CHÚA NGUYỄN Ở XỨ ĐÀNG TRONG
1600 – 1777
Nguyễn Hoàng là con Nguyễn Kim, và là em vợ Trịnh Kiểm. Ông sợ bị anh rể mưu trừ hậu hoạ, như đã giết anh mình là Nguyễn Uông, nên lập mưu xin vào trấn thủ nơi biên ải xa (Huế – Quảng Nam). Ông giấu kín ý đồ, ngầm xây dựng lực lượng. Đến năm 1600 ông quyết định dần dần ly khai với họ Trịnh. Sau đó hai họ Trịnh Nguyễn tiến hành cuộc chiến tranh “Nam Bắc phân tranh”
Trong 46 năm (1627 – 1672) bất phân thắng bại, đất nước bị chia cắt ngót 200 năm (1600 – 1777), lấy sông Gianh (Linh Giang ) làm giới hạn.
Vương ấn của Vua Quang Trung (hình 9)
Bắc bình vương Nguyễn Huệ (vua Quang Trung) (hình 8)
NHÀ TÂY SƠN (1771 – 1802)
Năm 1765, Chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị quyền thần Trương Phúc Loan lộng hành làm bậy, để thần giận người oán. Vì vậy năm 1771, ở ấp Tây sơn (Bình Định) có ba anh em họ Nguyễn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ dựng cờ khởi nghĩa chống lại Chúa Nguyễn. Nghĩa quân chiếm được từ Quảng Nam đến Bình Thuận , thì thừa cơ hội đó Chúa Trịnh mang đại binh vượt sông Gianh tấn công Chúa Nguyễn. Quân Tây Sơn bị kẹp giữa hai gọng kìm: Quân Trịnh ở phía Bắc, quân Nguyễn phản công ở phía Nam, lâm vào thế “Lưỡng đầu thụ địch”, anh em nhà Tây Sơn buộc phải tạm thời xin hoà hoãn có điều kiện với Chúa Trịnh để rảnh tay tấn công quân Nguyễn.
Vua Càn Long nhà Thanh tiếp phái đoàn của vua Quang Trung 1789 (hình 7)
70 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Việt Nam cuộc chiến 1858-1915, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆT NAM CUỘC CHIẾN
1858 – 1915
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HOÁ DÂN TỘC
NGUYỄN KHẮC CẦN
PHẠM VIẾT THỰC
(Biên soạn)
HỒ CHÍ MINH (1890 – 1969) ( Hình 0)
NGUYỄN PHÚC ÁNH (1762 – 1820)
DE GAULLE (1890 – 1970)
MAO TRẠCH ĐÔNG (1893 – 1976)
BREJNEV (1906 – 1982)
NGÔ ĐÌNH DIỆM (1901 – 1963)
KENNEDY (1917 – 1963)
MỤC LỤC
Thời “Tam Vương ngũ đế”
Nguyễn Ánh cầu viện nước ngoài
Triều Nguyễn với đạo thiên chúa
Triều Nguyễn trên đường suy vong
Người Pháp xâm lược Đà Nẵng – Sài Gòn
Người Pháp xâm lược Bắc Kỳ và Trung kỳ
Việt Nam dưới sự đô hộ của Pháp
Đời sống nhân dân Việt Nam Thời Pháp thuộc
Những cuộc khởi nghĩa và những phong trào chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Việt Nam
Trận Điện Biên Phủ
Bắc Việt Nam sau năm 1954
Nam Việt Nam từ 1954 – 1975
Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965)
Cuộc không tập Bắc Việt Nam lần thứ nhất
Chiến tranh cục bộ ở Việt Nam(1965 – 1968)
Tổng công kích – tổng khởi nghĩa 1968
Việt Nam hoá chiến tranh
Cuộc không tập Bắc Việt Nam lần thứ hai
Khách sạn Hin Tơn Hà Nội
Hội nghị Pari về Việt Nam
Thống nhất đất nước
Thời hậu chiến
Khép lại quá khứ
Hình Đô đốc Bô -Na
THỜI TAM VƯƠNG NGŨ ĐẾ
(LÊ, MẠC, TRỊNH, NGUYỄN, TÂY SƠN)
1527 – 1802
Những vectơ thời gian của thời tam vương ngũ đế
LÊ
1428
1527
1540
CUỘC CHIẾN NAM BẮC TRIỀU
MẠC
Trịnh
Nguyễn lập vua Lê
Nguyễn đánh Mạc
Nguyễn Kim chết
1592
1625
1667
1540
1533
1545
1627
1600
1672
1788
1786
1777
1802
1858
1771
Nguyễn Hoàng ly khai
Mạc Kính Cung chết
Mạc mất Cao Bằng
và bị diệt hẳn
Nhà Lê mất
TRỊNH NGUYỄN
PHÂN TRANH
“Tri tri trành trành”
“Cái đanh thổi lửa”
“Con ngựa chết trương”
“Tam vương ngũ đế”
“Chấp chề đi tìm”
“Ú tim oà ập”
Tây sơn
Chúa Nguyễn bị diệt
