Xuân quỳnh và “sóng”

I/ Tản mạn về nhà thơ Xuân Quỳnh:

Ngày 29-8-1988 một tai nạn giao thông đã cướp đi nhà viết kịch tài hoa-Lưu Quang Vũ, nhà thơ nữ hàng đầu-Xuân Quỳnh và cháu Lưu Quỳnh Thơ-người con duy nhất của họ. Cả mùa thu ấy nhiều bạn yêu thơ, yêu kịch đã khóc gia đình Lưu Quang Vũ. Cô giáo Đông Mai-chị ruột Xuân Quỳnh không nở rời ba ngôI mộ, bà khóc:

“ Mấy ngày thôi chị phải về Nam

Chị để lại đây nửa cuộc đời của chị”

Và đâu đó sau trái tim đau, người ta nghe thấy tiếng nức nở, xót đau của các câu thơ Xuân Quỳnh viết. Xuân Quỳnh không còn, nhưng thơ Xuân Quỳnh trẻ mãi- như những vần thơ của bà viết về cái chết:

“ Lá vàng rụng xuống

Cho đất thêm màu

Có mất đi đâu

Nhựa lên chồi biếc”

Quả đúng như vậy, thơ Xuân Quỳnh luôn luôn là “chồi biếc”, là “ hoa dọc chiến hào”, dẫu nó sinh ra từ “ gió lào cát trắng”.

Thơ Xuân Quỳnh giàu tính trữ tình, tính tự truyện và rất tự nhiên. Bà đem cả cuộc đời mình đổi lấy những vần thơ. Qua thơ của bà, ta biết chưa hết tuổi hoa học trò, nhà thơ đã bỏ học; bàn tay nhà thơ đã từng:

