tử trần ở phần ngọn hoặc suôt dọc thân. 8*- Hạch nấm Hạch nấm (Sclerotium) Là một khối sợi nấm rắn chắch thường có tiêt diện tròn ,không mang các cơ quan sinh sản. Hạch nấm có ở các nấm có sợi nấm ngăn vách. ĐÓ là một dạng sống nghỉ của nấm để bảo vệ nấm trải qua dược các điều kiện bất trường. Hạch nấm có cáu tạo 2 lớp bên ngoài là lớp vỏ rắn cấu tạo bởi nhu mô già có thành dày có sắc tố màu vàng , nâu, tím đen….,lớp trong thường mềm hơn cấu tạo bởi mô các tế bào hình thoi, gồm các sợi nấm bình thường hoặc gelatin hoá , vô màu , chúă nhiều chất dự trữ thuộc loại hiđrat cácbon và lipit. 9*- Thể đệm Thể đệm ( Stroma ) Đệm nấm (stroma) Còn gọi là đệm nấm là một khối sợi nấm có thành tế bào có thành tế bào dính liền nhau theo nhiều hướng. Trên hoặc trong thể đệm có mang các cơ quan sinh sản . Các tế bào trong đệm nấm chỉ là các mô giả . Có 2 loại mô giả: +) mô tế bào hình thoi có cấu tạo xốp các sợi xốp song song với nhau vẫn có thể phân biệt từng sợi riêng biệt. Tổ chức sợi xốp (prosenchyma) +)nhu mô giả có các tế bào hình đa giac hay hình tròn dính chăt với nhau , không tách rời dược thành từng sợi. Tổ chức màng mỏng (Pseudoparenchyma)-hình phía trong Thể đệm chỉ gặp ở nấm túi và nấm đảm. 10*- Quả túi Quả thể hình đĩa (apothecium) Quả túi hình chai (perithecium) Quả túi hình cầu (cleistothecium) Có dạng quả túi hình cầu , hình chai , hình đĩa.Qủa túi là thể đệm gặp ở nấm túi. 2.1 – Sinh sản vô tính 2.1.1 – Bào tử đốt Từ khuẩn ti sinh sản có sự ngắt đốt, mỗI đốt được coi như một bào tử đốt này rơi vào môi trường sẽ nhanh chóng phát triển thành khuẩn ti mớI. 2.1.2- Bào Tử Màng Dày(chlamyrospore) Trên đoạn khuẩn ti sinh sản xuất hiện tế bào có hình tròn hoặc gần tròn,có màng dày bao bọc tạo thành bào tử (bào tử này rơi ra ngoài môi trường phát triển thành khuẩn ti mớI) 2.1.3-Bào Tử Nang(sporangiospore) Đấu một khuẩn ti sinh sản phình to dần hình thành một cái bọc gọI la nang, khi khuẩn ti sinh sản phình to dến một kích thước nhất định nó sẽ vỡ ra, các bào tử được giảI phóng ra ngoài và phát triển tạo thành khuẩn ti mới. 2.1.4-Bào Tử Đính hay Bào Tử Trần(conidium) Đa số các bào tử đính là các bào tử ngoạI sinh các bào tử này được hình thành tuần tự liên tiếp từ khuẩn ti sinh sản tức là sinh ra bên ngoài các tế bào sinh bào tử, một số khác sinh ra bên trong của các tế bào sinh bào tử Các bào tử đính mớI sinh ra sẽ đẩy các bào tử đính cũ ra ngoài gặp điều kiện thuận lợI để phát triển thành khuẩn ti mớI 2.2-Sinh Sản Hữu Tính Bao gồm các hiện tượng :chất giao,nhân giao và phân bào giảm nhiễm nhờ các sinh vật bậc cao. 2.2.1-Bào Tử Noãn (oospore) Túi noãn chứa nhiều noãn cầu           Túi noãn chứa 1 noãn cầu Các noãn khí được sinh ra trên đỉnh các sợi nấm sinh sản. Khi noãn khí chín chứa một hay nhiều noãn cầu.Hùng khí là cơ quangiao tử đực được sinh ra ở gần noãn khí . khi tiếp xúc với noãn khí hùng khí sẽ tạo ra một hoặc một vài ống xuyên chứa một nhân và một phần nguyên sinh chất thụ tinh cho noãn cầu tạo ra một noãn bào tử được bọc bởi một lớp màng dầy sau một thờI gian phân chia giảm nhiễm tạo nên khuẩn ti mới. 2.2.2 –Bào tử tiếp hợp(zygospore) Hai khuẩn ti khác giống tiếp xúc vớI nhau mọc ra hai mấu lồi gọi là nguyên phối nang(progametangia). Các mấu lồi tiến gần lạI nhau, mỗi mấu sẽ xuất hiện một vách ngan phân tách hai đầu của hai mấu lồi thành hai tế bào đa nhân. Hai tế bào nay sẽ tiếp hợp với nhau thành một hợp tử đa nhân gọi là bào tử tiếp hợp từ đây phát triển thành khuẩn ti mới. 2.2.3 –Bào tử túi(ascospore) Trên khuẩn ti sinh ra hai cơ quan:Túi giao tử đưc(hùng khí) và túi giao