Họ Trịnh bị diệt
Nguyễn Ánh
lên ngôi Vua
Tây sơn bị diệt
Pháp đánh Nguyễn
LỜI TÁC GIẢ
Dùng hình ảnh thực để khái quát cuộc chiến tranh ở Việt Nam từ 1858 đến 1975 là điều mong mỏi của chúng tôi từ lâu, nhưng công việc gặp nhiều khó khăn, nên kết quả thu được thật khiêm tốn. Chúng tôi tự xác định đây không phải là cuốn sách ảnh nghệ thuật hay văn học mà là một thu thập nhỏ ảnh lịch sử có kèm đôi lời chú dẫn đơn giản. Số ảnh dùng trong sách có nhiều nguồn gốc khác nhau , in ở nhiều thời điểm khác nhau, và ra đời ở nhiều nước khác nhau, nên việc xác định rỡ nguồn gốc của chúng là điều không đơn giản. Nếu như công việc này có phần nào bổ ích cho bạn đọc, thì đó là công lao của các nhiếp ảnh gia tài giỏi, các nhà văn, nhà báo lỗi lạc, và các nhà sử học uyên bác.
Chắc chắn công việc còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được lời chỉ giáo của bạn đọc, chúng tôi hy vọng hợp tác với bạn đọc có ảnh tư liệu thuộc mọi lĩnh vực về Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn và cáo lỗi với các tác giả những bức ảnh mà chúng tôi đã sử dụng trong sách. Xin trân trọng cám ơn nhà nghiên cứu nghệ thuật người Hoa: Trần Duy Khánh (Pari), gia đình cố bác sĩ Nguyễn Hoài Nhân (Pháp) và bác sĩ Nguyễn Hiếu Nghĩa (Caen) đã giúp chúng tôi nhiều trong công việc.
Người Biên Soạn
NHÀ LÊ (1428-1788)
Sau khi cuộc khỡi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) thành công, quân xâm lược nhà Minh rút khỏi Việt Nam, Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi vua(1428) tức là vua Lê Thái Tổ. Các vua đầu Triều Lê, nhất là vua Lê thánh Tông (1460-1497), đều chăm lo việc nước, nên dân lành yên ổn làm ăn, an cư lạc nghiệp được sau bảy mươi năm. Nhưng các vua về sau, kể từ vua Lê Uy Mục (1505-1509) trở đi, thì cơ nghiệp nhà Lê mỗi ngày một suy yếu, vì các vua thường lên ngôi lúc còn ít tuổi, biếng học mãi chơi, ham mê thanh sắc, rượu chèlàm nhiều điều tàn ác bạo ngược, cho nên trong triều đình thường xảy ra sự thoán đoạt, ngoài dân thì giặc giã nổi lên khắp nơi. Vì vậy nhà Lê chỉ có thực quyền từ năm 1428 đến 1527, còn từ năm 1527 đến năm 1788, tuy các vua Lê vẫn ngồi trên ngai vàng nhưng thực quyền đã rơi vào tay người khác.
Bình ngô đại cáo – 1428
Vua Lê Thánh Tông (1428 -1788) (hình 1)
Triều đình vua Lê (hình 6)
Một hoàng hậu triều vua Lê (hình 5)
Đám rước hoàng hậu (hình 4)
Di tích thành nhà Mạc (hình 3)
NHÀ MẠC (1527 -1592)
Năm 1527 có Mạc Đăng Dung, cháu bảy đời Mạc Đĩnh Chi, là một võ quan triều Lê, thấy nhà Lê đã suy yếu, liền giết vua Lê Cung Hoàng, rồi bắt các quan trong triều thảo chiếu truyền ngôi cho mình, lập ra nhà Mạc. Các quan nhiều người không theo Mạc Đăng Dung, trong số đó có tướng Nguyễn Kim, ông trốn sang Lào, rồi tìm con cháu nhà Lê lập lên vua, đó là vua Lê Trang Tông
(1533 -1548). Năm 1540, Nguyễn Hoàng mang quân đánh nhà Mạc, chiếm được từ thành Thanh Hoá trở vào, gọi là Nam Triều ; từ Ninh Bình trở ra thuộc nhà Mạc gọi là Bắc Triều. Cuộc chiến Nam - Bắc Triều kéo dài 85 năm (1540 -1625) đất nước bị chia cắt và triền miên trong cơn binh lửa, dân tình trôi dạt, lòng người ly tán. Mãi đến năm 1625, vua Mạc Kính Cung bị giết cuộc chiến Nam Bắc Triều mới chấm dứt. Tuy vậy do sự can thiệp của nhà Minh (Trung Hoa), nhà Mạc còn chiếm giữ vùng Cao Bằng đến năm 1667.