Hái rau rền rau rệu nấu canh

Tập vá may tết tóc cho mình

Và úp mặt trên bàn tay khóc mẹ

Đến khi trở thành tác giả của mười mấy tập thơ, bà vẫn sống vất vả. Mùa hè nhà hướng Tây chật trội . “ Sách ở trong nhà người ở ngoài sân”. Có lần nhà thơ đã nói với các bạn gái- nói đùa cho vui mà nghe xong không cầm được nước mắt: “Cả đời tao, chưa được nằm giường bao giờ”. Nhà năm người chỉ vẻn vẹn mấy mét vuông biết kê giường vào đâu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xuân quỳnh và “sóng”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xuân Quỳnh và “Sóng” I/ Tản mạn về nhà thơ Xuân Quỳnh: Ngày 29-8-1988 một tai nạn giao thông đã cướp đi nhà viết kịch tài hoa-Lưu Quang Vũ, nhà thơ nữ hàng đầu-Xuân Quỳnh và cháu Lưu Quỳnh Thơ-người con duy nhất của họ. Cả mùa thu ấy nhiều bạn yêu thơ, yêu kịch đã khóc gia đình Lưu Quang Vũ. Cô giáo Đông Mai-chị ruột Xuân Quỳnh không nở rời ba ngôI mộ, bà khóc: “ Mấy ngày thôi chị phải về Nam Chị để lại đây nửa cuộc đời của chị” Và đâu đó sau trái tim đau, người ta nghe thấy tiếng nức nở, xót đau của các câu thơ Xuân Quỳnh viết. Xuân Quỳnh không còn, nhưng thơ Xuân Quỳnh trẻ mãi- như những vần thơ của bà viết về cái chết: “ Lá vàng rụng xuống Cho đất thêm màu Có mất đi đâu Nhựa lên chồi biếc” Quả đúng như vậy, thơ Xuân Quỳnh luôn luôn là “chồi biếc”, là “ hoa dọc chiến hào”, dẫu nó sinh ra từ “ gió lào cát trắng”. Thơ Xuân Quỳnh giàu tính trữ tình, tính tự truyện và rất tự nhiên. Bà đem cả cuộc đời mình đổi lấy những vần thơ. Qua thơ của bà, ta biết chưa hết tuổi hoa học trò, nhà thơ đã bỏ học; bàn tay nhà thơ đã từng: Hái rau rền rau rệu nấu canh Tập vá may tết tóc cho mình Và úp mặt trên bàn tay khóc mẹ Đến khi trở thành tác giả của mười mấy tập thơ, bà vẫn sống vất vả. Mùa hè nhà hướng Tây chật trội . “ Sách ở trong nhà người ở ngoài sân”. Có lần nhà thơ đã nói với các bạn gái- nói đùa cho vui mà nghe xong không cầm được nước mắt: “Cả đời tao, chưa được nằm giường bao giờ”. Nhà năm người chỉ vẻn vẹn mấy mét vuông biết kê giường vào đâu. “ Nhà chỉ mấy mét vuông sách vở xếp cạnh nồi Đêm nằm mơ khua tay là đụng vào thùng gạo Bức tường nhỏ treo tranh và phơi áo Ta chỉ có mấy mét vuông cho hạnh phúc của riêng mình” Kì lạ thay người phụ nữ chưa được nằm giường, nhiều chưa được ăn no vì còn phảI nhường cho chồng cho con lại là người viết những bài htơ tình-tình nhất. Thơ tình là “đặc sản” của thơ Xuân Quỳnh. Bà là nữ thi sĩ viết thơ tình nhiều nhất hay nhất trong thời đại của chúng ta đang sống. Thuyền và biển, Sóng, Tự hát, Chỉ có sóng và em…có thể sánh vai với bất kì bài thơ tình nào trong kho tàng thơ ca Việt Nam. Đó là những thi phẩm thường xuất hiện trong sổ tay của những người sắp yêu, đang yêu và đã yêu. Khi yêu nhau người ta thường nghĩ đến hai tráI tim vàng, Xuân Quỳnh nghĩ khác, trong bài “Tự hát” nhà thơ viết: “ Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng” Giải thích điều điều ấy, nhà thơ cho biết: “ Anh là người coi thường của cải Nên khi cần anh sẽ bán đi ngay” Xuân Quỳnh chỉ ước ao sao cho người yêu nhau có một trái tim: “ Là máu thịt đời thường ai cũng có Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi” II/ “ Sóng”-bài thơ tình đặc sắc: Bài thơ “Sóng” có một âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng, gợi ra nhịp các con sóng liên tiếp gối nhau lúc tràn lên sôi nổi lúc êm dịu, lắng sâu. Thể thơ năm chữ với những dòng thơ thường không ngắt nhịp cùng với sự trở đI trở lại hồi hoàn của bài thơ. Nhưng sự mô