tử cái (thể sinh túi). Giao tử cái có hình viên trụ đầu kéo dài ra thành một ống gọi là sợI thụ tinh Khi hùng khí tiếp xúc với sợi thụ tinh thì nguyên sinh chất chứa nhiều nhân của hùng khì chui qua sợI thụ tinh để đi vào thể sinh túi. Tại đây xảy ra quá trình phối hợp với nhau , các nâh sắp sếp vớI nhau từng đôi một (một đực một cái).Thể sinh tùi mọc ra nhiều sợi sinh túi để chúă các nhân kép, từng nhân phân chia nhiều lần và xuất hiện vách ngăn, sợi sinh túi bị phân chia thành nhiều tế bào chứa nhân kép(một lần phân chia ra bốn nhân)sau đo tế bào này tách làm ba tế bào :một tế bào giữa chứa hai nhân phát triển thành túi bào tử. Tế bào gốc và tế bào ngọnchứa một nhân, hai tế bào này tiết hợp tạo thành một tế bào chứa hai nhân phát triển thành túi tế bào mới từ đây phát triển thành khuẩn ti. 2.2.4-Bào Tử Đảm(basidiospore)   Sự hình thành đảm và bào tử đảm Khi hai khuẩn ti khác tính tiếp giáp với nhau thì một khuẩn ti sinh ra một ống nối sang khuẩn ti kia dể nhân và nguyên sinh chất sẽ chui sang, tạo ra khuẩn ti thứ cấp hai nhân Bào tử đảm được sinh ra ở đầu những khuẩn ti thứ cấp. tế bào hai nhân phát triển thành đảm , còn hai tế bào kia về sau sẽ tiết hợp với nhau để tạo thành tế bào hai nhân khác Hai nhân của tế bào ở đỉnh kết hợp với nhau phân chia liên tiếp hai lần tạo thành bốn nhân con, tế bào phình to phía trên tạo bốn cuống nhỏ còn gọi là thể bình, mỗi nhân con sẽ chui vào trong một cuống nhỏ phát triển thành một tế bào đảm và phát triển thành khuẩn ti mới. 2.3- Các nhân tố ảnh hương tới sinh sản và phát triển của nấm mốc Bao gồm 8 nhân tố: +)Lượng nước có trong cơ chất +)nồng đọ ion H+ +)Độ ẩm và nhiệt độ môi trường +)Thành phần các chất trong không khí(oxi và cacbonic) +)Trạng thái vậy chất(chủ yếu là thể lỏng và thể rắn) +)Hàm lượng chất dinh dưỡng +)Bảo quản vật chất +)Các yếu tố đặc biệt khác. III-VAI TRÒ CỦA NẤM MỐC Nấm mốc phân bố rộng rãi trong tự nhiên như đất nước không khí nguyên vật liệu, lương thực ,thưc phẩm. Nấm mốc góp phần quan trọng trong việc khép kín các vòng tuần hoàn vật chất trong tư nhiên, chung có khả nang phân giải mạnh mẽ các hợp chất hữu cơ phức tạp. Người ta sử dụng nấm mốc đẻ sản xuất đậu tương đậu phụ, nươc chấm ,nấu cồn… Còn sử dung nấm mốc để sản xuất các chế phẩm enzim như: amilaza, protoeaza , xenlulaza… Nhiêù loại nấm mốc có khả năng tích luỹ vitamin,các chất sinh trưởng và nhiều loại ancaloit có giá trị chữa bệnh. Nấm mốc còn sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học, kích thích tố sinh trưởng thưc vật như: gibberellin… Độ phì nhiêu và định lượng các chất hoạt động sinh học bằng các loại nấm chỉ thị sản xuất sinh khối nấm sợi phục vụ chăn nuôi và dinh dương cho người. Nấm mốc có khả năng tiết chất kháng sinh có giá trị như: penixilin , xephalosporum , fuzidin… Sủ dụng nấm sợi để xử lý ô nhiễm môi trường , sản xuat các bình giống nấm để mở rộng nghề trồng nấm ăn các loại. Bên cạch những lợi ích đó, nấm mốc cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tổn thất to lơn cho viêc bảo vệ mùa màng, lương thực ,thực phẩm, hàng hoá , dung cụ quang học , phim ảnh , sách vở…. Nhiều loại nấm mốc gây nên những bệnh khá phổ biến và khó điều trị ở người ,gia súc, cây trồng như: các bệnh nấm ở người:hăc lào,nấm kẽ chân , nấm tóc .Dặc biệt những loài nấm mốc tiết độc tố gây ngộ độc thức ăn như: aspergilus, gây tổn thất lớn trong chăn nuôi. IV- Phân loại Nấm móc dược phân thành 2 loại: +)Nấm bậc thấp: mucor mucedo; rhizopus nignicans… +)Nấm bâc cao: aspergillus niger; bnicilium notatum…

File đính kèm:

  • docVi nam Microfungi.doc