HỌ TRỊNH Ở ĐẰNG NGOÀI (1545 – 1786)
Trịnh kiểm ( con rể Nguyễn Kim) người tỉnh Thanh Hoá, theo Nguyễn Kim đi đánh nhà Mạc. Năm 1545 Nguyễn Kim bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết, Trịnh Kiểm lên thay chủ tướng nắm hết binh quyền. Sau nhà Mạc bị họ Trịnh đánh bại, và nhà Lê Trung Hưng lên được, nhưng thực qyền nằm trong tay họ Trịnh. Họ Trịnh sợ lòng dân không phục nên không dám phế truất nhà Lê, mà chỉ xưng chúa cầm quyền điều hành đất nước. Đây là thời “vua Lê - Chúa Trịnh”
Phủ Chúa Trịnh (hình 2)
Quan và đoàn hộ vệ xứ đàng Trong (hình 11)
Chúa Trịnh đem quân đi đánh Chúa Nguyễn (hình 10)
“Người đi cung tiễn vai đeo”,
“Vợ con cha mẹ chạy theo bên đường”.
“Bụi mù cầu Hàm Dương chẳng thấy”
“Khóc chặn đường níu lấy người thân”
Đỗ Phủ
CHÚA NGUYỄN Ở XỨ ĐÀNG TRONG
1600 – 1777
Nguyễn Hoàng là con Nguyễn Kim, và là em vợ Trịnh Kiểm. Ông sợ bị anh rể mưu trừ hậu hoạ, như đã giết anh mình là Nguyễn Uông, nên lập mưu xin vào trấn thủ nơi biên ải xa (Huế – Quảng Nam). Ông giấu kín ý đồ, ngầm xây dựng lực lượng. Đến năm 1600 ông quyết định dần dần ly khai với họ Trịnh. Sau đó hai họ Trịnh Nguyễn tiến hành cuộc chiến tranh “Nam Bắc phân tranh”
Trong 46 năm (1627 – 1672) bất phân thắng bại, đất nước bị chia cắt ngót 200 năm (1600 – 1777), lấy sông Gianh (Linh Giang ) làm giới hạn.
Vương ấn của Vua Quang Trung (hình 9)
Bắc bình vương Nguyễn Huệ (vua Quang Trung) (hình 8)
NHÀ TÂY SƠN (1771 – 1802)
Năm 1765, Chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị quyền thần Trương Phúc Loan lộng hành làm bậy, để thần giận người oán. Vì vậy năm 1771, ở ấp Tây sơn (Bình Định) có ba anh em họ Nguyễn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ dựng cờ khởi nghĩa chống lại Chúa Nguyễn. Nghĩa quân chiếm được từ Quảng Nam đến Bình Thuận , thì thừa cơ hội đó Chúa Trịnh mang đại binh vượt sông Gianh tấn công Chúa Nguyễn. Quân Tây Sơn bị kẹp giữa hai gọng kìm: Quân Trịnh ở phía Bắc, quân Nguyễn phản công ở phía Nam, lâm vào thế “Lưỡng đầu thụ địch”, anh em nhà Tây Sơn buộc phải tạm thời xin hoà hoãn có điều kiện với Chúa Trịnh để rảnh tay tấn công quân Nguyễn.