tả nhịp điệu bên ngoài (song) cũng chính là để diễn tả nhịp điệu bên trong của tâm hồn: Những đợt sóng của tình yêu khát khao dào dạt, sôI nổi và da diết, lắng sâu. Mượn sóng để nói về khát vộng tình yêu, Xuân Quỳnh đã tìm được một hình tượng thật xác đáng và đẹp đẽ. Nếu như Xuân Diệu trong bài thơ Biển đã lấy cặp hình tượng biển và bờ cát để nói về tình yêu bên nhau và trong nhau thì Xuân Quỳnh lại lấy cặp hình tượng biển và thuyền nói về sự gắn bó trong tình yêu ( Thuyền và biển); nhưng trong bài thơ “ Sóng” này, Xuân Quỳnh lại lấy hình tượng sóng. Với hình tượng sóng nhà thơ đã tìm được một hình ảnh thiên nhiên đa tình để phô diễn tình yêu đằm thắm, vĩnh hằng của người phụ nữ. Ngoài hình tượng sóng là hình tượng bao trùm bài thơ còn có một hình tượng gắn liền với “sóng” là hình tượng “em” . Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân của em. Hai nhân vật trữ tình ấy tuy là một nhưng lại phân ra để soi chiếu vào nhau và cộng hưởng: Tâm trạng người con gái đang yêu soi vào sóng để thấy mình rõ hơn, nhờ sóng để biểu hiện trạng thái xúc động những khát khao mảnh liệt của mình. Mở đầu bài thơ sóng được thể hiện trong những trạng thái thật trái ngược nhau. Các câu thơ cứ sóng đôi theo từng cặp hết cặp này đến cặp khác như những lớp sóng đã lui xa rồi lại xô trở vào bờ. Nhà thơ có ý thức nhấn mạnh những mặt đối lập của sóng bằng những phép đối biến hoá khôn lường( dữ dội – dịu êm, ồn ào- lặng lẽ, ngày xưa-ngày sau……).Nhìn bề ngoài, sóng có lúc bình lặng, nhưng sau cáI vẻ bình lặng ấy lại chứa đựng sức mạnh tiềm ẩn ( sóng ngầm). Bên trong vẻ sục sôI dữ dội ồn ào của sóng là sự đằm thắm nhân hậu dịu ngọt, sâu lắng của đại dương mênh mông. Nó diễn tả được tâm hồn người con gái đang yêu tự nhận thức về những biến động khác thường của lòng mình và khao khát vượt ra những giới hạn thật chật chội tìm đến những miền bao la vô tận. Trong bài thơ “ Biển” nhà thơ Xuân Diệu cũng thể hiện hai đối cực của tình yêu “ hôn thật khẽ thật êm” và cũng có khi ào ạt để nghiến nát bờ để hướng tới tình yêu tuyệt đích “ đến tan cả đất trời”. ở đây Xuân Quỳnh cũng khai thác hai đối cực của sóng để thực hiện hai tháI cực của tình yêu. Hai thi sĩ-hai thế hệ-hai giới tính đều có sự cảm nhận giống nhau về những đối cực trạng thái tâm hồn của tình yêu. Trong quan niệm của nữ thi sĩ, sông là giới hạn chật hẹp không có khả năng chấp nhận sự tồn tại của sóng. Còn bể là niềm bao la vô tận mà sóng có thể tồn tại và mãn nguyện thể hiện. Con sóng tìm ra tận bể rộng cũng là tìm thấy chính mình, mới tực sự hiểu mình- nghĩa là thấy thực sự thấy được sức mạnh, nỗi khát khao sục sôI cũng như dịu ngọt của mìn. Sóng ra tận bể mới hiểu mình, cũng như người con gáI đối diện với tình yêu mới hiểu hết giá trị của mình cùng những khát vọng của họ trong tình yêu. Hai khổ thơ tiếp theo, nhân vật trữ tình nhìn lại để nhận thức về tình yêu trong lòng mình. Đièu đó dẫn đến một như cầu phân tích, lí giảI , đó như là quy luật tự nhiên của tâm lí. Khoa học hiện đại có thể giảI thích được những hiện tượng tự nhiên nhưng khó cắt nghĩa được cội nguồn của tình yêu và “Khi nào ta yêu nhau” . Tình yêu kì diệu chính là ở chỗ đó. Soi vào lòng mình đI tìm lời giảI đáp cho câu hỏi khởi nguồn của tình yêu, cuả lòng mình. Nhân vật trữ tình ở đây đã nói lên được một quy luật sâu xa của tình yêu. Là một con người đã có hàng trăm bài thơ tình yêu và rất trảI nghiệm với cuộc đời như Xuân Diệu thế mà có lúc ông đã từng băn khoăn tự hỏi: “ Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” Xuân Quỳnh lại phát hiện ra như bằng trức cảm, bằng cả tấm lòng mình như một sự thú nhận thành thực hồn nhiên mà ý nhị sâu sắc. Tình yêu cũng như những con sóng biểu hiện phong phú, đa dạng “ dưới lòng sâu, trên mặt nước “. Tình yêu đI liền với nỗi nhớ. Nỗi nhớ của người phụ nữ đang yêu được diễn tả thật sâu đậm. Nó bao trùm cả không gian bao la ( Dộu xuôI về phương Bắc, dẫu ngược về phương Nam). Nó khắc khoảI trong mọi thời gian ( ngày-đêm, cả trong mơ). Đoạn thơ này có hai câu được đặt riêng thành một khổ thơ: Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Hai câu thơ nói về nỗi nhớ của người phụ nữ vừa dung dị vừa sâu xa. Nỗi nhớ đã choán lấy cả nỗi lòng, không chỉ trong ý thức mà cả trong tiềm thức, đI vào cả giấc mơ. CáI thức trong mơ quả là phi lí nhưng lại rất đúng, rất chân thực với nỗi lòng của người phụ nữ đang yêu. Qua hình tượng sóng Xuân Quỳnh muốn thể hiện niềm trăn trở, nỗi băn khoăn trước cáI hữu hạn của đời ngưòi và sự vô hạn của tình yêu muôn thủơ. Người phụ nữ đang yêu trong thơ Xuân Quỳnh mạnh bạo chân thành bày tỏ những khai khát trong lòng mình là đều mới mẻ trong đời và trong cả thơ. Đó là thứ tình yêu hết mình, quên mình. Nó gắn liền với khát khao về máI ấm gia đình với sự gắn bó lâu bền thuỷ chung. Điều đó chứng tỏ rằng tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh vẫn có gốc rễ sâu xa trong tâm của dân tộc. Tâm trạng khao khát và nỗi nhớ da diết trong bài thơ này nhờ cách thể hiện sóng đôI qua “em” và “sóng” làm cho nó vừa được bộc bạch trực tiếp lại vừa miêu tả với sắc tháI gợi cảm.Mỗi nét tâm trạng đều trở đI trở lại như một điệp khúc, như những đợt sóng nối nhau dội lại cộng hưởng rồi lan toả. Nếu “sóng” nhớ bờ ngày đêm không ngủ được thì “em” nhớ “anh” cả trong mơ còn thức. Nếu em ở nơI nào cũng nghĩ hướng về anh một phương thì sóng lại là sự thực hiện niềm ao ước ấy “ con nào chẳng tới bờ, dù muôn vàn cách trở”. Trong thơ Xuân Quỳnh rất nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian. ý thức về thời gian thường đI liền với niền lo âu và khao khát nắm lấy hạnh phúc trong hiện tại. Nhưng lúc này thời gian với nhà thơ dường như còn ở cả phía trước, cuộc đời còn dài rộng và niềm tin còn rất trọn vẹn trong một tâm hồn trẻ và cũng chỉ có ở một tâm hồn trẻ. Bài thơ kết thúc bằng niềm khao khát được sống hết mình cho tình yêu và đI liền với nó là cáI ước muố vĩnh viễn hoá tình yêu của mình để sống mãI với thời gian . Đó là khát vọng của những tình yêu lớn. Không phảI chỉ ở lúc còn trẻ với tráI tim nhiều sôI nổi, bồng bột mà mãI về sau này khi Xuân Quỳnh đã qua nhiều khổ đau và từng trảI cáI khát vọng còn mãI tình yêu của mình vẫn là một ước muốn tha thiết và khắc khoảI trong tráI tim giàu yêu thương ấy. Trong bài thơ “Tự hát”, nhà thơ vẫn khẳng định: Em trở về đúng nghĩa tráI tim em Là máu thịt đời thường ai cũng có Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi Sóng là bài thơ khá tiêu biểu cho hồn thơ, giọng thơ Xuân Quỳnh, nhất là ở giai đoạn đầu.Qua bài thơ, người đọc hiểu thêm hồn thơ Xuân Quỳnh . Độc giả có thể tìm thấy trong bài thơ đủ sắc màu cung bực của tình yêu môn thuở. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh có niềm khát vọng, nỗi thiết tha bồi hồi và chất chứa cả những cả những nỗi đau. Trong cáI đề tài vĩnh cửu của văn chương nhân loại, Xuân Quỳnh đã có những cách tân, góp phần phong phú thêm cho kho tàng thơ ca viết về tình yêu

File đính kèm:

  • docXuan Quynh va Song.doc