Vua Càn Long nhà Thanh tiếp phái đoàn của vua Quang Trung 1789 (hình 7)
NGUYỄN ÁNH CẦU VIỆN NƯỚC NGOÀI
Năm 1774, Chúa Trịnh chiếm kinh đô Huế, Chúa Nguyễn Phúc Thuần và người cháu gọi bằng chú là Nguyễn Ánh (Con của Nguyễn Phúc Luân chạy vào Gia Định, Chúa Nguyễn Phúc Thuần bị giết, Nguyễn Ánh chạy thoát, ẩn trốn trong rừng gần một chủng viện ở Hà Tiên, Giám mục Bá Đa Lộc , thường bảo người mang lương thực cho ông, khuyên ông nên cầu viện nước Pháp, và giúp ông trốn ra đảo Thổ Chu. Năm 1783 Nguyễn Ánh chạy ra đảo Côn Lôn, rồi về đảo Phú Quốc, sai Chu Văn Tiếp sang Xiêm cầu cứu. Tháng 3.1784, vua Xiêm cho quân đưa Nguyễn Ánh về Vọng Các (Băng Cốc). Thư của giáo sĩ Cac-tu-ơ -ra viết ngày 7.7.1782 cho biết :Trước năm 1782 đã có phái đoàn 150 người của Nguyễn Ánh sang Xiêm cầu viện, nhưng khi đi qua nước Chân lạp (Cam-pu-chia) đều bị giết.
Nguyễn Ánh (hình 17)
Trích thư của giáo sĩ cat-tu-ơ-ra (hình 16)
Sách đại Nam thực lục chính biện (hình 13)
Sách đại Nam thực lục chính biện viết: Năm 1784, tại Băng Cốc, Nguyễn Ánh trình bày với vua Xiêm:”Nước tôi lập quốc đã 200 năm, nay bị mất, nên tôi rất đau buồn”.
Chu văn Tiếp , tướng của Nguyễn Ánh quỳ xuống ôm gối vua Xiêm, khóc và xin giúp đỡ. Vua xiêm hứa sẽ giúp quân cho Nguyễn Ánh. Tháng 7.1784, Nguyễn ánh đưa 20.000 quân Xiêm cùng 300 chiến thuyền về chiếm Gia Định. Ngày 19.1.1785, Nguyễn Huệ đặt phục binh tiêu diệt gần hết 20.000 quân Xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút (Mỹ Tho) Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm.
3. Đại Nam thực lục chính biện. (hình 13)
4. Giám mục Bá Đa Lộc (1741 – 1799) (hình 12)
Ông Bá Đa Lộc Là người Pháp, sinh ngày 3-11-1741, cai quản chủng viện Hòn Đất (Hà Tiên), biết rõ địa lý và phong tục vùng này. Khi ấy nghe tin ông đang ở Cham-ta-bun (Thái Lan), nhớ lời khuyên trước, Nguyễn Aùnh mời ông đến và nói: “Quân Tây Sơn đương mạnh, vận nước lâm nguy, ta không có chỗ dung thân, khanh có thể giúp ta đi Pháp cầu viện được không ?”.
Giám mục hỏi: “Lấy gì làm tin ?”
Đáp : Xưa các nước giao hiếu, cho con cháu đi làm con tin, ta cho hoàng tử Cảnh cùng đi”. Lúc ấy hoàng tử Cảnh mới 4 tuổi.
Giám mục nhận lời. Cuối năm 1784 ông cùng hoàng tử mang quốc thư, quốc ấn đi Pháp, tháng 5 -1787 họ được vua Pháp Lu - Y XVI tiếp. Ngày 28 – 11 -1787, bá tước Mông Mô Ranh và ông Bá Đa Lộc ( thay mặt vua Nam Kỳ )ø đã ký vào bản hiệp ước Véc – xây, có nội dung sau : “Vua Pháp giúp vua Nam Kỳ 1.650 quân, 4 tàu chiến. Vua Nam Kỳ nhường cho Pháp cảng Hội An, quần đảo Côn Lôn, người pháp được tự do buôn bán. Khi nước Pháp có chiến tranh với nước khác vua Nam Kỳ phải giúp binh lính, vũ khí, lương thực cho nước Pháp”. Ngày 24 – 7 -1789, Giám mục và hoàng tử về đến Gia Định. Nhưng Nguyễn Ánh sau này rất mừng vì nước Pháp không thi hành hiệp ước Véc – xây. Tuy vậy Giám mục cũng vận động, quyên góp mang về cho Nguyễn Ánh 1.000 khẩu súng trường, 2 tầu chiến và khoảng 20 người Pháp (trong số 40 người ngoại quốc). Họ giúp Nguyễn Ánh cả về quân sự lẫn chính trị, đồng thời cũng cung cấp tình hình Việt Nam về Pháp”.
5. Hoàng tử Cảnh (hình 14)
6. Bá tước Mông Mô Ranh (hình 15)
7. Hiệp ước Vec –xay 28.11.1787 (hình 18)
8. Lính cận vệ Hoàng đế (hình 20)
9. Phải chăng đây là hình ảnh một số người nước ngoài đã đi theo giúp Nguyễn Ánh (hình 19)
10. Day-ô, người Pháp (hình 22)
, cố vấn quân sự cho Ngyễn Ánh, tấn công quân Tây Sơn ở Quy Nhơn. Năm 1795 về Pháp, được Nguyễn Ánh phong tước hầu. Day-ô đã cung cấp cho tướng Đờ-Can tình hình Việt Nam, cùng một số bản đồ đường biển. Năm 1809 Day-ô chết trong một tai nạn đắm tàu.
11. Va-ni-ê (Nguyễn Văn Chấn 1762 – 1842) (hình 21)
đến Việt Nam 1789, cố vấn quân sự cho Nguyễn Ánh, ông cùng với Se-nhô vận động vua Gia Long (Nguyễn Ánh) ký hiệp ước thương mại Pháp – Việt, nhưng thất bại. Tháng 11.1824, Va-ni-ê về Pháp được vua Minh Mệnh phong tước hầu,và ban thưởng rất hậu.
Philip va-ni-ê
12. Se-nhô (Nguyễn Văn Thắng 1769 – 1832) (hình 23)
Se - nhô theo giúp Nguyễn Ánh năm 1794, ông hy vọng có một hiệp ước thương mại Pháp Việt, nhưng không được. Năm 1869 Sê-nhô về Pháp báo cáo : nước Pháp sẽ không hy sinh vô ích ở Việt Nam”. Tháng 5. 1921, ông là lãnh sự Pháp ở Việt Nam. Vua Minh Mệnh hiểu ý đồ của Sê-nhô nên ông ta không thực hiện được kế hoạch của mình. Sau nhà vua gửi biếu ông một mô hình chiếc thuyền, và một thanh gươm (về hoặc chết ), ông hiểu ý.
Tháng 11.1824 Sê-nhô xin về Pháp, vua Minh Mệnh chuẩn y, phong cho ông tước hầu và ban thưởng rất hậu.
13. Sắc phong của Gia Long cho Sê-nhô (hình 29)
14. Thư tín và bút tích của Ba-ri-sy, Sê-nhô thông báo về Pháp tình hình ở Việt nam. (hình 28)
Giám mục Bá Đa Lộc là người giúp Nguyễn Ánh lâu và nhiều nhất. Ông mất ngày 9.10.1799 ở Quy Nhơn: được Nguyễn Ánh làm lễ quốc tang, và phong tước quận công. Sử gia Mỹ Bơt-tin-gơ viết:” Nguyễn Ánh biết ơn và trọng đãi những người Pháp đã giúp ông. Giám mục Bá Đa Lộc được nhà vua ca ngợi và kính nể hết mức; Khi ông mất, cả hoàng gia và triều đình đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
15. Mộ giám mục Bá Đa Lộc ở Sài Gòn – bưu ảnh 1895. (hình 27)
16. Bức trướng bằng sa tanh đỏ thêu điếu tang của Nguyễn Ánh truy tặng giám mục Bá Đa Lộc (hình 26)
(Lưu giữ tại Pari).
Lược dịch: sắc rằng.
Nghe nói, bạn tri âm không quản đường xa ngàn dặm đến gặp nhau, nay gặp nhau ở một vương triều lại nhớ ơn xưa. Đội ơn nước Pháp sai người đến luyện binh, Thượng sư Bá Đa Lộc, một vĩ nhân phương Tây, Thượng khách của Nam Triều đến tryền bá Tân đạo dẫn binh lính trèo núi lội sông đi cứu viện, công đức lưu truyền mãi, việc xong vẫn nhớ ơn Người. Cổ nhân thà làm nghĩa tướng, chứ không khuất phục để được ngôi cao, cùng gặp nhau để mưu việc lớn, năm Mậu Thân có quan hệ bang giao, năm Nhâm Tuất được tiếng thơm lưu truyền, trọng nhân nghĩa , nhớ lời hẹn ước, dạy dỗ thái tử giữ tình sư đạo. Nay phong cho tên Thuỵ của ông là Trung Ý để tỏ thêm đức sáng và nhớ đến công lao to lớn. Một ngôi sao sa, thiên đường mất đi một linh hồn. Ta giáng chỉ tước Công, để tỏ lòng thương yêu.
Vậy có sắc phong này. Ngày 12 tháng 11 năm Cảnh Hưng 60.
Sử gia Trần Trọng Kim cho biết, ông Pho người Pháp làm lấy tiếc rằng: Nếu hiệp ước Véc-xây được thi hành thì ông Bá Đa Lộc đã giúp nước Pháp chiếm được Việt Nam từ cuối thế kỷ 18.
SỰ TRUYỀN BÁ ĐẠO THIÊN CHÚA THỜI NGUYỄN
Đạo Thiên Chúa truyền vào Việt nam không rõ chính xác từ bao giờ. Theo Pôn Bu Đê, năm 1318 tu sĩ Odoric de Pordenone đã đi từ Pháp đến Batư bờ biển An Nam, Chămpa. Năm 1533 giáo sĩ I-nê-khu (Ignatio) đã truyền đạo ở Nam Định. Năm 1639 ở Đàng Trong có 15 ngàn giáo dân. Năm 1737, ở Đàng Ngoài (niền Bắc Việt Nam) có 25 ngàn giáo dân. Năm 1773 ở Việt Nam đã có 50 ngàn giáo dân.
17. Nhà thờ Bâu-no
18. Nước Chămpa thế kỷ XIV (hình 25)
19. Kim điệp thư của Thanh đô Vương Trịnh Tráng (1623 – 1657) gửi giáo hoàng Urbain VIII, trả lời về việc xin đặt quan hệ với Việt Nam. Chữ khắc trên lá bạc. (hình 24)
20. Giám mục A-lêch-xan đờ Rốt (1591 – 1660) , một trong những người sáng lập ra chữ quốc ngữ, thúc đẩy sự truyền đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam. Ông đã rửa tội cho 6.700 người Đàng Ngoài, có cả công chúa thời Trịnh Tráng (1623 -1657). (hình 30.1)
21. Giám mục Lăm-be (1624 -1679) cai quản giáo khu Đàng Trong (Nam Việt Nam), năm 1658 ông lập kế hoạch truyền đạo ở Viễn Đông. (hình 30.2)
22. Giám mục Pa-luy (1626 -1684) cai quản giáo khu Đàng Ngoài (Bắc Việt Nam). (hình 30.3)
23. Giám mục Đê-đi-ê, cai quản giáo khu Đông Bắc Kỳ, được vua Pháp uỷ quyền đàm phán với chúa Trịnh đặt quan hệ buôn bán Pháp –Việt (1678). (hình 30.4)
24. Hội nghị Thiên Chúa Giáo do giám mục Lăm-be tổ chức ở Đàng Ngoài khoảng năm 1670. (hình 32)
25. Một chủng viện ở Đàng Ngoài. Thế kỉ XVII. (hình 31)
26. Giáo sĩ Qhíeou (Kiều) trên đường đến Kẻ Chợ (Hà Nội). (hình 34)
Từ thế kỷ XVII, sự truyền đạo Thiên Chúa vào Việt Nam bắt đầu có kết quả, đến đời vua Gia Long (1802 -1820), do nhớ ơn người Pháp, nhà vua cho truyền đạo gần như tự do ; đời vua Thiệu Trị (1840 -1847), việc truyền đạo cũng dễ dàng, vì vậy năm 1842 Giáo sĩ Cuenot đã tổ chức hội nghị Thiên Chúa ở Bình Định.
27. Tứ đại đồng đạo. Một gia đình bốn đời theo đạo (hình 33)
28. Giáo sĩ Mác Săng bị hành quyết ở Gia Định 1835 (hình 35)
Đến đời vua Minh Mạng (1820 -1840), việc truyền đạo rất khó khăn, nhà vua ra nhiều chiếu chỉ ngăn cấm việc truyền đạo. Chiếu chỉ ngày 6 -1 -1883 viết : (lược dịch)
“ Trẫm lệnh cho mọi người phải bỏ đạo việc đó các quan phải kiểm tra kỹ ai tuân lệnh tốt sẽ được gia ân, hãy phá huỷ tất cả giáo đường và nơi ở của giáo sĩ, ai trái lệnh sẽ bị trừng trị nghiêm khắc”.
29. Nhà thờ Hoàng Xá (hình 36)
30. Vua Minh Mệnh (1820 -1840)
31. Hành quyết giáo sĩ Bô -Ri -1883 (hình 39)
32. Hành quyết giáo sĩ thời vua Minh Mệnh (hình 40)
33. Nữ giáo dân Ngô, chịu nhục hình (Vĩnh Long). (hình 37)
Đời vua Tự Đức (1848 -1883) là thời kỳ khó khăn nhất cho việc truyền đạo Thiên Chúa ở Việt Nam. Vì chính sách đối với tôn giáo hẹp hòi như vậy, nên dân tộc Việt Nam bị chia rẽ, đất nước suy yếu, tạo ra cớ để người nước ngoài nhòm ngó Việt Nam.
34. Mai táng di hài những người tử vì đạo ở Ba Giồng (hình 38)
TRIỀU NGUYỄN SUY VONG
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu Gia Long (1802 -1820), ngoại lệ của triều Nguyễn là bốn không : không có Tể Tướng, không lấy Trạng Nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong vương cho người ngoại tộc. Triều đình có vua, Viện cơ mật và sáu bộ.
Phần lớn các vua triều Nguyễn đều thủ cựu, chuyên chế và hiếu sắc, quay lưng lại sự phát triển của thế giới, chống mọi sự cải cách canh tân.
Minh Mệnh là ông vua tàn bạo và hiếu sắc hơn cả, ông có 3 vợ và 500 phi, mỗi đêm gặp gỡ 5 phi, mỗi phi một canh, có sách nói Minh Mệnh còn quan hệ bất chính với chị dâu, vợ Hoàng tử Cảnh, sau đó âm mưu giết hại chị dâu và cháu để trừ hậu hoạ.
35. Vương ấn của vua Minh Mệnh (hình 47)
36. Triều đình Huế – Lễ bái mạng, trao tước hiệu cho quan khâm mạng. (hình 48)
37. Vua Tự Đức và các quan đại thần. (hình 46)
38. Các hoạn quan (hình 45)
39. Chữ PHÚC do vua Thiệu Trị viết (hình 43)
40. Việt Nam quốc Vương chi ấn (hình 44)
41. Một bà phi (vợ vua) (hình 42)
42. Viện cơ mật (hình 53)
Viện cơ mật : gồm 4 quan đại thần, viện bàn bạc các công việc quan trọng của đất nước. Nhưng thực ra là dựa theo ý vua, chống mọi sự cải cách, bàn hoà với quân xâm lược Pháp.
43. Bộ lại (hình 52)
Bộ lại : Coi việc tuyển dụng và quản lý các quan văn, lấy từ thi cử mà ra ; việc học hành lạc hậu, sơ sài, văn chương sáo rỗng, nên họ kiến thức hẹp hòi, không có năng lực làm việc. Nhà Nguyễn trả lương cho các quan rất đạm bạc, nhưng họ lại thích sống xa hoa, nên tham nhũng hối lộ trở thành quốc nạn. Se-nhô viết : “Quan lại nhà Nguyễn bóc lột nhân dân tàn nhẫn”. Luya-rô cho biết : “Nếu lương một quan huyện là 3 đồng, thì tiền hối lộ của ông ta là 2000 đến 3000 đồng”.
44. Quan án sát Hải Phòng (hình 50)
45. Quan van và đoàn tháp tùng (hình 49)
46. Thơ lại làm việc (hình 51)
47. Bộ công (hình 57)
Bộ công : Coi việc xây dựng cung điện, thành trì, lăng mộ. Các vua triều Nguyễn xây dựng cho mình nhiều đền, đài, cầu, quán và lăng mộ to lớn khi còn sống, làm ngân quĩ hao mòn sức dân khô kiệt. Vua Tự Đức xây Khiêm Lăng (Vạn niên cơ) đã huy động một số lớn nhân công và tiền của. Năm 1852 Thân Văn Nhiếp xin bãi bỏ việc xây cất cung điện, làm Khiêm Lăng nhỏ lại. Vua Tự Đức ngoảnh mặt làm ngơ.
48. Bộ lễ (hình 56)
Bộ lễ : Coi việc tế lễ, thi cử, tôn phong, tuần du Năm 1825, ông Ninh Kế xin bỏ lối thi hủ lậu, bị coi là ăn nói càn rỡ. Năm 1842 vua Thiệu Trị Bắc du, kèm thoe đoàn tuỳ tùng 17.500 người, 44 voi, 172 ngựa chi phí 100 vạn quân.
49. Các quan giám khảo khoa thi (hình 55)
50. Trường thi (hình 54)
51. “Bảng vàng” trong kỳ thi hường năm 1897 tại Nam Định
52. Mũ áo tiến sĩ
53. Mũ áo vua ban (hình 60)
54. Bộ hộ (hình 58)
Bộ hộ : Coi việc tiền bạc, thuế má, ruộng đất, kho tàng hàng hoá. Giáo sĩ Gúerard viết : “ Đời Gia Long thuế tăng 3 lần so với trước”. Ruộng đất tập trung vào một số người, đê Văn Giang vỡ 18 năm liền, năm 1856 hàng chục vạn người chết đói. Nguyễn Tiến Chương điều trần về thiên tai, bị kết án “ trảm giam hậu”. Các quan Lương –Trợ –Lý và Hoàng Ngô Phu bị tù 3 năm vì xin chia lại ruộng đất cho dân. Vua Tự Đức có 104 phi, phi bậc nhất mỗi năm hưởng 1000 quan cùng 60 tấm lụa Trong khi một người thợ giỏi lương có 3 quan 1 tháng, nhân dân vô cùng đói khổ.
55. Sở thuế quan Hải Phòng (hình 59)
56. Toà án – phạt suy – đánh bằng roi (hình 63)
Bộ hình : Coi việc toà án, xét xử. Triều Nguyễn dùng luật Gia Long (1815) có nhiều hình phạt tàn khốc, tuy vậy, cố vấn chính trị của vua Gia Long là Se-nhô viết : “Thời Nguyễn, công lý có thể mua bằng tiền”.
57. Toà án đang xét xử (hình 62)
Nhân dân đói khổ, trộm cắp khắp nơi, nhà nào không may bị cướp thì đành chịu, không đi báo quan, vì quan chờ cướp đi xa mới đến, lúc đến lại đòi ăn uống như bị cướp đến một lần nữa. “ Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”.
58. Tử tù ra pháp trường (hình 61)
59. Một bữa tiệc của các quan võ tổ chức tại chùa (hình 69)
Bộ binh : Coi việc quan võ, tuyển dụng huấn lệnh quân lính, bảo vệ vường triều, chủ yếu đàn áp nhân dân. Trong khoảng 80 năm thời nhà Nguyễn đã có khoảng 500 cuộc nổi dậy hoặc khởi nghĩa bị quân lính đàn áp tàn khốc, nhưng trái lại chống ngoại xâm thì chỉ cố thủ, rút lui hoặc đầu hàng. Bùi Văn Phượng ở Cẩm Lệ nghe thấy tiếng súng từ Đà Nẵng vẳng lại, đã cùng quân lính bỏ chạy.
Theo Ba-ri-si và Mi-sen Đức, thời Gia Long có 11.500 bộ binh, 17.600 thuỷ binh, 200 tàu thuyền chiến. Đời Minh Mệnh, tổng quân số 204.200 người, đời Thiệu Trị có quân số 212.250 người. Năm 1864 vua Tự Đức cho mở khoa thi võ.
60. Lính hoàng thành (hình 68)
Quân phục thời Nguyễn (hình 61,62,63) (hình 67)
Quân lính gồm 5 binh chủng: bộ binh, thuỷ binh, kỵ binh,pháo binh, tượng binh (có 450 con voi), binh sĩ được trang bị súng trường, súng bắn đá và phần lớn là vũ khí thô sơ (giáo mác)
1. Tiến sĩ võ.
2. Cử nhân võ.
3. Đội.
4. Lính kinh đô.
5. Lính kỹ thuật.
6. Lính thượng tứ (kỵ binh).
7. Lính thượng tứ (cung nỏ).
8. Bộ binh.
9. Lính tiên phong.
10. Bộ binh.
11. mộ binh hàm số 1 ?
12. Mộ binh hàm số 2 ?
13. Lính giữ thành.
64. Vũ khí cổ: Đao, thương, giáo, mác. (hình 66)
66. Võ quan đại thần (hình 64)
65. Lính Nam Kỳ. (hình 65)
Súng đại bác thời Nguyễn bằng gang, bắn ít khi nổ, nhà vua phong sắc cho súng, trước khi bắn phải cúng, súng không nổ cho là ốm phải uống thuốc.
Thành trì nhà Nguyễn xây theo kiểu vô-băng, kém bền vững, không chịu được sức công phá của đại bác tối tân.
66b. Lính chạy trạm (chạy hoả bài) 1867 (hình 74)
67. Quan võ và vợ (hình 72)
68. tượng binh (voi chiến) (hình 71)
Nhìn chung quân lính triều Nguyễn trang bị lạc hậu, sử dụng vũ khí không thành thạo, không có kiến thức quân sự , mê tín, kỷ luật lỏng lẻo,tinh thần suy nhược, đảo ngũ nhiều. Phạm Phú Thứ viết:”quân lính đói khổ, nhiều người lương bổng không có, chỉ huy bất tài và hèn nhát”. Một đội quân như vậy không giữ gìn được đấ
File đính kèm:
- viet_nam_cuoc_chien_1858_1915.doc